Sách Huấn Ca cũng dạy các Kitô hữu: "Ai yêu mến cha mình thì đền bù được tội lỗi. Ai thảo kính mẹ mình thì tìm được kho báu…” (Hc 3,3-7).
Có biết bao nhiêu điều chứa chan trong hai chữ “Mẹ ơi…” mà không có một ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết. Dù mái đầu con còn xanh hay đã bạc màu, dù mẹ bên con hay đã xa vắng, thì hai tiếng “Mẹ ơi…” vẫn luôn là tiếng được thốt lên từ đáy tâm khảm, là tiếng gọi của buồn vui, của yêu thương và tri ân.
Mẹ ơi…
Hai tiếng con dành riêng gọi mẹ đã làm hiện hình sợi dây thiêng liêng của tình mẫu tử - một tình yêu vĩ đại đã cho con hiện hữu giữa đời này, đã cần mẫn nhọc nhằn theo con tới muôn nẻo đường xa; một tình yêu tồn tại bất biến trong lòng nhân loại, hôm nay và cả những ngày sau nữa… Mẹ ơi, con nợ Mẹ cuộc sống này!
Sinh ra làm người, không ai là không có Mẹ. Cuộc đời chúng ta, từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc luôn cậy nhờ Mẹ. Nếu người Cha dạy cho con chí hướng, sự nghiệp và nghị lực thì người Mẹ bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Dù con có lỗi lầm, Mẹ vẫn luôn bao dung và dõi bước theo con suốt cả cuộc đời. Dù thế thái nhân tình có đổi thay thì Mẹ vẫn luôn là người trung thành, nâng đỡ, chở che con tháng ngày.
Cảm nghiệm về tình Mẹ, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru...
(Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Tục ngữ Việt Nam còn có câu: "Phúc đức tại Mẫu".
Và người Á Đông luôn đề cao chữ "hiếu":
“Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Có cha có mẹ rồi sau có mình”.
(Khúc hát ru người Việt)
Nhưng, trong thời đại văn minh này, tiền bạc và vật chất có thay thế được được lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ không? Nhân “Ngày Của Mẹ 2013”
Mong sao cho từng người luôn có tấm lòng với Mẹ Cha, và Kính chúc Các Mẹ một ngày tràn ngập hạnh phúc. Cách riêng là các Mẹ trong cộng đoàn giáo xứ Lang minh.
Có biết bao nhiêu điều chứa chan trong hai chữ “Mẹ ơi…” mà không có một ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết. Dù mái đầu con còn xanh hay đã bạc màu, dù mẹ bên con hay đã xa vắng, thì hai tiếng “Mẹ ơi…” vẫn luôn là tiếng được thốt lên từ đáy tâm khảm, là tiếng gọi của buồn vui, của yêu thương và tri ân.
Mẹ ơi…
Hai tiếng con dành riêng gọi mẹ đã làm hiện hình sợi dây thiêng liêng của tình mẫu tử - một tình yêu vĩ đại đã cho con hiện hữu giữa đời này, đã cần mẫn nhọc nhằn theo con tới muôn nẻo đường xa; một tình yêu tồn tại bất biến trong lòng nhân loại, hôm nay và cả những ngày sau nữa… Mẹ ơi, con nợ Mẹ cuộc sống này!
Sinh ra làm người, không ai là không có Mẹ. Cuộc đời chúng ta, từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc luôn cậy nhờ Mẹ. Nếu người Cha dạy cho con chí hướng, sự nghiệp và nghị lực thì người Mẹ bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Dù con có lỗi lầm, Mẹ vẫn luôn bao dung và dõi bước theo con suốt cả cuộc đời. Dù thế thái nhân tình có đổi thay thì Mẹ vẫn luôn là người trung thành, nâng đỡ, chở che con tháng ngày.
Cảm nghiệm về tình Mẹ, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru...
(Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Tục ngữ Việt Nam còn có câu: "Phúc đức tại Mẫu".
Và người Á Đông luôn đề cao chữ "hiếu":
“Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Có cha có mẹ rồi sau có mình”.
(Khúc hát ru người Việt)
Nhưng, trong thời đại văn minh này, tiền bạc và vật chất có thay thế được được lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ không? Nhân “Ngày Của Mẹ 2013”
Mong sao cho từng người luôn có tấm lòng với Mẹ Cha, và Kính chúc Các Mẹ một ngày tràn ngập hạnh phúc. Cách riêng là các Mẹ trong cộng đoàn giáo xứ Lang minh.