Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu dạy chúng ta về sự tha thứ. Người Do Thái xưa được dạy cho biết phải tha thứ cho nhau, nhưng các tôn sư không đồng ý với nhau là phải tha thứ đến lần thứ mấy thì thôi. Do đó, thánh Phêrô đã thắc mắc và hỏi Chúa. Chúa đã trả lời: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”. Nghĩa là Chúa dạy: hãy tha thứ cho nhau, hãy tha thứ thật lòng, hãy tha thứ tất cả, hãy tha thứ luôn luôn, hãy tha thứ mãi mãi.
Để làm sáng tỏ vấn đề cũng như để chúng ta hiểu rõ và nhớ kỹ bài học này, Chúa minh hoạ thêm bằng một dụ ngôn rất hay để đối chiếu lòng Thiên Chúa đối với con người và lòng con người đối với nhau. Nơi Thiên Chúa là một lòng đại lượng xót thương vô bờ bến, chỉ cần con người lên tiếng khẩn nài, Chúa liền nhìn đến thân phận khốn khổ và nghèo nàn của chúng ta. Khi chúng ta phạm tội, chúng ta van xin Chúa, Ngài sẵn sàng tha thứ vô điều kiện, tha thứ trọn vẹn, không đòi hỏi gì nơi chúng ta cả. Ngược lại, lòng con người đối xử với nhau thì lại thật là quá ti tiện, nhỏ nhen, chúng ta hay chấp nhất nhau từng ly từng tý, chúng ta tức giận nhau, chúng ta để lòng oán hờn nhau, chúng ta nhất định không tha thứ. Thậm chí người ta hết lời và hết lòng xin lỗi, chúng ta vẫn cương quyết không tha, không bỏ qua, có người còn khẳng khái tuyên bố: “Sống để bụng, chết mang đi”. Hỏi mang đi đâu? Mang xuống hoả ngục chăng? Thật là mỉa mai, chua chát, đáng trách. Vì thế, Chúa bảo chúng ta phải sẵn lòng tha thứ, tha thứ luôn mãi bao lâu người anh em còn xúc phạm đến chúng ta, bởi vì Chúa đã tha thứ cho chúng ta, thì chúng ta cũng phải tha thứ cho nhau.
Tính cách tha thứ của Kitô giáo là tha thứ như mình đã được tha thứ, phải thương xót người khác như mình đã được Chúa xót thương. Như vậy, sự tha thứ không những là một nhiệm vụ luân lý mà còn là một đòi hỏi của lương tâm, một nhân đức đối thần, kéo dài tới tha nhân ơn tha thứ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Ai trong chúng ta cũng có nhiều sai sót, những khuyết điểm, những tật xấu. Chúng ta cần được tha thứ, vì vậy chúng ta phải khiêm tốn xin lỗi Chúa và xin lỗi nhau. Có như thế lời kinh Lạy Cha: “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” mới trở thành một lời kinh quý giá và cụ thể.
Trong một căn nhà lụp xụp tại một xóm nghèo thuộc vùng ngoại ô thành phố, một người đàn bà đáng thương phải sống những ngày hẩm hiu với đàn con thơ dại. Chồng bà là một người cha tục tằn thô bạo, chỉ biết ăn chơi nhậu nhẹt và cờ bạc, không thiết chi đến bổn phận đối với gia đình. Ông vắng nhà suốt ngày, các con của ông chỉ thấy ông trở về mỗi buổi tối trong cơn say mèm hoặc trong trận lôi đình đập đánh, chửi rủa. Những lúc như thế, bà vợ chỉ biết đem các con giấu đi để bảo đảm tính mạng cho chúng. Ngày ngày bà cực nhọc vá may, hoặc vất vả giặt giũ từ nhà này sang nhà khác để kiếm tiền nuôi con. Trong thinh lặng, bà nhẫn nhục cam chịu mọi bạc bẽo và những trận đòn oan ức của chồng.
Vào một buổi tối kia, ông trở về nhà muộn hơn thường lệ, nhưng tỉnh táo và ít say sưa hơn. Vừa bước tới hè nhà, ông nghe tiếng thì thầm từ trong nhà vọng ra. Một nỗi nghi ngờ xâm chiếm tâm hồn ông. Máu ghen bừng bừng nổi dậy và nghĩ rằng: “thật vô phúc cho kẻ nào rơi vào tay ta”. Ông đứng lại trước cửa và ghé tai vào vách, trố mắt nhìn qua khe hở: quanh ngọn đèn dầu leo lét, ông thấy các con nhỏ quây quần bên cạnh vợ ông, ông nghe rõ tiếng bà nói với các con: “Các con hãy đọc thêm một kinh Lạy Cha để cầu nguyện cho người cha tốt lành của các con”.
Trước khung cảnh đầm ấm tình mẫu tử đó, bỗng chốc lửa hung ác trong trái tim ông như tắt ngúm, tâm hồn cứng cỏi của ông trở nên như sáp ong mềm ra trước hơi nóng, mắt ông như bừng sáng sau một cơn mê ngủ dài, ông đã nhận ra tấm lòng tốt và tình yêu quảng đại của vợ ông, người mà từ trước đến nay ông vẫn ngược đãi. Vợ ông không những đã tha thứ mà còn tìm cách xoá bỏ hình ảnh xấu về ông bằng cách in vào tâm trí các con mình hình ảnh tốt lành của ông như một người cha. Ông cảm thấy như có cục than hồng đốt cháy trên đầu ông, và từ ngày đó ông nhất quyết trở nên một người cha tốt lành, người chồng chung thuỷ và có tinh thần trách nhiệm như vợ con ông hằng nghĩ tốt về ông.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy đâu là sức mạnh của lòng tha thứ. Tha thứ đổi mới tâm hồn, làm phát sinh sự sống mới, gây thêm lòng can đảm, để bắt đầu con đường sống mới. Tha thứ là lời mời gọi để tình yêu lớn lên. Tha thứ là cửa ngõ để mọi người có cơ hội làm lại mối giây liên hệ đã dập gẫy. Tình thương và mọi mối giây liên hệ trong gia đình, giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ chồng, giữa cha xứ và giáo dân, giữa những phần tử trong một nhóm, được phong phú hoá bởi tha thứ.
Lòng tha thứ quảng đại và vô điều kiện của người vợ trong câu chuyện trên là phản ánh lòng thương tha thứ vô biên của Thiên Chúa được mạc khải cho chúng ta qua Kinh thánh, nhất là nơi bản thân Chúa Giêsu, là hồng ân mà Thiên Chúa ban cho con người tội lỗi, Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta chia sẻ sứ mệnh của Ngài. Mỗi Kitô hữu cũng là một ơn tha thứ mà Thiên Chúa muốn trao tặng cho người khác. Mỗi ơn tha thứ là một cuộc biến đổi, Chúa Giêsu kêu mời chúng ta cùng với Ngài thực thi sứ mệnh trao ban ơn tha thứ hầu biến đổi anh chị em chúng ta nên người con thật tốt lành và đáng yêu của Chúa Cha, cũng như chính chúng ta đã được tha thứ và biến đổi.
Để làm sáng tỏ vấn đề cũng như để chúng ta hiểu rõ và nhớ kỹ bài học này, Chúa minh hoạ thêm bằng một dụ ngôn rất hay để đối chiếu lòng Thiên Chúa đối với con người và lòng con người đối với nhau. Nơi Thiên Chúa là một lòng đại lượng xót thương vô bờ bến, chỉ cần con người lên tiếng khẩn nài, Chúa liền nhìn đến thân phận khốn khổ và nghèo nàn của chúng ta. Khi chúng ta phạm tội, chúng ta van xin Chúa, Ngài sẵn sàng tha thứ vô điều kiện, tha thứ trọn vẹn, không đòi hỏi gì nơi chúng ta cả. Ngược lại, lòng con người đối xử với nhau thì lại thật là quá ti tiện, nhỏ nhen, chúng ta hay chấp nhất nhau từng ly từng tý, chúng ta tức giận nhau, chúng ta để lòng oán hờn nhau, chúng ta nhất định không tha thứ. Thậm chí người ta hết lời và hết lòng xin lỗi, chúng ta vẫn cương quyết không tha, không bỏ qua, có người còn khẳng khái tuyên bố: “Sống để bụng, chết mang đi”. Hỏi mang đi đâu? Mang xuống hoả ngục chăng? Thật là mỉa mai, chua chát, đáng trách. Vì thế, Chúa bảo chúng ta phải sẵn lòng tha thứ, tha thứ luôn mãi bao lâu người anh em còn xúc phạm đến chúng ta, bởi vì Chúa đã tha thứ cho chúng ta, thì chúng ta cũng phải tha thứ cho nhau.
Tính cách tha thứ của Kitô giáo là tha thứ như mình đã được tha thứ, phải thương xót người khác như mình đã được Chúa xót thương. Như vậy, sự tha thứ không những là một nhiệm vụ luân lý mà còn là một đòi hỏi của lương tâm, một nhân đức đối thần, kéo dài tới tha nhân ơn tha thứ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Ai trong chúng ta cũng có nhiều sai sót, những khuyết điểm, những tật xấu. Chúng ta cần được tha thứ, vì vậy chúng ta phải khiêm tốn xin lỗi Chúa và xin lỗi nhau. Có như thế lời kinh Lạy Cha: “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” mới trở thành một lời kinh quý giá và cụ thể.
Trong một căn nhà lụp xụp tại một xóm nghèo thuộc vùng ngoại ô thành phố, một người đàn bà đáng thương phải sống những ngày hẩm hiu với đàn con thơ dại. Chồng bà là một người cha tục tằn thô bạo, chỉ biết ăn chơi nhậu nhẹt và cờ bạc, không thiết chi đến bổn phận đối với gia đình. Ông vắng nhà suốt ngày, các con của ông chỉ thấy ông trở về mỗi buổi tối trong cơn say mèm hoặc trong trận lôi đình đập đánh, chửi rủa. Những lúc như thế, bà vợ chỉ biết đem các con giấu đi để bảo đảm tính mạng cho chúng. Ngày ngày bà cực nhọc vá may, hoặc vất vả giặt giũ từ nhà này sang nhà khác để kiếm tiền nuôi con. Trong thinh lặng, bà nhẫn nhục cam chịu mọi bạc bẽo và những trận đòn oan ức của chồng.
Vào một buổi tối kia, ông trở về nhà muộn hơn thường lệ, nhưng tỉnh táo và ít say sưa hơn. Vừa bước tới hè nhà, ông nghe tiếng thì thầm từ trong nhà vọng ra. Một nỗi nghi ngờ xâm chiếm tâm hồn ông. Máu ghen bừng bừng nổi dậy và nghĩ rằng: “thật vô phúc cho kẻ nào rơi vào tay ta”. Ông đứng lại trước cửa và ghé tai vào vách, trố mắt nhìn qua khe hở: quanh ngọn đèn dầu leo lét, ông thấy các con nhỏ quây quần bên cạnh vợ ông, ông nghe rõ tiếng bà nói với các con: “Các con hãy đọc thêm một kinh Lạy Cha để cầu nguyện cho người cha tốt lành của các con”.
Trước khung cảnh đầm ấm tình mẫu tử đó, bỗng chốc lửa hung ác trong trái tim ông như tắt ngúm, tâm hồn cứng cỏi của ông trở nên như sáp ong mềm ra trước hơi nóng, mắt ông như bừng sáng sau một cơn mê ngủ dài, ông đã nhận ra tấm lòng tốt và tình yêu quảng đại của vợ ông, người mà từ trước đến nay ông vẫn ngược đãi. Vợ ông không những đã tha thứ mà còn tìm cách xoá bỏ hình ảnh xấu về ông bằng cách in vào tâm trí các con mình hình ảnh tốt lành của ông như một người cha. Ông cảm thấy như có cục than hồng đốt cháy trên đầu ông, và từ ngày đó ông nhất quyết trở nên một người cha tốt lành, người chồng chung thuỷ và có tinh thần trách nhiệm như vợ con ông hằng nghĩ tốt về ông.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy đâu là sức mạnh của lòng tha thứ. Tha thứ đổi mới tâm hồn, làm phát sinh sự sống mới, gây thêm lòng can đảm, để bắt đầu con đường sống mới. Tha thứ là lời mời gọi để tình yêu lớn lên. Tha thứ là cửa ngõ để mọi người có cơ hội làm lại mối giây liên hệ đã dập gẫy. Tình thương và mọi mối giây liên hệ trong gia đình, giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ chồng, giữa cha xứ và giáo dân, giữa những phần tử trong một nhóm, được phong phú hoá bởi tha thứ.
Lòng tha thứ quảng đại và vô điều kiện của người vợ trong câu chuyện trên là phản ánh lòng thương tha thứ vô biên của Thiên Chúa được mạc khải cho chúng ta qua Kinh thánh, nhất là nơi bản thân Chúa Giêsu, là hồng ân mà Thiên Chúa ban cho con người tội lỗi, Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta chia sẻ sứ mệnh của Ngài. Mỗi Kitô hữu cũng là một ơn tha thứ mà Thiên Chúa muốn trao tặng cho người khác. Mỗi ơn tha thứ là một cuộc biến đổi, Chúa Giêsu kêu mời chúng ta cùng với Ngài thực thi sứ mệnh trao ban ơn tha thứ hầu biến đổi anh chị em chúng ta nên người con thật tốt lành và đáng yêu của Chúa Cha, cũng như chính chúng ta đã được tha thứ và biến đổi.
http://www.tinmung.net