Ngày nay
rất ít có trẻ siêng năng và chuyên chăm trong việc phụ giúp cha mẹ trong việc
gia đình, việc này các bậc cha mẹ phải biết quan tâm và giúp con mình biết phát
triển các tính nhân bản không phải ở tuổi lớn mà phải làm ngay khi con mình còn
tuổi bé thơ “dạy con từ thưở còn thơ”.
Cha mẹ dạy
cho trẻ có ý thức và trách nhiệm ngay từ nhỏ trong chuyện dọn dẹp và phụ giúp
việc nhà không chỉ giúp bạn giảm bớt gánh nặng nhà cửa,
bớt căng thẳng hơn mà
con cái của bạn cũng sẽ hiểu được giá trị của sự ngăn nắp, trong gia đình, có
trách nhiệm hơn trong gia đình – những đức tính nhân bản rất cần thiết cho trẻ
sau này. Và đi xa hơn là giúp con trẻ liên kết với những bài học giáo lý “Thiên Chúa sáng tạo” và Ngài còn mời gọi con
người biết cộng tác với Ngài trong việc tạo dựng ngày càng tốt đẹp bằng công
việc hằng ngày, trong gia đình mà con trẻ biết học hỏi, cộng tác và chu toàn.Hãy tạo cho con thói quen dọn dẹp nhà cửa như một công việc hằng ngày cần làm, giống như giờ học, giờ chơi, giờ ngủ và trẻ cần phải tuân theo. Ví dụ đơn giản nhất là tự làm dấu đọc kinh thức dậy, sau đó tự giác dọn giường mỗi buổi sáng và làm vệ sinh cá nhân. Đối với các công việc nhà, việc chọn thời gian dọn dẹp cũng khá quan trọng, có thể là cha mẹ giúp các em có thời khóa biểu cho thời gian cả ngày, ngoài việc học thì thời gian còn lại trẻ phải làm việc gì cho phù hợp với lứa tuổi của trẻ, và vui chơi, giải trí.
Tạo động lực cho trẻ
Bạn cần cho con biết rằng, công việc nhà là nhiệm vụ mà mỗi người đều phải làm, không phải vì phần thưởng hay lợi ích khác. Tuy nhiên, những lời khen ngợi cộng thêm thỉnh thoảng trẻ được nhận một vài ưu ái nhỏ, ngủ muộn hơn một chút, được ăn món trẻ yêu thích ngay sau khi hoàn thành công việc… cũng là những động lực mạnh cho trẻ thích thú hơn với công việc nhà.
Một chiếc bảng nhỏ để đánh dấu những công việc trẻ đã làm
trong tháng, trẻ có thể tự tay trang trí. Sau hết một tháng, dựa vào “thành quả
lao động” của mình, bé có thể nhận được những món quà khích lệ, như lời cảm ơn
của bạn đến với trẻ. Bạn nhớ nhé, đừng bao giờ xem nhẹ sức mạnh của lời cảm ơn,
những cử chỉ âu yếm và sự khen ngợi đối với trẻ. Trẻ em dù ở lứa tuổi nào cũng
đều cảm thấy phấn khởi khi được khen ngợi, trẻ sẽ hào hứng hơn trong việc giúp
đỡ bạn khi công sức và sự cố gắng của trẻ được người lớn ghi nhận và đánh giá
cao.
Ngăn nắp, đúng vị trí
Bạn cần thiết kế cho trẻ những nơi có thể tự cất đồ đạc của mình thật ngăn nắp: chiếc móc treo cặp, giá để giày, góc học tập với kệ sách và bàn học nơi mà các “bạn” sách, tập, gôm, bút chì… sẽ “nằm ngủ” khi trẻ đã sử dụng xong. Bạn cũng có thể dành riêng cho trẻ những chiếc thùng nhỏ để đựng sách, đựng đồ dung cá nhân.
Bạn cần thiết kế cho trẻ những nơi có thể tự cất đồ đạc của mình thật ngăn nắp: chiếc móc treo cặp, giá để giày, góc học tập với kệ sách và bàn học nơi mà các “bạn” sách, tập, gôm, bút chì… sẽ “nằm ngủ” khi trẻ đã sử dụng xong. Bạn cũng có thể dành riêng cho trẻ những chiếc thùng nhỏ để đựng sách, đựng đồ dung cá nhân.
Bắt đầu sớm
Hãy giúp đỡ, hướng dẫn và dạy con có trách nhiệm dọn dẹp và làm việc nhà ngay từ sớm. Trẻ em khoảng hơn 1 tuổi đã biết ý thức dọn gọn đồ chơi nếu bạn dạy chúng, trẻ em 2 tuổi đã có thể phụ bạn quét bụi, tưới cây, … Trẻ em đến tuổi đi học thì rất thích các trò chơi phân loại đồ vật, hãy đề nghị bé tự phân loại quần áo dơ của mình theo màu trắng và đồ sẫm màu, hay phụ bạn lau khô và cất chén đĩa…
Hãy giúp đỡ, hướng dẫn và dạy con có trách nhiệm dọn dẹp và làm việc nhà ngay từ sớm. Trẻ em khoảng hơn 1 tuổi đã biết ý thức dọn gọn đồ chơi nếu bạn dạy chúng, trẻ em 2 tuổi đã có thể phụ bạn quét bụi, tưới cây, … Trẻ em đến tuổi đi học thì rất thích các trò chơi phân loại đồ vật, hãy đề nghị bé tự phân loại quần áo dơ của mình theo màu trắng và đồ sẫm màu, hay phụ bạn lau khô và cất chén đĩa…
Bạn cũng có thể cho con vào phụ làm bếp bên cạnh việc dọn
dẹp nhà cửa. Từ khoảng 9 tuổi trở lên, các bé đã tự có khả năng sử dụng dao và
nấu nước một cách khéo léo rồi. Hàng tuần, bạn hãy để bé tự chuẩn bị một bữa ăn
cho gia đình, với sự hỗ trợ đắc lực của “phụ bếp” là bạn hoặc chồng. Những kinh
nghiệm và bài học từ trong nhà mình sẽ phát triển thành những kĩ năng sống quan
trọng sau này cho bé, giúp bé tự tin, tự hào vào khả năng của mình..
Chỉ cho trẻ những giá
trị công việc trẻ đã làm
Tất cả việc con trẻ làm, tuy còn nhỏ chúng chưa hiểu giá trị
nhân bản của việc phụ giúp cha mẹ, nhưng thói quen tốt ấy làm nền tảng về ý
thức chia sẽ trách nhiệm trong môi trường gia đình, và từ từ nhân rộng ra, giúp
trẻ ý thức về trách nhiệm với bản thân, và gia đình, đó là giá trị đời sống
nhân bản tốt, giúp trẻ ngày siêng năng hơn từ công việc nhỏ đến công việc lớn
hơn từ việc học hành và sống quãng đại với mọi người. Điều quan trọng hơn là
cha mẹ giúp con mình hiểu về giá trị của trẻ liên kết từng công việc kết hợp
với Chúa qua lời nguyện tắt, để tạo cho trẻ biết siêng năng cầu nguyện và kết
hợp với Chúa ngày càng tốt hơn. Từ đó giúp trẻ thăng tiến hơn trong đời sống
đức tin.
Jos nguyễn.