Các bạn thân mến,
Những ngày qua dư luận “dậy sóng” đề tài nhạc sĩ lão thành Nguyễn Ánh 9 nhận xét khá trung thực và chân thành (theo đánh giá của nhiều nhạc sĩ khác) về “chất” của một số ca sĩ nổi tiếng Việt Nam, trong đó có Đàm Vĩnh Hưng. Trong khi cho đến giờ này, những ca sĩ khác chưa lên tiếng, hoặc nếu có, Mỹ Tâm cũng chỉ nhận xét khách quan: “Chú Nguyễn Ánh 9 lớn rồi, nói thế cũng có sao đâu!”, thì Đàm Vĩnh Hưng đã dữ dội “phản pháo” gay gắt và có phần miệt thi vị nhạc sĩ với hơn 70 năm tuổi đời và sống trong âm nhạc 60 năm, có nhiều tác phẩm để đời, được nhiều người ái mộ.
Đàm Vĩnh Hưng đánh giá nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là “ngụy quân tử” và “nếu đúng là ngụy quân tử thì cũng đã đến lúc chiếc mặt nạ đó phải được tháo xuống bởi chính chú!”
Khi bài viết này đăng lên web, thì tình hình đã thay đổi làm nhiều người “choáng váng” và báo chí thì nói là “một kết thúc có hậu”, đó là chuyện Mr. Đàm đã ôm vai nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 khóc nức nở và bảy tỏ thái độ hối lỗi!!!.
Trong phạm vi bài này, chúng ta không bàn đến khía cạnh ai đúng ai sai vì chúng ta không có nhiều chuyên môn về âm nhạc, cũng vì mỗi người có cách cảm thụ âm nhạc khác nhau. Vẫn trên quan điểm không bàn đến hành động xin lỗi của anh ca sĩ, chúng tôi xin chia sẻ với quý vị, cách riêng các bạn trẻ hôm nay, một vài thao thức, ý kiến xoay quanh vấn đề này. Ở đây chỉ xin nêu ra vấn đề đối nhân xử thế và nhân bản trong giao tiếp, hai khía cạnh rất bình thường nhưng các bạn trẻ hôm nay ít để ý.
1. Tiên học lễ hậu học văn.
Có lẽ ai cũng có thể đọc vanh vách lời dạy trên của ông bà ta. Đôi khi người viết tự hỏi, phải chăng lời dạy trên quá quen thuộc, trở thành khẩu hiệu ở nhiều nơi nên nó bị xem thường? Đã từ rất lâu, ông bà ta vẫn có ý thức khuyên dạy con cháu sống phải biết “kính trên nhường dưới”, “uống nước nhớ nguồn”, “đi thưa về trình”, “gọi dạ bảo vâng”…Đó cũng là những bài học đầu tiên mà cha mẹ nào cũng dạy con và trường học nào cũng đề cập. Như thế không thể nào nói rằng, một người trưởng thành mà không biết những lời giáo huấn ngắn gọn nhưng ý nghĩa trên. Hơn nữa, càng là người của công chúng, càng thành đạt thì càng phải thấm nhuần lời dạy của người xưa để trở nên “đẹp” hơn trong mắt người hâm mộ. Ai mà chẳng thán phục khi biết anh vừa có tài năng, vừa có lễ độ?
Tuy nhiên, hình như người trẻ hôm nay ít để ý để xây dựng cho mình hình ảnh đẹp. Biết bao câu chuyện đau lòng mà cả nạn nhân và thủ phạm cũng là người trẻ. Con đánh cha mẹ; bạn trẻ tranh giành chỗ ngồi trong quán dẫn đến chém giết nhau; học sinh đâm bạn học vì bạn gái… Không thể kể hết những vụ án mà nguyên do đều là những chuyện rất nhỏ, cỏn con. Phải chăng nhưng người này không được dạy dỗ? Không đúng, vì có rất nhiều người được học hành đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, chính vì đời sống tâm hồn không được nuôi dưỡng bởi lòng nhân ái, sự bao dung tha thứ, tình yêu thương…đã dẫn đến hậu quả trên.
2. Nhân bản trong đời sống bạn trẻ
Hiện nay, đại đa số giới trẻ đều tiếp cận với công nghệ thông tin. Hầu như mọi việc đều ngồi trước màn hình máy tính: làm việc, giải trí, giao tiếp, mua bán, tìm bạn… Thế nên sự gần gũi, thân ái giữa các thành viên trong gia đình ngày càng ít đi. Bạn bè lâu ngày gặp nhau sau cái bắt tay xã giao thì ai nấy cầm điện thoại để nhắn tin, chơi game, lướt web… Chính vì thế mà người trẻ mất dần tình cảm gia đình ấm áp, tình bạn chân thành chia sẻ.
Một cuộc điều tra nhỏ của khoa xã hội học trường ĐH KHXHNV cho thấy rất nhiều sinh viên chỉ gọi điện về gia đình khi…hết tiền. Hiếm có sinh viên nào hằng ngày, hằng tuần gọi về cha mẹ để hỏi thăm sức khỏe, hỏi thăm công ăn việc làm của gia đình… Như thế mới thấy giới trẻ ngày nay quá thờ ơ với mái ấm gia đình, với cha mẹ. Đời sống nhân bản của giới trẻ ngày càng mai một, xuống dốc.
Trong giao tiếp, giới trẻ hôm nay lại còn kém về nghệ thuật giao tế. Từ cách nói năng cho đến cách hành xử sao cho lễ độ, kính trọng người trên…Điều này càng thấy rõ hơn với những bạn trẻ thành đạt, có chút tiếng tăm trong xã hội (như trường hợp của Đàm Vĩnh Hưng). Phải chăng sự thành đạt và nổi tiếng khiến họ có quyền làm thế? Không, và mãi mãi không bao giờ như vậy! Bởi lẽ sự lễ độ, chuẩn mực đạo đức không tỉ lệ nghịch với sự thành công và giàu có.
3. Bạn nghĩ gì?
Bạn thân mến,
Chúng ta là những người trẻ. Câu chuyện của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và Đàm Vĩnh Hưng không liên quan trực tiếp đến chúng ta. Nhưng dưới góc độ một người trẻ, chúng ta hoàn toàn có trách nhiệm và nhận ra “chỗ đứng” của mình trong xã hội; nhận ra cái đúng cái sai; nhận ra chân lý, công bình và bác ái.
Chúng tôi cũng hoàn toàn đồng cảm và hiểu rằng, thị hiếu của bạn trẻ hôm nay rất khác, khác xa với suy nghĩ của thế hệ trước. Tuy nhiên, những gì là chân-thiện-mỹ, những gì là đạo đức, lẽ sống thì thời đại nào cũng đều có chuẩn mực.
Hơn nữa, chúng ta là giới trẻ Công giáo, giới trẻ mang Chúa Kitô trong mình, giới trẻ có Chúa Kitô đồng hành, các bạn được kêu gọi dấn thân phục vụ bằng sự quảng đại, nhiệt thành. Tài năng chúng ta có là do ơn Chúa, chúng ta đã vận dụng tài năng của mình để phục vụ Giáo hội chưa?
Hy vọng từ câu chuyện trên, bạn trẻ tự tìm cho mình câu trả lời để “Chúa hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa” (Kinh Hòa Bình).
Còn các bạn nghĩ thế nào, chúng ta cùng trao đổi nhé!
Những ngày qua dư luận “dậy sóng” đề tài nhạc sĩ lão thành Nguyễn Ánh 9 nhận xét khá trung thực và chân thành (theo đánh giá của nhiều nhạc sĩ khác) về “chất” của một số ca sĩ nổi tiếng Việt Nam, trong đó có Đàm Vĩnh Hưng. Trong khi cho đến giờ này, những ca sĩ khác chưa lên tiếng, hoặc nếu có, Mỹ Tâm cũng chỉ nhận xét khách quan: “Chú Nguyễn Ánh 9 lớn rồi, nói thế cũng có sao đâu!”, thì Đàm Vĩnh Hưng đã dữ dội “phản pháo” gay gắt và có phần miệt thi vị nhạc sĩ với hơn 70 năm tuổi đời và sống trong âm nhạc 60 năm, có nhiều tác phẩm để đời, được nhiều người ái mộ.
Đàm Vĩnh Hưng đánh giá nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là “ngụy quân tử” và “nếu đúng là ngụy quân tử thì cũng đã đến lúc chiếc mặt nạ đó phải được tháo xuống bởi chính chú!”
Khi bài viết này đăng lên web, thì tình hình đã thay đổi làm nhiều người “choáng váng” và báo chí thì nói là “một kết thúc có hậu”, đó là chuyện Mr. Đàm đã ôm vai nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 khóc nức nở và bảy tỏ thái độ hối lỗi!!!.
Trong phạm vi bài này, chúng ta không bàn đến khía cạnh ai đúng ai sai vì chúng ta không có nhiều chuyên môn về âm nhạc, cũng vì mỗi người có cách cảm thụ âm nhạc khác nhau. Vẫn trên quan điểm không bàn đến hành động xin lỗi của anh ca sĩ, chúng tôi xin chia sẻ với quý vị, cách riêng các bạn trẻ hôm nay, một vài thao thức, ý kiến xoay quanh vấn đề này. Ở đây chỉ xin nêu ra vấn đề đối nhân xử thế và nhân bản trong giao tiếp, hai khía cạnh rất bình thường nhưng các bạn trẻ hôm nay ít để ý.
1. Tiên học lễ hậu học văn.
Có lẽ ai cũng có thể đọc vanh vách lời dạy trên của ông bà ta. Đôi khi người viết tự hỏi, phải chăng lời dạy trên quá quen thuộc, trở thành khẩu hiệu ở nhiều nơi nên nó bị xem thường? Đã từ rất lâu, ông bà ta vẫn có ý thức khuyên dạy con cháu sống phải biết “kính trên nhường dưới”, “uống nước nhớ nguồn”, “đi thưa về trình”, “gọi dạ bảo vâng”…Đó cũng là những bài học đầu tiên mà cha mẹ nào cũng dạy con và trường học nào cũng đề cập. Như thế không thể nào nói rằng, một người trưởng thành mà không biết những lời giáo huấn ngắn gọn nhưng ý nghĩa trên. Hơn nữa, càng là người của công chúng, càng thành đạt thì càng phải thấm nhuần lời dạy của người xưa để trở nên “đẹp” hơn trong mắt người hâm mộ. Ai mà chẳng thán phục khi biết anh vừa có tài năng, vừa có lễ độ?
Tuy nhiên, hình như người trẻ hôm nay ít để ý để xây dựng cho mình hình ảnh đẹp. Biết bao câu chuyện đau lòng mà cả nạn nhân và thủ phạm cũng là người trẻ. Con đánh cha mẹ; bạn trẻ tranh giành chỗ ngồi trong quán dẫn đến chém giết nhau; học sinh đâm bạn học vì bạn gái… Không thể kể hết những vụ án mà nguyên do đều là những chuyện rất nhỏ, cỏn con. Phải chăng nhưng người này không được dạy dỗ? Không đúng, vì có rất nhiều người được học hành đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, chính vì đời sống tâm hồn không được nuôi dưỡng bởi lòng nhân ái, sự bao dung tha thứ, tình yêu thương…đã dẫn đến hậu quả trên.
2. Nhân bản trong đời sống bạn trẻ
Hiện nay, đại đa số giới trẻ đều tiếp cận với công nghệ thông tin. Hầu như mọi việc đều ngồi trước màn hình máy tính: làm việc, giải trí, giao tiếp, mua bán, tìm bạn… Thế nên sự gần gũi, thân ái giữa các thành viên trong gia đình ngày càng ít đi. Bạn bè lâu ngày gặp nhau sau cái bắt tay xã giao thì ai nấy cầm điện thoại để nhắn tin, chơi game, lướt web… Chính vì thế mà người trẻ mất dần tình cảm gia đình ấm áp, tình bạn chân thành chia sẻ.
Một cuộc điều tra nhỏ của khoa xã hội học trường ĐH KHXHNV cho thấy rất nhiều sinh viên chỉ gọi điện về gia đình khi…hết tiền. Hiếm có sinh viên nào hằng ngày, hằng tuần gọi về cha mẹ để hỏi thăm sức khỏe, hỏi thăm công ăn việc làm của gia đình… Như thế mới thấy giới trẻ ngày nay quá thờ ơ với mái ấm gia đình, với cha mẹ. Đời sống nhân bản của giới trẻ ngày càng mai một, xuống dốc.
Trong giao tiếp, giới trẻ hôm nay lại còn kém về nghệ thuật giao tế. Từ cách nói năng cho đến cách hành xử sao cho lễ độ, kính trọng người trên…Điều này càng thấy rõ hơn với những bạn trẻ thành đạt, có chút tiếng tăm trong xã hội (như trường hợp của Đàm Vĩnh Hưng). Phải chăng sự thành đạt và nổi tiếng khiến họ có quyền làm thế? Không, và mãi mãi không bao giờ như vậy! Bởi lẽ sự lễ độ, chuẩn mực đạo đức không tỉ lệ nghịch với sự thành công và giàu có.
3. Bạn nghĩ gì?
Bạn thân mến,
Chúng ta là những người trẻ. Câu chuyện của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và Đàm Vĩnh Hưng không liên quan trực tiếp đến chúng ta. Nhưng dưới góc độ một người trẻ, chúng ta hoàn toàn có trách nhiệm và nhận ra “chỗ đứng” của mình trong xã hội; nhận ra cái đúng cái sai; nhận ra chân lý, công bình và bác ái.
Chúng tôi cũng hoàn toàn đồng cảm và hiểu rằng, thị hiếu của bạn trẻ hôm nay rất khác, khác xa với suy nghĩ của thế hệ trước. Tuy nhiên, những gì là chân-thiện-mỹ, những gì là đạo đức, lẽ sống thì thời đại nào cũng đều có chuẩn mực.
Hơn nữa, chúng ta là giới trẻ Công giáo, giới trẻ mang Chúa Kitô trong mình, giới trẻ có Chúa Kitô đồng hành, các bạn được kêu gọi dấn thân phục vụ bằng sự quảng đại, nhiệt thành. Tài năng chúng ta có là do ơn Chúa, chúng ta đã vận dụng tài năng của mình để phục vụ Giáo hội chưa?
Hy vọng từ câu chuyện trên, bạn trẻ tự tìm cho mình câu trả lời để “Chúa hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa” (Kinh Hòa Bình).
Còn các bạn nghĩ thế nào, chúng ta cùng trao đổi nhé!
Jos Nguyễn. Nguồn chuongtrinhchuyende.com