LINH MỤC, TU SĨ KIẾM TÌM VÀ THI HÀNH THÁNH Ý CHÚA
Quý Cha và quý Tu sĩ rất thân mến,
Chúng ta đang tiến dần tới Tuần Thánh là trung tâm và đỉnh cao của hành trình Mùa Chay. Dưới ánh sáng của mầu nhiệm cuộc đời Đức Kitô, Chúa chúng ta, được tưởng niệm và cử hành trong Tuần Thánh, tôi xin chia sẻ với quý Cha và quý Tu sĩ đề tài: “Linh mục, Tu sĩ kiếm tìm và thi hành thánh ý Chúa”. Tôi xin chia sẻ đề tài này dưới hai điểm chính:
- “Tuân theo thánh ý Ngài, con vui sướng hơn là được tiền rừng bạc bể” (Tv 119,14)
- “Xin Ngài thương soi đường dẫn lối con đi” (Tv 43,3)
1. “Tuân theo thánh ý Ngài, con vui sướng hơn là được tiền rừng bạc bể” (Tv 119,14)
Ý nghĩa và mục đích thâm sâu nhất của tất cả cuộc đời Linh mục và Tu sĩ là thực hiện thánh ý Thiên Chúa và từ đó, tìm ra hạnh phúc cho cuộc đời của mình, vì họ là những hiện thân của Đức Kitô.
Nói đến Thứ Sáu Tuần Thánh, lòng trí chúng ta tự nhiên nghĩ đến những nỗi thống khổ, sự đau đớn tột cùng và cái chết vô cùng đau thương, nhục nhã mà Chúa Giêsu đã phải hứng chịu. Nghĩ cho cùng thì trên đời cũng có nhiều người đau khổ, chịu đựng nhiều bệnh tật, cô đơn và bất công. Nhưng điều đặc biệt nơi Chúa Giêsu là tất cả những đau khổ, đớn đau và nhục nhã đã được Người tự nguyện đón nhận để diễn tả Tình Yêu Thần Linh của Người đối với Chúa Cha và nhân loại. Đau khổ là ngôn ngữ của tình yêu. Càng chấp nhận chịu đau khổ nhiều, thì càng nói lên được rõ ràng và mạnh mẽ tình yêu đối với người mình quý mến. Trong cuộc tử nạn của Chúa, yếu tố nổi bật không phải là đau khổ mà là tình yêu. Đau khổ chỉ là cơ hội để Chúa Giêsu thi thố tình yêu của Người và cũng chính vì vậy mà đau khổ của Người trở thành êm dịu ngọt ngào, khơi lên bầu khí an bình, thứ tha và trở thành sức mạnh giải thoát nhân loại tội lỗi. Điều này đã được Ngôn sứ Isaia diễn tả thật rõ ràng như sau:
“Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới. Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt, bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề. Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành. Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu, lang thang mỗi người một ngả. Nhưng Đức Chúa đã đổ trên đầu người tội lỗi của tất cả chúng ta. Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng. Người đã bị ức hiếp, buộc tội, rồi bị thủ tiêu. Dòng dõi của người, ai nào nghĩ tới? Người đã bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh, vì tội lỗi của dân, người bị đánh phạt… Nhờ nỗi thống khổ của mình, người sẽ nhìn thấy ánh sáng và được mãn nguyện. Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ. Vì thế, Ta sẽ ban cho nó muôn người làm gia sản, và cùng với những bậc anh hùng hào kiệt, nó sẽ được chia chiến lợi phẩm, bởi vì nó đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân; nhưng thực ra, nó đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi.” (Is 53,3-8.11-12).
Nếu nghĩ cho kỹ thì tình yêu trong đau khổ vẫn chưa phải là nền tảng sâu thẳm nhất trong cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Sự quyết tâm vâng phục thánh ý Chúa Cha mới thực sự là yếu tố cốt lõi của cuộc tử nạn của Người. Trước viễn tượng của cuộc tử nạn, Chúa Giêsu cảm thấy rùng mình, run sợ đến nỗi mồ hôi máu toát ra và vì vậy, Người đã kêu xin Chúa Cha cho Người khỏi phải “uống chén đắng”. Thánh Matthêu kể lại: “Người bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. Bấy giờ Người nói với các ông (ba môn đệ thân tín theo Người): Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy. Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này.” (Mt 26,37-39). Cho dù có run sợ như vậy, Chúa Giêsu vẫn nói thêm: “Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). “Ý Cha” là ý định cứu độ nhân loại bằng tình yêu, được tỏ lộ mạnh mẽ nhất qua cơn đau khổ tột cùng; chiến thắng sức mạnh sự dữ bằng sức mạnh của tình yêu.
Thực ra, vâng theo thánh ý Chúa Cha trong Tuần Tử Nạn không phải là một hành động đơn độc, nhưng đãkéo dài tất cả cuộc đời, khởi đầu từ mầu nhiệm Nhập Thể, được nối dài trọn cả cuộc đời và đi đến tột đỉnh trên Thập giá, lúc Chúa Giêsu thể hiện trọn tình con thảo và thành toàn chức tư tế của Người. Thi hành ý muốn của Chúa Cha được Người coi là lương thực sống của Người (x. Ga 4,34) và đó chính là chương trình sống của Người được nói trong thư Do Thái :
“Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con.” (Dt 10,5-7).
Chương trình sống của các Linh mục, Tu sĩ chắc chắn không thể khác chương trình sống của Chúa Giêsu, Đấng chúng ta tôn thờ và bước theo. Đối với một Linh mục, Tu sĩ, điều quan trọng không phải là làm việc này hay việc kia, ở nơi này hay nơi nọ, nhưng là làm việc Chúa trao cho và ở nơi Chúa sai đến. Điều quan trọng không phải là thành công hay thất bại, nhưng là thực hiện điều Chúa yêu cầu. Do đó, tất cả cuộc đời chúng ta chỉ nhắm đến một việc là tìm hiểu và thực thi thánh ý Chúa và đó cũng là nguồn hạnh phúc đích thực của chúng ta:
“Tuân theo thánh ý Ngài, con vui sướng
hơn là được tiền rừng bạc bể.
Con sẽ gẫm suy huấn lệnh Chúa truyền,
đưa mắt nhìn theo đường lối Chúa.
Con vui thú với thánh chỉ Ngài” (Tv 119,14-16).
2. “Xin Ngài thương soi đường dẫn lối con đi” (Tv 43,3)
Nhìn ra thánh ý của Chúa không phải là kết quả của một kỹ thuật thiêng liêng, nhưng là khả năng của người môn đệ đã thu được tinh thần của Chúa vào hồn mình và thay đổi được tâm tình mình theo tâm tình của Chúa. Hành trình tâm linh của người môn đệ muốn tìm kiếm ý Chúa có hai loại yếu tố, tạm gọi là yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Yếu tố bên trong là những yếu tố của chính tâm hồn người muuốn tìm thấy ý Chúa và yếu tố bên ngoài là những yếu tố không tùy thuộc vào người muốn tìm ý Chúa được coi như điểm tựa để kiểm chứng tâm tư người muốn tìm ý Chúa.
Yếu tố bên trong
a) Lòng ao ước thực muốn làm theo ý Chúa
Khi nói đến tìm hiểu ý Chúa, người ta thường hỏi ngay: “Làm sao biết được đó là ý của Chúa?” Thực ra vấn đề đầu tiên là lòng ao ước muốn biết ý Chúa, vì người ta chỉ hiểu những gì muốn hiểu. Do đó, để biết ý Chúa, việc đầu tiên cần làm là khơi lên và nuôi dưỡng trong tâm hồn lòng khao khát muốn cho ý Chúa được nên trọn (Kinh Lạy Cha) đến độ trở thành chương trình sống như Chúa Giêsu đã làm: “Này đây, con đến để làm theo ý Cha” (Dt 10,7).
Ở đây, cần chú ý đến từ “thực” (lòng ao ước đích thực, bền vững). Không phải hễ nói “muốn làm theo ý Chúa” là thực sự muốn dấn thân tìm kiếm và làm theo ý Chúa. Sách ngôn sứ Giêrêmia (ch. 42-43) kể lại câu chuyện dân Chúa tại Giuđêa, khi chỉ còn lại một số ít và lo sợ bị vua Babylon đán áp, đã đến tìm ngôn sứ Giêrêmia và xin Ngàicầu cùng Đức Chúa, xin cho biết nên ở lại Giuđêa hay sang Ai Cập lánh nạn. Toàn dân, từ thủ lãnh đến thứ dân, từ cụ già đến trẻ nhỏ, tất cả cùng thề hứa long trọng và công khai là sẽ làm bất cứ điều gì, dầu thích hay không thích, mà Thiên Chúa cho biết qua Ngôn Sứ.
Sau mười ngày cầu nguyện, ngôn sứ Giêrêmia gọi toàn dân lại và cho biết ý Chúa là họ nên ở lại Giuđêa và Chúa sẽ bảo vệ họ. Nếu họ sang Ai Cập lánh nạn thì lưỡi gươm họ muốn tránh sẽ theo họ sang tới Ai Cập và ở đó họ sẽ chết. Lúc đó toàn dân, từ thủ lãnh đến thứ dân, từ cụ già đến trẻ nhỏ, tất cả đều phản đối ngôn sứ Giêrêmia vì cho là Ngôn Sứ nói điều dối trá: “Chúa nào mà đi nói như vậy!” Thế là họ bồng bế nhau sang Ai Cập và ở đó họ bị chết vì sau đó vua Babylon tiến đánh Ai Cập.
Điều cần để ý là dân chúng không tuyên bố bất tuân ý Chúa, nhưng họ nói đó là không phải là ý Chúa vì khi thề hứa, họ đã thầm nghĩ là Thiên Chúa sẽ nói theo tính toán, lý lẽ của họ.
b) Tự do nội tâm
Điều kiện thứ hai để nhận ra ý Chúa là tự do nội tâm vì khi không tự do thì một thú vui, một tư lợi hay thụ tạo nào đó sẽ trở thành ngẫu tượng che lấp lòng trí. Để tiến tới tự do nội tâm, cần có ba yếu tố sau đây:
- Khiêm nhượng nhìn nhận là tâm hồn chưa thực sự tự do vì chỉ khi nhận ra thực tại của lòng mình, người ta mới thực sự dấn thân luyện tập.
- Cần phải tạo được tâm hồn tự do, không những trước những điều xấu, mà cả những điều tốt. Điều kiện này xem ra có vẻ lạ, nhưng lại là điều Chúa Giêsu đòi hỏi nơi các môn đệ của Người: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.” (Lc 14,26-27)
- Thành thực với lòng mình: trong hành trình thiêng liêng, thường có một cám dỗ rất lớn là tự dối lòng mình: gọi các sự việc với một tên khác để tiếp tục làm hay để khỏi phải làm. Vì vậy, cần phải nhìn “tận mặt” những tâm tình, ý nghĩ thầm kín, những lý do bí ẩn trong lòng để gọi mỗi việc với chính tên của nó.
c) “Đồng bản tính”
Khi có cùng tâm tình, ý nghĩ và hướng sống như nhau, người ra sẽ dễ nhận ra được ý nhau. Cũng thế, để phân biệt được ý Chúa trong hoàn cảnh cụ thể, cần phải suy niệm Lời Chúa để thấm nhuần tâm thức, tình cảm, tiêu chuẩn và cách sống của Chúa. Khi suy niệm Lời Chúa cần phải nhớ một điều và tránh hai điều.
Điều cần nhớ là phải suy niệm Lời Chúa không như lý thuyết suông, nhưng như Lời ban sự sống để chiếu soi tâm tư và cuộc đời. Vì vậy, suy niệm Lời Chúa không chỉ nhắm để biết mà còn để theo đó mà sống. Hai điều phải tránh: điều thứ nhất là tìm một vài câu thích hợp để bảo vệ ý kiến của mình; điều thứ hai là lấy Lời Chúa áp dụng và chê trách người khác. Trong cả hai trường hợp, người ta không để cho Lời Chúa soi sáng, thanh tẩy và hướng dẫn cuộc đời.
Yếu tố bên ngoài
a) Hiệp thông với Giáo Hội trong tất cả truyền thống: giáo lý, kinh nghiệm sống của các Thánh và sứ vụ của các chủ chăn. Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn mỗi người cũng chính là Đấng hướng dẫn Giáo Hội trong suốt hành trình sống Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Kitô. Vì vậy, nếu là ý Chúa thì phải hòa hợp với Giáo Hội. Dĩ nhiên, các áp dụng trong các hoàn cảnh cụ thể có thể khác nhau, nhưng cần phân biệt hai loại khác biệt: có những khác biệt bổ túc nhau và xây đắp cho nhau, nhưng cũng có những khác biệt kình địch và phá vỡ.
b) Hoa trái: xem quả thì biết cây (x. Mt 7,16-18). Nếu là con đường của Chúa thì phải dẫn đến sự thánh thiện, bác ái, quảng đại để xây đắp Giáo Hội. Vì vậy, nếu sáng kiến mới gây ra bạo động hay trống rỗng trong tâm hồn, gây chia rẽ, thù hằn giữa các cá nhân hay nhóm người và làm lung lay đức tin thì khó lòng có thể đến từ Chúa.
c) Linh hướng: đối thoại chân thành với một vị linh hướng sẽ soi sáng giúp nhìn ra ý Chúa dễ dàng hơn. Trong đối thoại linh hướng, cần nhất là phải có chủ đích đi tìm ý Chúa và có lòng sẵn sàng thay đổi ý kiến để khỏi rơi vào cạm bẫy đi tìm người xác nhận điều mình muốn.
Kết thúc những dòng suy nghĩ đơn sơ trên đây, tôi muốn nói lên lòng ao ước được thấy các Linh mục, Tu sĩ trong Giáo phận coi nhẹ tất cả, kể cả những chương trình tốt lành, để chỉ tìm kiếm và thực hiện một điều là thánh ý Chúa, vì đây chính là sự khôn ngoan và là nguồn của sức mạnh tông đồ, của tình hiệp nhất sâu xa trong Giáo phận và cũng là điều làm nên sự thánh thiện nơi đời sống chúng ta như thánh Têrêsa Avila nói: “Sự hoàn thiện cao nhất không hệ tại những ân huệ thiêng liêng hoặc trạng thái mê ly tuyệt vời, hay trong thị kiến… nhưng trong khi làm cho ý riêng của chúng ta hợp với thánh ý Thiên Chúa”[1].
Cúi xin Đức Mẹ là Đấng khi xưa đã nói với các người giúp việc tại tiệc cưới Cana “Người bảo gì các anh cứ làm như vậy” (Ga 2,5), cũng chỉ dạy và giúp chúng ta làm những gì Chúa muốn nơi chúng ta.
Với lòng quý mến và trân trọng, xin kính chúc quý Cha và quý Tu sĩ sống những ngày Tuần Thánh và mừng lễ Phục Sinh trong an bình, thánh thiện và tràn đầy niềm vui của Chúa Phục Sinh.
+ Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc
[1] The Foundations, V,10, in The Complete Works, Vol. 3,23 (x. Chiara Lubich, Tiếng Gọi Đến với Tình Yêu, NXB Tôn Giáo 2012, tr. 53).
Quý Cha và quý Tu sĩ rất thân mến,
Chúng ta đang tiến dần tới Tuần Thánh là trung tâm và đỉnh cao của hành trình Mùa Chay. Dưới ánh sáng của mầu nhiệm cuộc đời Đức Kitô, Chúa chúng ta, được tưởng niệm và cử hành trong Tuần Thánh, tôi xin chia sẻ với quý Cha và quý Tu sĩ đề tài: “Linh mục, Tu sĩ kiếm tìm và thi hành thánh ý Chúa”. Tôi xin chia sẻ đề tài này dưới hai điểm chính:
- “Tuân theo thánh ý Ngài, con vui sướng hơn là được tiền rừng bạc bể” (Tv 119,14)
- “Xin Ngài thương soi đường dẫn lối con đi” (Tv 43,3)
1. “Tuân theo thánh ý Ngài, con vui sướng hơn là được tiền rừng bạc bể” (Tv 119,14)
Ý nghĩa và mục đích thâm sâu nhất của tất cả cuộc đời Linh mục và Tu sĩ là thực hiện thánh ý Thiên Chúa và từ đó, tìm ra hạnh phúc cho cuộc đời của mình, vì họ là những hiện thân của Đức Kitô.
Nói đến Thứ Sáu Tuần Thánh, lòng trí chúng ta tự nhiên nghĩ đến những nỗi thống khổ, sự đau đớn tột cùng và cái chết vô cùng đau thương, nhục nhã mà Chúa Giêsu đã phải hứng chịu. Nghĩ cho cùng thì trên đời cũng có nhiều người đau khổ, chịu đựng nhiều bệnh tật, cô đơn và bất công. Nhưng điều đặc biệt nơi Chúa Giêsu là tất cả những đau khổ, đớn đau và nhục nhã đã được Người tự nguyện đón nhận để diễn tả Tình Yêu Thần Linh của Người đối với Chúa Cha và nhân loại. Đau khổ là ngôn ngữ của tình yêu. Càng chấp nhận chịu đau khổ nhiều, thì càng nói lên được rõ ràng và mạnh mẽ tình yêu đối với người mình quý mến. Trong cuộc tử nạn của Chúa, yếu tố nổi bật không phải là đau khổ mà là tình yêu. Đau khổ chỉ là cơ hội để Chúa Giêsu thi thố tình yêu của Người và cũng chính vì vậy mà đau khổ của Người trở thành êm dịu ngọt ngào, khơi lên bầu khí an bình, thứ tha và trở thành sức mạnh giải thoát nhân loại tội lỗi. Điều này đã được Ngôn sứ Isaia diễn tả thật rõ ràng như sau:
“Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới. Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt, bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề. Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành. Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu, lang thang mỗi người một ngả. Nhưng Đức Chúa đã đổ trên đầu người tội lỗi của tất cả chúng ta. Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng. Người đã bị ức hiếp, buộc tội, rồi bị thủ tiêu. Dòng dõi của người, ai nào nghĩ tới? Người đã bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh, vì tội lỗi của dân, người bị đánh phạt… Nhờ nỗi thống khổ của mình, người sẽ nhìn thấy ánh sáng và được mãn nguyện. Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ. Vì thế, Ta sẽ ban cho nó muôn người làm gia sản, và cùng với những bậc anh hùng hào kiệt, nó sẽ được chia chiến lợi phẩm, bởi vì nó đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân; nhưng thực ra, nó đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi.” (Is 53,3-8.11-12).
Nếu nghĩ cho kỹ thì tình yêu trong đau khổ vẫn chưa phải là nền tảng sâu thẳm nhất trong cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Sự quyết tâm vâng phục thánh ý Chúa Cha mới thực sự là yếu tố cốt lõi của cuộc tử nạn của Người. Trước viễn tượng của cuộc tử nạn, Chúa Giêsu cảm thấy rùng mình, run sợ đến nỗi mồ hôi máu toát ra và vì vậy, Người đã kêu xin Chúa Cha cho Người khỏi phải “uống chén đắng”. Thánh Matthêu kể lại: “Người bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. Bấy giờ Người nói với các ông (ba môn đệ thân tín theo Người): Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy. Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này.” (Mt 26,37-39). Cho dù có run sợ như vậy, Chúa Giêsu vẫn nói thêm: “Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). “Ý Cha” là ý định cứu độ nhân loại bằng tình yêu, được tỏ lộ mạnh mẽ nhất qua cơn đau khổ tột cùng; chiến thắng sức mạnh sự dữ bằng sức mạnh của tình yêu.
Thực ra, vâng theo thánh ý Chúa Cha trong Tuần Tử Nạn không phải là một hành động đơn độc, nhưng đãkéo dài tất cả cuộc đời, khởi đầu từ mầu nhiệm Nhập Thể, được nối dài trọn cả cuộc đời và đi đến tột đỉnh trên Thập giá, lúc Chúa Giêsu thể hiện trọn tình con thảo và thành toàn chức tư tế của Người. Thi hành ý muốn của Chúa Cha được Người coi là lương thực sống của Người (x. Ga 4,34) và đó chính là chương trình sống của Người được nói trong thư Do Thái :
“Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con.” (Dt 10,5-7).
Chương trình sống của các Linh mục, Tu sĩ chắc chắn không thể khác chương trình sống của Chúa Giêsu, Đấng chúng ta tôn thờ và bước theo. Đối với một Linh mục, Tu sĩ, điều quan trọng không phải là làm việc này hay việc kia, ở nơi này hay nơi nọ, nhưng là làm việc Chúa trao cho và ở nơi Chúa sai đến. Điều quan trọng không phải là thành công hay thất bại, nhưng là thực hiện điều Chúa yêu cầu. Do đó, tất cả cuộc đời chúng ta chỉ nhắm đến một việc là tìm hiểu và thực thi thánh ý Chúa và đó cũng là nguồn hạnh phúc đích thực của chúng ta:
“Tuân theo thánh ý Ngài, con vui sướng
hơn là được tiền rừng bạc bể.
Con sẽ gẫm suy huấn lệnh Chúa truyền,
đưa mắt nhìn theo đường lối Chúa.
Con vui thú với thánh chỉ Ngài” (Tv 119,14-16).
2. “Xin Ngài thương soi đường dẫn lối con đi” (Tv 43,3)
Nhìn ra thánh ý của Chúa không phải là kết quả của một kỹ thuật thiêng liêng, nhưng là khả năng của người môn đệ đã thu được tinh thần của Chúa vào hồn mình và thay đổi được tâm tình mình theo tâm tình của Chúa. Hành trình tâm linh của người môn đệ muốn tìm kiếm ý Chúa có hai loại yếu tố, tạm gọi là yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Yếu tố bên trong là những yếu tố của chính tâm hồn người muuốn tìm thấy ý Chúa và yếu tố bên ngoài là những yếu tố không tùy thuộc vào người muốn tìm ý Chúa được coi như điểm tựa để kiểm chứng tâm tư người muốn tìm ý Chúa.
Yếu tố bên trong
a) Lòng ao ước thực muốn làm theo ý Chúa
Khi nói đến tìm hiểu ý Chúa, người ta thường hỏi ngay: “Làm sao biết được đó là ý của Chúa?” Thực ra vấn đề đầu tiên là lòng ao ước muốn biết ý Chúa, vì người ta chỉ hiểu những gì muốn hiểu. Do đó, để biết ý Chúa, việc đầu tiên cần làm là khơi lên và nuôi dưỡng trong tâm hồn lòng khao khát muốn cho ý Chúa được nên trọn (Kinh Lạy Cha) đến độ trở thành chương trình sống như Chúa Giêsu đã làm: “Này đây, con đến để làm theo ý Cha” (Dt 10,7).
Ở đây, cần chú ý đến từ “thực” (lòng ao ước đích thực, bền vững). Không phải hễ nói “muốn làm theo ý Chúa” là thực sự muốn dấn thân tìm kiếm và làm theo ý Chúa. Sách ngôn sứ Giêrêmia (ch. 42-43) kể lại câu chuyện dân Chúa tại Giuđêa, khi chỉ còn lại một số ít và lo sợ bị vua Babylon đán áp, đã đến tìm ngôn sứ Giêrêmia và xin Ngàicầu cùng Đức Chúa, xin cho biết nên ở lại Giuđêa hay sang Ai Cập lánh nạn. Toàn dân, từ thủ lãnh đến thứ dân, từ cụ già đến trẻ nhỏ, tất cả cùng thề hứa long trọng và công khai là sẽ làm bất cứ điều gì, dầu thích hay không thích, mà Thiên Chúa cho biết qua Ngôn Sứ.
Sau mười ngày cầu nguyện, ngôn sứ Giêrêmia gọi toàn dân lại và cho biết ý Chúa là họ nên ở lại Giuđêa và Chúa sẽ bảo vệ họ. Nếu họ sang Ai Cập lánh nạn thì lưỡi gươm họ muốn tránh sẽ theo họ sang tới Ai Cập và ở đó họ sẽ chết. Lúc đó toàn dân, từ thủ lãnh đến thứ dân, từ cụ già đến trẻ nhỏ, tất cả đều phản đối ngôn sứ Giêrêmia vì cho là Ngôn Sứ nói điều dối trá: “Chúa nào mà đi nói như vậy!” Thế là họ bồng bế nhau sang Ai Cập và ở đó họ bị chết vì sau đó vua Babylon tiến đánh Ai Cập.
Điều cần để ý là dân chúng không tuyên bố bất tuân ý Chúa, nhưng họ nói đó là không phải là ý Chúa vì khi thề hứa, họ đã thầm nghĩ là Thiên Chúa sẽ nói theo tính toán, lý lẽ của họ.
b) Tự do nội tâm
Điều kiện thứ hai để nhận ra ý Chúa là tự do nội tâm vì khi không tự do thì một thú vui, một tư lợi hay thụ tạo nào đó sẽ trở thành ngẫu tượng che lấp lòng trí. Để tiến tới tự do nội tâm, cần có ba yếu tố sau đây:
- Khiêm nhượng nhìn nhận là tâm hồn chưa thực sự tự do vì chỉ khi nhận ra thực tại của lòng mình, người ta mới thực sự dấn thân luyện tập.
- Cần phải tạo được tâm hồn tự do, không những trước những điều xấu, mà cả những điều tốt. Điều kiện này xem ra có vẻ lạ, nhưng lại là điều Chúa Giêsu đòi hỏi nơi các môn đệ của Người: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.” (Lc 14,26-27)
- Thành thực với lòng mình: trong hành trình thiêng liêng, thường có một cám dỗ rất lớn là tự dối lòng mình: gọi các sự việc với một tên khác để tiếp tục làm hay để khỏi phải làm. Vì vậy, cần phải nhìn “tận mặt” những tâm tình, ý nghĩ thầm kín, những lý do bí ẩn trong lòng để gọi mỗi việc với chính tên của nó.
c) “Đồng bản tính”
Khi có cùng tâm tình, ý nghĩ và hướng sống như nhau, người ra sẽ dễ nhận ra được ý nhau. Cũng thế, để phân biệt được ý Chúa trong hoàn cảnh cụ thể, cần phải suy niệm Lời Chúa để thấm nhuần tâm thức, tình cảm, tiêu chuẩn và cách sống của Chúa. Khi suy niệm Lời Chúa cần phải nhớ một điều và tránh hai điều.
Điều cần nhớ là phải suy niệm Lời Chúa không như lý thuyết suông, nhưng như Lời ban sự sống để chiếu soi tâm tư và cuộc đời. Vì vậy, suy niệm Lời Chúa không chỉ nhắm để biết mà còn để theo đó mà sống. Hai điều phải tránh: điều thứ nhất là tìm một vài câu thích hợp để bảo vệ ý kiến của mình; điều thứ hai là lấy Lời Chúa áp dụng và chê trách người khác. Trong cả hai trường hợp, người ta không để cho Lời Chúa soi sáng, thanh tẩy và hướng dẫn cuộc đời.
Yếu tố bên ngoài
a) Hiệp thông với Giáo Hội trong tất cả truyền thống: giáo lý, kinh nghiệm sống của các Thánh và sứ vụ của các chủ chăn. Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn mỗi người cũng chính là Đấng hướng dẫn Giáo Hội trong suốt hành trình sống Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Kitô. Vì vậy, nếu là ý Chúa thì phải hòa hợp với Giáo Hội. Dĩ nhiên, các áp dụng trong các hoàn cảnh cụ thể có thể khác nhau, nhưng cần phân biệt hai loại khác biệt: có những khác biệt bổ túc nhau và xây đắp cho nhau, nhưng cũng có những khác biệt kình địch và phá vỡ.
b) Hoa trái: xem quả thì biết cây (x. Mt 7,16-18). Nếu là con đường của Chúa thì phải dẫn đến sự thánh thiện, bác ái, quảng đại để xây đắp Giáo Hội. Vì vậy, nếu sáng kiến mới gây ra bạo động hay trống rỗng trong tâm hồn, gây chia rẽ, thù hằn giữa các cá nhân hay nhóm người và làm lung lay đức tin thì khó lòng có thể đến từ Chúa.
c) Linh hướng: đối thoại chân thành với một vị linh hướng sẽ soi sáng giúp nhìn ra ý Chúa dễ dàng hơn. Trong đối thoại linh hướng, cần nhất là phải có chủ đích đi tìm ý Chúa và có lòng sẵn sàng thay đổi ý kiến để khỏi rơi vào cạm bẫy đi tìm người xác nhận điều mình muốn.
Kết thúc những dòng suy nghĩ đơn sơ trên đây, tôi muốn nói lên lòng ao ước được thấy các Linh mục, Tu sĩ trong Giáo phận coi nhẹ tất cả, kể cả những chương trình tốt lành, để chỉ tìm kiếm và thực hiện một điều là thánh ý Chúa, vì đây chính là sự khôn ngoan và là nguồn của sức mạnh tông đồ, của tình hiệp nhất sâu xa trong Giáo phận và cũng là điều làm nên sự thánh thiện nơi đời sống chúng ta như thánh Têrêsa Avila nói: “Sự hoàn thiện cao nhất không hệ tại những ân huệ thiêng liêng hoặc trạng thái mê ly tuyệt vời, hay trong thị kiến… nhưng trong khi làm cho ý riêng của chúng ta hợp với thánh ý Thiên Chúa”[1].
Cúi xin Đức Mẹ là Đấng khi xưa đã nói với các người giúp việc tại tiệc cưới Cana “Người bảo gì các anh cứ làm như vậy” (Ga 2,5), cũng chỉ dạy và giúp chúng ta làm những gì Chúa muốn nơi chúng ta.
Với lòng quý mến và trân trọng, xin kính chúc quý Cha và quý Tu sĩ sống những ngày Tuần Thánh và mừng lễ Phục Sinh trong an bình, thánh thiện và tràn đầy niềm vui của Chúa Phục Sinh.
+ Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc
[1] The Foundations, V,10, in The Complete Works, Vol. 3,23 (x. Chiara Lubich, Tiếng Gọi Đến với Tình Yêu, NXB Tôn Giáo 2012, tr. 53).