TÌNH YÊU THÁNH GIÁ
Quý Cha và quý Tu sĩ rất thân mến,
Năm Thánh mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam sẽ được toàn thể Giáo Hội Việt Nam khai mạc ngày 19 tháng 6 và kết thúc ngày 24 tháng 11 năm 2018. Trong thư công bố Năm Thánh, ngoài việc hướng dẫn một số điều cụ thể cho việc cử hành Năm Thánh, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam còn đặc biệt kêu gọi toàn thể Dân Chúa sống tinh thần của các Thánh Tử Đạo, áp dụng vào môi trường và bậc sống của mỗi người.
Trong tinh thần của thư công bố Năm Thánh của Hội Đồng Giám Mục, tôi xin chia sẻ với quý Cha và quý Tu sĩ đôi suy nghĩ về mầu nhiệm Thánh Giá là điểm quy chiếu của đời sống các Thánh Tử Đạo để chiếu soi cho cuộc đời và sứ mệnh của chúng ta.
Thánh Giá, biểu tượng đau khổ của nhân loại
Thánh Giá Chúa Kitô là biểu trưng của sự đau khổ, nói lên sự độc ác và sức mạnh thảm khốc của bạo lực nơi con người. Mỗi vết thương, mỗi giọt máu trên thân thể Chúa Kitô là một chứng tích của sức mạnh sự dữ và của bạo lực trong lòng con người.
Jean Vanier kể lại trong cuốn sách nhỏ "Nghèo giữa người nghèo" (Povero tra i poveri) là trong một cuộc nói truyện về tình yêu tại một trại tù ở Kingston (Giamaica), khi ông còn đang nói, một bạn tù la lối đầy căm phẫn: “Anh lấy danh nghĩa gì đến đây nói về tình yêu? Đối với anh cái gì cũng dễ hết. Khi tôi lên bốn, lên năm, mẹ tôi bị hiếp ngay trước mắt tôi. Khi tôi lên bảy tuổi, cha tôi bán tôi cho tụi đồng tính luyến ái để lấy tiền mua rượu. Khi được 13 tuổi, tôi bị cảnh sát bắt. Tao muốn giết tất cả những đứa nào muốn nói về tình yêu.” (Jean Vanier, Povero tra i poveri, EDB, 1981, trg. 8). Lời la lối của người tù này nói lên tâm tình của một người đã bị sức mạnh của bạo động và thù hằn chiếm đoạt. Một trái tim vì khổ đau nên đã khép lại, đánh mất niềm tin vào cuộc đời, vào tình yêu, vào lòng tốt nơi con người, nhưng tận nguồn là mất đi niềm tin nơi Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Đó là một thảm họa lớn lao cho nhân loại.
Câu truyện này nhắc chúng ta nhớ đến một khía cạnh hiển nhiên trong thế giới ngày nay. Đó là một thế giới đang bị dằn vật bởi cơn lốc bạo động, bất công, thù hằn và ghen ghét. Các cuộc chiến tranh, khủng bố, tra tấn và đàn áp dã man giữa các quốc gia, chủng tộc, tầng lớp xã hội là những dấu hiệu hiển nhiên. Trong tim nhiều người, có khi cả trẻ em chất chứa đầy thù hằn và bạo động. Tệ hơn nữa, trong nhiều môi trường, thù hằn và bạo động còn được ca ngợi như anh hùng, như lý tưởng của cuộc sống, như tình yêu quê hương và như tình liên đới với phe nhóm, hoặc với giai cấp xã hội. Vì lý do đó, nhiều nước, nhiều thành thị không còn là nơi yên ổn, nhiều gia đình không còn phải là tổ ấm; thế giới không còn phải là vườn cây tươi tốt để mời gọi chim chóc đến ca hót, vì con tim nhiều người đã bị nhiễm trùng bạo động và thù ghét.
Những lời nói và hành động phát xuất từ bạo động và thù ghét cũng là tiếng kêu cầu cứu được giải thoát khỏi sức mạnh của bạo động và thù ghét. Thế giới hôm nay đang sống trong cơn hấp hối của thù ghét và bạo động kêu cứu sự giúp đỡ của những tông đồ là Chứng Nhân Tình Yêu, có khả năng hóa giải sức mạnh của thù hằn và bạo động và chỉ đường tha thứ để hòa giải và đem lại an bình cho lòng người, cho các gia đình và xã hội. Lời kêu cầu này của thế giới dẫn đến khía cạnh thứ hai của Thánh Giá.
Thánh Giá, dấu chỉ mạc khải tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa
Thánh Giá của Chúa Giêsu cũng là dấu chỉ cụ thể nhất và hiển nhiên nhất nói lên tình yêu thần linh của Thiên Chúa. Chính vì là biểu hiệu của bạo lực và thù ghét, Thánh Giá của Chúa mặc khải cách rõ ràng tình yêu nhưng không và vô biên của Thiên Chúa. Đó là thứ tình yêu chung thủy, vẫn tiếp tục thương yêu, cả khi không được đáp trả và bị từ khước. Đó là tình yêu tha thứ, Tình yêu không mở miệng bào chữa cả khi bị nhục mạ và bị kết án bất công. Đó là tình yêu tinh tuyền phát sinh từ con tim của Thiên Chúa, có sức chấp nhận để hóa giải và biến cải sức mạnh của bạo động và thù ghét trong con tim của loài người, như biển cả mênh mông hoá giải trái bom nổ và trong giây phút đã đem lại thanh bình. Có lẽ không hình ảnh nào diễn tả rõ ràng sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa có khả năng chiến thắng sức mạnh của sự dữ bằng dụ ngôn “Những người làm vườn nho sát nhân”:
“Có người kia trồng được một vườn nho; ông rào giậu chung quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Đến mùa, ông sai một đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi vườn nho mà họ phải nộp. Nhưng họ bắt người đầy tớ, đánh đập và đuổi về tay không. Ông lại sai một đầy tớ khác đến với họ. Họ đánh vào đầu anh ta và hạ nhục. Ông sai một người khác nữa, họ cũng giết luôn. Rồi ông lại sai nhiều người khác: kẻ thì họ đánh, người thì họ giết. Ông chỉ còn một người nữa là người con yêu dấu : người này là người cuối cùng ông sai đến gặp họ; ông nói: ‘Chúng sẽ nể con ta.’ Nhưng bọn tá điền ấy bảo nhau: ‘Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và gia tài sẽ về tay ta.’ Thế là họ bắt cậu, giết chết rồi quăng ra bên ngoài vườn nho. Vậy ông chủ vườn nho sẽ làm gì? Ông sẽ đến tiêu diệt các tá điền, rồi giao vườn nho cho người khác. Các ông chưa đọc câu Kinh Thánh này sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta!” (Mc 12,1-11).
Qua bài dụ ngôn, chúng ta thấy có một cuộc đọ sức giữa sự độc ác, sự bạo động của con người và sức mạnh của tình yêu nơi Thiên Chúa. Ông chủ gửi đầy tớ đến gặp những người làm mướn vườn nho. Những người này xỉ nhục và giết chết một người đầy tớ thì ông chủ gửi người đầy tớ khác và cuối cùng, gửi chính người con yêu quý của ông. Đây là một cuộc đọ sức giữa sự độc ác của loài người và tình yêu của Thiên Chúa. Cuộc đọ sức kết thúc bằng sự chiến thắng của Thiên Chúa: chiến thắng bằng tình yêu!
Sứ mệnh của môn đệ Chúa Giêsu: hiện thân của tình yêu cứu độ
Nhìn lên Thánh Giá Chúa và suy ngắm, chúng ta có thể khám phá ra được đâu là trận chiến căn bản và thế nào là mẫu người tông đồ của thời đại. Trận chiến căn bản hôm nay không phải là trận chiến giữa người với người, nhưng là giữa sức mạnh của thù ghét và bạo động, đưa đến đổ vỡ, chết chóc, ưu sầu và sức mạnh của tình yêu, đem lại an bình, cảm thông và hiệp nhất. Vì lý do đó, là môn đệ của Chúa, trước tiên và trên hết, chúng ta phải là những người thấm nhuần tình yêu của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô đã dạy: “Điều chúng ta nói và cách chúng ta nói, từng lời nói và cử chỉ của chúng ta, phải diễn tả lòng thương xót, nhân từ và tha thứ của Thiên Chúa đối với mọi người.” (Sứ điệp Ngày Truyền thông Thế giới 2016). Sự hiện diện của chúng ta phải nói lên sự tha thứ, đón nhận, thông truyền an bình, sự tế nhị và lòng kính trọng; lời nói của chúng ta phải gây thêm thông cảm và xây dựng, khích lệ người chung quanh. Thiên Chúa thương yêu nhân loại; Ngài thương yêu với một tình yêu muôn thuở để giải thoát nhân loại khỏi ách nặng của thù ghét. Thánh Giá Chúa Kitô là một bằng chứng.
Ơn gọi tông đồ tận hiến cần phải được hiểu trong chiều hướng này. Đó là ơn gọi tiếp tục tình thương của Thiên Chúa trong thế giới. Là tông đồ, chúng ta là những người phân phát lòng nhân từ và sự tha thứ của Thiên Chúa trong thời đại của chúng ta. Chúng ta cần phải chu toàn sứ mệnh đó với tất cả lòng quảng đại và sự khôn ngoan. Thiên Chúa mong muốn và thế giới chờ đợi. Sứ mệnh đó luôn chất vấn chúng ta về lòng nhân hậu và khả năng thương yêu, thương yêu cả kẻ thù!
Chính vì vậy, Chúa Giêsu đã không chỉ xin chúng ta làm dụng cụ cho tình thương, mà Ngài còn ấn định con đường phải theo. Đó là con đường Thánh Giá, mà tiên tri Isaia đã diễn tả một các huyền nhiệm như sau: “Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng.” (Is 53,7). Đó là Con Chiên bị hy sinh, hay nói đúng hơn, Con Chiên chấp nhận chịu hy sinh! Bị kết án oan uổng, không tự bào chữa; bị lăng nhục, không mở miệng đối đáp; bị đóng đinh, tha thứ: “Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng: ‘Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.’” (Lc 23,34).
Bước đường Thánh Giá là một đề nghị rất khó chấp nhận vì xem ra có vẻ không tưởng và nhu nhược. Tuy nhiên, trong thực tế, đề nghị Thánh Giá không phải là không tưởng, mà là con đường duy nhất, có sức hoán cải thù ghét và bạo động: con đường của tình yêu. Đó cũng không phải là thái độ nhu nhược, nhưng là sức mạnh của tình yêu và sự đại lượng của con tim không chiều theo bạo động và thù ghét. Đó chính là thái độ thiêng liêng của con tim đã hoàn toàn thoát khỏi thù ghét và bạo động. Đức Cha Helder Camara, người Brazil, cảm hứng theo Phúc Âm đã nói: “Thà để cho người ta bắn tôi, còn hơn là bắn người ta”. Áp dụng vào những hoàn cảnh gần gũi cuộc sống, tôi tạm nói như sau: “Thà rằng tôi bị xúc phạm còn hơn là xúc phạm người khác; thà chịu bị bạc đãi còn hơn là bạc đãi người khác...” Chỉ trong tinh thần này chúng ta mới có thể hiểu được một số lời dạy dỗ của Chúa Kitô mà chúng ta phải lấy như kim chỉ nam để soi sáng và hướng dẫn cuộc sống mỗi ngày:
“Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ… Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.”(Lc 6, 36-37).
“Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa... Anh em đã nghe Luật dạy rằng: hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5, 38-48).
Thánh Giá Chúa Kitô làm đảo lộn tất cả cuộc đời chúng ta, đổi ngược tiêu chuẩn sống, các nấc thang giá trị, cách hành động và cách xử thế theo thói thường. Thánh Giá Chúa Kitô đòi phải thay đổi hoàn toàn tâm thức. Đó là “dấu chỉ mâu thuẫn”. Tuy nhiên, chỉ người môn đệ chấp nhận những đề nghị của Thánh Giá mới có thể trở thành Chứng Nhân Tình Yêu, có khả năng biển đổi thế giới thành nơi êm thắm có thể sống được và thành vườn cây xum xuê mời gọi chim chóc quy tụ hót vang.
Xin Đức Mẹ, Đấng đã tham dự vào mầu nhiệm Thánh Giá, đặc biệt qua cuộc Thương Khó và cái chết tủi nhục của Chúa Giêsu trên cây Thánh Giá, dẫn dắt và nâng đỡ tất cả chúng ta trong nỗ lực dõi theo Chúa Giêsu trên bước Thánh Giá để trở thành tông đồ của tình yêu cứu độ. Xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam là Cha Ông của chúng ta cầu bầu cho chúng ta và toàn thể Giáo Phận được noi gương các ngài để biến Giáo Phân của chúng ta thành mảnh đất mầu mỡ của tình thương yêu nhân từ và lòng thương xót.
Thân mến chào quý Cha và quý Tu sĩ.
+ Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc
Quý Cha và quý Tu sĩ rất thân mến,
Năm Thánh mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam sẽ được toàn thể Giáo Hội Việt Nam khai mạc ngày 19 tháng 6 và kết thúc ngày 24 tháng 11 năm 2018. Trong thư công bố Năm Thánh, ngoài việc hướng dẫn một số điều cụ thể cho việc cử hành Năm Thánh, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam còn đặc biệt kêu gọi toàn thể Dân Chúa sống tinh thần của các Thánh Tử Đạo, áp dụng vào môi trường và bậc sống của mỗi người.
Trong tinh thần của thư công bố Năm Thánh của Hội Đồng Giám Mục, tôi xin chia sẻ với quý Cha và quý Tu sĩ đôi suy nghĩ về mầu nhiệm Thánh Giá là điểm quy chiếu của đời sống các Thánh Tử Đạo để chiếu soi cho cuộc đời và sứ mệnh của chúng ta.
Thánh Giá, biểu tượng đau khổ của nhân loại
Thánh Giá Chúa Kitô là biểu trưng của sự đau khổ, nói lên sự độc ác và sức mạnh thảm khốc của bạo lực nơi con người. Mỗi vết thương, mỗi giọt máu trên thân thể Chúa Kitô là một chứng tích của sức mạnh sự dữ và của bạo lực trong lòng con người.
Jean Vanier kể lại trong cuốn sách nhỏ "Nghèo giữa người nghèo" (Povero tra i poveri) là trong một cuộc nói truyện về tình yêu tại một trại tù ở Kingston (Giamaica), khi ông còn đang nói, một bạn tù la lối đầy căm phẫn: “Anh lấy danh nghĩa gì đến đây nói về tình yêu? Đối với anh cái gì cũng dễ hết. Khi tôi lên bốn, lên năm, mẹ tôi bị hiếp ngay trước mắt tôi. Khi tôi lên bảy tuổi, cha tôi bán tôi cho tụi đồng tính luyến ái để lấy tiền mua rượu. Khi được 13 tuổi, tôi bị cảnh sát bắt. Tao muốn giết tất cả những đứa nào muốn nói về tình yêu.” (Jean Vanier, Povero tra i poveri, EDB, 1981, trg. 8). Lời la lối của người tù này nói lên tâm tình của một người đã bị sức mạnh của bạo động và thù hằn chiếm đoạt. Một trái tim vì khổ đau nên đã khép lại, đánh mất niềm tin vào cuộc đời, vào tình yêu, vào lòng tốt nơi con người, nhưng tận nguồn là mất đi niềm tin nơi Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Đó là một thảm họa lớn lao cho nhân loại.
Câu truyện này nhắc chúng ta nhớ đến một khía cạnh hiển nhiên trong thế giới ngày nay. Đó là một thế giới đang bị dằn vật bởi cơn lốc bạo động, bất công, thù hằn và ghen ghét. Các cuộc chiến tranh, khủng bố, tra tấn và đàn áp dã man giữa các quốc gia, chủng tộc, tầng lớp xã hội là những dấu hiệu hiển nhiên. Trong tim nhiều người, có khi cả trẻ em chất chứa đầy thù hằn và bạo động. Tệ hơn nữa, trong nhiều môi trường, thù hằn và bạo động còn được ca ngợi như anh hùng, như lý tưởng của cuộc sống, như tình yêu quê hương và như tình liên đới với phe nhóm, hoặc với giai cấp xã hội. Vì lý do đó, nhiều nước, nhiều thành thị không còn là nơi yên ổn, nhiều gia đình không còn phải là tổ ấm; thế giới không còn phải là vườn cây tươi tốt để mời gọi chim chóc đến ca hót, vì con tim nhiều người đã bị nhiễm trùng bạo động và thù ghét.
Những lời nói và hành động phát xuất từ bạo động và thù ghét cũng là tiếng kêu cầu cứu được giải thoát khỏi sức mạnh của bạo động và thù ghét. Thế giới hôm nay đang sống trong cơn hấp hối của thù ghét và bạo động kêu cứu sự giúp đỡ của những tông đồ là Chứng Nhân Tình Yêu, có khả năng hóa giải sức mạnh của thù hằn và bạo động và chỉ đường tha thứ để hòa giải và đem lại an bình cho lòng người, cho các gia đình và xã hội. Lời kêu cầu này của thế giới dẫn đến khía cạnh thứ hai của Thánh Giá.
Thánh Giá, dấu chỉ mạc khải tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa
Thánh Giá của Chúa Giêsu cũng là dấu chỉ cụ thể nhất và hiển nhiên nhất nói lên tình yêu thần linh của Thiên Chúa. Chính vì là biểu hiệu của bạo lực và thù ghét, Thánh Giá của Chúa mặc khải cách rõ ràng tình yêu nhưng không và vô biên của Thiên Chúa. Đó là thứ tình yêu chung thủy, vẫn tiếp tục thương yêu, cả khi không được đáp trả và bị từ khước. Đó là tình yêu tha thứ, Tình yêu không mở miệng bào chữa cả khi bị nhục mạ và bị kết án bất công. Đó là tình yêu tinh tuyền phát sinh từ con tim của Thiên Chúa, có sức chấp nhận để hóa giải và biến cải sức mạnh của bạo động và thù ghét trong con tim của loài người, như biển cả mênh mông hoá giải trái bom nổ và trong giây phút đã đem lại thanh bình. Có lẽ không hình ảnh nào diễn tả rõ ràng sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa có khả năng chiến thắng sức mạnh của sự dữ bằng dụ ngôn “Những người làm vườn nho sát nhân”:
“Có người kia trồng được một vườn nho; ông rào giậu chung quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Đến mùa, ông sai một đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi vườn nho mà họ phải nộp. Nhưng họ bắt người đầy tớ, đánh đập và đuổi về tay không. Ông lại sai một đầy tớ khác đến với họ. Họ đánh vào đầu anh ta và hạ nhục. Ông sai một người khác nữa, họ cũng giết luôn. Rồi ông lại sai nhiều người khác: kẻ thì họ đánh, người thì họ giết. Ông chỉ còn một người nữa là người con yêu dấu : người này là người cuối cùng ông sai đến gặp họ; ông nói: ‘Chúng sẽ nể con ta.’ Nhưng bọn tá điền ấy bảo nhau: ‘Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và gia tài sẽ về tay ta.’ Thế là họ bắt cậu, giết chết rồi quăng ra bên ngoài vườn nho. Vậy ông chủ vườn nho sẽ làm gì? Ông sẽ đến tiêu diệt các tá điền, rồi giao vườn nho cho người khác. Các ông chưa đọc câu Kinh Thánh này sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta!” (Mc 12,1-11).
Qua bài dụ ngôn, chúng ta thấy có một cuộc đọ sức giữa sự độc ác, sự bạo động của con người và sức mạnh của tình yêu nơi Thiên Chúa. Ông chủ gửi đầy tớ đến gặp những người làm mướn vườn nho. Những người này xỉ nhục và giết chết một người đầy tớ thì ông chủ gửi người đầy tớ khác và cuối cùng, gửi chính người con yêu quý của ông. Đây là một cuộc đọ sức giữa sự độc ác của loài người và tình yêu của Thiên Chúa. Cuộc đọ sức kết thúc bằng sự chiến thắng của Thiên Chúa: chiến thắng bằng tình yêu!
Sứ mệnh của môn đệ Chúa Giêsu: hiện thân của tình yêu cứu độ
Nhìn lên Thánh Giá Chúa và suy ngắm, chúng ta có thể khám phá ra được đâu là trận chiến căn bản và thế nào là mẫu người tông đồ của thời đại. Trận chiến căn bản hôm nay không phải là trận chiến giữa người với người, nhưng là giữa sức mạnh của thù ghét và bạo động, đưa đến đổ vỡ, chết chóc, ưu sầu và sức mạnh của tình yêu, đem lại an bình, cảm thông và hiệp nhất. Vì lý do đó, là môn đệ của Chúa, trước tiên và trên hết, chúng ta phải là những người thấm nhuần tình yêu của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô đã dạy: “Điều chúng ta nói và cách chúng ta nói, từng lời nói và cử chỉ của chúng ta, phải diễn tả lòng thương xót, nhân từ và tha thứ của Thiên Chúa đối với mọi người.” (Sứ điệp Ngày Truyền thông Thế giới 2016). Sự hiện diện của chúng ta phải nói lên sự tha thứ, đón nhận, thông truyền an bình, sự tế nhị và lòng kính trọng; lời nói của chúng ta phải gây thêm thông cảm và xây dựng, khích lệ người chung quanh. Thiên Chúa thương yêu nhân loại; Ngài thương yêu với một tình yêu muôn thuở để giải thoát nhân loại khỏi ách nặng của thù ghét. Thánh Giá Chúa Kitô là một bằng chứng.
Ơn gọi tông đồ tận hiến cần phải được hiểu trong chiều hướng này. Đó là ơn gọi tiếp tục tình thương của Thiên Chúa trong thế giới. Là tông đồ, chúng ta là những người phân phát lòng nhân từ và sự tha thứ của Thiên Chúa trong thời đại của chúng ta. Chúng ta cần phải chu toàn sứ mệnh đó với tất cả lòng quảng đại và sự khôn ngoan. Thiên Chúa mong muốn và thế giới chờ đợi. Sứ mệnh đó luôn chất vấn chúng ta về lòng nhân hậu và khả năng thương yêu, thương yêu cả kẻ thù!
Chính vì vậy, Chúa Giêsu đã không chỉ xin chúng ta làm dụng cụ cho tình thương, mà Ngài còn ấn định con đường phải theo. Đó là con đường Thánh Giá, mà tiên tri Isaia đã diễn tả một các huyền nhiệm như sau: “Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng.” (Is 53,7). Đó là Con Chiên bị hy sinh, hay nói đúng hơn, Con Chiên chấp nhận chịu hy sinh! Bị kết án oan uổng, không tự bào chữa; bị lăng nhục, không mở miệng đối đáp; bị đóng đinh, tha thứ: “Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng: ‘Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.’” (Lc 23,34).
Bước đường Thánh Giá là một đề nghị rất khó chấp nhận vì xem ra có vẻ không tưởng và nhu nhược. Tuy nhiên, trong thực tế, đề nghị Thánh Giá không phải là không tưởng, mà là con đường duy nhất, có sức hoán cải thù ghét và bạo động: con đường của tình yêu. Đó cũng không phải là thái độ nhu nhược, nhưng là sức mạnh của tình yêu và sự đại lượng của con tim không chiều theo bạo động và thù ghét. Đó chính là thái độ thiêng liêng của con tim đã hoàn toàn thoát khỏi thù ghét và bạo động. Đức Cha Helder Camara, người Brazil, cảm hứng theo Phúc Âm đã nói: “Thà để cho người ta bắn tôi, còn hơn là bắn người ta”. Áp dụng vào những hoàn cảnh gần gũi cuộc sống, tôi tạm nói như sau: “Thà rằng tôi bị xúc phạm còn hơn là xúc phạm người khác; thà chịu bị bạc đãi còn hơn là bạc đãi người khác...” Chỉ trong tinh thần này chúng ta mới có thể hiểu được một số lời dạy dỗ của Chúa Kitô mà chúng ta phải lấy như kim chỉ nam để soi sáng và hướng dẫn cuộc sống mỗi ngày:
“Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ… Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.”(Lc 6, 36-37).
“Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa... Anh em đã nghe Luật dạy rằng: hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5, 38-48).
Thánh Giá Chúa Kitô làm đảo lộn tất cả cuộc đời chúng ta, đổi ngược tiêu chuẩn sống, các nấc thang giá trị, cách hành động và cách xử thế theo thói thường. Thánh Giá Chúa Kitô đòi phải thay đổi hoàn toàn tâm thức. Đó là “dấu chỉ mâu thuẫn”. Tuy nhiên, chỉ người môn đệ chấp nhận những đề nghị của Thánh Giá mới có thể trở thành Chứng Nhân Tình Yêu, có khả năng biển đổi thế giới thành nơi êm thắm có thể sống được và thành vườn cây xum xuê mời gọi chim chóc quy tụ hót vang.
Xin Đức Mẹ, Đấng đã tham dự vào mầu nhiệm Thánh Giá, đặc biệt qua cuộc Thương Khó và cái chết tủi nhục của Chúa Giêsu trên cây Thánh Giá, dẫn dắt và nâng đỡ tất cả chúng ta trong nỗ lực dõi theo Chúa Giêsu trên bước Thánh Giá để trở thành tông đồ của tình yêu cứu độ. Xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam là Cha Ông của chúng ta cầu bầu cho chúng ta và toàn thể Giáo Phận được noi gương các ngài để biến Giáo Phân của chúng ta thành mảnh đất mầu mỡ của tình thương yêu nhân từ và lòng thương xót.
Thân mến chào quý Cha và quý Tu sĩ.
+ Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc