www.langminhnews.net

Phát triển thế giới bên trong của trẻ

Thế giới trong tâm hồn được giới chuyên môn đặt tên là ‘nội tâm’. Nội tâm là khả năng mà mỗi con người tự đối thoại với chính mình, để xây dựng một khoảng tự do riêng biệt cho riêng mình. Nội tâm cho đứa trẻ gắn kết cái bên ngoài nó nhìn thấy với cái mà trẻ cảm thấy bên trong,
và cho cảm xúc ấy một cái tên chính xác. Nhưng trẻ từ 7-12 tuổi đã đủ trưởng thành để đối thoại với chính mình không ?

Điều giúp mở ra thế giới bên trong

Những cuộc thảo luận. Từ 7-12 tuổi là khoảng thời gian để thiết lập tình bạn, nên đây là lúc trẻ có những cuộc thảo luận giữa nhau. Khi ta cống hiến cho trẻ cơ hội để trẻ phát triển trong nhóm, chúng sẽ tập nói lên những điều chúng đang cảm thấy, chúng đang suy diễn. Điều này luyện cho các em có khả năng đẩy lùi những giới hạn bản thân, để đào sâu suy nghĩ và khởi đầu cho cuộc đối thoại trong nội tâm.

Suy tư cá nhân. Ngang qua những kinh nghiệm sống các em khám phá ra thế giới và những người khác. Những kinh nghiệm sống này nuôi dưỡng suy tư cá nhân. Trẻ em khám phá ra những năng khiếu cũng như sự phong phú còn tiềm ẩn và cả những giới hạn bản thân, điều gì chúng ta có thể thực hiện và điều gì chúng không thể làm như người khác. Trong giáo lý thì kinh nghiệm sống đức tin của người khác cho các trẻ thấy rằng có nhiều cách thức để sống đức tin.

Sự yên tĩnh. Là cái lọc cho phép chuyển từ cái ngoại tại vào nội tại, từ cái bên ngoài vào bên trong. Sự yên tĩnh cống hiến cho trẻ từ 7-12 tuổi rằng cuộc sống có vô số cơ hội để dừng lại, hầu có thời gian cần thiết để nhìn, để suy tư, ổn định và củng cố cho những ý kiến riêng. Chính trong sự yên tĩnh, trong sự thinh lặng mà các trẻ trải nghiệm thế nào là không gian tự do ở trong tâm hồn mình.

Sự tưởng tượng. Việc khởi đầu cho đời sống nội tâm được thực hiện với những cái đụng chạm nhẹ. Xuất phát từ sự tiếp tục giao thoa giữa việc mở ra với thế giới với người khác, và với vũ trụ mà đứa trẻ khám phá ra bên trong bản thân mình. Khi người lớn kể về một cảnh tượng, những từ giàu hình ảnh và những phép ẩn dụ, thì ngay lập tức đứa trẻ cảm thấy nó trở thành nhân vật chính trong câu chuyện, có thái độ chấp nhận hay chối từ.

Những kỹ thuật giúp nội tâm hóa dễ dàng

Hãy dành thời gian để lắng nghe, quan sát từng em trong sự toàn diện. Chẳng hạn trong một buổi thảo luận hãy cho từng em thời gian và những phương tiện để em tự ổn đối với những gì đã được nói. Đặc biệt đừng nói ra những gì các em cần phải nhớ.

Có sự luân phiên để từng em có thể diễn tả chính mình.

Tạo những khoảng thời gian im lặng Đây là những khoảnh khắc quan trọng trong việc giáo dực trẻ đi vào nội tâm. Nó có thực hiện vào lúc bắt đầu cuộc gặp gỡ để cho các trẻ có thể yên tâm sửa soạn và nhớ lại những điều các em đã sinh hoạt ở lần trước. Hoặc cũng có thể thinh lặng trước khi bắt đầu một hoạt động mới.

Hành động với sự thận trọng. Đôi khi trẻ không nhận thức được việc đi vào chiều sâu của cõi lòng sẽ rơi vào sợ hãi trước sự thinh lặng. Do vậy, hãy dạy chúng thấy sự liên kết với người khác trong giờ khắc này với nhiều cách thức khác nhau. Có thể thực hiện sự thinh lặng với một cử chỉ (như mở rộng bàn tay, hướng đến người khác, hay một đối tượng nào đó chẳng hạn bức hình, bức tượng nào đó).

Hãy dạy trẻ giảm đi những tiếng ồn. Tất cả những tiếng ồn trẻ tạo nên do kéo ghế, dậm chân, đều phá vỡ sự yên tĩnh. Sự giáo dục làm chủ chính mình cho phép trẻ em đạt đến thái độ nội tâm. Thực sự, một trẻ bồn chồn, căng thẳng, gây hấn không có nhiều khả năng đi vào tĩnh lặng.

Đồng hành với trẻ trong biểu tượng hóa các cảm xúc. Để làm cho đời sống nội tâm của trẻ thêm phong phú, những trẻ em cần được diễn tả bằng ký hiệu các lời nói, cử chỉ thái độ mà chúng cảm thấy. Hãy giúp trẻ bằng các câu hỏi : Khi tôi vui thì tôi diễn tả như thế nào ? với cử chỉ nào ? lời nào, bài hát nào, lối sáng tạo nghệ thuật nào ? Cứ thế dần trẻ sẽ biết tiếp xúc với những ý tưởng đến trong tâm trí chúng.

Đề xuất một bài luyện tập. Học sinh trong tư thế thư giãn, ngồi ngay ngắn trên ghế, mỗi trẻ im lặng rồi nhắm mắt lại. Đề nghị trẻ lắng nghe tiếng động ở bên ngoài, hít thở đi vào trong thế giới bên trong của chính mình. Với lần gặp sau, những đòi hỏi tăng dần lên, thay vì nghe tiếng động bên ngoài. Hãy đọc lên một câu Kinh Thánh, sau đó mỗi em tự nhẩm lại trong lòng.

Thời gian tiếp theo giờ thinh lặng, mỗi người tìm cách nói lên những gì mình đang cảm nhận. Hướng dẫn các trẻ đặt ra câu hỏi cho bản thân, chẳng hạn : Lời nào mời gọi em lúc này, đâu là cử chỉ em hình dung ra trong khi lắng nghe nội dung bài đó ?

Ba câu hỏi ? (Nhà tâm lý Nicole Fabre trả lời)

1. Làm thế nào để phân biệt đời sống nội tâm và đời sống thiêng liêng ?

Khả năng nội tâm hóa là một hoạt động thuộc trí não, tình cảm, mở ra cho tất cả. Đời sống thiêng liêng là một lãnh vực đặc biệt của đời sống nội tâm. Sẽ không có đời sống thiêng liêng nếu không có đời sống khởi đầu là đời sống nội tâm, không thúc đẩy phát triển khả năng nội tâm hóa nơi trẻ. Khi người ta càng đào sâu nơi trẻ khả năng nội tâm hóa này thì người ta càng có khả năng mở ra cho trẻ về Thiên Chúa.

2. Làm thế nào để ‘đào sâu’ nội tâm hóa này ?

Khi một đứa trẻ bồn chồn, em thường dồn dập đặt những câu hỏi mà không cần trả lời, lúc ấy bạn hãy đề nghị em bắt đầu bằng việc đặt ra câu hỏi với nội dung ‘em lắng nghe xem điều gì xảy ra khi không gây tiếng ồn’. Chắc chắn em sẽ bắt đầu nói rằng đó là điều ‘rất tuyệt, rất tốt đẹp’, rồi sau đó em dần lắng nghe chính mình ‘suy tư một số thứ và suy nghĩ về một số điều’. Điều quan trọng là phá vỡ tâm trạng rối bời trước đó bằng sự bình tĩnh, tích cực.

3. Làm thế nào để chuyển từ nội tâm đến kinh nghiệm thiêng liêng ?

Kinh nghiệm thiêng liêng là một thúc đẩy từ con tim, từ tâm hồn. Trong khi giúp trẻ nhìn ra được những cảm xúc của em, ta cống hiến cho chúng làn gió của hình ảnh để chiêm ngắm. Khi làm cho các em có khả năng đi vào vũ trụ bên trong ngang qua câu chuyện kể, thì ta đã làm giàu cho trí tưởng tượng của các em, và tạo thuận lợi để các em hướng đến đời sống thiêng liêng. Chẳng hạn khi dạy giáo lý (hoặc kể một câu chuyện giáo dục) ta tập trung vào Đức Giesu – nhân vật chính là giúp trẻ ‘chiêm ngắm’ khi chúng sẽ đồng hóa mình với Ngài, tiếp cận cảnh huống ấy một cách hồn nhiên. Do vậy, trẻ sẽ cảm nhận và sẽ sống kinh nghiệm thiêng liêng một cách thực tế và cá vị, khởi đi từ những gì đã nói trong Tin Mừng (câu chuyện).

Kết luận

Việc giúp trẻ sống các giá trị như xác tín từ bên trong là điều khó khăn, nhưng với kinh nghiệm sư phạm, sự trải nghiệm và kiên nhẫn của nhà giáo dục, các em dần được tiếp nhận những giá trị này theo năm tháng, và tạo nên nguồn nội lực giúp em chọn lựa và sống có ý nghĩa trong đời sống.

Trích từ Chuyên đề Don Bosco, số 26

www.langminhnews.net

About www.langminhnews.net

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :