Quý Cha và quý Tu sĩ rất thân mến,
Nhiều dịp lễ trong tháng 2 có thể là đề tài để suy niệm, chiếu soi cho cuộc sống và công việc mục vụ của chúng ta, nhưng tôi muốn chọn lễ Đức Mẹ và Thánh Giuse dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh và lấy ánh sáng từ bài Tin Mừng để chia sẻ với quý Cha và quý Tu sĩ đôi điều về sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội mà chúng ta phải là những người dẫn đầu.
Đề tài bài chia sẻ là: “Linh mục, Tu sĩ và Sứ mệnh Truyền giáo”.
Nhiều dịp lễ trong tháng 2 có thể là đề tài để suy niệm, chiếu soi cho cuộc sống và công việc mục vụ của chúng ta, nhưng tôi muốn chọn lễ Đức Mẹ và Thánh Giuse dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh và lấy ánh sáng từ bài Tin Mừng để chia sẻ với quý Cha và quý Tu sĩ đôi điều về sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội mà chúng ta phải là những người dẫn đầu.
Đề tài bài chia sẻ là: “Linh mục, Tu sĩ và Sứ mệnh Truyền giáo”.
Bài Tin Mừng
Các bài đọc của lễ Dâng Chúa trong Đền Thánh, nhất là bài Tin Mừng, mở ra trước mắt chúng ta cánh đồng truyền giáo mênh mông và mời gọi toàn thể Dân Chúa cùng dấn thân để giúp nhiều người nhận ra Đấng Cứu Độ muôn dân.
“Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa… Hồi ấy ở Giêrusalem, có một người tên là Simêôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ísrael, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Kitô của Đức Chúa. Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng :
Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
Chúa đã dành sẵn cho muôn dân :
Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ísrael Dân Ngài.
Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Simêôn vừa nói về Người. Ông Simêôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Maria, mẹ của Hài Nhi: Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ísrael ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng ; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.
Lại cũng có một nữ ngôn sứ tên là Anna, con ông Pơnuêl, thuộc chi tộc Ase. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa. Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giêrusalem.” (Lc 2,22-38).
Thực tại truyền giáo và trách nhiệm của các linh mục, tu sĩ
Khi Đức Mẹ và Thánh Giuse đưa Chúa Giêsu lên Đền Thánh để dâng cho Thiên Chúa, lúc đó có nhiều người hiện diện, nhưng chỉ có ông già Simêôn và bà Anna nhận ra con trẻ Giêsu là Đấng Cứu Thế. Còn những người khác, tuy cũng có mặt, cũng thấy con trẻ Giêsu, nhưng không nhận ra được đó là chính Đấng Cứu Thế mà họ đang mong đợi. Thực tại này làm chúng ta nghĩ đến hiện trạng truyền giáo hiện nay, tức là thực tại Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế của nhân loại vẫn chưa được nhận biết bởi đa số dân chúng trên thế giới. Dưới đây là số thống kê mới nhất của Tòa Thánh, được thực hiện vào dịp lễ Khánh Nhật Truyền Giáo năm 2017 vừa qua[2] và của Văn Phòng Tòa Giám Mục Xuân Lộc[3], giúp chúng ta có được cái nhìn vừa tổng quát, vừa cụ thể về thực tại truyền giáo trên thế giới và trong Giáo phận Xuân Lộc hiện nay:
Các bài đọc của lễ Dâng Chúa trong Đền Thánh, nhất là bài Tin Mừng, mở ra trước mắt chúng ta cánh đồng truyền giáo mênh mông và mời gọi toàn thể Dân Chúa cùng dấn thân để giúp nhiều người nhận ra Đấng Cứu Độ muôn dân.
“Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa… Hồi ấy ở Giêrusalem, có một người tên là Simêôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ísrael, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Kitô của Đức Chúa. Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng :
Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
Chúa đã dành sẵn cho muôn dân :
Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ísrael Dân Ngài.
Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Simêôn vừa nói về Người. Ông Simêôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Maria, mẹ của Hài Nhi: Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ísrael ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng ; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.
Lại cũng có một nữ ngôn sứ tên là Anna, con ông Pơnuêl, thuộc chi tộc Ase. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa. Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giêrusalem.” (Lc 2,22-38).
Thực tại truyền giáo và trách nhiệm của các linh mục, tu sĩ
Khi Đức Mẹ và Thánh Giuse đưa Chúa Giêsu lên Đền Thánh để dâng cho Thiên Chúa, lúc đó có nhiều người hiện diện, nhưng chỉ có ông già Simêôn và bà Anna nhận ra con trẻ Giêsu là Đấng Cứu Thế. Còn những người khác, tuy cũng có mặt, cũng thấy con trẻ Giêsu, nhưng không nhận ra được đó là chính Đấng Cứu Thế mà họ đang mong đợi. Thực tại này làm chúng ta nghĩ đến hiện trạng truyền giáo hiện nay, tức là thực tại Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế của nhân loại vẫn chưa được nhận biết bởi đa số dân chúng trên thế giới. Dưới đây là số thống kê mới nhất của Tòa Thánh, được thực hiện vào dịp lễ Khánh Nhật Truyền Giáo năm 2017 vừa qua[2] và của Văn Phòng Tòa Giám Mục Xuân Lộc[3], giúp chúng ta có được cái nhìn vừa tổng quát, vừa cụ thể về thực tại truyền giáo trên thế giới và trong Giáo phận Xuân Lộc hiện nay:
Thống kê truyền giáo
Dân số không Công giáo và Dân số Công giáo
Châu lục Dân số chung Dân số không CG Dân số Công giáo Tỷ lệ
Châu Phi 1.144.200.000 922.030.000 222.170.000 19,42 %
Châu Mỹ 982.228.000 356.960.000 625.268.000 63,66 %
Châu Á 4.367.040.000 4.225.628.000 141.412.000 03,24%
Châu Âu 716.711.000 430.959.000 285.752.000 39,87 %
Châu Đại Dương 38.762.000 28.554.000 10.208.000 26,36 %
Tổng cộng 7.248.941.000 5.964.131.000 1.284.810.000 17,72 %
Gp Xuân Lộc 3.578.086 2.573.354 1.004.732 28,08 %
Linh mục
Châu lục Tổng số linh mục Linh mục Giáo phận Linh mục Dòng
Châu Phi 44.048 30.538 13.510
Châu Mỹ 123.036 84.649 38.387
Châu Á 64.714 36.978 27.736
Châu Âu 179.140 126.559 52.581
Châu Đại Dương 4.718 2.790 1.928
Tổng cộng 415.656 281.514 134.142
Gp Xuân Lộc 597[4] 440 157
Tu sĩ Nam Nữ
Châu lục Tổng số Tu sĩ Tu sĩ Nam Tu sĩ Nữ
Châu Phi 80.348 8.781 71.567
Châu Mỹ 187.274 15.321 171.953
Châu Á 183.989 12.693 171.296
Châu Âu 263.747 16.004 247.743
Châu Đại Dương 9.201 1.430 7.771
Tổng cộng 724.559 54.229 670.330
Gp Xuân Lộc 2.305 297 2.008
Số người không Công giáo và số người Công giáo cho mỗi Linh mục
Châu lục Dân không CG.
cho mỗi LM Dân CG.
cho mỗi LM
Châu Phi 20.932 5.044
Châu Mỹ 2.901 5.082
Châu Á 65.297 2.185
Châu Âu 2.406 1.595
Châu Đại Dương 6.052 2.164
Tổng cộng 10.991 3.091
Gp Xuân Lộc 4.310 1.683
Số người không công giào và số người Công giáo cho mỗi Tu sĩ
Châu lục Dân không CG.
cho mỗi Tu sĩ Người Công giáo
cho mỗi tu sĩ
Châu Phi 11.475 2.765
Châu Mỹ 1.906 3.338
Châu Á 22.967 768
Châu Âu 1.634 1.083
Châu Đại Dương 3.103 1.109
Tổng cộng 8.231 1.773
Gp Xuân Lộc 1.116 436
Ý thức và dấn thân truyền giáo
Những số thống kê trên đây mở ra trước mắt chúng ta cánh đồng truyền giáo mênh mông của sáu tỷ người chưa nhận ra Đấng Cứu Độ của mình và trách nhiệm truyền giáo của mỗi linh mục và tu sĩ.
Trong một Giáo Hội mà, “tự bản tính là truyền giáo”[5], mỗi Kitô hữu, nhất là mỗi linh mục và tu sĩ, được rửa tội nhân danh Chúa Kitô và được thánh hiến để trở nên đồng hình, đồng dạng với Người, phải cảm thấy những con số thống kê trên đây đụng chạm trực tiếp đến mình, nhất là khi nhớ lại lời Chúa Giêsu theo Tin Mừng thánh Gioan: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử.” (Ga 10,16).
Trách nhiệm mục vụ của linh mục, tu sĩ phải được nhìn không chỉ trong tương quan với anh chị em trong Giáo Hội Công giáo của mình mà cả trong tương quan với anh chị em ngoài Giáo Hội Công giáo. Theo số thống kê trên đây về Châu Á, mỗi linh mục phải có trách nhiệm mục vụ cho 2.185 người Công Giáo và 65.297 người không Công giáo, trong khi mỗi tu sĩ có trách nhiệm mục vụ cho 768 người Công giáo và 22.967 người không Công giáo. Nếu chúng ta nhìn vào thống kê của giáo phận Xuân Lộc, mỗi linh mục có trách nhiệm mục vụ cho 1.683 giáo dân và 4.310 anh chị em không công giáo, trong khi mỗi tu sĩ có trách nhiệm mục vụ cho 436 giáo dân và 1.116 anh chị em không công giáo.
Trong thực tế, chương trình và hoạt động mục vụ của các Giáo xứ và các cộng đoàn Dòng tu hầu như chỉ hướng đến anh chị em giáo dân và có khi lại chỉ giới hạn vào những anh chị em giáo dân “ngoan đạo”. Ít khi thấy chương trình mục vụ có đối tượng trực tiếp là anh chị em thuộc các tôn giáo bạn hoặc lương dân hay anh chị em giáo dân đang gặp khó khăn trong đời sống đức tin. Khi đi thăm các Giáo xứ và các cộng đoàn Dòng tu ở nhiều giáo phận, tôi cảm thấy hứng khởi được thấy những cộng đoàn đức tin sống động, có nhiều sinh hoạt đạo đức sầm uất. Tuy nhiên, các hoạt động đưa Tin Mừng đến anh chị em chưa biết Chúa, ở nhiều nơi chỉ là những hoạt động riêng rẽ của một vài nhóm nhỏ, mà có khi còn phải giấu cha chánh xứ. Đôi khi cũng có những chương trình của giáo xứ, nhưng thường chỉ là hoạt động vào một vài dịp đặc biệt, chẳng hạn tổ chức vui chơi và phát quà cho các em, nhất là các em nghèo, không phân biệt lương giáo vào dịp Tết Trung Thu hay dịp lễ Giáng Sinh. Năm 2007, tôi được Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, lúc đó là Giám mục giáo phận Hưng Hóa, cho biết ông trưởng đoàn các cán bộ lo công tác tôn giáo tỉnh Hòa Bình, khi đến thăm Tòa Giám mục Hưng Hóa, đã có nhận xét như sau: “Chúng tôi thấy các ông, Công giáo, không có tinh thần truyền giáo. Bên Tin Lành người ta truyền giáo nhiều hơn.”
Phải chăng lời nhận xét trên đây cũng có thể được áp dụng cho giáo phận Xuân Lộc chúng ta hôm nay? Bất cứ câu trả lời là “có” hay “không”, chương trình mục vụ năm nay, 2017 – 2018, mời gọi tất cả Giáo phận hướng đến anh chị em lương dân, một trong ba đối tượng mục vụ của các sinh hoạt trong Giáo phận. Thực vậy, chủ đề mục vụ của Giáo phận cho năm 2017 – 2018 là: “Canh tân đời sống Đức Tin và Hiệp Nhất, theo định hướng Lòng Thương Xót để đi ra vùng ngoại biên, tìm kiếm và gặp gỡ Anh Chị Em Đau Khổ, Lương Dân và Di Dân nhằm thông truyền cho họ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.”
Mỗi Cha Chánh xứ và Bề trên cộng đoàn Dòng tu được mời gọi soạn thảo một chương trình hoạt động cụ thể cho giáo xứ hoặc cộng đoàn của mình theo chủ đề mục vụ trên đây. Nếu các Cha Chánh xứ và các Bề trên cộng đoàn Dòng tu trong Giáo phận đều hăng hái và nhiệt tâm soạn thảo chương trình hoạt động theo chủ đề mục vụ nói trên của Giáo phận và thúc đẩy mọi người thực hiện, chắc chắn lời nhận xét của ông trưởng đoàn các cán bộ lo công tác tôn giáo tỉnh Hòa Bình sẽ không được áp dụng cho giáo phận Xuân Lộc chúng ta.
Khơi lên bầu nhiệt huyết truyền giáo
Chúng ta sẽ có nhiệt huyết dấn thân đi ra vùng ngoại biên, tìm kiếm và gặp gỡ anh chị em lương dân và anh chị em thuộc các tôn giáo bạn để thông truyền lòng thương xót của Thiên Chúa cho họ, chỉ khi chúng ta biết thắng lướt các rào cản và nhất là biết chiêm ngắm tình thương yêu của Chúa và khơi lên trong tâm hồn mình lòng yêu mến dạt dào.
Thắng lướt rào cản
Có nhiều lý do ngăn cản tâm trí, không cho người ta mở lòng đi ra để gặp gỡ anh chị em lương dân với lòng yêu thương. Xin nêu ra đây một vài lý do hiển nhiên có thể thấy dễ dàng:
- Văn hóa gia đình, làng xóm: người Việt Nam lấy gia đình, làng xóm như đơn vị căn bản tổ chức cuộc sống cá nhân và cộng đoàn. Đây là điểm tốt, nhưng nhiều khi gia đình và làng xóm được coi như giá trị tuyệt đối nên tất cả cách suy nghĩ và sinh hoạt đều gói gọn và giới hạn trong nhu cầu của gia đình và làng xóm. Từ não trạng này, phát sinh sự ganh đua giữa các gia đình, gia tộc, xóm làng. Não trạng đó đã đi vào đời sống đạo. Do đó, tất cả tâm trí được dồn vào nhu cầu của giáo xứ và người ta ít có khả năng nhìn ra những nhu cầu ngoài giáo xứ của mình.
- Tâm lý lệ thuộc và “ăn xin”, phát xuất từ cơ cấu văn hóa đẳng cấp thái quá và tình trạng dân bị trị, nghèo đói. Thứ tâm lý này đưa đến cách suy nghĩ và hành động trông chờ và xin xỏ người khác. Người ta kể: “Một người Mỹ vào tiệm hớt tóc; khi hớt xong, ông chủ tiệm không tính tiền, vì hôm nay là ngày của tuần lễ free (miễn phí). Sáng hôm sau, khi mở cửa, chủ tiệm hớt tóc nhận được 20 bông hồng mang ý nghĩa cảm ơn. Một lát sau, một người Ý vào hớt tóc cũng free, thế là sáng hôm sau, chủ tiệm nhận được 20 cái pizza. Sau đó, có anh thanh niên người Việt vào hớt tóc và cũng được free. Sáng hôm sau, khi mở cửa, người chủ tiệm hớt tóc giật mình, vì có 20 anh VN đang đứng chờ…”
- Tâm lý và não trạng tự vệ và đấu tranh để bảo tồn sự sống và đức tin: trong một thời gian dài phải trải qua nhiều hoàn cảnh khó khăn do chiến tranh, do chính sách chính trị, người ta quen với cách suy nghĩ và nếp sống vun vén cho đời sống cá nhân, gia đình và cộng đoàn riêng. Từ đó đã hình thành tâm lý cục bộ.
Chiêm ngắm Thiên Chúa trong tình thương yêu cứu độ của Ngài
Theo bài Tin Mừng được trích ở trên, ông già Simêôn và bà Anna là hai người đã nhận ra Đấng Cứu Thế và đã hân hoan nói cho mọi người có mặt được biết về Ngài. Nguồn gốc của việc nhận ra Đấng Cứu Thế và hân hoan nói về Ngài là “Ông (Simêôn) những mong chờ niềm an ủi của Ísrael, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Kitô của Đức Chúa. Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ…” (Lc 2,25-27). Còn bà Anna thì thánh Luca nói: “(Bà) không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa.” (Lc 2,37).
Khi nói đến truyền giáo là người ta nghĩ ngay đến việc ra đi, rao giảng, làm chứng, v.v. Đó là những điều cần thiết, nhưng chúng là hoa trái, còn nguồn gốc là “ở lại”, “lắng nghe” (x. Mc 3,14). Việc dấn thân truyền giáo bắt đầu bằng việc chiêm ngắm đến ngỡ ngàng đứng trước hành vi yêu thương vĩnh cửu của Thiên Chúa và kế hoạch nhiệm mầu của ơn cứu độ đối với nhân loại trong việc trao ban Con Một mình: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16-17). Đời sống nội tâm với thái độ chiêm ngắm để cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa là nền tảng và nguồn mạch của việc dấn thân tông đồ truyền giáo. Sự trao ban sức sống và những hoạt động truyền giáo khác của Giáo Hội là lời đáp trả tình yêu Chúa đối với chính mình và đối với nhân loại.
Thông truyền tình yêu Thiên Chúa cho nhân loại
Đặc tính của công cuộc truyền giáo là tình thương yêu, phát xuất từ việc chiêm ngắm và thấm nhuần tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa. Do đó, công việc truyền giáo có thể được thực hiện qua nhiều hình thức, hiện diện, gặp gỡ, tình bạn, phục vụ, rao giảng, v.v., nhưng tất cả đều phải phảng phất hương thơm tình yêu của Thiên Chúa.
Tình yêu được diễn tả qua việc phục vụ, trợ giúp, thông cảm, tha thứ, kính trọng… nhưng diễn tả sâu đậm nhất của tình yêu là tình yêu trong đau khổ, kết hiệp với Chúa Giêsu trong việc dâng hiến chính mình làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa Cha, theo gương Đức Mẹ: “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà” (Lc 2,35).
Xin Đức Mẹ là Mẹ các linh mục và là Mẫu Gương của đời sống thánh hiến dẫn dắt và nâng đỡ tất cả các linh mục và tu sĩ của Giáo phận trong hành trình nên thánh và chăm sóc đoàn Dân Thánh nhân danh Chúa.
Thân mến chào quý Cha và anh chị em Tu sĩ .
+ Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc
[1] Thuật ngữ “truyền giáo” dịch từ tiếng latinh “missio”. Ngày nay, nhiều người dùng cụm từ “Loan báo Tin Mừng” vì từ “truyền giáo” có thể bị hiểu lầm là việc tuyên truyền để lôi kéo người ta theo phe nhóm của mình. Chúng ta dùng từ “truyền giáo” theo ý nghĩa nguyên thủy của từ “missio”, diễn tả đời sống và sinh hoạt của Giáo Hội trong việc tiếp nối sứ mệnh tình thương yêu của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, hướng đến anh chị em chưa nhận biết Ngài.
[2] http://www.fides.org/it/news/63096-VATICANO_Dossier_per_la_Giornata_Missionaria_Mondiale_cresce_il_numero_dei_cattolici_nel_mondo
[3] Thống kê giáo phận Xuân Lộc 2016 – 2017 do Văn phòng TGM Xuân Lộc thực hiện.
[4] Số linh mục bao gổm các linh mục đang làm việc mục vụ, các linh mục hưu dưỡng và các linh mục du học.
[5] Ad Gentes (Sắc lệnh về hoạt động đem Tin Mừng đến muôn dân”, 2.
Dân số không Công giáo và Dân số Công giáo
Châu lục Dân số chung Dân số không CG Dân số Công giáo Tỷ lệ
Châu Phi 1.144.200.000 922.030.000 222.170.000 19,42 %
Châu Mỹ 982.228.000 356.960.000 625.268.000 63,66 %
Châu Á 4.367.040.000 4.225.628.000 141.412.000 03,24%
Châu Âu 716.711.000 430.959.000 285.752.000 39,87 %
Châu Đại Dương 38.762.000 28.554.000 10.208.000 26,36 %
Tổng cộng 7.248.941.000 5.964.131.000 1.284.810.000 17,72 %
Gp Xuân Lộc 3.578.086 2.573.354 1.004.732 28,08 %
Linh mục
Châu lục Tổng số linh mục Linh mục Giáo phận Linh mục Dòng
Châu Phi 44.048 30.538 13.510
Châu Mỹ 123.036 84.649 38.387
Châu Á 64.714 36.978 27.736
Châu Âu 179.140 126.559 52.581
Châu Đại Dương 4.718 2.790 1.928
Tổng cộng 415.656 281.514 134.142
Gp Xuân Lộc 597[4] 440 157
Tu sĩ Nam Nữ
Châu lục Tổng số Tu sĩ Tu sĩ Nam Tu sĩ Nữ
Châu Phi 80.348 8.781 71.567
Châu Mỹ 187.274 15.321 171.953
Châu Á 183.989 12.693 171.296
Châu Âu 263.747 16.004 247.743
Châu Đại Dương 9.201 1.430 7.771
Tổng cộng 724.559 54.229 670.330
Gp Xuân Lộc 2.305 297 2.008
Số người không Công giáo và số người Công giáo cho mỗi Linh mục
Châu lục Dân không CG.
cho mỗi LM Dân CG.
cho mỗi LM
Châu Phi 20.932 5.044
Châu Mỹ 2.901 5.082
Châu Á 65.297 2.185
Châu Âu 2.406 1.595
Châu Đại Dương 6.052 2.164
Tổng cộng 10.991 3.091
Gp Xuân Lộc 4.310 1.683
Số người không công giào và số người Công giáo cho mỗi Tu sĩ
Châu lục Dân không CG.
cho mỗi Tu sĩ Người Công giáo
cho mỗi tu sĩ
Châu Phi 11.475 2.765
Châu Mỹ 1.906 3.338
Châu Á 22.967 768
Châu Âu 1.634 1.083
Châu Đại Dương 3.103 1.109
Tổng cộng 8.231 1.773
Gp Xuân Lộc 1.116 436
Ý thức và dấn thân truyền giáo
Những số thống kê trên đây mở ra trước mắt chúng ta cánh đồng truyền giáo mênh mông của sáu tỷ người chưa nhận ra Đấng Cứu Độ của mình và trách nhiệm truyền giáo của mỗi linh mục và tu sĩ.
Trong một Giáo Hội mà, “tự bản tính là truyền giáo”[5], mỗi Kitô hữu, nhất là mỗi linh mục và tu sĩ, được rửa tội nhân danh Chúa Kitô và được thánh hiến để trở nên đồng hình, đồng dạng với Người, phải cảm thấy những con số thống kê trên đây đụng chạm trực tiếp đến mình, nhất là khi nhớ lại lời Chúa Giêsu theo Tin Mừng thánh Gioan: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử.” (Ga 10,16).
Trách nhiệm mục vụ của linh mục, tu sĩ phải được nhìn không chỉ trong tương quan với anh chị em trong Giáo Hội Công giáo của mình mà cả trong tương quan với anh chị em ngoài Giáo Hội Công giáo. Theo số thống kê trên đây về Châu Á, mỗi linh mục phải có trách nhiệm mục vụ cho 2.185 người Công Giáo và 65.297 người không Công giáo, trong khi mỗi tu sĩ có trách nhiệm mục vụ cho 768 người Công giáo và 22.967 người không Công giáo. Nếu chúng ta nhìn vào thống kê của giáo phận Xuân Lộc, mỗi linh mục có trách nhiệm mục vụ cho 1.683 giáo dân và 4.310 anh chị em không công giáo, trong khi mỗi tu sĩ có trách nhiệm mục vụ cho 436 giáo dân và 1.116 anh chị em không công giáo.
Trong thực tế, chương trình và hoạt động mục vụ của các Giáo xứ và các cộng đoàn Dòng tu hầu như chỉ hướng đến anh chị em giáo dân và có khi lại chỉ giới hạn vào những anh chị em giáo dân “ngoan đạo”. Ít khi thấy chương trình mục vụ có đối tượng trực tiếp là anh chị em thuộc các tôn giáo bạn hoặc lương dân hay anh chị em giáo dân đang gặp khó khăn trong đời sống đức tin. Khi đi thăm các Giáo xứ và các cộng đoàn Dòng tu ở nhiều giáo phận, tôi cảm thấy hứng khởi được thấy những cộng đoàn đức tin sống động, có nhiều sinh hoạt đạo đức sầm uất. Tuy nhiên, các hoạt động đưa Tin Mừng đến anh chị em chưa biết Chúa, ở nhiều nơi chỉ là những hoạt động riêng rẽ của một vài nhóm nhỏ, mà có khi còn phải giấu cha chánh xứ. Đôi khi cũng có những chương trình của giáo xứ, nhưng thường chỉ là hoạt động vào một vài dịp đặc biệt, chẳng hạn tổ chức vui chơi và phát quà cho các em, nhất là các em nghèo, không phân biệt lương giáo vào dịp Tết Trung Thu hay dịp lễ Giáng Sinh. Năm 2007, tôi được Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, lúc đó là Giám mục giáo phận Hưng Hóa, cho biết ông trưởng đoàn các cán bộ lo công tác tôn giáo tỉnh Hòa Bình, khi đến thăm Tòa Giám mục Hưng Hóa, đã có nhận xét như sau: “Chúng tôi thấy các ông, Công giáo, không có tinh thần truyền giáo. Bên Tin Lành người ta truyền giáo nhiều hơn.”
Phải chăng lời nhận xét trên đây cũng có thể được áp dụng cho giáo phận Xuân Lộc chúng ta hôm nay? Bất cứ câu trả lời là “có” hay “không”, chương trình mục vụ năm nay, 2017 – 2018, mời gọi tất cả Giáo phận hướng đến anh chị em lương dân, một trong ba đối tượng mục vụ của các sinh hoạt trong Giáo phận. Thực vậy, chủ đề mục vụ của Giáo phận cho năm 2017 – 2018 là: “Canh tân đời sống Đức Tin và Hiệp Nhất, theo định hướng Lòng Thương Xót để đi ra vùng ngoại biên, tìm kiếm và gặp gỡ Anh Chị Em Đau Khổ, Lương Dân và Di Dân nhằm thông truyền cho họ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.”
Mỗi Cha Chánh xứ và Bề trên cộng đoàn Dòng tu được mời gọi soạn thảo một chương trình hoạt động cụ thể cho giáo xứ hoặc cộng đoàn của mình theo chủ đề mục vụ trên đây. Nếu các Cha Chánh xứ và các Bề trên cộng đoàn Dòng tu trong Giáo phận đều hăng hái và nhiệt tâm soạn thảo chương trình hoạt động theo chủ đề mục vụ nói trên của Giáo phận và thúc đẩy mọi người thực hiện, chắc chắn lời nhận xét của ông trưởng đoàn các cán bộ lo công tác tôn giáo tỉnh Hòa Bình sẽ không được áp dụng cho giáo phận Xuân Lộc chúng ta.
Khơi lên bầu nhiệt huyết truyền giáo
Chúng ta sẽ có nhiệt huyết dấn thân đi ra vùng ngoại biên, tìm kiếm và gặp gỡ anh chị em lương dân và anh chị em thuộc các tôn giáo bạn để thông truyền lòng thương xót của Thiên Chúa cho họ, chỉ khi chúng ta biết thắng lướt các rào cản và nhất là biết chiêm ngắm tình thương yêu của Chúa và khơi lên trong tâm hồn mình lòng yêu mến dạt dào.
Thắng lướt rào cản
Có nhiều lý do ngăn cản tâm trí, không cho người ta mở lòng đi ra để gặp gỡ anh chị em lương dân với lòng yêu thương. Xin nêu ra đây một vài lý do hiển nhiên có thể thấy dễ dàng:
- Văn hóa gia đình, làng xóm: người Việt Nam lấy gia đình, làng xóm như đơn vị căn bản tổ chức cuộc sống cá nhân và cộng đoàn. Đây là điểm tốt, nhưng nhiều khi gia đình và làng xóm được coi như giá trị tuyệt đối nên tất cả cách suy nghĩ và sinh hoạt đều gói gọn và giới hạn trong nhu cầu của gia đình và làng xóm. Từ não trạng này, phát sinh sự ganh đua giữa các gia đình, gia tộc, xóm làng. Não trạng đó đã đi vào đời sống đạo. Do đó, tất cả tâm trí được dồn vào nhu cầu của giáo xứ và người ta ít có khả năng nhìn ra những nhu cầu ngoài giáo xứ của mình.
- Tâm lý lệ thuộc và “ăn xin”, phát xuất từ cơ cấu văn hóa đẳng cấp thái quá và tình trạng dân bị trị, nghèo đói. Thứ tâm lý này đưa đến cách suy nghĩ và hành động trông chờ và xin xỏ người khác. Người ta kể: “Một người Mỹ vào tiệm hớt tóc; khi hớt xong, ông chủ tiệm không tính tiền, vì hôm nay là ngày của tuần lễ free (miễn phí). Sáng hôm sau, khi mở cửa, chủ tiệm hớt tóc nhận được 20 bông hồng mang ý nghĩa cảm ơn. Một lát sau, một người Ý vào hớt tóc cũng free, thế là sáng hôm sau, chủ tiệm nhận được 20 cái pizza. Sau đó, có anh thanh niên người Việt vào hớt tóc và cũng được free. Sáng hôm sau, khi mở cửa, người chủ tiệm hớt tóc giật mình, vì có 20 anh VN đang đứng chờ…”
- Tâm lý và não trạng tự vệ và đấu tranh để bảo tồn sự sống và đức tin: trong một thời gian dài phải trải qua nhiều hoàn cảnh khó khăn do chiến tranh, do chính sách chính trị, người ta quen với cách suy nghĩ và nếp sống vun vén cho đời sống cá nhân, gia đình và cộng đoàn riêng. Từ đó đã hình thành tâm lý cục bộ.
Chiêm ngắm Thiên Chúa trong tình thương yêu cứu độ của Ngài
Theo bài Tin Mừng được trích ở trên, ông già Simêôn và bà Anna là hai người đã nhận ra Đấng Cứu Thế và đã hân hoan nói cho mọi người có mặt được biết về Ngài. Nguồn gốc của việc nhận ra Đấng Cứu Thế và hân hoan nói về Ngài là “Ông (Simêôn) những mong chờ niềm an ủi của Ísrael, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Kitô của Đức Chúa. Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ…” (Lc 2,25-27). Còn bà Anna thì thánh Luca nói: “(Bà) không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa.” (Lc 2,37).
Khi nói đến truyền giáo là người ta nghĩ ngay đến việc ra đi, rao giảng, làm chứng, v.v. Đó là những điều cần thiết, nhưng chúng là hoa trái, còn nguồn gốc là “ở lại”, “lắng nghe” (x. Mc 3,14). Việc dấn thân truyền giáo bắt đầu bằng việc chiêm ngắm đến ngỡ ngàng đứng trước hành vi yêu thương vĩnh cửu của Thiên Chúa và kế hoạch nhiệm mầu của ơn cứu độ đối với nhân loại trong việc trao ban Con Một mình: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16-17). Đời sống nội tâm với thái độ chiêm ngắm để cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa là nền tảng và nguồn mạch của việc dấn thân tông đồ truyền giáo. Sự trao ban sức sống và những hoạt động truyền giáo khác của Giáo Hội là lời đáp trả tình yêu Chúa đối với chính mình và đối với nhân loại.
Thông truyền tình yêu Thiên Chúa cho nhân loại
Đặc tính của công cuộc truyền giáo là tình thương yêu, phát xuất từ việc chiêm ngắm và thấm nhuần tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa. Do đó, công việc truyền giáo có thể được thực hiện qua nhiều hình thức, hiện diện, gặp gỡ, tình bạn, phục vụ, rao giảng, v.v., nhưng tất cả đều phải phảng phất hương thơm tình yêu của Thiên Chúa.
Tình yêu được diễn tả qua việc phục vụ, trợ giúp, thông cảm, tha thứ, kính trọng… nhưng diễn tả sâu đậm nhất của tình yêu là tình yêu trong đau khổ, kết hiệp với Chúa Giêsu trong việc dâng hiến chính mình làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa Cha, theo gương Đức Mẹ: “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà” (Lc 2,35).
Xin Đức Mẹ là Mẹ các linh mục và là Mẫu Gương của đời sống thánh hiến dẫn dắt và nâng đỡ tất cả các linh mục và tu sĩ của Giáo phận trong hành trình nên thánh và chăm sóc đoàn Dân Thánh nhân danh Chúa.
Thân mến chào quý Cha và anh chị em Tu sĩ .
+ Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc
[1] Thuật ngữ “truyền giáo” dịch từ tiếng latinh “missio”. Ngày nay, nhiều người dùng cụm từ “Loan báo Tin Mừng” vì từ “truyền giáo” có thể bị hiểu lầm là việc tuyên truyền để lôi kéo người ta theo phe nhóm của mình. Chúng ta dùng từ “truyền giáo” theo ý nghĩa nguyên thủy của từ “missio”, diễn tả đời sống và sinh hoạt của Giáo Hội trong việc tiếp nối sứ mệnh tình thương yêu của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, hướng đến anh chị em chưa nhận biết Ngài.
[2] http://www.fides.org/it/news/63096-VATICANO_Dossier_per_la_Giornata_Missionaria_Mondiale_cresce_il_numero_dei_cattolici_nel_mondo
[3] Thống kê giáo phận Xuân Lộc 2016 – 2017 do Văn phòng TGM Xuân Lộc thực hiện.
[4] Số linh mục bao gổm các linh mục đang làm việc mục vụ, các linh mục hưu dưỡng và các linh mục du học.
[5] Ad Gentes (Sắc lệnh về hoạt động đem Tin Mừng đến muôn dân”, 2.