Đã là con người, khi đã biết sử dụng trí khôn, hay khi còn sử dụng được trí khôn bình thường, thì còn lầm lỗi, và còn lầm lỗi là còn cần được sửa chữa, như ca dao tục ngữ đã nhìn nhận: “Tha thứ là bệnh của trời, lỗi lầm là bệnh con người chúng ta”. Quả thực, Thiên Chúa sinh ra chúng ta, mỗi người mỗi vẻ, mỗi người mỗi tính, không ai giống ai: người thì nhanh nhẹn, người thì chậm chạp, người thì hăng say năng nổ, nhiệt tình, người thì tiêu cực, ơ hờ, lười biếng, người thì mau miệng, người thì chậm nói, người thì mạnh bạo, người thì nhút nhát: “Bá nhân bá tánh”, trăm người thì có trăm tính cách khác nhau. Vì thế, mỗi người phải phát huy ưu thế của mình, và tận dụng nó trong việc giúp đỡ anh em mình cái mặt yếu kém của họ, không được ỷ vào ưu điểm Chúa ban mà lên mặt tự phụ khinh thường người khác.
Hơn nữa nhân vô thập toàn, không ai là hoàn hảo, tuyệt đối không bao giờ sai lầm hay thiếu sót. Trái lại, còn thường xuyên lầm lỗi và thiếu sót nữa, nên chỉ bảo cho nhau, góp ý xây dựng cho nhau, sửa lỗi lẫn nhau là một điều cần thiết. Đây là một cách cư xử rất khó khăn, rất phức tạp, đòi hỏi phải hết sức tế nhị và phải làm.
Chúa Giêsu hiểu biết tâm lý con người, Ngài biết rõ chúng ta yếu đuối, hay lầm lỗi, thiếu sót và cần sửa chữa, nên Ngài đã chỉ dạy chúng ta một cách sửa lỗi nhau rất hay, rất tế nhị. Đó là khi chúng ta muốn sửa lỗi ai, chúng ta phải ý tứ làm từng bước như Chúa chỉ dạy trong bài Tin Mừng hôm nay, thì mới kết quả và thành công.
Bước thứ nhất hay việc đầu tiên là gặp gỡ riêng giữa hai người, chỉ hai người thôi, ta và người sai lỗi. Gặp gỡ và nói chuyện với nhau trong tình thân ái, kín đáo và chân thành. Gặp gỡ như vậy, một đàng sẽ giúp chúng ta hiểu nhau, thông cảm nhau và biết đúng sự thật hơn. Đàng khác, sẽ giúp cho người sai lỗi thấy được lỗi lầm của họ để sửa chữa và phục thiện.
Sau khi đã gặp gỡ riêng rồi mà vẫn không kết quả, người sai lỗi vẫn cứng lòng, tự ái, cố chấp, thì mời một hoặc hai người làm nhân chứng và cùng góp ý. Nhiều người nhiều bộ óc, tất nhiên sẽ uy thế hơn, cao kiến hơn, vừa minh chứng cho lòng thành thật của chúng ta, vừa cho người sai lỗi thấy rõ và phải nhìn nhận điều sai trái của họ.
Nếu vẫn không kết quả, khi ấy mới đưa ra cộng đoàn hay đưa đến người có thẩm quyền để giải quyết. Chúng ta hãy nhớ đưa ra người có thẩm quyền trong Giáo Hội chứ không phải người có thẩm quyền ngoài xã hội. Tức là chúng ta không bao giờ kiện cáo nhau để đem nhau ra tòa án phần đời. Chẳng hay ho gì mà còn mang tiếng cho đạo nữa. Chúng ta cũng phải nhớ là chỉ sau khi đã gặp gỡ riêng và nhờ người khác góp ý rồi mới đưa tới người có thẩm quyền. Có những người đưa ngay vụ việc tới người có quyền, hoặc là để ton hót, lấy điểm hoặc là vì lòng ghen ghét, ganh tị, tức giận, như thế sẽ làm tổn thương tự ái và hậu quả sẽ tệ hại hơn.
Nếu đã làm hết cách theo khả năng mà vẫn không kết quả, thì hãy nhận sự giới hạn của mình và phó dâng người anh em cho lòng nhân từ của Thiên Chúa là cầu nguyện cho họ. Chúng ta cầu nguyện và cộng đoàn cầu nguyện, chắc chắn lời cầu nguyện ấy sẽ được Chúa nhận lời. Chúng ta hãy nhớ: việc góp ý xây dựng hay sửa lỗi nhau phải nhằm mục đích là để giúp họ trở nên tốt hơn. Chúng ta phải sửa lỗi anh em trong tình mến chứ không phải vì lòng tự ái, không phải vì ganh tị, lại càng không phải vì tức giận, thù ghét.
Đàng khác, chúng ta cũng phải để ý đến vấn đề tâm lý nữa, tức là để ý đến thời gian, không gian và cách cư xử nữa. Có việc chúng ta góp ý lúc này thì không kết quả, nhưng lúc khác lại có kết quả, hoặc chỗ này thì được việc, nhưng chỗ khác lại thất bại. Nhất là cách hành sử: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Lời ngọt thì lọt đến xương”. Như thế sẽ không làm tổn thương lòng tự ái hay danh dự của người sai lỗi và họ dễ dàng phục thiện hơn.
Vì vậy, về phía người góp ý hay sửa lỗi phải ý tứ: đừng bao giờ đứng vai trò quan tòa xét đoán anh em. Có khi một điều không đáng gì, nhưng chúng ta lại quan trọng hóa hay phóng đại to ra, khiến vấn đề trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Như thế, người sai lỗi sẽ rút lui về chính mình, căm hờn và tức giận, rồi phản ứng mạnh hơn.
Còn về phía người được góp hay sửa lỗi, thì phải bình tĩnh và khiêm tốn. Đây là một dịp ơn Chúa đến với mình, đây là một lần Thiên Chúa quan phòng gửi sứ giả của Ngài đến với mình, nên hãy khiêm tốn đón nhận. Bởi vì ai phản đối ta, ai chê trách ta, mà chê phải, trách đúng, thì đó là ông thày dạy ta mà ta không phải trả tiền, như những câu danh ngôn mà các nhà giáo dục thường nói: “Ai khen ta mà khen phải, đó là bạn ta. Ai chê ta mà chê đúng, đó là thầy ta. Ai nịnh hót ta, nịnh hót cả điều sai lỗi của ta, đó là thù địch của ta. Ai phản đối ta, mà phản đối đúng, đó là thày dạy ta mà không lấy tiền”.
Sau hết chúng ta nhớ, trước khi góp ý xây dựng hay sửa lỗi ai, chúng ta phải cầu nguyện xin Chúa soi sáng và hướng dẫn: “Lạy Chúa, trước khi con sửa lỗi anh em, xin Chúa nhắc con hãy nhớ rằng: con cũng là tội nhân, cũng thiếu sót và lầm lỗi, có khi còn nặng hơn họ nữa. Xin Chúa, nếu vì bổn phận, con phải sửa lỗi, xin cho con biết lấy tinh thần bác ái yêu thương mà cư xử hơn là chỉ trích, xét đoán anh em. Xin cho con luôn biết rộng lượng bao dung với người khác, vì con biết chắc rằng Chúa vẫn tha thứ cho con”.
Hơn nữa nhân vô thập toàn, không ai là hoàn hảo, tuyệt đối không bao giờ sai lầm hay thiếu sót. Trái lại, còn thường xuyên lầm lỗi và thiếu sót nữa, nên chỉ bảo cho nhau, góp ý xây dựng cho nhau, sửa lỗi lẫn nhau là một điều cần thiết. Đây là một cách cư xử rất khó khăn, rất phức tạp, đòi hỏi phải hết sức tế nhị và phải làm.
Chúa Giêsu hiểu biết tâm lý con người, Ngài biết rõ chúng ta yếu đuối, hay lầm lỗi, thiếu sót và cần sửa chữa, nên Ngài đã chỉ dạy chúng ta một cách sửa lỗi nhau rất hay, rất tế nhị. Đó là khi chúng ta muốn sửa lỗi ai, chúng ta phải ý tứ làm từng bước như Chúa chỉ dạy trong bài Tin Mừng hôm nay, thì mới kết quả và thành công.
Bước thứ nhất hay việc đầu tiên là gặp gỡ riêng giữa hai người, chỉ hai người thôi, ta và người sai lỗi. Gặp gỡ và nói chuyện với nhau trong tình thân ái, kín đáo và chân thành. Gặp gỡ như vậy, một đàng sẽ giúp chúng ta hiểu nhau, thông cảm nhau và biết đúng sự thật hơn. Đàng khác, sẽ giúp cho người sai lỗi thấy được lỗi lầm của họ để sửa chữa và phục thiện.
Sau khi đã gặp gỡ riêng rồi mà vẫn không kết quả, người sai lỗi vẫn cứng lòng, tự ái, cố chấp, thì mời một hoặc hai người làm nhân chứng và cùng góp ý. Nhiều người nhiều bộ óc, tất nhiên sẽ uy thế hơn, cao kiến hơn, vừa minh chứng cho lòng thành thật của chúng ta, vừa cho người sai lỗi thấy rõ và phải nhìn nhận điều sai trái của họ.
Nếu vẫn không kết quả, khi ấy mới đưa ra cộng đoàn hay đưa đến người có thẩm quyền để giải quyết. Chúng ta hãy nhớ đưa ra người có thẩm quyền trong Giáo Hội chứ không phải người có thẩm quyền ngoài xã hội. Tức là chúng ta không bao giờ kiện cáo nhau để đem nhau ra tòa án phần đời. Chẳng hay ho gì mà còn mang tiếng cho đạo nữa. Chúng ta cũng phải nhớ là chỉ sau khi đã gặp gỡ riêng và nhờ người khác góp ý rồi mới đưa tới người có thẩm quyền. Có những người đưa ngay vụ việc tới người có quyền, hoặc là để ton hót, lấy điểm hoặc là vì lòng ghen ghét, ganh tị, tức giận, như thế sẽ làm tổn thương tự ái và hậu quả sẽ tệ hại hơn.
Nếu đã làm hết cách theo khả năng mà vẫn không kết quả, thì hãy nhận sự giới hạn của mình và phó dâng người anh em cho lòng nhân từ của Thiên Chúa là cầu nguyện cho họ. Chúng ta cầu nguyện và cộng đoàn cầu nguyện, chắc chắn lời cầu nguyện ấy sẽ được Chúa nhận lời. Chúng ta hãy nhớ: việc góp ý xây dựng hay sửa lỗi nhau phải nhằm mục đích là để giúp họ trở nên tốt hơn. Chúng ta phải sửa lỗi anh em trong tình mến chứ không phải vì lòng tự ái, không phải vì ganh tị, lại càng không phải vì tức giận, thù ghét.
Đàng khác, chúng ta cũng phải để ý đến vấn đề tâm lý nữa, tức là để ý đến thời gian, không gian và cách cư xử nữa. Có việc chúng ta góp ý lúc này thì không kết quả, nhưng lúc khác lại có kết quả, hoặc chỗ này thì được việc, nhưng chỗ khác lại thất bại. Nhất là cách hành sử: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Lời ngọt thì lọt đến xương”. Như thế sẽ không làm tổn thương lòng tự ái hay danh dự của người sai lỗi và họ dễ dàng phục thiện hơn.
Vì vậy, về phía người góp ý hay sửa lỗi phải ý tứ: đừng bao giờ đứng vai trò quan tòa xét đoán anh em. Có khi một điều không đáng gì, nhưng chúng ta lại quan trọng hóa hay phóng đại to ra, khiến vấn đề trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Như thế, người sai lỗi sẽ rút lui về chính mình, căm hờn và tức giận, rồi phản ứng mạnh hơn.
Còn về phía người được góp hay sửa lỗi, thì phải bình tĩnh và khiêm tốn. Đây là một dịp ơn Chúa đến với mình, đây là một lần Thiên Chúa quan phòng gửi sứ giả của Ngài đến với mình, nên hãy khiêm tốn đón nhận. Bởi vì ai phản đối ta, ai chê trách ta, mà chê phải, trách đúng, thì đó là ông thày dạy ta mà ta không phải trả tiền, như những câu danh ngôn mà các nhà giáo dục thường nói: “Ai khen ta mà khen phải, đó là bạn ta. Ai chê ta mà chê đúng, đó là thầy ta. Ai nịnh hót ta, nịnh hót cả điều sai lỗi của ta, đó là thù địch của ta. Ai phản đối ta, mà phản đối đúng, đó là thày dạy ta mà không lấy tiền”.
Sau hết chúng ta nhớ, trước khi góp ý xây dựng hay sửa lỗi ai, chúng ta phải cầu nguyện xin Chúa soi sáng và hướng dẫn: “Lạy Chúa, trước khi con sửa lỗi anh em, xin Chúa nhắc con hãy nhớ rằng: con cũng là tội nhân, cũng thiếu sót và lầm lỗi, có khi còn nặng hơn họ nữa. Xin Chúa, nếu vì bổn phận, con phải sửa lỗi, xin cho con biết lấy tinh thần bác ái yêu thương mà cư xử hơn là chỉ trích, xét đoán anh em. Xin cho con luôn biết rộng lượng bao dung với người khác, vì con biết chắc rằng Chúa vẫn tha thứ cho con”.
http://www.tinmung.net