GIỚI THIỆU TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ
JEAN-MARIE PETITCLERC, SDB
“GIÁO DỤC HÔM NAY CHO NGÀY MAI
Mấy tiêu chuẩn cho việc thực hành giáo dục Theo Kitô giáo.
Trong một thế giới đang biến đổi, không có một lãnh vực nào mà không bị ám ảnh bởi ý tưởng khủng hoảng. Giáo dục không phải là việc tự nhiên mà thành .
Giáo dục hôm nay cho ngày mai là chấp nhận thực tại của tuổi trẻ hôm nay đúng theo sự thật, nối kết với các em một quan hệ thân tình và tin tưởng …., nhưng cũng là chuẩn bị cho các em hội nhập vào thế giới của ngày mai, một thế giới mà hiện nay chúng ta đã nhìn thấy những đường nét.
Những trang sách này đặt mấy cọc mốc cho một nền giáo dục bằng tin tưởng, tin tưởng nơi các em thiếu niên ngày nay, tin tưởng vào tương lai,vào giờ mà cấp tốc chúng ta phải trả lời cho những thách đố của đời mới. Và bởi vì hành động của giáo dục trước hết và trên hết là hành vi của tin, cậy và yêu mến các thiếu niên, cho nên công việc giáo dục có thể được nhà giáo dục Kitô giáo hiểu theo ánh sáng của Phúc âm. Bởi vì Nước Trời cũng giống như một hạt giống mọc lên. Cho nên công việc giáo dục có thể được đọc như một dụ ngôn của Nước Trời.
Cho nên những cọc mốc cho một ‘thần học giải phóng’ đã đặt ra. Tác giả Jean –Marie Petitclerc là cựu sinh viên trướng đại học Bách khoa Paris, đậu văn bằng tiến sĩ về các khoa học giáo dục do Đại Học Công giáo Paris cấp. Là linh mục Tu hội Salêdiêng Don Bosco trong những trang sách này, tác giả đã dựa vào kinh nghiệm sau rộng của mình là nhà giáo dục ngoài đường phố, rồi làm Giám đốc một trung tâm các thiếu niên gặp khó khăn.
Để xem nội dung sách, Xin bấm vào địa chỉ dưới đây:
http://www.lamhong.org/2012/10/04/giao-duc-hom-nay-cho-ngay-mai/
Giới thiệu tác giả và tác phẩm
Tựa
Lời nói đầu
Chương I: Tiến tới một sự thực hành Kitô giáo của công việc giáo dục
Chương II: Giáo dục – Một con đường
Chương III: Giáo dục là sự kinh nghiệm về sự khác nhau và giống nhau
Chương IV: Giáo dục – Một việc thực hành
Chương V: Không có thân tình – không có tin tưởng; không có tin tưởng – không có giáo dục
Chương VI: Giáo dục hôm nay cho ngày mai
Chương VII: Đứng trước sự lầm đường của giới trẻ
Chương VIII: Giáo dục – Lời mời gọi nên thánh
Chương IX: Giáo dục – Dụ ngôn về Nước Trời
Thay lời kết
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ
Mấy tiêu chuẩn cho việc thực hành giáo dục Theo Kitô giáo.
Trong một thế giới đang biến đổi, không có một lãnh vực nào mà không bị ám ảnh bởi ý tưởng khủng hoảng. Giáo dục không phải là việc tự nhiên mà thành .
Giáo dục hôm nay cho ngày mai là chấp nhận thực tại của tuổi trẻ hôm nay đúng theo sự thật, nối kết với các em một quan hệ thân tình và tin tưởng …, nhưng cũng là chuẩn bị cho các em hội nhập vào thế giới của ngày mai, một thế giới mà hiện nay chúng ta đã nhìn thấy những đường nét.
Những trang sách này đặt mấy cọc mốc cho một nền giáo dục bằng tin tưởng, tin tưởng nơi các em thiếu niên ngày nay, tin tưởng vào tương lai, vào giờ mà cấp tốc chúng ta phải trả lời cho những thách đố của đời mới. Và bởi vì hành động của giáo dục trước hết và trên hết là hành vi của tin, cậy và yêu mến các thiếu niên, cho nên công việc giáo dục có thể được nhà giáo dục Kitô giáo hiểu theo ánh sáng của Phúc Âm. Bởi vì Nước Trời cũng giống như một hạt giống mọc lên. Cho nên công việc giáo dục có thể được đọc như một dụ ngôn của Nước Trời.
Cho nên những cọc mốc cho một ‘thần học giải phóng’ đã đặt ra. Tác giả Jean –Marie Petitclerc là cựu sinh viên trường đại học Bách khoa Paris, đậu văn bằng tiến sĩ về các khoa học giáo dục do Đại Học Công giáo Paris cấp. Là linh mục Tu hội Salêdiêng Don Bosco, trong những trang sách này, tác giả đã dựa vào kinh nghiệm sâu rộng của mình là nhà giáo dục ngoài đường phố, rồi làm Giám đốc một trung tâm các thiếu niên gặp khó khăn.
____________________________________
TỰA
Biết ở lại trong lãnh vực ‘cái ít’ đó là tất cả sự tự chế của nhà giáo dục… Và tất nhiên ‘ít’ thì không phải là nhiều nhặn gì đối với ‘tất cả’ nhưng đối với “số không” thì chẳng phải là quan trọng hay sao ? Jean –Marie Petitclerc đã tung ra câu hỏi này nơi phần kết luận cuốn sách, và câu hỏi này thấy rằng nó rất có ý nghĩa đối với cuộc tìm tòi của ông. Trước hết nó lập tức nêu lên những giới hạn của những trang này, không có cao vọng trở thành một khảo luận về giáo dục, nhưng chỉ là một suy nghĩ, mời gọi những ai có trọng trách giáo dục hãy xem xét cẩn thận hơn về cách thức của mình. Sau là cuốn sách muốn kêu mời độc giả hãy ra khỏi cách đặt vấn đề như kiểu ‘hoặc là … hoặc là’.
Quả vậy, tôi thấy hình như đó là một ý lực của nền giáo dục do J.M. Petitclerc trình bày : một phương thức giáo dục nhân bản và theo phúc âm, hiệp nhất mà vẫn tôn trọng những nét khác nhau, hoặc căn cứ trên những vẻ khác nhau mà vẫn làm cho hiệp thông với nhau. Nhà giáo dục phải là người biết đập tan những kiểu lựa chọn sai lầm, nhìn hành động theo những cách lựa chọn giả dối ‘hoặc cái này … hoặc cái kia’; giáo dục là thực hành lối sư phạm của cái ‘và’, hay tốt hơn, của cái ‘ở trong’, một cái ‘ở trong’ không dấn tới cái lờ mờ bất phân nhưng sẽ đào sâu và khớp lại các sự khác biệt. Bốn ví dụ sau đây sẽ giúp hiểu được điều có vẻ như trừu tượng nhưng thực ra sẽ chi phối hành động giáo dục trong những gì là cụ thể nhất, là thường nhật nhất :
- Tình thương, hoặc pháp luật. Đó là một sự lựa chọn mà rất nhiều người thời nay muốn dồn chúng ta vào. Môt cách đầy tính thuyết phục, J.M. Petitclerc cho thấy rằng nếu tình thương là căn bản của mọi nền giáo dục xứng với tên gọi này, thì không có tình thương nào mà không có luật pháp, cấm kỵ, quy tắc. Yêu thương thanh thiếu niên không phải là mời gọi các em sống ngoài luật pháp. Trái lại, đó là giúp các em đứng vào chỗ của mình trong một môi trường xã hội được cấu trúc bởi những cấm kỵ căn bản, đồng thời làm cho các em khám phá ra rằng niềm kính trọng của ta đối với tha nhân bao giờ cũng đi xa hơn pháp luật. Thái độ giáo dục đích thực là thái độ đề cao tình thương trong pháp luật, và luật pháp trong tình thương.
- Tiếp cận thanh thiếu niên ở một phần thôi nhưng đạt hiệu qủa, hoặc tiếp cận cách toàn diện nhưng mù quáng. Ví dụ thứ hai của chúng ta dành cho chúng ta, mặc dầu xã hội đó không phát biểu điều đó cách tàn nhẫn như thế. Biết bao thanh thiếu niên tỏ ra chán không muốn sống, vì phải ‘qua tay’ quá nhiều nhà chuyên môn, gây nguy hại cho tính thống nhất nội tâm của các em ! Trái lại quá nhiều nhà giáo dục, vì sợ các khoa học nhân bản một cách vô lý, đã ngăn cản không cho các em lợi dụng một sự can thiệp của những nhà chuyên môn ! J.M. Petitclerc đã tránh cả hai thứ cạm bẫy này. Theo gương Don Bosco mà ông là đệ tử, ông không muốn coi cậu bé ‘bị bạt tai’ là ‘một trường hợp’ dành cho nhà chuyên môn, nhưng coi cậu là một con người theo tất cả mọi chiều kích, kể cả chiều kích tôn giáo. Và cũng như Don Bosco, ông không than phiền về thời đại của mình, nhưng gắng tìm ra những cơ may về giáo dục mà thời đại này mang lại. Vậy mà, nhờ ánh sáng mà chúng mang tới, các khoa học nhân bản là thành phần của những cơ may này. Bởi vậy những trang sách này đón nhận một cách khá phê phán những tiếp cận của nhà chuyên môn cùng với sự sáng suốt khó tính và sự hữu hiệu của các sự can thiệp của họ. Nhưng những tiếp cận này phải được đúc kết lại trong một cuộc nghiên cứu mà cả ê-kíp luôn luôn chú tâm đến việc đón nhận em thiếu niên đó trong tính toàn bộ của em.
- Giáo dục, hoặc Phúc Âm hoá. Sự lựa chọn thứ ba mà một số kitô hữu của xã hội tục hoá của chúng ta đã phát biểu. Ở đây cũng vậy, tập tiểu luận này cho thấy một lựa chọn như thế rất đáng nghi ngờ cả về thần học lẫn về mục vụ. Giáo dục và thấm nhuần Phúc Âm là hai công việc phải hội nhập vào nhau mà vẫn giữ được tính khác biệt nhau. Giáo dục là mang tin mừng của một vị Thiên Chúa đã đến để ưu tiên lo cho ‘những kẻ bé mọn’ và những người bị hất hủi. Loan báo Phúc Âm là kiêu mời người ta bước theo vị Thiên Chúa đã khởi xướng một cuộc xuất hành ‘ra khỏi xứ sở của cảnh nô lệ’, nói cách khác, đó là thực hiện ‘một sự dẫn ra khỏi.
- Tất cả, hoặc không gì hết. Đây là lựa chọn thứ bốn đang rình rập những nhà giáo dục chưa thoát khỏi những mơ tưởng của một nền giáo dục toàn năng. Và có thể phải nói thêm rằng nó đặc biệt rình rập nhà giáo dục Kitô giáo. Ông ta chẳng đang đi tìm một tuyệt đối là gì ! Phải chăng ông ta bị cám dỗ nói rằng: “Bao lâu chưa cho tất cả, là chưa cho gì hết ?” Với óc hiện thực tác giả đã tố cáo những ước nguyện mơ hồ đang nấp dưới những thái độ hoặc những lời lẽ như thế. Theo ông, giáo dục là làm từng phần. Cũng như tìm kiếm Thiên Chúa không phải là tìm kiếm một tuyệt đối (nghĩa là một hữu thể không có bất cứ một liên hệ nào với bất cứ vật gì). Nhưng đó là khám phá ra bản chất của Thiên Chúa là tình thương, là liên kết, là trao đổi, là đàm đạo với, là say mê tha nhân.
Tóm lại, tôi nghĩ có thể nhận ra rằng cuốn tiểu luận giáo dục này đã rút được sức mạnh của nó từ niềm xác tín căn bản sau đây, rất phù hợp với cốt lõi của Kitô giáo : yêu mến Thiên Chúa, là yêu mến những giới hạn con người của tôi, bởi vì trong con người, Chúa Giêsu là tình thương vô biên, đã dám nhận và biến hoá các giới hạn đó .
Năm nay, 1988, đang kỷ niệm một trăm năm ngày qua đời của nhà giáo dục đại tài là thánh Gioan Bosco (1815 – 1888), tôi rât hân hạnh được giới thiệu những trang sách của một người anh em Salêdiêng. Ước mong những trang sách này có thể giúp quý vị độc giả nam nữ trở thành những người mang hy vọng đến cho các em thiếu niên, đặc biệt là những người nghèo khó hơn .
Paris, ngày lễ thánh GIOAN BOSCO
31 tháng 01 năm 1988
Lm. Xavier THÉVENOT, SDB
Giáo sư trường Đại học Công giáo Paris
____________________________________
LỜI NÓI ĐẦU
Nếu có từ đặc trưng cho thời đại chúng ta, thì tôi tưởng đó là từ khủng hoảng.
Trong suốt cuối thể kỷ XX khái niệm này đã lan rộng ra tất cả mọi chân trời của ý thức con người ngày nay. Không một lãnh vực nào, không một vấn đề nào mà hiện nay không bị ám ảnh bởi ý tưởng khủng hoảng : chủ nghĩa tư bản, xã hội, lứa tuổi, các giá trị tinh thần, tuổi trẻ, khoa học, pháp luật, nền văn minh nhân loại …
Đối với tất cả những đề tài này, hiện nay không còn một sự nhất trí nào hết. Người ta chứng kiến một sự bội tăng những cách nhìn của mỗi người và những quyết tuyên khác nhau. Tất cả các hải tiêu đều trở nên rung rinh, các điểm chuẩn trở thành mờ ảo, và giống như những điểm của khoa hình học biến đổi.
Như triết gia Edgar Morin đã linh cảm từ năm 1975, người ta đang chứng kiến sự tan rã, sự teo lại, sự hoá thạch, thậm chí sự nát rữa vừa của một thế giới không chết đi được, vừa của một thế giới không làm sao nảy sinh ra được. Bởi vậy mới có tình trạng lai căng, hàm hồ, bất định, hỗn tạp, mà vì tính nửa chừng của nó, ta có thể gọi là :
Thời Trung cổ
Theo gốc chữ của nó, thì từ khủng hoảng (tiếng Pháp) do từ hy lạp ‘krisis’ có nghĩa là lúc quyết định của một quá trình tiến hoá, nhưng hiện nay lại có nghĩa là ‘bất định’ : đó là lúc xuất hiện những xáo trộn, đồng thời sinh ra những lưỡng lự.
Phải chăng đã gấp rút tới lúc, nhất là đối với những người có phận sự giáo dục thanh thiếu niên hôm nay cho ngày mai, phải vượt qua giai đoạn đa dạng của sự bất định này, để tìm ra một sự đồng ý mới trong các dự tính giáo dục?
Nhưng chính lúc khẩn cấp phải đáp lại những thách đố của trào lưu mới, phải đào tạo những con người sẵn sàng vượt qua cuộc khủng hoảng, thì người ta lại chứng kiến một cuộc khủng hoảng cấp tính về giáo dục.
Tôi thấy hình như một dấu chỉ của cuộc khủng hoảng này nằm ở chỗ người ta khi bàn về giáo dục ngày nay, đã quá đề cao tương quan của giáo dục đối với các mục đích và những vấn đề xung quanh hành vi giáo dục là những điểm có xu hướng càng ngày càng trở nên mờ nhạt nơi nhiều nhà giáo dục. Rất nhiều tiểu luận và chứng từ được xuất bản ngày nay đang ca tụng một tương quan giáo dục đầy tính âu yếm và gần gũi : đó là điều chúng ta đáng mừng.
Nhưng, như Guy Avanzini đã nhấn mạnh , phải chăng chúng ta đang chứng kiến một sự biến chất thật sự của tương quan giáo dục, khi nó bị giảm xuống thành một thứ kinh nghiệm sống tình cảm, vì nó không còn biết đến một cứu cánh, hoặc không còn công nhận một qui tắc nào nữa. Dù quý giá và có giá trị trị liệu, cũng nên nói thẳng ra rằng kinh nghiệm sống tình cảm không thật sự có tính giáo dục.
Câu hỏi mà chúng ta khẩn cấp phải trả lời là : vào lúc có cơn khủng hoảng cấp tính của xã hội chúng ta, ‘giáo dục hôm nay cho ngày mai’ là gì ?
—————–
Bất cứ kitô hữu nào cũng phải thấy mình bị chất vấn bởi câu hỏi trên đây, một câu hỏi rất thời sự, vì hiện nay hơn bao giờ hết, người ta tranh luận rất nhiều về giáo dục.
Bởi vì, như đức Gioan Phaolô đã nhấn mạnh trong diễn văn của ngài đọc ngày 02 tháng 06 năm 1980 tại diễn đàn UNESCO, ‘vấn đề giáo dục, công tác số một và chủ yếu của văn hoá nói chung, và của bất cứ nền văn hóa nào vẫn luôn luôn được gắn liền với sứ mạng của Giáo hội.
Ở thời đại mà đứa trẻ chưa có một quy chế xã hội nào hết (theo sau Philippe Ariès, nhiều sử gia ngày nay coi quan niệm trẻ em chỉ xuất hiện sau thế kỷ XVIII. Trước đó, các em phải sống như những người lớn thu nhỏ lại). Chúa Giêsu đã chẳng tỏ lòng đặc biệt yêu thương các em đó sao ? Khi các môn đệ Ngài la rầy những người để cho các em tới gần Ngài, Ngài đã phẫn nộ và nói : “Hãy để các trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cản các em, vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như các em” (Mt 10,14).
Theo gương Thầy mình, Giáo hội đã luôn luôn chú ý rất nhiều đến các trẻ em. Qua các thế kỷ, Giáo hội đã thành lập các trường học ở tất cả mọi cấp, và chính Giáo hội đã khởi xướng các trường Đại học thời Trung cổ tại Châu âu.
Để chỉ nói đến những Kitô hữu đã lo việc giáo dục trẻ em ở miền Normandie, vừa là quê quán vừa là nơi hoạt động tông đồ của tôi, tôi xin kể tên những vị mà tôi đã học được rất nhiều điều.
- Gioan Baotixita de la Salle, qua đời tại Rouen năm 1719, sau khi đã mở ra các trường học tại Reims, tại Paris và tại Roma, và sau khi đã thành lập ‘Hội các sư huynh các trường Kitô giáo’ năm 1684. Ngài là người đầu tiên, tại Pháp, đã lo cống hiến cho con nhà bình dân một nền giáo huấn bình dân đích thực, chớ không phải một nền giáo huấn sao chép của ‘nền văn học Hy lạp’ thời đó.
- Gioan Eudes, sinh tại Ri trong quận Orne. Năm 1643 ngài thành lập Hội dòng Chúa Giêsu và Mẹ Maria, chuyên lo cho các Chủng viện, nơi đào tạo ra các Linh Mục tương lai. Ngài qua đời tại Caen năm 1680 sau khi đã thành lập các Chủng viện tại Caen, tại Coutances, tại Lisieux và tại Rouen.
- Các chị em Jaouen ở Lisieux đã mở ra tại Lisieux năm 1683 ngôi trường đầu tiên của ‘Chúa Quan Phòng’ dành cho các trẻ gái nghèo. Hội dòng này vừa mới mừng kỷ niệm ba trăm năm thành lập của mình và hiện đang điều hành nhiều trường học và nhà trẻ tại Normandie và bên Châu phi.
- Elisabeth de Surville (sinh năm 1680) và Anna Le Roy (sinh năm 1692) đã sáng lập hai cộng đoàn nhỏ các thiếu nữ nghèo, một tại Saint – Lô và một tại Caen để hiến thân lo việc giáo huấn cho các bé gái nhà nghèo khó, và tiếp nhận các thiếu nữ bị kinh miệt nhất ‘đĩ điếm, bị bệnh tâm thần’.
- Sau cuộc cách mạng Pháp, hai Hội dòng Chúa Chiên Lành này, tại Saint – Lô và tại Caen, đã hợp lại thành một, hồi đó, linh muc Phanxicô Jamet mà đức Gioan Phaolô II vừa tuyên phong lên bậc chân phước, đang là cha tuyên uý của nhà Caen từ năm 1784, đã hiến tất cả nghị lực của mình để lo cho công cuộc của Hội dòng Chúa Chiên Lành, và ngài bắt đầu nghiên cứu việc tái giáo dục những người câm điếc. Ngài đã trở thành người đi tiên phong trong lãnh vực này với việc thành lập một ‘trung tâm cải huấn’ tại Caen năm 1816.
- Hai cô Céleste và Euphrasie Harel, hai cô làm nghề dệt đăng-ten của họ đạo bà thánh Madalêna ở Rouen, được sự giúp đỡ của cha phó họ đạo, đã bắt đầu tiếp nhận mấy bé gái mồ côi, năm1829. Thế là những nền móng của nhà trẻ ‘Từ Bi’ đã được xây dựng tại Rouen cùng với Hội dòng mang danh hiệu này. Năm 1961, Hội dòng này đã sát nhập vào Hội dòng ‘Chúa Quan Phòng’.
- Năm 1928, linh mục Maurice Robert, cha sở họ Épron bé nhỏ ở ven thành phố Caen, đã mở ra cô nhi viện thánh Têrêsa tại Épron, để tiếp nhận và giáo dục các trẻ em bị bỏ rơi, những em mà không nơi nào muốn nhận. Năm 1971, cô nhi viện này được đổi thành trung tâm các thiếu niên có vấn đề, và từ đó trung tâm này đổi tên vị sáng lập của mình.
Và bởi vì từ mười hai năm nay, tôi đã quyết tâm bước theo ngài, mặc dù ngài đã không bao giờ làm việc tại miền Normandie này, nhưng hiện nay sáu mươi đệ tử của ngài đã đến ở đây tiếp tục sứ mạng của Ngài Gioan Bosco (1815 – 1888). Ngài là một linh mục của thành phố Torino. Ngài đã bàng hoàng khi thấy những thiếu niên lang thang trên các thành phố của thủ đô xứ Piémont, không có gì nuôi thân và cũng không có một tình thương nào hết. Thấy rằng nếu không có ai đứng ra giúp đỡ chúng, chúng sẽ vào đầy các nhà tù, mà ngài đã nhiều lần đi thăm các nhà tù và đã xúc động sâu xa, nên ngài quyết hiến cuộc đời mình để lo việc giáo dục các em đó, và ngài đã thành lập hội (thánh Phanxicô đệ Salê) năm 1857. Ngày nay các Salêdiêng của Don Bosco đang có mặt khắp thế giới, lo phục vụ cho việc giáo dục và loan báo Phúc âm cho thanh thiếu, nhất là những em xấu số nhất.
Đúng thế, ngay từ đầu, và cả trong những thời đại xáo trộn nhất của lịch sử, các Kitô hữu vẫn quảng đại dấn thân vào lãnh vực giáo dục, không chỉ trên bình diện nói và viết, nhưng nhất là trên bình diện hành động cụ thể và thường nhật.
—————–
Bởi vậy, theo vết chân của biết bao Kitô hữu thời danh hoặc vô danh đã hoạt động và bàn luận về lãnh vực giáo dục (ngay từ bây giờ tôi muốn nhấn mạnh về sự phải đồng thời có cả hai điều này, vì tôi thấy, trong lãnh vực này, chỉ lời nói nào có dựa vào thực hành mới đáng coi là trung thực), tôi cũng muốn đưa ra một lời bàn có tính hiện thực.
Xin bạn đọc hiểu cho, tôi không có ý viết ra ‘một biên khảo về nền giáo dục Kitô giáo’ (tôi không bao giờ có ý nghĩ như thế), nhưng với tư cách một kitô hữu dấn thân vào thế kỷ của mình, tôi muốn góp một lời bàn hiện nay về giáo dục.
Một lời bàn về tham vọng chăng ? Có thể lắm !… nhưng tính khẩn trương của giáo dục mà chúng tôi vừa nêu lên ở trên, kêu gọi người kitô hữu chúng ta phải ra khỏi sự dè dặt của mình để tiếp tục lớn tiếng và mạnh mẽ làm chứng nhân cho dự án của Thiên Chúa về con người, và kỳ vọng duy nhất của tập tiểu luận này là làm nảy sinh những sự lên tiếng khác.
Mặc dù lời lẽ của tôi nhất định sẽ mang màu sắc của việc đào tạo bản thân tôi, cũng như của những nghiên cứu mà tôi đang theo đuổi trong nghành khoa học nhân bản, tôi quyết chí sẽ tránh dùng những từ ngữ chuyên môn trong tác phẩm này, nếu là những từ chỉ các nhà chuyên môn mới hiểu được.
Xin các nhà giáo dục chuyên môn đồng nghiệp của tôi hãy tha thứ cho những lời lẽ mà đôi khi họ cho là quá sơ lược, bởi vì tôi không muốn loại trừ một ai, và tôi muốn thưa chuyện với tất cả những ai, ở tất cả bình diện trách nhiệm nào, đang trực tiếp dấn thân vào hành động giáo dục hằng ngày.
- Đó là các phụ huynh. Họ là những người bị liên hệ trước tiên, và họ biết chắc rằng hiện nay giáo dục một em bé, một thiếu niên, không phải là việc dễ chút nào. Những gì họ đã học được nơi cha mẹ của họ ngày kia thì hiện nay, đôi khi rất khó truyền đạt cho con em họ, vì thế giới đã thay đổi … và thay đổi quá lẹ!
- Đó là các nhà giáo. Các vị này ý thức rõ ràng rằng vai trò của mình không hạn hẹp ở chỗ truyền đạt một mớ kiến thức …
- Đó là những nhà sinh hoá và những nhà giáo dục đang dấn thân vào những phong trào hoặc đoàn thể thanh thiếu niên, với tư cách là những chiến sĩ hoặc những nhà chuyên môn.
Cùng với tất cả các bạn, tôi muốn cắm vài cọc mốc cho việc thực hành nền giáo dục Kitô giáo… Độc giả sẽ đánh giá xem việc làm của tôi có đạt không … ! Kỳ vọng duy nhất của tôi khi xuất bản những trang sách này, chỉ là khơi lên những phản ứng mà ngay từ lúc này, tôi nóng lòng mong đợi !
LM. J.M. Petitclerc, SDB
____________________________________
CHƯƠNG 1: TIẾN TỚI MỘT SỰ THỰC HÀNH KITÔ GIÁO CỦA CÔNG VIỆC GIÁO DỤC
TIẾN TỚI MỘT SỰ THỰC HÀNH KITÔ GIÁO CỦA CÔNG VIỆC GIÁO DỤC
Cũng như người nghệ sĩ Kitô giáo tốt nhất không tất nhiên là người thực hiện những bức họa có đề tài tôn giáo, hoặc người hát trong nhà thờ, nhưng là người nghệ sĩ biết trình bày nghệ thuật của mình, cái nhìn của mình, dưới ánh sáng của Thiên Chúa tỏa ra trên các hình thể của thế giới, thì cũng vậy, nền giáo dục sẽ không là Kitô giáo ở chỗ nó bàn về những người đã được rửa tội, hoặc ưu tiên cho những cơ hội dạy về tôn giáo. Một nền giáo dục là kitô giáo, trước hết vì nó tỏ ra cố gắng chú ý và đón nhận ơn kêu gọi toàn diện của con người đã được Thiên Chúa gọi đích danh, sau là vì nền giáo dục đó đã đáp lại lời kêu gọi đó, cho phần vụ của mình và theo công tác riêng của mình.
Tôi đã chọn câu hỏi này của Marguerite Iéna làm tiêu đề cho chương I này, vì câu này dọi một ánh sáng tốt lành cho cuộc tranh luận mà chúng tôi đề nghị phải diễn ra về tương quan giữa hành động giáo dục và sự dấn thân Kitô giáo.
Chúng ta đừng hạ giảm việc giáo dục Kitô giáo thành việc dạy giáo lý, như một số người bị cảm dỗ làm. Dạy giáo lý là một việc quan trọng lắm, nhưng đó không phải là đối tượng của tác phẩm này. Các kitô hữu đó không phải là sứ mạng dạy giáo lý mà thôi : họ còn phải dấn thân vào lãnh vực rộng lớn của giáo dục …
CÓ THỂ NÓI ĐẾN MỘT NỀN GIÁO DỤC KITÔ GIÁO CHĂNG?
Theo nghĩa rộng này, người ta có thể nói đến một nền giáo dục kitô giáo chăng ? Riêng tôi, tôi nghĩ là không, và tôi nghĩ rằng tốt hơn nên nói đến một, hoặc nhiều cách thực hành Kitô giáo của việc giáo dục, dựa trên một cái nhìn Kitô giáo về con người .
Xin phép tôi lấy một thí dụ như việc làm chính trị. Dầu thoạt tiên sự so sánh có vẻ kỳ lạ, nhưng nó không kỳ cục chút nào. Giáo dục và chính trị có chung một điểm, là “không làm” cũng là một cách làm. Ai nói mình không làm chính trị, thì người đó đã chủ trương một đường lối được coi là chính trị, người ta thường thấy rằng, khi có thay đổi màu sắc chính trị của chính phủ, những người trước đó vẫn to tiếng tuyên bố không dây mình vào chính trị, lại bắt đầu làm chính trị. Và điều này rất dễ hiểu. Trong việc giáo dục cũng vậy, khi một nhà giáo dục chọn không giáo dục (nghĩa là chọn buông thả hoàn toàn), thì thật sự ông ta đã thực hành một lối giáo dục rồi đó.
Nhưng xin hãy trở lại việc so sánh của chúng ta. Không có ‘một nền chính trị Kitô giáo’ được nhập thể nơi một đảng phái duy nhất tự xưng là Kitô giáo. Bởi vì chính trị không phải là một đường lối hành động để đạt được một mục đích : đó là xây dựng một kiểu xã hội. Làm chính trị chính là chọn những phương tiện, những kỹ thuật, những sách lược đạt được mục đích đó.
Phúc âm đã cho chúng ta những chỉ dẫn về mục đích, còn về các phương tiện thì chúng ta chẳng thấy mình ở trong sự hoàn toàn tương đối, và có thể có nhiều quyết tuyển khác nhau đó sao ? Tuy nhiên điều cần thiết là các phương tiện này không trái nghịch với các mục tiêu. Tôi cho điều kiện này tuyệt đối cần thiết, và như vậy nó giới hạn khả năng chọn lựa của chúng ta.
Như vậy không có một nền chính trị Kitô giáo duy nhất, nhưng là một, hay đúng hơn, nhiều cách thực hành Kitô giáo của sự làm chính trị, dựa trên cái nhìn Kitô giáo về các quan hệ xã hội (kính trọng các nhân quyền, công bằng, liên đới), và sử dụng những phương tiện không trái nghịch với cái nhìn đó.
Cũng vậy, theo tôi nghĩ thì không có ‘một nền giáo dục Kitô giáo’ nhưng có một, hay đúng hơn, có nhiều cách thực hành Kitô giáo của việc giáo dục, dựa trên cái nhìn Kitô giáo về con người, và không sử dụng những phương tiện, những kỹ thuật trái nghịch với cái nhìn đó. Ở đây cũng vậy, Phúc âm nói cho ta nghe dự tính của Thiên Chúa về con người, nhưng không dạy ta điều gì về các phương tiện giáo dục.
DỰ TÍNH CỦA THIÊN CHÚA VỀ CON NGƯỜI
Vậy đâu là cái nhìn Kitô giáo về con người ? Đâu là dự tính của Thiên Chúa về con người ? Để có thể làm nền tảng cho một sự thực hành việc giáo dục ?
Khi lên tiếng tại diễn đàn UNESCO ở Paris, ngày 02 tháng 6 năm 1980, Đức Gioan Phaolô II đã nói về vấn đề này như sau : giáo dục là làm cho con người càng ngày càng trở nên người hơn, càng có thể ‘là’ nhiều hơn, chớ không chỉ là có thể ‘có’ nhiều hơn, nghĩa là qua tất cả những gì con người ‘có’ và ‘sở hữu’, con người biết ‘là’ người cách đầy đủ hơn. Muốn được như thế, con người phải biết ‘là nhiều hơn’ không những ‘với những người khác’ nhưng còn là ‘cho những người khác’.
Chúng ta có thể tóm tắt bằng cách nói rằng dự tính của Chúa về con người, là con người phải là cách tròn đầy và đó là nhiệm vụ giáo dục của một kitô hữu.
Bởi vậy, trong lãnh vực này, tất cả những gì có thể được quy định nhân danh Đức tin Kitô giáo, thì cũng phải có thể được biện minh nhân danh con người, và ngược lại. Đó là giả định thần học sẽ hướng dẫn sự suy nghĩ của chúng tôi nơi trang sách này, một sự suy nghĩ sẽ xuất phát từ một cuộc đối thoại thường xuyên giữa các khoa học nhân bản và Phúc âm.
Tất nhiên tôi không dám tuyệt đối hóa một luồng tư tưởng như thế. Sự thật thì một điều ai cũng nhận thấy là ngày nay chúng ta đang chạm trán với những lập trường luân lý rất khác nhau. Đứng trước một chủ nghĩa đa quyền về triết học, luân lý và cả thần học nữa, những niềm xác tín của các kitô hữu không còn hiển nhiên nữa. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng những dữ kiện hiện nay của các khoa học nhân bản có thể giúp nhiều cho chúng ta trong việc suy nghĩ về các vấn đề giáo dục. Trái với sự suy nghĩ của một số người tôi thấy có những âm vang đồng điệu rất mạnh giữa những dữ kiện này và những dữ kiện của truyền thống Thánh Kinh : Điều này làm cho người kitô hữu cảm thấy thoải mái trong việc mày mò các dữ kiện như thế. Về phần tôi, tôi vẫn tiếp tục ngỡ ngàng và thích chí trước nội dung của mặc khải, một nội dung tỏ ra phong phú vô tận mỗi khi được khai thác bởi những dụng cụ mới của khoa học ngày nay .
Nếu người ta chấp nhận giả định thần học được nêu lên trên đây, người ta có thể khẳng định rằng tất cả những gì người kitô hữu coi là có giá trị giáo dục, cũng sẽ có một giá trị tích cực đối với những người ngoài Kitô giáo. Bởi vậy, tôi ước mong rằng tác phẩm này không những tới tay các kitô hữu, mà còn tới tay các thân hữu vô thần của tôi cũng như những bạn theo chủ nghĩa bất khả tri, là những người chia sẻ cái nhìn của chúng ta về con người một cái nhìn đặt nền trên sự tôn trọng.
MỘT CON NGƯỜI TRONG TƯƠNG QUAN
Làm cách nào tường trình cái nhìn Kitô giáo về con người, bằng một thứ ngôn ngữ dễ hiểu đối với những người thời đại chúng ta ?
Chúng ta đã quá quen làm việc trình bày này cho thời đại văn hóa mà chúng ta sắp bỏ qua, một thời đại có thể được gọi là ‘thời đại của bản thể’.
Đó là thời đại mà chúng ta cũng có thể xác định là thời đại siêu hình, bởi vì từ Platon đến Hégel, người Tây phương đã cùng nhau tạo nên một nền văn hóa và cùng nhau suy luận rằng ở đằng sau mỗi sự vật vẫn tàng ẩn một thực tại, tuy người ta không thấy được, nhưng vẫn hiện hữu một cách thực sự. Chính trong thời đại này, các kitô hữu đã có dịp suy tưởng về siêu việt, từ trước đến nay.
Thời đại này đã là thời đại của những thuyết nhị nguyên vĩ đại, được tổ chức xung quanh cùng một sơ đồ : một mầm mống tàng ẩn vô hình, với những biểu hiện ít nhiều rõ ràng, được chúng ta nhận thấy trong thế giới : vật chất / tinh thần, sự vật / ý tưởng, thể xác / linh hồn, lời nói / tư tưởng, thực hiện / ý tưởng.
Như vậy trong thời đại đó, mỗi sự vật có một bên trong, tức một bản thể, và những biểu hiện bên ngoài mệnh danh là các tuỳ thể.
Cái đáng giá đối với thời đại đó, là cái làm cho sống động, làm cho vạn vật trở thành khả niệm, đó là một nền tảng, một cái gì được coi là nguồn gốc để tỏa ra một cái gì là không phải là sự vật, nhưng là một cái lý, một cái làm cho sống động. Những từ then chốt của loại giải thích này là ‘bản thể’, ‘linh hồn’, ‘lý do hiện hữu’, ‘sự thiện’. Gần đây hơn, người ta lại sử dụng những khái niệm như ý thức, nội tâm, tinh thần[1].
Như vậy, để hiểu con người là gì, người ta sẽ tìm hiểu bản thể của con người, linh hồn của con người, tâm linh của con người, ý thức của con người … Người ta sẽ không giải thích hành vi và cử chỉ của con người bằng hiệu quả hoặc bằng tầm quan trọng xã hội của các hành vi đó, nhưng bằng ý hướng tính của chúng .
Sự phát triển mới đây của các khoa học đã đưa chúng ta ra khỏi thời đại này.
Cái hậu phương mà không một ai có thể chỉ cho ta thấy đó là cái gì, dù nó được gọi là bản thể, là linh hồn hoặc ân sủng ? Sự đồng tình của văn hoá về sự hiện hữu của những yếu tố đó, nay không còn nữa, và người ta không có thể biện minh cho lối giải thích đó nữa.
Cùng với những tiến bộ của trí thức ngày nay, thời đại văn hoá mới mà chúng ta vừa bước vào là thời đại của các quan hệ, các tương quan, của hiêp thông : từ nay mỗi sự vật đều được định nghĩa bằng cách thức những liên hệ mà nó có với các sự vật khác.
Điều này đúng cho con người. Bản thân con người là toàn bộ những quan hệ (kinh tế, xã hội, kỹ thuật, tình cảm, ngôn ngữ …) mà họ bị nhét vào, đã bị hoặc sẽ bị nhét vào. Không ai có thể có một ý nghĩa riêng cho mình, không liên quan gì đến các người khác và không liên quan gì với thế giới.
Ngày nay cách thức người ta hiểu con người sẽ ở tại việc nhận ra những quan hệ giữa các yếu tố đó là gì cho chính mình nó. Như vậy chúng ta càng ngày càng ít hiểu con người là một bản thể, nhưng chúng ta sẽ định nghĩa con người bằng cách liên hệ mà mỗi người có với những người khác. Như thế đủ biết tất cả tầm quan trọng của công việc suy tư về ngôn ngữ.
Những tiến bộ của các khoa học về ngôn ngữ và về sự tiếp thông đã dẫn tới một sự đảo lộn hoàn toàn các viễn ảnh, đối với thời đại văn hoá trước đây. Ý tưởng không có trước ngôn ngữ : nó được hình thành trong và nhờ ngôn ngữ. ‘Ngôn ngữ không phải là một bộ những dấu hiệu qui ước, do con người tạo ra’ ngôn ngữ là ‘nơi xuất phát và là hình thức của tư tuởng’.
Từ then chốt của thời đại văn hoá mà chúng ta mới bước vào hôm nay, không còn là bản thể nữa, nhưng là tiếp thông.
Nếu chúng ta đồng ý với Guy Lafon để gọi ‘liên lạc’ là cái môi trường, nơi chúng ta nói, chúng ta nghe, chúng ta đọc, chúng ta viết và cũng là môi trường chúng ta hành động, thì xét cho cùng, chính mối liên lạc này là nét đặc trưng của tình trạng con người chúng ta. ‘Chính nhờ mối liên lạc này mà chúng ta vẫn được lập thành nhân loại, bao lâu chúng ta chưa chết. Nó là nét đặc trưng của tình trạng con người của chúng ta, cũng như tình trạng xã hội của chúng ta’.
Cách quan niệm con người và thế giới như thế nhất định sẽ gây nên một sự đảo lộn đối với quan niệm vẫn thường được chấp nhận trong thời đại trước đây về con người, thời đại siêu hình học, đến nỗi có thể coi đây là cuộc cách mạng Copernic lần thứ hai.
Cũng như ‘cái nhìn thông thường’ vẫn cho rằng mặt trời xoay quanh trái đất, mặc dù chúng ta biết chắc rằng sự thật ngược lại, thì trong vấn đề của chúng ta đây cũng vậy, quan niệm thông thường sẽ còn mạnh mẽ chống lại một nỗ lực phê phán như thế.
Quan niệm thông thường đó vẫn áp đặt chúng ta những điều người ta quả quyết là không chối cãi được, đến nỗi xem ra chúng ta không thể sống mà không dựa vào những điều được coi là hiển nhiên đó. Vậy mà những suy tư về các khoa học ngôn ngữ, và về mối tiếp thông của người ta với nhau trong xã hội, sẽ từ bỏ những điều được coi là hiển nhiên đó.
Chẳng hạn, đối với nhận thức thông thường, các chủ thể hiện hữu trước khi có sự họ liên lạc với nhau. Tự nhiên chúng ta nghĩ rằng những thực tại mà chúng ta gọi là anh, tôi, chúng ta, có trước khi chúng ta có thể liên hệ với nhau. Những đại danh từ như tôi, anh, chúng ta, phải chăng đã ghi nhận sự hiện hữu của những chủ thể phải có đó trước đã. Và phải chăng sự có trước này là điều kiện tiên quyết và tất yếu cho mọi thứ liên lạc. Như vậy phải chăng các chủ thể này vẫn cứ hiện hữu, mặc dầu chúng không liên lạc gì với nhau. Những liên lạc của chúng chỉ có sau và là để thêm vào sự hiện hữu của chúng.
Vậy mà những điều hiển nhiên này đang bị sự suy tư hôm nay về mối tiếp thông đặt thành vấn đề. Các khoa ngôn ngữ cho thấy rằng chủ thể nảy sinh nơi liên lạc, nơi mối tiếp thông xã hội.
Để nói một cách đơn giản hơn, chúng ta có thể nói rằng ‘cái Tôi và cái Anh đã cùng nhau nảy sinh’ vì người ta đã nói với tôi, cho nên một ngày nào đó tôi đã có khả năng đáp lại lời đó. Một người mà không ai nói ‘anh’, sẽ không bao giờ có khả năng nói ‘tôi’.
Vậy trong thời đại văn hoá này, khi mà con người không còn được định nghĩa là bản thể nữa, nhưng là một toàn bộ những quan hệ, chúng ta sẽ làm cách nào để triển khai cái nhìn của phúc âm về con người ?
Để trả lời câu hỏi này, nếu tôi phải nói gọn trong một câu – và đây tôi lãnh nhận trách nhiệm về riêng bản thân tôi – nếu phải nói gọn trong một câu điều gì được tôi coi là chủ chốt của Tin Mừng, bằng thứ ngôn ngữ có thể được người thời nay đón nhận như một Tin Mừng thì tôi xin đưa ra câu này : hạnh phúc không do những gì người ta trao đổi, do những gì người ta ban tặng và lãnh nhận, do những gì người ta chia sẻ … Bởi vì nếu không thể, nếu không được người thời nay đón nhận, thì ta đừng bao giờ quên rằng rao giảng phúc âm là mang đến một Tin Mừng, cho người thời đại mình.
ĐIỀU QUAN TRỌNG KHÔNG PHẢI LÀ CÁI MÌNH SỞ HỮU
NHƯNG LÀ CÁI MÌNH TRAO ĐỔI
Chung cuộc có lẽ chỉ có hai hạng người:
- Những người tin rằng hạnh phúc ở tại những cái họ sở hữu : xe hơi, ngôi nhà để nghỉ hè, bằng cấp, tài sản.
- Những người nghiệm thấy rằng hạnh phúc phát sinh do trao đổi, do những gì mình cho và mình nhận.
Và chỉ khi thiếu, người ta trao đổi. Bởi vậy người nghèo được coi là hạnh phúc hơn người giàu. Vì sống chết người nghèo cũng phải dấn thân vào vòng trao đổi, còn người giàu vì nghĩ rằng mình có thể thỏa mãn những nhu cầu của mình, cho nên coi đó là thừ. Bởi vậy người nghèo ở trên đường dẫn tới hạnh phú, còn người giàu thì thậm chí không biết rằng hạnh phúc là một con đường.
Xin hãy nghe rõ điều tôi nói. Tôi nói ở cảnh nghèo, chớ không nói phải yêu sự nghèo khó vì nghèo khó, càng không nói là phải sung sướng vì nghèo. Như thế sẽ là một sự thác loạn : Như linh mục Pierre đã diễn tả rất đúng. ‘Đối với những người sinh ra trong cảnh nghèo khó, đã từng nếm những hoàn cảnh gần như cùng cực, có một thứ mô tả lãng mạn về khó nghèo, cả về bình diện lý tưởng tinh thần, nhưng đó là một thứ mô tả lãng mạn làm cho phát khùng’.
Không. Người ta chỉ có thể thật sự nghèo khó bằng cách đấu tranh chống sự nghèo khó. Nói theo thuật ngữ của một nhà thần học Châu mỹ La tinh, thì sự nghèo khó của Kitô giáo là biểu hiện của tình thương : nó liên kết với người nghèo và phản kháng lại sự nghèo khó.
Nghèo khó là tình thương : hai từ này họa vận với nhau một cách tuyệt diệu, bởi vì nếu có cái gì không bao giờ có thể sở hữu, nhưng chỉ có thể ban và nhận, thì đó là : tình thương. Ai trong chúng ta lại điên khùng nghĩ rằng : tôi có tình yêu của vợ tôi, hoặc tôi có tình thương của người bạn tôi? Nếu người đó tưởng rằng mình sở hữu tình thương, thì người thì người đó sẽ sớm bước vào con đường đánh mất tình thương.
Bởi vậy tôi lại thích trích dẫn linh mục Pierre một lần nữa. Ông viết, nhân loại không cơ bản được chia làm hai bên, bên những người được kêu là có tín ngưỡng, và bên những người vô tín ngưỡng, nhưng mà là giữa những người ‘tự tôn thờ mình’ và những người có hiệp thông[1]. Những người loại trước sẽ ngoảnh mặt đi khi họ gặp thấy đau khổ, những người loại sau thì đấu tranh hết sức mình cùng với những ai đau khổ.
Đối với những người loại trước, những người đặt hạnh phúc nơi những gì họ sở hữu, viễn ảnh sự chết là một cái gì không thể chịu được. Chúng ta hãy nhớ dụ ngôn về người giàu có điên rồ, tự hỏi phải làm gì cho vụ thu hoạch. Tôi sẽ làm như thế này : Tôi sẽ phá những kho lẫm của tôi, để xây những kho lớn hơn. Tôi sẽ để tất cả lúa mì và tài sản của tôi trong đó. Và tôi sẽ bảo mình rằng : ‘Này, bây giờ mình có rất nhiều của cải để dành cho nhiều năm. Mình hãy nghỉ ngơi, ăn nhậu thỏa thuê’. Nhưng Thiên Chúa bảo người đó rằng : ‘Hỡi tên điên rồ, đêm nay người ta sẽ đòi mạng sống của mi, thì tất cả những gì mi đã chuẩn bị kia, sẽ về tay ai ?’ (Lc 12, 18 – 20).
Còn những người thuộc loại sau, ‘những người biết hiệp thông’ tức là những người đã bước vào sự sinh động của trao đổi và chia sẻ, thì không có gì phải sợ sự chết, đặt tin tưởng vào Chúa Kitô, họ tin rằng những sợi dây của tình thương, của tình bạn và của trao đổi, đã được dệt một cách tốt đẹp trong cuốc sống của họ, sẽ không bị vĩnh viễn tan vỡ do sự chết, bởi vì các mối tình đó mạnh hơn sự chết. Chết không có nghĩa là chấm dứt mỗi liên lạc. Và cuộc sống có chiều kích vĩnh cửu, mà vĩnh cửu không có nghĩa là sau này và ở nơi khác, nhưng ở đây và bây giờ, khi họ say mê dấn thân vào cuộc trao đổi.
‘Hạnh phúc thay những người có tinh thần nghèo khó, vì Nước trời là của họ’ (Lc 5,3).
(còn tiếp)
JEAN-MARIE PETITCLERC, SDB
“GIÁO DỤC HÔM NAY CHO NGÀY MAI
Mấy tiêu chuẩn cho việc thực hành giáo dục Theo Kitô giáo.
Trong một thế giới đang biến đổi, không có một lãnh vực nào mà không bị ám ảnh bởi ý tưởng khủng hoảng. Giáo dục không phải là việc tự nhiên mà thành .
Giáo dục hôm nay cho ngày mai là chấp nhận thực tại của tuổi trẻ hôm nay đúng theo sự thật, nối kết với các em một quan hệ thân tình và tin tưởng …., nhưng cũng là chuẩn bị cho các em hội nhập vào thế giới của ngày mai, một thế giới mà hiện nay chúng ta đã nhìn thấy những đường nét.
Những trang sách này đặt mấy cọc mốc cho một nền giáo dục bằng tin tưởng, tin tưởng nơi các em thiếu niên ngày nay, tin tưởng vào tương lai,vào giờ mà cấp tốc chúng ta phải trả lời cho những thách đố của đời mới. Và bởi vì hành động của giáo dục trước hết và trên hết là hành vi của tin, cậy và yêu mến các thiếu niên, cho nên công việc giáo dục có thể được nhà giáo dục Kitô giáo hiểu theo ánh sáng của Phúc âm. Bởi vì Nước Trời cũng giống như một hạt giống mọc lên. Cho nên công việc giáo dục có thể được đọc như một dụ ngôn của Nước Trời.
Cho nên những cọc mốc cho một ‘thần học giải phóng’ đã đặt ra. Tác giả Jean –Marie Petitclerc là cựu sinh viên trướng đại học Bách khoa Paris, đậu văn bằng tiến sĩ về các khoa học giáo dục do Đại Học Công giáo Paris cấp. Là linh mục Tu hội Salêdiêng Don Bosco trong những trang sách này, tác giả đã dựa vào kinh nghiệm sau rộng của mình là nhà giáo dục ngoài đường phố, rồi làm Giám đốc một trung tâm các thiếu niên gặp khó khăn.
Để xem nội dung sách, Xin bấm vào địa chỉ dưới đây:
http://www.lamhong.org/2012/10/04/giao-duc-hom-nay-cho-ngay-mai/
NỘI DUNG:
Giới thiệu tác giả và tác phẩm
Tựa
Lời nói đầu
Chương I: Tiến tới một sự thực hành Kitô giáo của công việc giáo dục
Chương II: Giáo dục – Một con đường
Chương III: Giáo dục là sự kinh nghiệm về sự khác nhau và giống nhau
Chương IV: Giáo dục – Một việc thực hành
Chương V: Không có thân tình – không có tin tưởng; không có tin tưởng – không có giáo dục
Chương VI: Giáo dục hôm nay cho ngày mai
Chương VII: Đứng trước sự lầm đường của giới trẻ
Chương VIII: Giáo dục – Lời mời gọi nên thánh
Chương IX: Giáo dục – Dụ ngôn về Nước Trời
Thay lời kết
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ
Mấy tiêu chuẩn cho việc thực hành giáo dục Theo Kitô giáo.
Trong một thế giới đang biến đổi, không có một lãnh vực nào mà không bị ám ảnh bởi ý tưởng khủng hoảng. Giáo dục không phải là việc tự nhiên mà thành .
Giáo dục hôm nay cho ngày mai là chấp nhận thực tại của tuổi trẻ hôm nay đúng theo sự thật, nối kết với các em một quan hệ thân tình và tin tưởng …, nhưng cũng là chuẩn bị cho các em hội nhập vào thế giới của ngày mai, một thế giới mà hiện nay chúng ta đã nhìn thấy những đường nét.
Những trang sách này đặt mấy cọc mốc cho một nền giáo dục bằng tin tưởng, tin tưởng nơi các em thiếu niên ngày nay, tin tưởng vào tương lai, vào giờ mà cấp tốc chúng ta phải trả lời cho những thách đố của đời mới. Và bởi vì hành động của giáo dục trước hết và trên hết là hành vi của tin, cậy và yêu mến các thiếu niên, cho nên công việc giáo dục có thể được nhà giáo dục Kitô giáo hiểu theo ánh sáng của Phúc Âm. Bởi vì Nước Trời cũng giống như một hạt giống mọc lên. Cho nên công việc giáo dục có thể được đọc như một dụ ngôn của Nước Trời.
Cho nên những cọc mốc cho một ‘thần học giải phóng’ đã đặt ra. Tác giả Jean –Marie Petitclerc là cựu sinh viên trường đại học Bách khoa Paris, đậu văn bằng tiến sĩ về các khoa học giáo dục do Đại Học Công giáo Paris cấp. Là linh mục Tu hội Salêdiêng Don Bosco, trong những trang sách này, tác giả đã dựa vào kinh nghiệm sâu rộng của mình là nhà giáo dục ngoài đường phố, rồi làm Giám đốc một trung tâm các thiếu niên gặp khó khăn.
____________________________________
TỰA
Biết ở lại trong lãnh vực ‘cái ít’ đó là tất cả sự tự chế của nhà giáo dục… Và tất nhiên ‘ít’ thì không phải là nhiều nhặn gì đối với ‘tất cả’ nhưng đối với “số không” thì chẳng phải là quan trọng hay sao ? Jean –Marie Petitclerc đã tung ra câu hỏi này nơi phần kết luận cuốn sách, và câu hỏi này thấy rằng nó rất có ý nghĩa đối với cuộc tìm tòi của ông. Trước hết nó lập tức nêu lên những giới hạn của những trang này, không có cao vọng trở thành một khảo luận về giáo dục, nhưng chỉ là một suy nghĩ, mời gọi những ai có trọng trách giáo dục hãy xem xét cẩn thận hơn về cách thức của mình. Sau là cuốn sách muốn kêu mời độc giả hãy ra khỏi cách đặt vấn đề như kiểu ‘hoặc là … hoặc là’.
Quả vậy, tôi thấy hình như đó là một ý lực của nền giáo dục do J.M. Petitclerc trình bày : một phương thức giáo dục nhân bản và theo phúc âm, hiệp nhất mà vẫn tôn trọng những nét khác nhau, hoặc căn cứ trên những vẻ khác nhau mà vẫn làm cho hiệp thông với nhau. Nhà giáo dục phải là người biết đập tan những kiểu lựa chọn sai lầm, nhìn hành động theo những cách lựa chọn giả dối ‘hoặc cái này … hoặc cái kia’; giáo dục là thực hành lối sư phạm của cái ‘và’, hay tốt hơn, của cái ‘ở trong’, một cái ‘ở trong’ không dấn tới cái lờ mờ bất phân nhưng sẽ đào sâu và khớp lại các sự khác biệt. Bốn ví dụ sau đây sẽ giúp hiểu được điều có vẻ như trừu tượng nhưng thực ra sẽ chi phối hành động giáo dục trong những gì là cụ thể nhất, là thường nhật nhất :
- Tình thương, hoặc pháp luật. Đó là một sự lựa chọn mà rất nhiều người thời nay muốn dồn chúng ta vào. Môt cách đầy tính thuyết phục, J.M. Petitclerc cho thấy rằng nếu tình thương là căn bản của mọi nền giáo dục xứng với tên gọi này, thì không có tình thương nào mà không có luật pháp, cấm kỵ, quy tắc. Yêu thương thanh thiếu niên không phải là mời gọi các em sống ngoài luật pháp. Trái lại, đó là giúp các em đứng vào chỗ của mình trong một môi trường xã hội được cấu trúc bởi những cấm kỵ căn bản, đồng thời làm cho các em khám phá ra rằng niềm kính trọng của ta đối với tha nhân bao giờ cũng đi xa hơn pháp luật. Thái độ giáo dục đích thực là thái độ đề cao tình thương trong pháp luật, và luật pháp trong tình thương.
- Tiếp cận thanh thiếu niên ở một phần thôi nhưng đạt hiệu qủa, hoặc tiếp cận cách toàn diện nhưng mù quáng. Ví dụ thứ hai của chúng ta dành cho chúng ta, mặc dầu xã hội đó không phát biểu điều đó cách tàn nhẫn như thế. Biết bao thanh thiếu niên tỏ ra chán không muốn sống, vì phải ‘qua tay’ quá nhiều nhà chuyên môn, gây nguy hại cho tính thống nhất nội tâm của các em ! Trái lại quá nhiều nhà giáo dục, vì sợ các khoa học nhân bản một cách vô lý, đã ngăn cản không cho các em lợi dụng một sự can thiệp của những nhà chuyên môn ! J.M. Petitclerc đã tránh cả hai thứ cạm bẫy này. Theo gương Don Bosco mà ông là đệ tử, ông không muốn coi cậu bé ‘bị bạt tai’ là ‘một trường hợp’ dành cho nhà chuyên môn, nhưng coi cậu là một con người theo tất cả mọi chiều kích, kể cả chiều kích tôn giáo. Và cũng như Don Bosco, ông không than phiền về thời đại của mình, nhưng gắng tìm ra những cơ may về giáo dục mà thời đại này mang lại. Vậy mà, nhờ ánh sáng mà chúng mang tới, các khoa học nhân bản là thành phần của những cơ may này. Bởi vậy những trang sách này đón nhận một cách khá phê phán những tiếp cận của nhà chuyên môn cùng với sự sáng suốt khó tính và sự hữu hiệu của các sự can thiệp của họ. Nhưng những tiếp cận này phải được đúc kết lại trong một cuộc nghiên cứu mà cả ê-kíp luôn luôn chú tâm đến việc đón nhận em thiếu niên đó trong tính toàn bộ của em.
- Giáo dục, hoặc Phúc Âm hoá. Sự lựa chọn thứ ba mà một số kitô hữu của xã hội tục hoá của chúng ta đã phát biểu. Ở đây cũng vậy, tập tiểu luận này cho thấy một lựa chọn như thế rất đáng nghi ngờ cả về thần học lẫn về mục vụ. Giáo dục và thấm nhuần Phúc Âm là hai công việc phải hội nhập vào nhau mà vẫn giữ được tính khác biệt nhau. Giáo dục là mang tin mừng của một vị Thiên Chúa đã đến để ưu tiên lo cho ‘những kẻ bé mọn’ và những người bị hất hủi. Loan báo Phúc Âm là kiêu mời người ta bước theo vị Thiên Chúa đã khởi xướng một cuộc xuất hành ‘ra khỏi xứ sở của cảnh nô lệ’, nói cách khác, đó là thực hiện ‘một sự dẫn ra khỏi.
- Tất cả, hoặc không gì hết. Đây là lựa chọn thứ bốn đang rình rập những nhà giáo dục chưa thoát khỏi những mơ tưởng của một nền giáo dục toàn năng. Và có thể phải nói thêm rằng nó đặc biệt rình rập nhà giáo dục Kitô giáo. Ông ta chẳng đang đi tìm một tuyệt đối là gì ! Phải chăng ông ta bị cám dỗ nói rằng: “Bao lâu chưa cho tất cả, là chưa cho gì hết ?” Với óc hiện thực tác giả đã tố cáo những ước nguyện mơ hồ đang nấp dưới những thái độ hoặc những lời lẽ như thế. Theo ông, giáo dục là làm từng phần. Cũng như tìm kiếm Thiên Chúa không phải là tìm kiếm một tuyệt đối (nghĩa là một hữu thể không có bất cứ một liên hệ nào với bất cứ vật gì). Nhưng đó là khám phá ra bản chất của Thiên Chúa là tình thương, là liên kết, là trao đổi, là đàm đạo với, là say mê tha nhân.
Tóm lại, tôi nghĩ có thể nhận ra rằng cuốn tiểu luận giáo dục này đã rút được sức mạnh của nó từ niềm xác tín căn bản sau đây, rất phù hợp với cốt lõi của Kitô giáo : yêu mến Thiên Chúa, là yêu mến những giới hạn con người của tôi, bởi vì trong con người, Chúa Giêsu là tình thương vô biên, đã dám nhận và biến hoá các giới hạn đó .
Năm nay, 1988, đang kỷ niệm một trăm năm ngày qua đời của nhà giáo dục đại tài là thánh Gioan Bosco (1815 – 1888), tôi rât hân hạnh được giới thiệu những trang sách của một người anh em Salêdiêng. Ước mong những trang sách này có thể giúp quý vị độc giả nam nữ trở thành những người mang hy vọng đến cho các em thiếu niên, đặc biệt là những người nghèo khó hơn .
Paris, ngày lễ thánh GIOAN BOSCO
31 tháng 01 năm 1988
Lm. Xavier THÉVENOT, SDB
Giáo sư trường Đại học Công giáo Paris
____________________________________
LỜI NÓI ĐẦU
Nếu có từ đặc trưng cho thời đại chúng ta, thì tôi tưởng đó là từ khủng hoảng.
Trong suốt cuối thể kỷ XX khái niệm này đã lan rộng ra tất cả mọi chân trời của ý thức con người ngày nay. Không một lãnh vực nào, không một vấn đề nào mà hiện nay không bị ám ảnh bởi ý tưởng khủng hoảng : chủ nghĩa tư bản, xã hội, lứa tuổi, các giá trị tinh thần, tuổi trẻ, khoa học, pháp luật, nền văn minh nhân loại …
Đối với tất cả những đề tài này, hiện nay không còn một sự nhất trí nào hết. Người ta chứng kiến một sự bội tăng những cách nhìn của mỗi người và những quyết tuyên khác nhau. Tất cả các hải tiêu đều trở nên rung rinh, các điểm chuẩn trở thành mờ ảo, và giống như những điểm của khoa hình học biến đổi.
Như triết gia Edgar Morin đã linh cảm từ năm 1975, người ta đang chứng kiến sự tan rã, sự teo lại, sự hoá thạch, thậm chí sự nát rữa vừa của một thế giới không chết đi được, vừa của một thế giới không làm sao nảy sinh ra được. Bởi vậy mới có tình trạng lai căng, hàm hồ, bất định, hỗn tạp, mà vì tính nửa chừng của nó, ta có thể gọi là :
Thời Trung cổ
Theo gốc chữ của nó, thì từ khủng hoảng (tiếng Pháp) do từ hy lạp ‘krisis’ có nghĩa là lúc quyết định của một quá trình tiến hoá, nhưng hiện nay lại có nghĩa là ‘bất định’ : đó là lúc xuất hiện những xáo trộn, đồng thời sinh ra những lưỡng lự.
Phải chăng đã gấp rút tới lúc, nhất là đối với những người có phận sự giáo dục thanh thiếu niên hôm nay cho ngày mai, phải vượt qua giai đoạn đa dạng của sự bất định này, để tìm ra một sự đồng ý mới trong các dự tính giáo dục?
Nhưng chính lúc khẩn cấp phải đáp lại những thách đố của trào lưu mới, phải đào tạo những con người sẵn sàng vượt qua cuộc khủng hoảng, thì người ta lại chứng kiến một cuộc khủng hoảng cấp tính về giáo dục.
Tôi thấy hình như một dấu chỉ của cuộc khủng hoảng này nằm ở chỗ người ta khi bàn về giáo dục ngày nay, đã quá đề cao tương quan của giáo dục đối với các mục đích và những vấn đề xung quanh hành vi giáo dục là những điểm có xu hướng càng ngày càng trở nên mờ nhạt nơi nhiều nhà giáo dục. Rất nhiều tiểu luận và chứng từ được xuất bản ngày nay đang ca tụng một tương quan giáo dục đầy tính âu yếm và gần gũi : đó là điều chúng ta đáng mừng.
Nhưng, như Guy Avanzini đã nhấn mạnh , phải chăng chúng ta đang chứng kiến một sự biến chất thật sự của tương quan giáo dục, khi nó bị giảm xuống thành một thứ kinh nghiệm sống tình cảm, vì nó không còn biết đến một cứu cánh, hoặc không còn công nhận một qui tắc nào nữa. Dù quý giá và có giá trị trị liệu, cũng nên nói thẳng ra rằng kinh nghiệm sống tình cảm không thật sự có tính giáo dục.
Câu hỏi mà chúng ta khẩn cấp phải trả lời là : vào lúc có cơn khủng hoảng cấp tính của xã hội chúng ta, ‘giáo dục hôm nay cho ngày mai’ là gì ?
—————–
Bất cứ kitô hữu nào cũng phải thấy mình bị chất vấn bởi câu hỏi trên đây, một câu hỏi rất thời sự, vì hiện nay hơn bao giờ hết, người ta tranh luận rất nhiều về giáo dục.
Bởi vì, như đức Gioan Phaolô đã nhấn mạnh trong diễn văn của ngài đọc ngày 02 tháng 06 năm 1980 tại diễn đàn UNESCO, ‘vấn đề giáo dục, công tác số một và chủ yếu của văn hoá nói chung, và của bất cứ nền văn hóa nào vẫn luôn luôn được gắn liền với sứ mạng của Giáo hội.
Ở thời đại mà đứa trẻ chưa có một quy chế xã hội nào hết (theo sau Philippe Ariès, nhiều sử gia ngày nay coi quan niệm trẻ em chỉ xuất hiện sau thế kỷ XVIII. Trước đó, các em phải sống như những người lớn thu nhỏ lại). Chúa Giêsu đã chẳng tỏ lòng đặc biệt yêu thương các em đó sao ? Khi các môn đệ Ngài la rầy những người để cho các em tới gần Ngài, Ngài đã phẫn nộ và nói : “Hãy để các trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cản các em, vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như các em” (Mt 10,14).
Theo gương Thầy mình, Giáo hội đã luôn luôn chú ý rất nhiều đến các trẻ em. Qua các thế kỷ, Giáo hội đã thành lập các trường học ở tất cả mọi cấp, và chính Giáo hội đã khởi xướng các trường Đại học thời Trung cổ tại Châu âu.
Để chỉ nói đến những Kitô hữu đã lo việc giáo dục trẻ em ở miền Normandie, vừa là quê quán vừa là nơi hoạt động tông đồ của tôi, tôi xin kể tên những vị mà tôi đã học được rất nhiều điều.
- Gioan Baotixita de la Salle, qua đời tại Rouen năm 1719, sau khi đã mở ra các trường học tại Reims, tại Paris và tại Roma, và sau khi đã thành lập ‘Hội các sư huynh các trường Kitô giáo’ năm 1684. Ngài là người đầu tiên, tại Pháp, đã lo cống hiến cho con nhà bình dân một nền giáo huấn bình dân đích thực, chớ không phải một nền giáo huấn sao chép của ‘nền văn học Hy lạp’ thời đó.
- Gioan Eudes, sinh tại Ri trong quận Orne. Năm 1643 ngài thành lập Hội dòng Chúa Giêsu và Mẹ Maria, chuyên lo cho các Chủng viện, nơi đào tạo ra các Linh Mục tương lai. Ngài qua đời tại Caen năm 1680 sau khi đã thành lập các Chủng viện tại Caen, tại Coutances, tại Lisieux và tại Rouen.
- Các chị em Jaouen ở Lisieux đã mở ra tại Lisieux năm 1683 ngôi trường đầu tiên của ‘Chúa Quan Phòng’ dành cho các trẻ gái nghèo. Hội dòng này vừa mới mừng kỷ niệm ba trăm năm thành lập của mình và hiện đang điều hành nhiều trường học và nhà trẻ tại Normandie và bên Châu phi.
- Elisabeth de Surville (sinh năm 1680) và Anna Le Roy (sinh năm 1692) đã sáng lập hai cộng đoàn nhỏ các thiếu nữ nghèo, một tại Saint – Lô và một tại Caen để hiến thân lo việc giáo huấn cho các bé gái nhà nghèo khó, và tiếp nhận các thiếu nữ bị kinh miệt nhất ‘đĩ điếm, bị bệnh tâm thần’.
- Sau cuộc cách mạng Pháp, hai Hội dòng Chúa Chiên Lành này, tại Saint – Lô và tại Caen, đã hợp lại thành một, hồi đó, linh muc Phanxicô Jamet mà đức Gioan Phaolô II vừa tuyên phong lên bậc chân phước, đang là cha tuyên uý của nhà Caen từ năm 1784, đã hiến tất cả nghị lực của mình để lo cho công cuộc của Hội dòng Chúa Chiên Lành, và ngài bắt đầu nghiên cứu việc tái giáo dục những người câm điếc. Ngài đã trở thành người đi tiên phong trong lãnh vực này với việc thành lập một ‘trung tâm cải huấn’ tại Caen năm 1816.
- Hai cô Céleste và Euphrasie Harel, hai cô làm nghề dệt đăng-ten của họ đạo bà thánh Madalêna ở Rouen, được sự giúp đỡ của cha phó họ đạo, đã bắt đầu tiếp nhận mấy bé gái mồ côi, năm1829. Thế là những nền móng của nhà trẻ ‘Từ Bi’ đã được xây dựng tại Rouen cùng với Hội dòng mang danh hiệu này. Năm 1961, Hội dòng này đã sát nhập vào Hội dòng ‘Chúa Quan Phòng’.
- Năm 1928, linh mục Maurice Robert, cha sở họ Épron bé nhỏ ở ven thành phố Caen, đã mở ra cô nhi viện thánh Têrêsa tại Épron, để tiếp nhận và giáo dục các trẻ em bị bỏ rơi, những em mà không nơi nào muốn nhận. Năm 1971, cô nhi viện này được đổi thành trung tâm các thiếu niên có vấn đề, và từ đó trung tâm này đổi tên vị sáng lập của mình.
Và bởi vì từ mười hai năm nay, tôi đã quyết tâm bước theo ngài, mặc dù ngài đã không bao giờ làm việc tại miền Normandie này, nhưng hiện nay sáu mươi đệ tử của ngài đã đến ở đây tiếp tục sứ mạng của Ngài Gioan Bosco (1815 – 1888). Ngài là một linh mục của thành phố Torino. Ngài đã bàng hoàng khi thấy những thiếu niên lang thang trên các thành phố của thủ đô xứ Piémont, không có gì nuôi thân và cũng không có một tình thương nào hết. Thấy rằng nếu không có ai đứng ra giúp đỡ chúng, chúng sẽ vào đầy các nhà tù, mà ngài đã nhiều lần đi thăm các nhà tù và đã xúc động sâu xa, nên ngài quyết hiến cuộc đời mình để lo việc giáo dục các em đó, và ngài đã thành lập hội (thánh Phanxicô đệ Salê) năm 1857. Ngày nay các Salêdiêng của Don Bosco đang có mặt khắp thế giới, lo phục vụ cho việc giáo dục và loan báo Phúc âm cho thanh thiếu, nhất là những em xấu số nhất.
Đúng thế, ngay từ đầu, và cả trong những thời đại xáo trộn nhất của lịch sử, các Kitô hữu vẫn quảng đại dấn thân vào lãnh vực giáo dục, không chỉ trên bình diện nói và viết, nhưng nhất là trên bình diện hành động cụ thể và thường nhật.
—————–
Bởi vậy, theo vết chân của biết bao Kitô hữu thời danh hoặc vô danh đã hoạt động và bàn luận về lãnh vực giáo dục (ngay từ bây giờ tôi muốn nhấn mạnh về sự phải đồng thời có cả hai điều này, vì tôi thấy, trong lãnh vực này, chỉ lời nói nào có dựa vào thực hành mới đáng coi là trung thực), tôi cũng muốn đưa ra một lời bàn có tính hiện thực.
Xin bạn đọc hiểu cho, tôi không có ý viết ra ‘một biên khảo về nền giáo dục Kitô giáo’ (tôi không bao giờ có ý nghĩ như thế), nhưng với tư cách một kitô hữu dấn thân vào thế kỷ của mình, tôi muốn góp một lời bàn hiện nay về giáo dục.
Một lời bàn về tham vọng chăng ? Có thể lắm !… nhưng tính khẩn trương của giáo dục mà chúng tôi vừa nêu lên ở trên, kêu gọi người kitô hữu chúng ta phải ra khỏi sự dè dặt của mình để tiếp tục lớn tiếng và mạnh mẽ làm chứng nhân cho dự án của Thiên Chúa về con người, và kỳ vọng duy nhất của tập tiểu luận này là làm nảy sinh những sự lên tiếng khác.
Mặc dù lời lẽ của tôi nhất định sẽ mang màu sắc của việc đào tạo bản thân tôi, cũng như của những nghiên cứu mà tôi đang theo đuổi trong nghành khoa học nhân bản, tôi quyết chí sẽ tránh dùng những từ ngữ chuyên môn trong tác phẩm này, nếu là những từ chỉ các nhà chuyên môn mới hiểu được.
Xin các nhà giáo dục chuyên môn đồng nghiệp của tôi hãy tha thứ cho những lời lẽ mà đôi khi họ cho là quá sơ lược, bởi vì tôi không muốn loại trừ một ai, và tôi muốn thưa chuyện với tất cả những ai, ở tất cả bình diện trách nhiệm nào, đang trực tiếp dấn thân vào hành động giáo dục hằng ngày.
- Đó là các phụ huynh. Họ là những người bị liên hệ trước tiên, và họ biết chắc rằng hiện nay giáo dục một em bé, một thiếu niên, không phải là việc dễ chút nào. Những gì họ đã học được nơi cha mẹ của họ ngày kia thì hiện nay, đôi khi rất khó truyền đạt cho con em họ, vì thế giới đã thay đổi … và thay đổi quá lẹ!
- Đó là các nhà giáo. Các vị này ý thức rõ ràng rằng vai trò của mình không hạn hẹp ở chỗ truyền đạt một mớ kiến thức …
- Đó là những nhà sinh hoá và những nhà giáo dục đang dấn thân vào những phong trào hoặc đoàn thể thanh thiếu niên, với tư cách là những chiến sĩ hoặc những nhà chuyên môn.
Cùng với tất cả các bạn, tôi muốn cắm vài cọc mốc cho việc thực hành nền giáo dục Kitô giáo… Độc giả sẽ đánh giá xem việc làm của tôi có đạt không … ! Kỳ vọng duy nhất của tôi khi xuất bản những trang sách này, chỉ là khơi lên những phản ứng mà ngay từ lúc này, tôi nóng lòng mong đợi !
LM. J.M. Petitclerc, SDB
____________________________________
CHƯƠNG 1: TIẾN TỚI MỘT SỰ THỰC HÀNH KITÔ GIÁO CỦA CÔNG VIỆC GIÁO DỤC
TIẾN TỚI MỘT SỰ THỰC HÀNH KITÔ GIÁO CỦA CÔNG VIỆC GIÁO DỤC
Cũng như người nghệ sĩ Kitô giáo tốt nhất không tất nhiên là người thực hiện những bức họa có đề tài tôn giáo, hoặc người hát trong nhà thờ, nhưng là người nghệ sĩ biết trình bày nghệ thuật của mình, cái nhìn của mình, dưới ánh sáng của Thiên Chúa tỏa ra trên các hình thể của thế giới, thì cũng vậy, nền giáo dục sẽ không là Kitô giáo ở chỗ nó bàn về những người đã được rửa tội, hoặc ưu tiên cho những cơ hội dạy về tôn giáo. Một nền giáo dục là kitô giáo, trước hết vì nó tỏ ra cố gắng chú ý và đón nhận ơn kêu gọi toàn diện của con người đã được Thiên Chúa gọi đích danh, sau là vì nền giáo dục đó đã đáp lại lời kêu gọi đó, cho phần vụ của mình và theo công tác riêng của mình.
Tôi đã chọn câu hỏi này của Marguerite Iéna làm tiêu đề cho chương I này, vì câu này dọi một ánh sáng tốt lành cho cuộc tranh luận mà chúng tôi đề nghị phải diễn ra về tương quan giữa hành động giáo dục và sự dấn thân Kitô giáo.
Chúng ta đừng hạ giảm việc giáo dục Kitô giáo thành việc dạy giáo lý, như một số người bị cảm dỗ làm. Dạy giáo lý là một việc quan trọng lắm, nhưng đó không phải là đối tượng của tác phẩm này. Các kitô hữu đó không phải là sứ mạng dạy giáo lý mà thôi : họ còn phải dấn thân vào lãnh vực rộng lớn của giáo dục …
CÓ THỂ NÓI ĐẾN MỘT NỀN GIÁO DỤC KITÔ GIÁO CHĂNG?
Theo nghĩa rộng này, người ta có thể nói đến một nền giáo dục kitô giáo chăng ? Riêng tôi, tôi nghĩ là không, và tôi nghĩ rằng tốt hơn nên nói đến một, hoặc nhiều cách thực hành Kitô giáo của việc giáo dục, dựa trên một cái nhìn Kitô giáo về con người .
Xin phép tôi lấy một thí dụ như việc làm chính trị. Dầu thoạt tiên sự so sánh có vẻ kỳ lạ, nhưng nó không kỳ cục chút nào. Giáo dục và chính trị có chung một điểm, là “không làm” cũng là một cách làm. Ai nói mình không làm chính trị, thì người đó đã chủ trương một đường lối được coi là chính trị, người ta thường thấy rằng, khi có thay đổi màu sắc chính trị của chính phủ, những người trước đó vẫn to tiếng tuyên bố không dây mình vào chính trị, lại bắt đầu làm chính trị. Và điều này rất dễ hiểu. Trong việc giáo dục cũng vậy, khi một nhà giáo dục chọn không giáo dục (nghĩa là chọn buông thả hoàn toàn), thì thật sự ông ta đã thực hành một lối giáo dục rồi đó.
Nhưng xin hãy trở lại việc so sánh của chúng ta. Không có ‘một nền chính trị Kitô giáo’ được nhập thể nơi một đảng phái duy nhất tự xưng là Kitô giáo. Bởi vì chính trị không phải là một đường lối hành động để đạt được một mục đích : đó là xây dựng một kiểu xã hội. Làm chính trị chính là chọn những phương tiện, những kỹ thuật, những sách lược đạt được mục đích đó.
Phúc âm đã cho chúng ta những chỉ dẫn về mục đích, còn về các phương tiện thì chúng ta chẳng thấy mình ở trong sự hoàn toàn tương đối, và có thể có nhiều quyết tuyển khác nhau đó sao ? Tuy nhiên điều cần thiết là các phương tiện này không trái nghịch với các mục tiêu. Tôi cho điều kiện này tuyệt đối cần thiết, và như vậy nó giới hạn khả năng chọn lựa của chúng ta.
Như vậy không có một nền chính trị Kitô giáo duy nhất, nhưng là một, hay đúng hơn, nhiều cách thực hành Kitô giáo của sự làm chính trị, dựa trên cái nhìn Kitô giáo về các quan hệ xã hội (kính trọng các nhân quyền, công bằng, liên đới), và sử dụng những phương tiện không trái nghịch với cái nhìn đó.
Cũng vậy, theo tôi nghĩ thì không có ‘một nền giáo dục Kitô giáo’ nhưng có một, hay đúng hơn, có nhiều cách thực hành Kitô giáo của việc giáo dục, dựa trên cái nhìn Kitô giáo về con người, và không sử dụng những phương tiện, những kỹ thuật trái nghịch với cái nhìn đó. Ở đây cũng vậy, Phúc âm nói cho ta nghe dự tính của Thiên Chúa về con người, nhưng không dạy ta điều gì về các phương tiện giáo dục.
DỰ TÍNH CỦA THIÊN CHÚA VỀ CON NGƯỜI
Vậy đâu là cái nhìn Kitô giáo về con người ? Đâu là dự tính của Thiên Chúa về con người ? Để có thể làm nền tảng cho một sự thực hành việc giáo dục ?
Khi lên tiếng tại diễn đàn UNESCO ở Paris, ngày 02 tháng 6 năm 1980, Đức Gioan Phaolô II đã nói về vấn đề này như sau : giáo dục là làm cho con người càng ngày càng trở nên người hơn, càng có thể ‘là’ nhiều hơn, chớ không chỉ là có thể ‘có’ nhiều hơn, nghĩa là qua tất cả những gì con người ‘có’ và ‘sở hữu’, con người biết ‘là’ người cách đầy đủ hơn. Muốn được như thế, con người phải biết ‘là nhiều hơn’ không những ‘với những người khác’ nhưng còn là ‘cho những người khác’.
Chúng ta có thể tóm tắt bằng cách nói rằng dự tính của Chúa về con người, là con người phải là cách tròn đầy và đó là nhiệm vụ giáo dục của một kitô hữu.
Bởi vậy, trong lãnh vực này, tất cả những gì có thể được quy định nhân danh Đức tin Kitô giáo, thì cũng phải có thể được biện minh nhân danh con người, và ngược lại. Đó là giả định thần học sẽ hướng dẫn sự suy nghĩ của chúng tôi nơi trang sách này, một sự suy nghĩ sẽ xuất phát từ một cuộc đối thoại thường xuyên giữa các khoa học nhân bản và Phúc âm.
Tất nhiên tôi không dám tuyệt đối hóa một luồng tư tưởng như thế. Sự thật thì một điều ai cũng nhận thấy là ngày nay chúng ta đang chạm trán với những lập trường luân lý rất khác nhau. Đứng trước một chủ nghĩa đa quyền về triết học, luân lý và cả thần học nữa, những niềm xác tín của các kitô hữu không còn hiển nhiên nữa. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng những dữ kiện hiện nay của các khoa học nhân bản có thể giúp nhiều cho chúng ta trong việc suy nghĩ về các vấn đề giáo dục. Trái với sự suy nghĩ của một số người tôi thấy có những âm vang đồng điệu rất mạnh giữa những dữ kiện này và những dữ kiện của truyền thống Thánh Kinh : Điều này làm cho người kitô hữu cảm thấy thoải mái trong việc mày mò các dữ kiện như thế. Về phần tôi, tôi vẫn tiếp tục ngỡ ngàng và thích chí trước nội dung của mặc khải, một nội dung tỏ ra phong phú vô tận mỗi khi được khai thác bởi những dụng cụ mới của khoa học ngày nay .
Nếu người ta chấp nhận giả định thần học được nêu lên trên đây, người ta có thể khẳng định rằng tất cả những gì người kitô hữu coi là có giá trị giáo dục, cũng sẽ có một giá trị tích cực đối với những người ngoài Kitô giáo. Bởi vậy, tôi ước mong rằng tác phẩm này không những tới tay các kitô hữu, mà còn tới tay các thân hữu vô thần của tôi cũng như những bạn theo chủ nghĩa bất khả tri, là những người chia sẻ cái nhìn của chúng ta về con người một cái nhìn đặt nền trên sự tôn trọng.
MỘT CON NGƯỜI TRONG TƯƠNG QUAN
Làm cách nào tường trình cái nhìn Kitô giáo về con người, bằng một thứ ngôn ngữ dễ hiểu đối với những người thời đại chúng ta ?
Chúng ta đã quá quen làm việc trình bày này cho thời đại văn hóa mà chúng ta sắp bỏ qua, một thời đại có thể được gọi là ‘thời đại của bản thể’.
Đó là thời đại mà chúng ta cũng có thể xác định là thời đại siêu hình, bởi vì từ Platon đến Hégel, người Tây phương đã cùng nhau tạo nên một nền văn hóa và cùng nhau suy luận rằng ở đằng sau mỗi sự vật vẫn tàng ẩn một thực tại, tuy người ta không thấy được, nhưng vẫn hiện hữu một cách thực sự. Chính trong thời đại này, các kitô hữu đã có dịp suy tưởng về siêu việt, từ trước đến nay.
Thời đại này đã là thời đại của những thuyết nhị nguyên vĩ đại, được tổ chức xung quanh cùng một sơ đồ : một mầm mống tàng ẩn vô hình, với những biểu hiện ít nhiều rõ ràng, được chúng ta nhận thấy trong thế giới : vật chất / tinh thần, sự vật / ý tưởng, thể xác / linh hồn, lời nói / tư tưởng, thực hiện / ý tưởng.
Như vậy trong thời đại đó, mỗi sự vật có một bên trong, tức một bản thể, và những biểu hiện bên ngoài mệnh danh là các tuỳ thể.
Cái đáng giá đối với thời đại đó, là cái làm cho sống động, làm cho vạn vật trở thành khả niệm, đó là một nền tảng, một cái gì được coi là nguồn gốc để tỏa ra một cái gì là không phải là sự vật, nhưng là một cái lý, một cái làm cho sống động. Những từ then chốt của loại giải thích này là ‘bản thể’, ‘linh hồn’, ‘lý do hiện hữu’, ‘sự thiện’. Gần đây hơn, người ta lại sử dụng những khái niệm như ý thức, nội tâm, tinh thần[1].
Như vậy, để hiểu con người là gì, người ta sẽ tìm hiểu bản thể của con người, linh hồn của con người, tâm linh của con người, ý thức của con người … Người ta sẽ không giải thích hành vi và cử chỉ của con người bằng hiệu quả hoặc bằng tầm quan trọng xã hội của các hành vi đó, nhưng bằng ý hướng tính của chúng .
Sự phát triển mới đây của các khoa học đã đưa chúng ta ra khỏi thời đại này.
Cái hậu phương mà không một ai có thể chỉ cho ta thấy đó là cái gì, dù nó được gọi là bản thể, là linh hồn hoặc ân sủng ? Sự đồng tình của văn hoá về sự hiện hữu của những yếu tố đó, nay không còn nữa, và người ta không có thể biện minh cho lối giải thích đó nữa.
Cùng với những tiến bộ của trí thức ngày nay, thời đại văn hoá mới mà chúng ta vừa bước vào là thời đại của các quan hệ, các tương quan, của hiêp thông : từ nay mỗi sự vật đều được định nghĩa bằng cách thức những liên hệ mà nó có với các sự vật khác.
Điều này đúng cho con người. Bản thân con người là toàn bộ những quan hệ (kinh tế, xã hội, kỹ thuật, tình cảm, ngôn ngữ …) mà họ bị nhét vào, đã bị hoặc sẽ bị nhét vào. Không ai có thể có một ý nghĩa riêng cho mình, không liên quan gì đến các người khác và không liên quan gì với thế giới.
Ngày nay cách thức người ta hiểu con người sẽ ở tại việc nhận ra những quan hệ giữa các yếu tố đó là gì cho chính mình nó. Như vậy chúng ta càng ngày càng ít hiểu con người là một bản thể, nhưng chúng ta sẽ định nghĩa con người bằng cách liên hệ mà mỗi người có với những người khác. Như thế đủ biết tất cả tầm quan trọng của công việc suy tư về ngôn ngữ.
Những tiến bộ của các khoa học về ngôn ngữ và về sự tiếp thông đã dẫn tới một sự đảo lộn hoàn toàn các viễn ảnh, đối với thời đại văn hoá trước đây. Ý tưởng không có trước ngôn ngữ : nó được hình thành trong và nhờ ngôn ngữ. ‘Ngôn ngữ không phải là một bộ những dấu hiệu qui ước, do con người tạo ra’ ngôn ngữ là ‘nơi xuất phát và là hình thức của tư tuởng’.
Từ then chốt của thời đại văn hoá mà chúng ta mới bước vào hôm nay, không còn là bản thể nữa, nhưng là tiếp thông.
Nếu chúng ta đồng ý với Guy Lafon để gọi ‘liên lạc’ là cái môi trường, nơi chúng ta nói, chúng ta nghe, chúng ta đọc, chúng ta viết và cũng là môi trường chúng ta hành động, thì xét cho cùng, chính mối liên lạc này là nét đặc trưng của tình trạng con người chúng ta. ‘Chính nhờ mối liên lạc này mà chúng ta vẫn được lập thành nhân loại, bao lâu chúng ta chưa chết. Nó là nét đặc trưng của tình trạng con người của chúng ta, cũng như tình trạng xã hội của chúng ta’.
Cách quan niệm con người và thế giới như thế nhất định sẽ gây nên một sự đảo lộn đối với quan niệm vẫn thường được chấp nhận trong thời đại trước đây về con người, thời đại siêu hình học, đến nỗi có thể coi đây là cuộc cách mạng Copernic lần thứ hai.
Cũng như ‘cái nhìn thông thường’ vẫn cho rằng mặt trời xoay quanh trái đất, mặc dù chúng ta biết chắc rằng sự thật ngược lại, thì trong vấn đề của chúng ta đây cũng vậy, quan niệm thông thường sẽ còn mạnh mẽ chống lại một nỗ lực phê phán như thế.
Quan niệm thông thường đó vẫn áp đặt chúng ta những điều người ta quả quyết là không chối cãi được, đến nỗi xem ra chúng ta không thể sống mà không dựa vào những điều được coi là hiển nhiên đó. Vậy mà những suy tư về các khoa học ngôn ngữ, và về mối tiếp thông của người ta với nhau trong xã hội, sẽ từ bỏ những điều được coi là hiển nhiên đó.
Chẳng hạn, đối với nhận thức thông thường, các chủ thể hiện hữu trước khi có sự họ liên lạc với nhau. Tự nhiên chúng ta nghĩ rằng những thực tại mà chúng ta gọi là anh, tôi, chúng ta, có trước khi chúng ta có thể liên hệ với nhau. Những đại danh từ như tôi, anh, chúng ta, phải chăng đã ghi nhận sự hiện hữu của những chủ thể phải có đó trước đã. Và phải chăng sự có trước này là điều kiện tiên quyết và tất yếu cho mọi thứ liên lạc. Như vậy phải chăng các chủ thể này vẫn cứ hiện hữu, mặc dầu chúng không liên lạc gì với nhau. Những liên lạc của chúng chỉ có sau và là để thêm vào sự hiện hữu của chúng.
Vậy mà những điều hiển nhiên này đang bị sự suy tư hôm nay về mối tiếp thông đặt thành vấn đề. Các khoa ngôn ngữ cho thấy rằng chủ thể nảy sinh nơi liên lạc, nơi mối tiếp thông xã hội.
Để nói một cách đơn giản hơn, chúng ta có thể nói rằng ‘cái Tôi và cái Anh đã cùng nhau nảy sinh’ vì người ta đã nói với tôi, cho nên một ngày nào đó tôi đã có khả năng đáp lại lời đó. Một người mà không ai nói ‘anh’, sẽ không bao giờ có khả năng nói ‘tôi’.
Vậy trong thời đại văn hoá này, khi mà con người không còn được định nghĩa là bản thể nữa, nhưng là một toàn bộ những quan hệ, chúng ta sẽ làm cách nào để triển khai cái nhìn của phúc âm về con người ?
Để trả lời câu hỏi này, nếu tôi phải nói gọn trong một câu – và đây tôi lãnh nhận trách nhiệm về riêng bản thân tôi – nếu phải nói gọn trong một câu điều gì được tôi coi là chủ chốt của Tin Mừng, bằng thứ ngôn ngữ có thể được người thời nay đón nhận như một Tin Mừng thì tôi xin đưa ra câu này : hạnh phúc không do những gì người ta trao đổi, do những gì người ta ban tặng và lãnh nhận, do những gì người ta chia sẻ … Bởi vì nếu không thể, nếu không được người thời nay đón nhận, thì ta đừng bao giờ quên rằng rao giảng phúc âm là mang đến một Tin Mừng, cho người thời đại mình.
ĐIỀU QUAN TRỌNG KHÔNG PHẢI LÀ CÁI MÌNH SỞ HỮU
NHƯNG LÀ CÁI MÌNH TRAO ĐỔI
Chung cuộc có lẽ chỉ có hai hạng người:
- Những người tin rằng hạnh phúc ở tại những cái họ sở hữu : xe hơi, ngôi nhà để nghỉ hè, bằng cấp, tài sản.
- Những người nghiệm thấy rằng hạnh phúc phát sinh do trao đổi, do những gì mình cho và mình nhận.
Và chỉ khi thiếu, người ta trao đổi. Bởi vậy người nghèo được coi là hạnh phúc hơn người giàu. Vì sống chết người nghèo cũng phải dấn thân vào vòng trao đổi, còn người giàu vì nghĩ rằng mình có thể thỏa mãn những nhu cầu của mình, cho nên coi đó là thừ. Bởi vậy người nghèo ở trên đường dẫn tới hạnh phú, còn người giàu thì thậm chí không biết rằng hạnh phúc là một con đường.
Xin hãy nghe rõ điều tôi nói. Tôi nói ở cảnh nghèo, chớ không nói phải yêu sự nghèo khó vì nghèo khó, càng không nói là phải sung sướng vì nghèo. Như thế sẽ là một sự thác loạn : Như linh mục Pierre đã diễn tả rất đúng. ‘Đối với những người sinh ra trong cảnh nghèo khó, đã từng nếm những hoàn cảnh gần như cùng cực, có một thứ mô tả lãng mạn về khó nghèo, cả về bình diện lý tưởng tinh thần, nhưng đó là một thứ mô tả lãng mạn làm cho phát khùng’.
Không. Người ta chỉ có thể thật sự nghèo khó bằng cách đấu tranh chống sự nghèo khó. Nói theo thuật ngữ của một nhà thần học Châu mỹ La tinh, thì sự nghèo khó của Kitô giáo là biểu hiện của tình thương : nó liên kết với người nghèo và phản kháng lại sự nghèo khó.
Nghèo khó là tình thương : hai từ này họa vận với nhau một cách tuyệt diệu, bởi vì nếu có cái gì không bao giờ có thể sở hữu, nhưng chỉ có thể ban và nhận, thì đó là : tình thương. Ai trong chúng ta lại điên khùng nghĩ rằng : tôi có tình yêu của vợ tôi, hoặc tôi có tình thương của người bạn tôi? Nếu người đó tưởng rằng mình sở hữu tình thương, thì người thì người đó sẽ sớm bước vào con đường đánh mất tình thương.
Bởi vậy tôi lại thích trích dẫn linh mục Pierre một lần nữa. Ông viết, nhân loại không cơ bản được chia làm hai bên, bên những người được kêu là có tín ngưỡng, và bên những người vô tín ngưỡng, nhưng mà là giữa những người ‘tự tôn thờ mình’ và những người có hiệp thông[1]. Những người loại trước sẽ ngoảnh mặt đi khi họ gặp thấy đau khổ, những người loại sau thì đấu tranh hết sức mình cùng với những ai đau khổ.
Đối với những người loại trước, những người đặt hạnh phúc nơi những gì họ sở hữu, viễn ảnh sự chết là một cái gì không thể chịu được. Chúng ta hãy nhớ dụ ngôn về người giàu có điên rồ, tự hỏi phải làm gì cho vụ thu hoạch. Tôi sẽ làm như thế này : Tôi sẽ phá những kho lẫm của tôi, để xây những kho lớn hơn. Tôi sẽ để tất cả lúa mì và tài sản của tôi trong đó. Và tôi sẽ bảo mình rằng : ‘Này, bây giờ mình có rất nhiều của cải để dành cho nhiều năm. Mình hãy nghỉ ngơi, ăn nhậu thỏa thuê’. Nhưng Thiên Chúa bảo người đó rằng : ‘Hỡi tên điên rồ, đêm nay người ta sẽ đòi mạng sống của mi, thì tất cả những gì mi đã chuẩn bị kia, sẽ về tay ai ?’ (Lc 12, 18 – 20).
Còn những người thuộc loại sau, ‘những người biết hiệp thông’ tức là những người đã bước vào sự sinh động của trao đổi và chia sẻ, thì không có gì phải sợ sự chết, đặt tin tưởng vào Chúa Kitô, họ tin rằng những sợi dây của tình thương, của tình bạn và của trao đổi, đã được dệt một cách tốt đẹp trong cuốc sống của họ, sẽ không bị vĩnh viễn tan vỡ do sự chết, bởi vì các mối tình đó mạnh hơn sự chết. Chết không có nghĩa là chấm dứt mỗi liên lạc. Và cuộc sống có chiều kích vĩnh cửu, mà vĩnh cửu không có nghĩa là sau này và ở nơi khác, nhưng ở đây và bây giờ, khi họ say mê dấn thân vào cuộc trao đổi.
‘Hạnh phúc thay những người có tinh thần nghèo khó, vì Nước trời là của họ’ (Lc 5,3).
(còn tiếp)