NIỀM VUI PHỤC SINH
Kính thưa Quý Cha thân mến,
Sự kiện nền tảng của tháng 4, gợi hứng cho tâm tình thiêng liêng cũng như công tác mục vụ của chúng ta là Đại lễ Phục Sinh. Vì vậy, tôi cũng muốn dựa trên sự kiện Phục Sinh để chia sẻ với Quý Cha và đề tài là “Niềm vui Phục Sinh”, quan hệ cho đời sống riêng tư cũng như cho công việc mục vụ của chúng ta.
1. Niềm vui Phục Sinh và thực tế của cuộc đời
Tin mừng Thánh Gioan thuật lại : “ Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Chúa Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: ‘Bình an cho anh em !’ Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa” (Ga 20,19-20).
Bầu khí tưng bừng, vui tươi là đặc tính của chính ngày Lễ và của tất cả Mùa Phục Sinh, diễn tả qua màu áo và các nghi thức phụng vụ, qua lời kinh và những bài thánh ca. “Nào ta hãy mừng vui. Chúa đã sống lại thật, Halleluia !” Đây là sứ điệp Phục Sinh được nhắc đi nhắc lại, khơi lên trong lòng người tín hữu niềm hân hoan, đáp lại khát vọng sâu đậm trong lòng mọi người.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế cuộc đời, những giây phút vui vẻ, thoải mái xem ra không bao nhiêu sánh với những lo âu, khắc khoải trong cuộc sống. Điều này không phải chỉ những người nghèo đói, bệnh tật, xấu số, mà ngay cả những người giàu có, nhiều thành công, danh vọng và quyền lực trong xã hội cũng cảm nghiệm. Chính tác giả Thánh vịnh cũng đã nói lên thực tế này của cuộc đời như sau : “Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ, cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi.”(Tv 90,10). Như vậy, sứ điệp “Niềm vui Phục Sinh” càng trở nên cần thiết, phải được loan báo rộng rãi cho mọi người.
2. Chân tính của niềm vui Phục Sinh
Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI, trong thông điệp “Gaudete in Domino” (Anh chị em hãy vui lên trong Chúa) đã phân biệt hai cảm nghiệm, thoạt nhìn, xem ra giống nhau, nhưng nhìn kỹ lại thấy chúng rất khác nhau và con đường dẫn đến chúng cũng khác nhau, hơn nữa, còn trái ngược nhau. Đó là cảm nghiệm niềm vui hay hạnh phúc và cảm nghiệm thú vui hay khoái cảm. Niềm vui hay hạnh phúc là một diễn tả của cuộc sống viên mãn và an hòa, nằm ở bình diện thiêng liêng; thú vui hay khoái cảm nằm ở bình diện cảm xúc của thể lý và vật chất. Trong khi niềm vui hay hạnh phúc phát nguồn từ bên trong, diễn tả cuộc sống đầy tràn, thú vui hay khoái cảm phát sinh từ sự kích thích của những sự vật bên ngoài. Niềm vui hay hạnh phúc càng tăng triển càng viên mãn; thú vui hay khoái cảm khi tăng nhiều thì gây cảm giác chán ngán. Để có được niềm vui hay hạnh phúc thì phải vất bỏ, thắng lướt những gì là vật chất, thể lý; để có thú vui và khoái cảm thì phải có thêm mãi và có mới luôn.
Nhiều người đi tìm hạnh phúc, nhưng thực chất là tìm thú vui, khoái cảm nên trở nên sầu thảm. Chính thú vui và khoái cảm là vật cản, dập tắt niềm vui hạnh phúc. Niềm vui và hạnh phúc là cảm nghiệm thiêng liêng; thú vui và khoái cảm là cảm nghiệm của thể xác. Chính vì vậy, người ta vẫn có thể cảm nghiệm vui mừng và hạnh phúc ngay cả khi phải chịu đau khổ. Đó chính là kinh nghiệm “vui mừng” của các môn đệ được ghi lại trong sách Tin mừng Thánh Gioan. Đây không phải là kinh nghiệm ngoài thực tế của cuộc sống, nhưng là cảm nghiệm trong chính đau khổ của cuộc đời : “Nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái”. Chính trong bầu khí lo lắng, sợ sệt đó, các môn đệ đã tìm thấy niềm vui “Vì được thấy Chúa”. Chính Chúa là niềm vui, là hạnh phúc cho các môn đệ. Ngài là nền tảng, là nguồn gốc đem lại an bình và hạnh phúc cho con người. Do đó, dù hoàn cảnh cuộc đời thế nào, người ta vẫn an bình, nếu người ta có Chúa.
3. Con đường dẫn đến niềm vui Phục Sinh
Để tìm được nơi Chúa nguồn hạnh phúc cho đời mình, người môn đệ phải biết vất bỏ tất cả để cuối cùng chỉ còn bám víu vào một mình Chúa. “Đừng để điều gì làm cho lo lắng; đừng để điều gì làm cho lo sợ; tất cả sẽ qua đi. Chỉ có Chúa là tồn tại…Ai có Chúa thì chẳng thiếu gì : một mình Chúa là đủ” (Thánh Têrêsa Avila).
“Tất cả” ở đây không chỉ có nghĩa là của cải, vật chất, mà cả tình cảm nhân loại, danh vọng, chức quyền và ngay cả thành công mục vụ. “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hiệp với Người.” (Pl 3,7-9).
Dấn thân và tất cả, nhưng lòng thì thanh thoát tất cả. Có cũng được, không có cũng chẳng sao. Chỉ có Chúa là thiết yếu, không thể thiếu. Đó là tinh thần của người tín hữu khi Thánh Phaolô khuyên bảo giáo đoàn Corintô : “Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này : thời gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc, hãy làm như không khóc; ai vui mừng, như chẳng mừng vui; ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả; kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi. Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì.” (1 Cr 7, 29-32).
Niềm vui Phục Sinh là hoa trái của sự thanh thoát hoàn toàn trước tất cả để có được Chúa Giêsu, không thể đồng hóa niềm vui này với sự hài lòng và thỏa mãn. Thánh Phanxicô Assisi đã giải thích điều này rất rõ ràng qua bài học về “Niềm vui đích thực” như sau :
Một ngày kia, tại nhà thờ Đức Mẹ các Thiên Thần, Thánh Phanxicô gọi thầy Leone và bảo :
- Thầy Leone, Thầy hãy đi lấy giấy bút và viết.
Thầy leone trả lời:
- Dạ, con đây, con đã sẵn sàng.
Thánh Phanxicô nói:
- Thầy hãy viết: “Niềm vui đích thực là gì?”. Có một sứ giả đến và nói rằng tất cả các giáo sư của Paris đã gia nhập Dòng chúng ta. Thầy hãy viết: “Đó không phải là niềm vui đích thực.” Rồi, một sứ giả khác đến nói: “Tất cả các Giám mục, Tổng Giám mục và ngay cả vua nước Pháp và vua nước Anh đều đã gia nhập Dòng chúng ta”. Thầy hãy viết: “Đó không phải là niềm vui đích thực.” Rồi có sứ giả khác đến loan báo: “Các anh em chúng ta đi đến với dân ngoại và họ đã hoán cải tất cả”. Thầy hãy viết: "Đó không phải phải niềm vui đích thực.” Sau cùng, một sứ giả nữa đến báo tin: “Chúa đã ban cho tôi được ơn chữa lành mọi tật quyền và làm nhiều phép lạ”. Thầy hãy viết: “Đó cũng không phải là niềm vui đích thực”.
Thầy Leone ngạc nhiên hỏi:
- ậy thì niềm vui đích thực là gì?
Thánh Phanxicô chậm rãi trả lời:
- Tôi từ Perugia trở về vào nửa đêm, vào mùa đông tuyết rơi, lạnh buốt, hai chân tôi run cóng, đập vào nhau đến chảy máu. Tôi đến trước cửa nhà chúng ta, gõ cửa và gọi. Một người anh em bước ra và hỏi: “Ai đó ?”. Tôi đáp: “tôi là Cha Phanxicô đây”. Người anh em đó nói : “không ai trở về nửa đêm thế này. Tôi không thể mở cửa cho người như vậy.” Tôi nài nẵng xin: “Vì tình yêu Chúa, xin hãy cho tôi trọ đêm nay, sáng mai tôi sẽ đi ngay”. Nhưng người anh em đó đáp: “Không, tôi không mở”. Sau đó, người anh em bỏ vào phòng ngủ.”
Thánh Phanxicô kết luận:
- Nếu trong hoàn cảnh đó, tôi vẫn an bình, không buồn bực, thì đó chính là niềm vui đích thực, là nhân đức thật, và là ơn cứu độ cho các linh hồn.
Quý Cha thân mến, đó chính là niềm vui chúng ta cần nhắc nhở và khích lệ nhau tiến tới và dẫn đưa đoàn Dân Chúa cùng tiến với chúng ta. Được như vậy thì năm Thánh kỉ niệm Kim Khánh thành lập Giáo Phận sẽ in lên một nét thật đậm trong hành trình sống Đức Tin của Giáo Phận.
Với lòng quý mến, xin kính chúc quý Cha đầy tràn niềm vui của Chúa Kitô Phục Sinh.
+Đaminh Nguyễn Chu Trinh
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc
Kính thưa Quý Cha thân mến,
Sự kiện nền tảng của tháng 4, gợi hứng cho tâm tình thiêng liêng cũng như công tác mục vụ của chúng ta là Đại lễ Phục Sinh. Vì vậy, tôi cũng muốn dựa trên sự kiện Phục Sinh để chia sẻ với Quý Cha và đề tài là “Niềm vui Phục Sinh”, quan hệ cho đời sống riêng tư cũng như cho công việc mục vụ của chúng ta.
1. Niềm vui Phục Sinh và thực tế của cuộc đời
Tin mừng Thánh Gioan thuật lại : “ Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Chúa Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: ‘Bình an cho anh em !’ Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa” (Ga 20,19-20).
Bầu khí tưng bừng, vui tươi là đặc tính của chính ngày Lễ và của tất cả Mùa Phục Sinh, diễn tả qua màu áo và các nghi thức phụng vụ, qua lời kinh và những bài thánh ca. “Nào ta hãy mừng vui. Chúa đã sống lại thật, Halleluia !” Đây là sứ điệp Phục Sinh được nhắc đi nhắc lại, khơi lên trong lòng người tín hữu niềm hân hoan, đáp lại khát vọng sâu đậm trong lòng mọi người.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế cuộc đời, những giây phút vui vẻ, thoải mái xem ra không bao nhiêu sánh với những lo âu, khắc khoải trong cuộc sống. Điều này không phải chỉ những người nghèo đói, bệnh tật, xấu số, mà ngay cả những người giàu có, nhiều thành công, danh vọng và quyền lực trong xã hội cũng cảm nghiệm. Chính tác giả Thánh vịnh cũng đã nói lên thực tế này của cuộc đời như sau : “Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ, cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi.”(Tv 90,10). Như vậy, sứ điệp “Niềm vui Phục Sinh” càng trở nên cần thiết, phải được loan báo rộng rãi cho mọi người.
2. Chân tính của niềm vui Phục Sinh
Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI, trong thông điệp “Gaudete in Domino” (Anh chị em hãy vui lên trong Chúa) đã phân biệt hai cảm nghiệm, thoạt nhìn, xem ra giống nhau, nhưng nhìn kỹ lại thấy chúng rất khác nhau và con đường dẫn đến chúng cũng khác nhau, hơn nữa, còn trái ngược nhau. Đó là cảm nghiệm niềm vui hay hạnh phúc và cảm nghiệm thú vui hay khoái cảm. Niềm vui hay hạnh phúc là một diễn tả của cuộc sống viên mãn và an hòa, nằm ở bình diện thiêng liêng; thú vui hay khoái cảm nằm ở bình diện cảm xúc của thể lý và vật chất. Trong khi niềm vui hay hạnh phúc phát nguồn từ bên trong, diễn tả cuộc sống đầy tràn, thú vui hay khoái cảm phát sinh từ sự kích thích của những sự vật bên ngoài. Niềm vui hay hạnh phúc càng tăng triển càng viên mãn; thú vui hay khoái cảm khi tăng nhiều thì gây cảm giác chán ngán. Để có được niềm vui hay hạnh phúc thì phải vất bỏ, thắng lướt những gì là vật chất, thể lý; để có thú vui và khoái cảm thì phải có thêm mãi và có mới luôn.
Nhiều người đi tìm hạnh phúc, nhưng thực chất là tìm thú vui, khoái cảm nên trở nên sầu thảm. Chính thú vui và khoái cảm là vật cản, dập tắt niềm vui hạnh phúc. Niềm vui và hạnh phúc là cảm nghiệm thiêng liêng; thú vui và khoái cảm là cảm nghiệm của thể xác. Chính vì vậy, người ta vẫn có thể cảm nghiệm vui mừng và hạnh phúc ngay cả khi phải chịu đau khổ. Đó chính là kinh nghiệm “vui mừng” của các môn đệ được ghi lại trong sách Tin mừng Thánh Gioan. Đây không phải là kinh nghiệm ngoài thực tế của cuộc sống, nhưng là cảm nghiệm trong chính đau khổ của cuộc đời : “Nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái”. Chính trong bầu khí lo lắng, sợ sệt đó, các môn đệ đã tìm thấy niềm vui “Vì được thấy Chúa”. Chính Chúa là niềm vui, là hạnh phúc cho các môn đệ. Ngài là nền tảng, là nguồn gốc đem lại an bình và hạnh phúc cho con người. Do đó, dù hoàn cảnh cuộc đời thế nào, người ta vẫn an bình, nếu người ta có Chúa.
3. Con đường dẫn đến niềm vui Phục Sinh
Để tìm được nơi Chúa nguồn hạnh phúc cho đời mình, người môn đệ phải biết vất bỏ tất cả để cuối cùng chỉ còn bám víu vào một mình Chúa. “Đừng để điều gì làm cho lo lắng; đừng để điều gì làm cho lo sợ; tất cả sẽ qua đi. Chỉ có Chúa là tồn tại…Ai có Chúa thì chẳng thiếu gì : một mình Chúa là đủ” (Thánh Têrêsa Avila).
“Tất cả” ở đây không chỉ có nghĩa là của cải, vật chất, mà cả tình cảm nhân loại, danh vọng, chức quyền và ngay cả thành công mục vụ. “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hiệp với Người.” (Pl 3,7-9).
Dấn thân và tất cả, nhưng lòng thì thanh thoát tất cả. Có cũng được, không có cũng chẳng sao. Chỉ có Chúa là thiết yếu, không thể thiếu. Đó là tinh thần của người tín hữu khi Thánh Phaolô khuyên bảo giáo đoàn Corintô : “Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này : thời gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc, hãy làm như không khóc; ai vui mừng, như chẳng mừng vui; ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả; kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi. Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì.” (1 Cr 7, 29-32).
Niềm vui Phục Sinh là hoa trái của sự thanh thoát hoàn toàn trước tất cả để có được Chúa Giêsu, không thể đồng hóa niềm vui này với sự hài lòng và thỏa mãn. Thánh Phanxicô Assisi đã giải thích điều này rất rõ ràng qua bài học về “Niềm vui đích thực” như sau :
Một ngày kia, tại nhà thờ Đức Mẹ các Thiên Thần, Thánh Phanxicô gọi thầy Leone và bảo :
- Thầy Leone, Thầy hãy đi lấy giấy bút và viết.
Thầy leone trả lời:
- Dạ, con đây, con đã sẵn sàng.
Thánh Phanxicô nói:
- Thầy hãy viết: “Niềm vui đích thực là gì?”. Có một sứ giả đến và nói rằng tất cả các giáo sư của Paris đã gia nhập Dòng chúng ta. Thầy hãy viết: “Đó không phải là niềm vui đích thực.” Rồi, một sứ giả khác đến nói: “Tất cả các Giám mục, Tổng Giám mục và ngay cả vua nước Pháp và vua nước Anh đều đã gia nhập Dòng chúng ta”. Thầy hãy viết: “Đó không phải là niềm vui đích thực.” Rồi có sứ giả khác đến loan báo: “Các anh em chúng ta đi đến với dân ngoại và họ đã hoán cải tất cả”. Thầy hãy viết: "Đó không phải phải niềm vui đích thực.” Sau cùng, một sứ giả nữa đến báo tin: “Chúa đã ban cho tôi được ơn chữa lành mọi tật quyền và làm nhiều phép lạ”. Thầy hãy viết: “Đó cũng không phải là niềm vui đích thực”.
Thầy Leone ngạc nhiên hỏi:
- ậy thì niềm vui đích thực là gì?
Thánh Phanxicô chậm rãi trả lời:
- Tôi từ Perugia trở về vào nửa đêm, vào mùa đông tuyết rơi, lạnh buốt, hai chân tôi run cóng, đập vào nhau đến chảy máu. Tôi đến trước cửa nhà chúng ta, gõ cửa và gọi. Một người anh em bước ra và hỏi: “Ai đó ?”. Tôi đáp: “tôi là Cha Phanxicô đây”. Người anh em đó nói : “không ai trở về nửa đêm thế này. Tôi không thể mở cửa cho người như vậy.” Tôi nài nẵng xin: “Vì tình yêu Chúa, xin hãy cho tôi trọ đêm nay, sáng mai tôi sẽ đi ngay”. Nhưng người anh em đó đáp: “Không, tôi không mở”. Sau đó, người anh em bỏ vào phòng ngủ.”
Thánh Phanxicô kết luận:
- Nếu trong hoàn cảnh đó, tôi vẫn an bình, không buồn bực, thì đó chính là niềm vui đích thực, là nhân đức thật, và là ơn cứu độ cho các linh hồn.
Quý Cha thân mến, đó chính là niềm vui chúng ta cần nhắc nhở và khích lệ nhau tiến tới và dẫn đưa đoàn Dân Chúa cùng tiến với chúng ta. Được như vậy thì năm Thánh kỉ niệm Kim Khánh thành lập Giáo Phận sẽ in lên một nét thật đậm trong hành trình sống Đức Tin của Giáo Phận.
Với lòng quý mến, xin kính chúc quý Cha đầy tràn niềm vui của Chúa Kitô Phục Sinh.
+Đaminh Nguyễn Chu Trinh
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc