THỨ HAI TUẦN II THƯỜNG NIÊN
Văn mạch: từ 2,1 đến 3,6, Thánh Marcô ghi lại 5 cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu với một số nhóm không thích Ngài. Đây là những dịp rất tốt để ta thấy rõ quan điểm của Chúa Giêsu, thấy nét độc đáo trong giáo huấn của Ngài so với giáo lý cổ truyền của người Do Thái. Đoạn này ghi cuộc tranh luận thứ ba, vấn đề được tranh luận là ăn chay.
Người Do Thái rất coi trọng việc ăn chay (x. Mt 6,1-18).
Mục đích của ăn chay là chuẩn bị gặp Chúa (x. Xh 34.28) hoặc gặp Đấng Messia sắp đến.
Vào đầu thế kỷ I, người ta nghĩ rằng Đấng Messia sắp đến, cho nên càng ăn chay nhiệm nhặt hơn, nhất là nhóm Biệt phái và nhóm môn đệ Gioan Tẩy Giả.
Các môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả có lẽ là thuộc phái khổ hạnh Ét-sê-niêng ở Qum-ram. Họ ăn chay, kiêng khem với cùng một mục đích như những người Biệt phái, là trông chờ Đấng Cứu Thế, nên họ đã trách cứ các môn đệ Chúa cùng là người Do Thái mà không giữ chay như họ.
Câu trả lời của Chúa Giêsu cho thấy họ chưa nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, và các môn đệ Chúa Giêsu có lẽ chưa nhận ra. Nhưng Chúa Giêsu thì chính Người là Đấng Messia đến khai mở một kỷ nguyên vui mừng, Ngài so sánh thời gian Ngài đang sống ở trần gian là một tiệc cưới và bản thân Ngài là chàng rể. Bởi đó, Ngài ăn uống tự nhiên bình thường và để cho các môn đệ Ngài cũng ăn uống như thế. Vì thế, khi người ta tra vấn Ngài: “Tại sao các môn đệ ông không ăn chay?”, Ngài trả lời: “chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay trong khi chàng rể còn ở với họ?”. Ngài lại cho biết trước rằng tình hình sẽ thay đổi khi Ngài chịu nạn chịu chết. Khi đó, các môn đệ Ngài sẽ ăn chay để chuẩn bị đón ngày Ngài quang lâm (x. Cv 13,1-3). Nói cách cụ thể, giai đoạn đang sống với Chúa Giêsu là thời kỳ mới cho nên phải sống theo tinh thần mới, tức là tinh thần vui mừng: “rượu mới thì bầu rượu cũng phải mới”.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng muốn chứng tỏ cho chúng ta thấy thế nào là sống đạo. Chúng ta hãy chiêm ngắm thái độ và lời dạy của Ngài. Vừa bắt đầu sứ mệnh rao giảng của Ngài, cũng như các kinh sư của thời đại Ngài, Chúa Giêsu cũng qui tụ một số môn đệ; và cũng như môn đệ của các kinh sư khác, môn đệ của Ngài cũng theo một lối sống nào đó. Thế nhưng, điều khiến cho nhiều người ngạc nhiên và đặt vấn đề đó là Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài không tuân giữ một số ngày chay tịnh như môn đệ của Gioan hay của những người Biệt phái.
Suốt cuộc sống của Ngài, Chúa Giêsu đã tỏ ra rất độc lập đối với Do Thái giáo. Đây quả là cách sống đạo hoàn toàn mới mẻ mà Chúa Giêsu đề ra cho con người. Đối với Ngài, linh hồn và cốt lõi của đạo chính là tình thương.
Chúa Giêsu mượn hình ảnh chiếc áo, bầu rượu để nói lên thái độ dứt khoát của những ai muốn làm môn đệ Ngài. Không thể vừa theo Ngài, vừa tiếp tục nhìn lại phía sau; không thể làm môn đệ Ngài mà vẫn sống tinh thần ngược lại với tinh thần Tin Mừng. Chúng ta không thể không đặt ra để tự vấn lương tâm mỗi ngày: Tôi có sống công bình bác ái chưa? Tôi có yêu thương người anh em bên cạnh tôi chưa?
Nguyện xin Chúa cho chúng ta ngày càng thấu hiểu và xác tín rằng sống đạo là sống yêu thương, và cốt lõi của Kitô giáo chính là tình thương.
THỨ BA TUẦN II THƯỜNG NIÊN
Đây là cuộc tranh luận thứ tư. Vấn đề được tranh luận là luật nghỉ làm việc trong ngày Sabát được ghi trong Xh 20,8-11.
Nhóm Biệt phái chỉ để ý đến mặt chữ, thậm chí họ còn đưa thêm 39 việc không được làm trong ngày Sabát, trong đó có việc mót lúa và bứt vài bông lúa. Bởi đó, họ phản đối Chúa Giêsu về việc làm của các môn đệ Ngài.
Mục đích của ăn chay là chuẩn bị gặp Chúa (x. Xh 34.28) hoặc gặp Đấng Messia sắp đến.
Còn Chúa Giêsu thì để ý đến tinh thần của khoản luật ấy, tức là phục vụ con người.
Ngày xưa khi còn ở bên Ai Cập, dân Do Thái phải làm nô lệ cực nhọc. Bởi đó, khi họ ra khỏi Ai Cập, Môsê đã ra luật nghỉ ngày Sabát:
+ Trước hết là để phục vụ cho chính những người Do Thái.
+ Kế đó là vì quan tâm tới những người nghèo, tôi tớ và nô lệ.
Trong ngày đó, những người chủ Do Thái phải để cho những người tôi tớ và nô lệ được nghỉ ngơi, đừng tái phạm điều mà người Ai Cập trước kia đã làm với họ.
Theo tinh thần đó thì Chúa Giêsu tuyên bố hai câu “nảy lửa”:
1. Ngày Sabát được lập ra vì con người chứ không phải con người được tạo nên vì ngày Sabát.
2. Con Người (tức là Chúa Giêsu) là chủ ngày Sabát.
Tin Mừng hôm nay là khởi đầu một cuộc đối đầu triền miên giữa Chúa Giêsu và nhóm Biệt phái về vấn đề luật pháp. Chúa Giêsu không phải là người vô kỷ luật. Ngài sinh ra khi cha mẹ Ngài tuân theo lệnh kiểm tra dân số do hoàng đế La Mã ban hành; sau này Ngài vẫn đóng thuế như bất cứ một công dân nào của Đế Quốc. Trong lãnh vực tôn giáo, Ngài tuân giữ lề luật của Môsê. Ngài cũng chịu cắt bì, được dâng hiến trong đền thờ vì là con trai đầu lòng, hằng năm lên Giêrusalem để mừng lễ, mỗi ngày hưu lễ Ngài cũng đến hội đường.
Tuy nhiên, như Chúa Giêsu đã có lần tuyên bố, Ngài đến là để kiện toàn lề luật, và kiện toàn lề luật là gì nếu không phải là mặc cho nó linh hồn là tình yêu. Không có tình yêu thì lề luật chỉ là những chữ viết không hồn. Nhưng nói đến tình yêu là nói đến con người. Như vậy luật lệ là vì con người, là để giúp con người sống chứ không phải để đàn áp và giết chết con người. Luật lệ chỉ có ý nghĩa và giá trị khi nó là một biểu lộ của tôn trọng và yêu thương đối với con người; trái lại tất cả những luật lệ nào đi ngược với sự sống và tình yêu đều là những luật lệ bất công. Trong thông điệp “Tin mừng sự sống” ban hành năm 1995, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã kêu gọi các tín hữu mạnh mẽ và can đảm chống lại những thứ luật lệ xúc phạm đến chính sự sống của con người như luật cho phép phá thai, luật cho phép kết liễu cuộc sống của bệnh nhân.
Là một xã hội, Giáo Hội cũng ban hành luật lệ. Tất cả lề luật của Giáo Hội được tóm gọn trong một giới luật duy nhất và nền tảng, đó là yêu thương. Ăn chay, giữ ngày Chúa Nhật hoặc bao nhiêu khoản luật khác liên quan đến đời sống hôn nhân, tất cả đều qui về một luật duy nhất là để giúp các tín hữu sống tôn trọng và yêu thương con người. Như thế, người Kitô hữu chỉ có một giới răn để tuân giữ, đó là giới răn yêu thương, và họ cũng chỉ có một tinh thần duy nhất để tuân giữ lề luật, đó là tình yêu thương.
Nguyện xin Chúa cho chúng ta ngày càng thấu hiểu và xác tín rằng sống đạo là sống yêu thương, và cốt lõi của Kitô giáo chính là tình thương.
THỨ TƯ TUẦN II THƯỜNG NIÊN
Đây là cuộc tranh luận thứ năm trong số những cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và các đối thủ của Ngài được Marcô ghi lại. Vấn đề cũng vẫn là luật nghỉ ngày Sabát nhưng được nhìn dưới một khía cạnh khác: làm gì trong ngày đó.
Hoàn cảnh: có một người bệnh cần được chữa, người đó đang có mặt trong một Hội đường, và hôm đó là một ngày Sabát.
Trong đoạn Tin Mừng hôm qua, Chúa Giêsu đã nêu rõ mục đích của khoản luật nghỉ làm việc ngày Sabát là để phục vụ con người. Trong đoạn này Ngài cho biết thêm ngày đó ta có thể (và phải) làm việc lành.
Khi đặt cho những người Biệt phái câu hỏi “ngày Sabát, được phép làm điều lành hay điều dữ”, Chúa Giêsu muốn họ suy nghĩ để thấy thêm điều quan trọng đó.
Nhưng họ làm thinh: một là do cảm thấy khó trả lời; hai là do cố chấp không chấp nhận lẽ phải.
Do đó, Chúa Giêsu rảo mắt nhìn họ “một cái nhìn vừa giận vừa buồn”.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu có một phản ứng trước sự mù quáng của những người Biệt phái. Thánh sử Marcô như muốn tô đậm phản ứng của Chúa Giêsu trước thái độ mù quáng của họ khi viết: “Chúa Giêsu giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng chai đá của họ”. Chúa Giêsu vốn là Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Chúng ta hãy chiêm ngắm thái độ của Ngài đối với những người đau khổ, các bệnh nhân, các tội nhân, những người bị đẩy ra bên lề xã hội. Ngài đồng bàn với họ, cảm thông với họ, tha thứ cho họ.
Từ sự kiện xảy ra, chúng ta nhận ra “hai cái nhìn” khác nhau. Điều Chúa Giêsu thấy rõ hơn hết trong Hội đường ngày hôm ấy là có một người bị khô bại một tay. Ngài thấy và rất thương anh nên muốn cứu anh. Còn những người Biệt phái thì chỉ thấy những khoản luật về ngày Sabát. Những khoản luật ấy che khuất tầm mắt của họ nên họ chẳng thấy nỗi khổ của bệnh nhân mà chỉ coi đây là cơ hội để họ bắt bẻ Chúa Giêsu. Khi Chúa Giêsu đã chữa cho anh này thì họ không vui mừng mà còn tức giận và “tìm cách hại Người”. Cái nhìn của Chúa Giêsu xuất phát từ một “tấm lòng nhân hậu”, còn cái nhìn của nhóm Biệt phái xuất phát từ một “cõi lòng chai đá”.
Chúa Giêsu đã tỏ ra cảm thông tha thứ đối với mọi tội lỗi của con người, duy chỉ có một thái độ Ngài không bao giờ chấp nhận và tha thứ, đó là thói giả hình và mù quáng. Quả thật khi con người không còn nhận ra thân phận tội lỗi và yếu đuối của mình, khi con người khước từ yêu thương thì mọi tương quan với Thiên Chúa cũng hoàn toàn bị cắt đứt. Chúa Giêsu không ngừng lên án thái độ giả hình và mù quáng của những người Biệt phái. Ngài cũng luôn kêu gọi các môn đệ đề cao cảnh giác trước men Biệt phái.
Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta một tâm hồn nhạy cảm để nhận ra thân phận yếu đuối bất toàn của chúng ta và đáp lại lời mời gọi thống hối và hoán cải không ngừng của Chúa. Xin Chúa ban cho chúng ta một trái tim luôn biết rung động trước nỗi đau khổ của đồng loại và đôi tay luôn biết rộng mở để chăm sóc và chữa trị và san sẻ trao ban cho mọi người hầu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
THỨ NĂM TUẦN II THƯỜNG NIÊN
Trong đoạn này, Mc ghi tóm lược hoạt động chữa bệnh và trừ tà của Chúa Giêsu.
Chữa bệnh: do biết Chúa Giêsu có khả năng chữa bệnh, người ta từ khắp nơi đi theo Chúa Giêsu rất đông, đến nỗi Ngài phải bảo các môn đệ tìm cho Ngài một chiếc thuyền nhỏ cho Ngài lên đó “để khỏi bị đám đông xô lấn”. Biện pháp này làm dịu đi phần nào một niềm tin tưởng có phần vụ lợi và một quan niệm có phần sai lạc về Đấng Messia.
Trừ tà: những tà thần khi bị Ngài trục xuất đã tuyên bố lớn tiếng “ông là Con Thiên Chúa”.Không phải tà thần tuyên truyền dùm Ngài, thực ra chúng muốn phá hoại hoạt động của Ngài, vì khi làm như thế, chúng khiến dân chúng chỉ để ý đến khía cạnh quyền phép của Ngài và do đó sẽ không chấp nhận khi Ngài cho biết Ngài là một Đấng Messia dùng thập giá để cứu loài người. Bởi đó, Ngài “cấm ngặt chúng không được tiết lộ Ngài là ai” cũng là một biện pháp ngăn chặn quan niệm sai lạc ấy.
Trong Tin Mừng hôm nay, Thánh Marcô trình bày cho chúng ta nhiều phản ứng hay đúng hơn nhiều nhận thức khác nhau về con người Chúa Giêsu, họ nghe và chứng kiến nhiều phép lạ Ngài thực hiện. Nhưng trong nhận định của Marcô đám đông chỉ tìm đến để được ăn no nê, để được chữa trị khỏi các bệnh tật, chứ không phải để hoán cải: đám đông chỉ thấy cái trước mắt là phép lạ, mà không đọc ra được ý nghĩa của phép lạ là dấu chỉ của Nước Trời mà Chúa Giêsu đã loan báo. Nói tắt, đám đông dân chúng không biết gì về Chúa Giêsu, và đây là lý do tại sao Chúa Giêsu tỏ ra dè dặt đối với đám đông. Ngài thường lẩn tránh họ. Duy chỉ có ma quỉ biết Chúa Giêsu là ai, nhưng biết đối với ma quỉ không đồng nghĩa với tri giao, mà chỉ là thù hận.
Đặt vào đúng văn mạch thì Tin Mừng hôm nay muốn trình bày cho chúng ta nhiều thứ hiểu biết về Chúa Giêsu: ma quỉ biết Chúa Giêsu, nhưng biết trong thù hận; đám đông thì tìm đến với Ngài vì mục đích trục lợi, bà con thân thuộc của Ngài chỉ có về Ngài một sự hiểu biết hời hợt, thiếu chiều sâu; những người Biệt phái thì hoàn toàn mù quáng về con người Chúa Giêsu; chỉ có nhóm Mười Hai về sau này mới có một hiểu biết chính xác về Ngài. Nhưng đối với Chúa Giêsu, biết Ngài không chỉ là một nhận thức của trí tuệ, mà là đi vào tri giao mật thiết với Ngài, đi theo Ngài, nên một. Đó là lý do tại sao sau khi Phêrô đại diện nhóm Mười Hai tuyên xưng Ngài là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống. Ngài liền loan báo về cuộc tử nạn của Ngài và mời gọi họ vác lấy Thập giá mỗi ngày và đi theo Ngài. Đó chính là sự hiểu biết về Ngài mà Chúa Giêsu đang chờ đợi nơi mỗi Kitô hữu. Biết và tuyên xưng trên môi miệng mà thôi chưa đủ, biết Ngài thật sự là nên một với Ngài đến độ thốt lên như Thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi”.
Ước gì tâm tình và xác tín của Thánh Phaolô cũng thấm nhập và hướng dẫn chúng ta từng phút giây trong cuộc sống.
THỨ SÁU TUẦN II THƯỜNG NIÊN
Chúa Giêsu lập nhóm 12 có vài chi tiết đang để ý:
Việc này xảy ra “Trên núi”. Theo truyền thống Thánh Kinh “Núi” là nơi thiêng thánh, nơi Thiên Chúa gặp gỡ con người (x IV 19,8: Thiên Chúa gặp Êlia), nơi lập Giao ước (Xh 19,3), nơi mặc khải... Vậy Chúa Giêsu lập nhóm 12 trên núi vì việc này có tính cách quan trọng và thiêng thánh.
Ngài “gọi đến với Ngài những kẻ Ngài muốn”: ơn gọi xuất phát từ sáng kiến và ơn ban của Chúa, chứ không phải do công đức của con người.
12 người này được chọn “để các ông ở với Ngài và được Ngài sai đi”. Đây là 2 nét quan trọng trong căn tính của người tông đồ.
Trong số những người được chọn có cả người sẽ phản nộp Ngài.
Điều cơ bản nhất mà chúng ta cần phải tuyên xưng trước tiên khi nói về Giáo Hội là một mầu nhiệm. Do đó, chúng ta không thể so sánh hay xếp Giáo Hội vào bất cứ một tổ chức trần thế nào, một thể chế nào, Giáo Hội thiết yếu là một mầu nhiệm; Giáo Hội được gọi là hiền thê của Chúa Kitô, là thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, là dân Thiên Chúa. Mỗi kiểu nói này bày tỏ một khía cạnh, nhưng không thể nào nói hết về Giáo Hội.
Tin Mừng hôm nay như muốn đưa chúng ta vào trong bản chất mầu nhiệm ấy của Giáo Hội. Chúa Giêsu thiết lập nhóm Mười Hai để các Tông đồ ở với Ngài và được Ngài sai đi rao giảng, bởi vì Chúa muốn con người chia sẻ sứ mạng của Ngài, và chia sẻ cho con người vinh dự Chúa Cha trao cho Ngài.
Nhưng để không phụ lòng tin tưởng của Chúa, những người được chọn để sai đi ấy trước hết phải “ở với” Ngài để thấm nhuần tinh thần của Ngài và làm việc như đúng ý Ngài muốn. Trong nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu đặt Phêrô làm thủ lãnh để cai trị và trở thành mối dây hữu hình trong Giáo Hội. Ngài hứa ở với Giáo Hội mọi ngày cho đến tận thế như Ngài đã ở với các Tông đồ ngay từ buổi đầu, thì hơn 2000 năm, Ngài vẫn tiếp tục ở với và trong Giáo Hội.
Giáo Hội chính là thân thể Chúa Kitô. Thuộc về Giáo Hội chính là chấp nhận lời rao giảng của Chúa Giêsu được ủy thác cho các tông đồ và những người mà các ông cắt đặt để thay thế và tiếp tục sứ mệnh của mình. Thuộc về Giáo Hội cách cụ thể là đón nhận và sống Giáo huấn của chính các Tông đồ được ủy thác cho Giáo Hội và những người kế vị các Ngài. Một khi gia nhập Giáo Hội, người Kitô hữu phải chấp nhận quyền giáo huấn của Giáo Hội.
Hằng năm, Giáo Hội dành một tuần lễ cầu cho sự hợp nhất các Kitô hữu, một tuần lễ để đi sâu vào mầu nhiệm của Giáo Hội, một tuần lễ để hoán cải. Chúng ta hãy cầu xin bằng chính lời cầu nguyện của Chúa Giêsu: “Xin cho chúng nên một như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha, ngõ hầu thế gian tin rằng Cha đã sai Con”.
THỨ BẢY TUẦN II THƯỜNG NIÊN
Lúc Chúa Giêsu đang giảng thì thân nhân của Ngài tìm đến. Ta hãy chú ý chung quanh Chúa Giêsu có 2 vòng người:
Vòng phía trong gần gũi với Ngài là những người đang nghe Ngài giảng, họ “đang ngồi chung quanh Ngài”.
Vòng ngoài là những người bà con của Ngài. Những người này đứng đó không phải để nghe giảng mà để bắt Ngài về quê hương không cho Ngài giảng nữa vì nói Ngài đã mất trí.
Đoạn song song trong Tin Mừng Mt (Mt 12,46-50) cho thấy Chúa Giêsu coi trọng những người ở vòng trong hơn vòng ngoài: chẳng những Ngài không bỏ việc giảng để ra ngoài gặp bà con, mà còn nói những kẻ đang nghe Ngài giảng mới là gia đình thật của Ngài.
Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta suy nghĩ về tương quan của Chúa Giêsu và gia đình của Ngài để từ đó rút ra những bài học thực tiễn về vai trò của gia đình đối với con người.
Chúa Giêsu đã sinh ra và lớn lên trong một gia đình, 33 năm sống kiếp làm người, Ngài đã sống 30 năm với gia đình. Hơn nữa, cũng như bất cứ người Á Đông nào, Chúa Giêsu rất xem trọng những mối dây liên hệ thân thuộc; Trong ba năm rao giảng công khai, Ngài vẫn tìm dịp trở về thăm làng cũ, và giữa lúc Ngài bận bịu với sứ vụ công khai, công việc như quá tải: giảng dạy mọi nơi, chữa bệnh và trừ tà liên tục vì người ta tìm đến quá đông. Trở về nhà nghỉ ngơi, dân chúng lại kéo tới, thậm chí cả các môn đệ cũng không ăn uống được. Thân nhân không hiểu nổi kiểu làm việc đó, chép miệng: “Bị mất trí rồi và tính bắt về quản thúc”.
Quả thật, Chúa Giêsu xem trọng những liên hệ máu mủ và tình bà con xóm giềng, nhưng Ngài quí trọng những kẻ nghe lời Chúa hơn chính cha mẹ và anh chị em ruột thịt. Ngài coi những kẻ đang nghe Ngài giảng là gia đình thiêng liêng của mình. Nên Ngài quan tâm lo cho họ có lương thực thiêng liêng, phục vụ họ không câu nệ thời khóa biểu, không định lượng công việc, không cân bằng mọi nhu cầu... nhưng sẵn sàng đáp ứng theo tính chất công việc: càng cần, càng khẩn thiết thì càng được giải quyết ưu tiên. Thánh Phaolô đồng cảm với Chúa Giêsu khi viết: “Tình mến của Đức Kitô thôi thúc chúng tôi” (2Cr 5,14).
Người Kitô hữu cần học nơi Đức Kitô sự quan tâm đến cận nhân: quan tâm đến quên mình. Nhưng cần cảnh giác với cách quan tâm của thân nhân Chúa: bắt người khác làm theo ý mình. Sự quan tâm kiểu này chẳng qua chỉ là áp đặt trên người khác tính ích kỷ tầm thường của mình. Sự quan tâm kiểu như thế chỉ gây hậu quả là phá hoại hơn là xây dựng.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tự vấn lương tâm đâu là những giá trị đích thực mà chúng ta đang theo đuổi và muốn truyền đạt cho người khác. Nguyện xin Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống soi sáng và hướng dẫn chúng ta biết quan tâm đến người khác để nhận ra những cố gắng và thiện chí của họ; biết đem hết khả năng của mình để nâng đỡ khích lệ, cộng tác với anh em.
Lm Giuse Phạm Thanh Minh
CỐT LÕI CỦA ĐẠO
Văn mạch: từ 2,1 đến 3,6, Thánh Marcô ghi lại 5 cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu với một số nhóm không thích Ngài. Đây là những dịp rất tốt để ta thấy rõ quan điểm của Chúa Giêsu, thấy nét độc đáo trong giáo huấn của Ngài so với giáo lý cổ truyền của người Do Thái. Đoạn này ghi cuộc tranh luận thứ ba, vấn đề được tranh luận là ăn chay.
Người Do Thái rất coi trọng việc ăn chay (x. Mt 6,1-18).
Mục đích của ăn chay là chuẩn bị gặp Chúa (x. Xh 34.28) hoặc gặp Đấng Messia sắp đến.
Vào đầu thế kỷ I, người ta nghĩ rằng Đấng Messia sắp đến, cho nên càng ăn chay nhiệm nhặt hơn, nhất là nhóm Biệt phái và nhóm môn đệ Gioan Tẩy Giả.
Các môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả có lẽ là thuộc phái khổ hạnh Ét-sê-niêng ở Qum-ram. Họ ăn chay, kiêng khem với cùng một mục đích như những người Biệt phái, là trông chờ Đấng Cứu Thế, nên họ đã trách cứ các môn đệ Chúa cùng là người Do Thái mà không giữ chay như họ.
Câu trả lời của Chúa Giêsu cho thấy họ chưa nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, và các môn đệ Chúa Giêsu có lẽ chưa nhận ra. Nhưng Chúa Giêsu thì chính Người là Đấng Messia đến khai mở một kỷ nguyên vui mừng, Ngài so sánh thời gian Ngài đang sống ở trần gian là một tiệc cưới và bản thân Ngài là chàng rể. Bởi đó, Ngài ăn uống tự nhiên bình thường và để cho các môn đệ Ngài cũng ăn uống như thế. Vì thế, khi người ta tra vấn Ngài: “Tại sao các môn đệ ông không ăn chay?”, Ngài trả lời: “chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay trong khi chàng rể còn ở với họ?”. Ngài lại cho biết trước rằng tình hình sẽ thay đổi khi Ngài chịu nạn chịu chết. Khi đó, các môn đệ Ngài sẽ ăn chay để chuẩn bị đón ngày Ngài quang lâm (x. Cv 13,1-3). Nói cách cụ thể, giai đoạn đang sống với Chúa Giêsu là thời kỳ mới cho nên phải sống theo tinh thần mới, tức là tinh thần vui mừng: “rượu mới thì bầu rượu cũng phải mới”.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng muốn chứng tỏ cho chúng ta thấy thế nào là sống đạo. Chúng ta hãy chiêm ngắm thái độ và lời dạy của Ngài. Vừa bắt đầu sứ mệnh rao giảng của Ngài, cũng như các kinh sư của thời đại Ngài, Chúa Giêsu cũng qui tụ một số môn đệ; và cũng như môn đệ của các kinh sư khác, môn đệ của Ngài cũng theo một lối sống nào đó. Thế nhưng, điều khiến cho nhiều người ngạc nhiên và đặt vấn đề đó là Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài không tuân giữ một số ngày chay tịnh như môn đệ của Gioan hay của những người Biệt phái.
Suốt cuộc sống của Ngài, Chúa Giêsu đã tỏ ra rất độc lập đối với Do Thái giáo. Đây quả là cách sống đạo hoàn toàn mới mẻ mà Chúa Giêsu đề ra cho con người. Đối với Ngài, linh hồn và cốt lõi của đạo chính là tình thương.
Chúa Giêsu mượn hình ảnh chiếc áo, bầu rượu để nói lên thái độ dứt khoát của những ai muốn làm môn đệ Ngài. Không thể vừa theo Ngài, vừa tiếp tục nhìn lại phía sau; không thể làm môn đệ Ngài mà vẫn sống tinh thần ngược lại với tinh thần Tin Mừng. Chúng ta không thể không đặt ra để tự vấn lương tâm mỗi ngày: Tôi có sống công bình bác ái chưa? Tôi có yêu thương người anh em bên cạnh tôi chưa?
Nguyện xin Chúa cho chúng ta ngày càng thấu hiểu và xác tín rằng sống đạo là sống yêu thương, và cốt lõi của Kitô giáo chính là tình thương.
THỨ BA TUẦN II THƯỜNG NIÊN
LINH HỒN CỦA LỀ LUẬT
Đây là cuộc tranh luận thứ tư. Vấn đề được tranh luận là luật nghỉ làm việc trong ngày Sabát được ghi trong Xh 20,8-11.
Nhóm Biệt phái chỉ để ý đến mặt chữ, thậm chí họ còn đưa thêm 39 việc không được làm trong ngày Sabát, trong đó có việc mót lúa và bứt vài bông lúa. Bởi đó, họ phản đối Chúa Giêsu về việc làm của các môn đệ Ngài.
Mục đích của ăn chay là chuẩn bị gặp Chúa (x. Xh 34.28) hoặc gặp Đấng Messia sắp đến.
Còn Chúa Giêsu thì để ý đến tinh thần của khoản luật ấy, tức là phục vụ con người.
Ngày xưa khi còn ở bên Ai Cập, dân Do Thái phải làm nô lệ cực nhọc. Bởi đó, khi họ ra khỏi Ai Cập, Môsê đã ra luật nghỉ ngày Sabát:
+ Trước hết là để phục vụ cho chính những người Do Thái.
+ Kế đó là vì quan tâm tới những người nghèo, tôi tớ và nô lệ.
Trong ngày đó, những người chủ Do Thái phải để cho những người tôi tớ và nô lệ được nghỉ ngơi, đừng tái phạm điều mà người Ai Cập trước kia đã làm với họ.
Theo tinh thần đó thì Chúa Giêsu tuyên bố hai câu “nảy lửa”:
1. Ngày Sabát được lập ra vì con người chứ không phải con người được tạo nên vì ngày Sabát.
2. Con Người (tức là Chúa Giêsu) là chủ ngày Sabát.
Tin Mừng hôm nay là khởi đầu một cuộc đối đầu triền miên giữa Chúa Giêsu và nhóm Biệt phái về vấn đề luật pháp. Chúa Giêsu không phải là người vô kỷ luật. Ngài sinh ra khi cha mẹ Ngài tuân theo lệnh kiểm tra dân số do hoàng đế La Mã ban hành; sau này Ngài vẫn đóng thuế như bất cứ một công dân nào của Đế Quốc. Trong lãnh vực tôn giáo, Ngài tuân giữ lề luật của Môsê. Ngài cũng chịu cắt bì, được dâng hiến trong đền thờ vì là con trai đầu lòng, hằng năm lên Giêrusalem để mừng lễ, mỗi ngày hưu lễ Ngài cũng đến hội đường.
Tuy nhiên, như Chúa Giêsu đã có lần tuyên bố, Ngài đến là để kiện toàn lề luật, và kiện toàn lề luật là gì nếu không phải là mặc cho nó linh hồn là tình yêu. Không có tình yêu thì lề luật chỉ là những chữ viết không hồn. Nhưng nói đến tình yêu là nói đến con người. Như vậy luật lệ là vì con người, là để giúp con người sống chứ không phải để đàn áp và giết chết con người. Luật lệ chỉ có ý nghĩa và giá trị khi nó là một biểu lộ của tôn trọng và yêu thương đối với con người; trái lại tất cả những luật lệ nào đi ngược với sự sống và tình yêu đều là những luật lệ bất công. Trong thông điệp “Tin mừng sự sống” ban hành năm 1995, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã kêu gọi các tín hữu mạnh mẽ và can đảm chống lại những thứ luật lệ xúc phạm đến chính sự sống của con người như luật cho phép phá thai, luật cho phép kết liễu cuộc sống của bệnh nhân.
Là một xã hội, Giáo Hội cũng ban hành luật lệ. Tất cả lề luật của Giáo Hội được tóm gọn trong một giới luật duy nhất và nền tảng, đó là yêu thương. Ăn chay, giữ ngày Chúa Nhật hoặc bao nhiêu khoản luật khác liên quan đến đời sống hôn nhân, tất cả đều qui về một luật duy nhất là để giúp các tín hữu sống tôn trọng và yêu thương con người. Như thế, người Kitô hữu chỉ có một giới răn để tuân giữ, đó là giới răn yêu thương, và họ cũng chỉ có một tinh thần duy nhất để tuân giữ lề luật, đó là tình yêu thương.
Nguyện xin Chúa cho chúng ta ngày càng thấu hiểu và xác tín rằng sống đạo là sống yêu thương, và cốt lõi của Kitô giáo chính là tình thương.
THỨ TƯ TUẦN II THƯỜNG NIÊN
PHẢN ỨNG CỦA CHÚA GIÊSU
Đây là cuộc tranh luận thứ năm trong số những cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và các đối thủ của Ngài được Marcô ghi lại. Vấn đề cũng vẫn là luật nghỉ ngày Sabát nhưng được nhìn dưới một khía cạnh khác: làm gì trong ngày đó.
Hoàn cảnh: có một người bệnh cần được chữa, người đó đang có mặt trong một Hội đường, và hôm đó là một ngày Sabát.
Trong đoạn Tin Mừng hôm qua, Chúa Giêsu đã nêu rõ mục đích của khoản luật nghỉ làm việc ngày Sabát là để phục vụ con người. Trong đoạn này Ngài cho biết thêm ngày đó ta có thể (và phải) làm việc lành.
Khi đặt cho những người Biệt phái câu hỏi “ngày Sabát, được phép làm điều lành hay điều dữ”, Chúa Giêsu muốn họ suy nghĩ để thấy thêm điều quan trọng đó.
Nhưng họ làm thinh: một là do cảm thấy khó trả lời; hai là do cố chấp không chấp nhận lẽ phải.
Do đó, Chúa Giêsu rảo mắt nhìn họ “một cái nhìn vừa giận vừa buồn”.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu có một phản ứng trước sự mù quáng của những người Biệt phái. Thánh sử Marcô như muốn tô đậm phản ứng của Chúa Giêsu trước thái độ mù quáng của họ khi viết: “Chúa Giêsu giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng chai đá của họ”. Chúa Giêsu vốn là Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Chúng ta hãy chiêm ngắm thái độ của Ngài đối với những người đau khổ, các bệnh nhân, các tội nhân, những người bị đẩy ra bên lề xã hội. Ngài đồng bàn với họ, cảm thông với họ, tha thứ cho họ.
Từ sự kiện xảy ra, chúng ta nhận ra “hai cái nhìn” khác nhau. Điều Chúa Giêsu thấy rõ hơn hết trong Hội đường ngày hôm ấy là có một người bị khô bại một tay. Ngài thấy và rất thương anh nên muốn cứu anh. Còn những người Biệt phái thì chỉ thấy những khoản luật về ngày Sabát. Những khoản luật ấy che khuất tầm mắt của họ nên họ chẳng thấy nỗi khổ của bệnh nhân mà chỉ coi đây là cơ hội để họ bắt bẻ Chúa Giêsu. Khi Chúa Giêsu đã chữa cho anh này thì họ không vui mừng mà còn tức giận và “tìm cách hại Người”. Cái nhìn của Chúa Giêsu xuất phát từ một “tấm lòng nhân hậu”, còn cái nhìn của nhóm Biệt phái xuất phát từ một “cõi lòng chai đá”.
Chúa Giêsu đã tỏ ra cảm thông tha thứ đối với mọi tội lỗi của con người, duy chỉ có một thái độ Ngài không bao giờ chấp nhận và tha thứ, đó là thói giả hình và mù quáng. Quả thật khi con người không còn nhận ra thân phận tội lỗi và yếu đuối của mình, khi con người khước từ yêu thương thì mọi tương quan với Thiên Chúa cũng hoàn toàn bị cắt đứt. Chúa Giêsu không ngừng lên án thái độ giả hình và mù quáng của những người Biệt phái. Ngài cũng luôn kêu gọi các môn đệ đề cao cảnh giác trước men Biệt phái.
Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta một tâm hồn nhạy cảm để nhận ra thân phận yếu đuối bất toàn của chúng ta và đáp lại lời mời gọi thống hối và hoán cải không ngừng của Chúa. Xin Chúa ban cho chúng ta một trái tim luôn biết rung động trước nỗi đau khổ của đồng loại và đôi tay luôn biết rộng mở để chăm sóc và chữa trị và san sẻ trao ban cho mọi người hầu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
THỨ NĂM TUẦN II THƯỜNG NIÊN
CHÚA GIÊSU, ĐẤNG ĐẦY HẤP DẪN
Trong đoạn này, Mc ghi tóm lược hoạt động chữa bệnh và trừ tà của Chúa Giêsu.
Chữa bệnh: do biết Chúa Giêsu có khả năng chữa bệnh, người ta từ khắp nơi đi theo Chúa Giêsu rất đông, đến nỗi Ngài phải bảo các môn đệ tìm cho Ngài một chiếc thuyền nhỏ cho Ngài lên đó “để khỏi bị đám đông xô lấn”. Biện pháp này làm dịu đi phần nào một niềm tin tưởng có phần vụ lợi và một quan niệm có phần sai lạc về Đấng Messia.
Trừ tà: những tà thần khi bị Ngài trục xuất đã tuyên bố lớn tiếng “ông là Con Thiên Chúa”.Không phải tà thần tuyên truyền dùm Ngài, thực ra chúng muốn phá hoại hoạt động của Ngài, vì khi làm như thế, chúng khiến dân chúng chỉ để ý đến khía cạnh quyền phép của Ngài và do đó sẽ không chấp nhận khi Ngài cho biết Ngài là một Đấng Messia dùng thập giá để cứu loài người. Bởi đó, Ngài “cấm ngặt chúng không được tiết lộ Ngài là ai” cũng là một biện pháp ngăn chặn quan niệm sai lạc ấy.
Trong Tin Mừng hôm nay, Thánh Marcô trình bày cho chúng ta nhiều phản ứng hay đúng hơn nhiều nhận thức khác nhau về con người Chúa Giêsu, họ nghe và chứng kiến nhiều phép lạ Ngài thực hiện. Nhưng trong nhận định của Marcô đám đông chỉ tìm đến để được ăn no nê, để được chữa trị khỏi các bệnh tật, chứ không phải để hoán cải: đám đông chỉ thấy cái trước mắt là phép lạ, mà không đọc ra được ý nghĩa của phép lạ là dấu chỉ của Nước Trời mà Chúa Giêsu đã loan báo. Nói tắt, đám đông dân chúng không biết gì về Chúa Giêsu, và đây là lý do tại sao Chúa Giêsu tỏ ra dè dặt đối với đám đông. Ngài thường lẩn tránh họ. Duy chỉ có ma quỉ biết Chúa Giêsu là ai, nhưng biết đối với ma quỉ không đồng nghĩa với tri giao, mà chỉ là thù hận.
Đặt vào đúng văn mạch thì Tin Mừng hôm nay muốn trình bày cho chúng ta nhiều thứ hiểu biết về Chúa Giêsu: ma quỉ biết Chúa Giêsu, nhưng biết trong thù hận; đám đông thì tìm đến với Ngài vì mục đích trục lợi, bà con thân thuộc của Ngài chỉ có về Ngài một sự hiểu biết hời hợt, thiếu chiều sâu; những người Biệt phái thì hoàn toàn mù quáng về con người Chúa Giêsu; chỉ có nhóm Mười Hai về sau này mới có một hiểu biết chính xác về Ngài. Nhưng đối với Chúa Giêsu, biết Ngài không chỉ là một nhận thức của trí tuệ, mà là đi vào tri giao mật thiết với Ngài, đi theo Ngài, nên một. Đó là lý do tại sao sau khi Phêrô đại diện nhóm Mười Hai tuyên xưng Ngài là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống. Ngài liền loan báo về cuộc tử nạn của Ngài và mời gọi họ vác lấy Thập giá mỗi ngày và đi theo Ngài. Đó chính là sự hiểu biết về Ngài mà Chúa Giêsu đang chờ đợi nơi mỗi Kitô hữu. Biết và tuyên xưng trên môi miệng mà thôi chưa đủ, biết Ngài thật sự là nên một với Ngài đến độ thốt lên như Thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi”.
Ước gì tâm tình và xác tín của Thánh Phaolô cũng thấm nhập và hướng dẫn chúng ta từng phút giây trong cuộc sống.
THỨ SÁU TUẦN II THƯỜNG NIÊN
THÀNH LẬP NHÓM MƯỜI HAI
Chúa Giêsu lập nhóm 12 có vài chi tiết đang để ý:
Việc này xảy ra “Trên núi”. Theo truyền thống Thánh Kinh “Núi” là nơi thiêng thánh, nơi Thiên Chúa gặp gỡ con người (x IV 19,8: Thiên Chúa gặp Êlia), nơi lập Giao ước (Xh 19,3), nơi mặc khải... Vậy Chúa Giêsu lập nhóm 12 trên núi vì việc này có tính cách quan trọng và thiêng thánh.
Ngài “gọi đến với Ngài những kẻ Ngài muốn”: ơn gọi xuất phát từ sáng kiến và ơn ban của Chúa, chứ không phải do công đức của con người.
12 người này được chọn “để các ông ở với Ngài và được Ngài sai đi”. Đây là 2 nét quan trọng trong căn tính của người tông đồ.
Trong số những người được chọn có cả người sẽ phản nộp Ngài.
Điều cơ bản nhất mà chúng ta cần phải tuyên xưng trước tiên khi nói về Giáo Hội là một mầu nhiệm. Do đó, chúng ta không thể so sánh hay xếp Giáo Hội vào bất cứ một tổ chức trần thế nào, một thể chế nào, Giáo Hội thiết yếu là một mầu nhiệm; Giáo Hội được gọi là hiền thê của Chúa Kitô, là thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, là dân Thiên Chúa. Mỗi kiểu nói này bày tỏ một khía cạnh, nhưng không thể nào nói hết về Giáo Hội.
Tin Mừng hôm nay như muốn đưa chúng ta vào trong bản chất mầu nhiệm ấy của Giáo Hội. Chúa Giêsu thiết lập nhóm Mười Hai để các Tông đồ ở với Ngài và được Ngài sai đi rao giảng, bởi vì Chúa muốn con người chia sẻ sứ mạng của Ngài, và chia sẻ cho con người vinh dự Chúa Cha trao cho Ngài.
Nhưng để không phụ lòng tin tưởng của Chúa, những người được chọn để sai đi ấy trước hết phải “ở với” Ngài để thấm nhuần tinh thần của Ngài và làm việc như đúng ý Ngài muốn. Trong nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu đặt Phêrô làm thủ lãnh để cai trị và trở thành mối dây hữu hình trong Giáo Hội. Ngài hứa ở với Giáo Hội mọi ngày cho đến tận thế như Ngài đã ở với các Tông đồ ngay từ buổi đầu, thì hơn 2000 năm, Ngài vẫn tiếp tục ở với và trong Giáo Hội.
Giáo Hội chính là thân thể Chúa Kitô. Thuộc về Giáo Hội chính là chấp nhận lời rao giảng của Chúa Giêsu được ủy thác cho các tông đồ và những người mà các ông cắt đặt để thay thế và tiếp tục sứ mệnh của mình. Thuộc về Giáo Hội cách cụ thể là đón nhận và sống Giáo huấn của chính các Tông đồ được ủy thác cho Giáo Hội và những người kế vị các Ngài. Một khi gia nhập Giáo Hội, người Kitô hữu phải chấp nhận quyền giáo huấn của Giáo Hội.
Hằng năm, Giáo Hội dành một tuần lễ cầu cho sự hợp nhất các Kitô hữu, một tuần lễ để đi sâu vào mầu nhiệm của Giáo Hội, một tuần lễ để hoán cải. Chúng ta hãy cầu xin bằng chính lời cầu nguyện của Chúa Giêsu: “Xin cho chúng nên một như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha, ngõ hầu thế gian tin rằng Cha đã sai Con”.
THỨ BẢY TUẦN II THƯỜNG NIÊN
VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH
Lúc Chúa Giêsu đang giảng thì thân nhân của Ngài tìm đến. Ta hãy chú ý chung quanh Chúa Giêsu có 2 vòng người:
Vòng phía trong gần gũi với Ngài là những người đang nghe Ngài giảng, họ “đang ngồi chung quanh Ngài”.
Vòng ngoài là những người bà con của Ngài. Những người này đứng đó không phải để nghe giảng mà để bắt Ngài về quê hương không cho Ngài giảng nữa vì nói Ngài đã mất trí.
Đoạn song song trong Tin Mừng Mt (Mt 12,46-50) cho thấy Chúa Giêsu coi trọng những người ở vòng trong hơn vòng ngoài: chẳng những Ngài không bỏ việc giảng để ra ngoài gặp bà con, mà còn nói những kẻ đang nghe Ngài giảng mới là gia đình thật của Ngài.
Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta suy nghĩ về tương quan của Chúa Giêsu và gia đình của Ngài để từ đó rút ra những bài học thực tiễn về vai trò của gia đình đối với con người.
Chúa Giêsu đã sinh ra và lớn lên trong một gia đình, 33 năm sống kiếp làm người, Ngài đã sống 30 năm với gia đình. Hơn nữa, cũng như bất cứ người Á Đông nào, Chúa Giêsu rất xem trọng những mối dây liên hệ thân thuộc; Trong ba năm rao giảng công khai, Ngài vẫn tìm dịp trở về thăm làng cũ, và giữa lúc Ngài bận bịu với sứ vụ công khai, công việc như quá tải: giảng dạy mọi nơi, chữa bệnh và trừ tà liên tục vì người ta tìm đến quá đông. Trở về nhà nghỉ ngơi, dân chúng lại kéo tới, thậm chí cả các môn đệ cũng không ăn uống được. Thân nhân không hiểu nổi kiểu làm việc đó, chép miệng: “Bị mất trí rồi và tính bắt về quản thúc”.
Quả thật, Chúa Giêsu xem trọng những liên hệ máu mủ và tình bà con xóm giềng, nhưng Ngài quí trọng những kẻ nghe lời Chúa hơn chính cha mẹ và anh chị em ruột thịt. Ngài coi những kẻ đang nghe Ngài giảng là gia đình thiêng liêng của mình. Nên Ngài quan tâm lo cho họ có lương thực thiêng liêng, phục vụ họ không câu nệ thời khóa biểu, không định lượng công việc, không cân bằng mọi nhu cầu... nhưng sẵn sàng đáp ứng theo tính chất công việc: càng cần, càng khẩn thiết thì càng được giải quyết ưu tiên. Thánh Phaolô đồng cảm với Chúa Giêsu khi viết: “Tình mến của Đức Kitô thôi thúc chúng tôi” (2Cr 5,14).
Người Kitô hữu cần học nơi Đức Kitô sự quan tâm đến cận nhân: quan tâm đến quên mình. Nhưng cần cảnh giác với cách quan tâm của thân nhân Chúa: bắt người khác làm theo ý mình. Sự quan tâm kiểu này chẳng qua chỉ là áp đặt trên người khác tính ích kỷ tầm thường của mình. Sự quan tâm kiểu như thế chỉ gây hậu quả là phá hoại hơn là xây dựng.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tự vấn lương tâm đâu là những giá trị đích thực mà chúng ta đang theo đuổi và muốn truyền đạt cho người khác. Nguyện xin Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống soi sáng và hướng dẫn chúng ta biết quan tâm đến người khác để nhận ra những cố gắng và thiện chí của họ; biết đem hết khả năng của mình để nâng đỡ khích lệ, cộng tác với anh em.
Lm Giuse Phạm Thanh Minh