Qua cuộc Thương khó, sự Chết và Sống lại của Người, Chúa Giêsu làm chứng về chân lý: Thiên Chúa là Cha và chúng ta có thể tín thác nơi Người. Nói hành là giết hại người khác. Kitô hữu có sứ mạng làm chứng cho chân lý qua cách sống của mình.
Trong bài giáo lý về giới răn thứ 8 “chớ làm chứng gian” tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 14/11/2018, ĐTC Phanxicô xác định chân lý mà Chúa Giêsu đã mạc khải qua cuộc Thương khó, sự Chết và Sống lại của Người: Thiên Chúa là Cha và chúng ta có thể tin tưởng nơi Người, và mời gọi các tín hữu, qua các hành động của mình, làm chứng về điều này. Đồng thời ĐTC cũng nhắc lại rằng “nhiều chuyện, nói hành” giết chết các mối quan hệ giữa con người với nhau.
Nơi nào có dối trá thì không có tình yêu
Mở đầu bài huấn dụ, ĐTC nhắc rằng theo giáo lý của Hội Thánh, giới răn thứ 8 “cấm xuyên tạc chân lý khi giao tiếp với người khác” (số 2464). Thông tin không chân thật là một sự nghiêm trọng bởi vì nó ngăn cản các mối tương quan và tiếp đó, là ngăn cản tình yêu. Nơi nào có dối trá thì không có tình yêu, không thể có tình yêu. Khi chúng ta nói về sự thông tin giữa con người với nhau, chúng ta không chỉ muốn nói đến các lời nói mà thôi, nhưng cả các hành vi, thái độ, ngay cả đến những sự im lặng và vắng mặt. Một người nói với tất cả những gì họ là và họ làm. Tất cả chúng ta luôn luôn sống trong sự thông tin. Tất cả chúng ta sống với việc thông tin và chúng ta liên tục bị giằng co giữa sự thật và sự dối trá.
Sự thật không chỉ là chân thành hay chính xác
ĐTC đặt câu hỏi: Nhưng nói sự thật là gì? Nó có phải là những điều chân thành không? Hay là những sự chính xác? Trong thực tế, điều này không đủ, bởi vì người ta có thể chân thành trong những sai lầm, hoặc là người ta có thể chính xác từng chi tiết nhưng không nắm bắt được ý nghĩa tổng thể. Đôi khi chúng ta biện minh cho mình và nói: “Nhưng tôi nói điều tôi đã cảm thấy!”. Đúng thế, nhưng mà bạn đã tuyệt đối hóa quan điểm của bạn. Hay bạn nói: “Tôi chỉ nói sự thật!” Có thể là vậy, nhưng bạn đã nói ra những điều riêng tư, cá nhân, được giữ kín của người khác. Có biết bao câu chuyện xem ra vô hại, nhiều chuyện, đã phá hủy sự hiệp thông do sự không thích hợp hay thiếu tế nhị của nó!
Nói hành là giết người
Thánh Giacôbê nói về điều này trong thư của ngài. Những ông bà nói hành là những kẻ giết người: giết người khác, bởi vì cái lưỡi giết người như một con dao. Anh chị em hãy chú ý! Một ông hay bà nói hành là kẻ khủng bố, bởi vì lưỡi của họ ném bom và âm thầm bỏ đi, nhưng lời họ nói, trái bom được ném đó tàn phá danh tiếng người khác. Anh chị em đừng quên: nói hành là giết người.
Chúa Giêsu làm chứng về chân lý bằng cuộc Thương khó, sự Chết và Sống lại của Người
Vậy thì chân lý là gì? Đây là câu hỏi mà quan Philatô đã đặt ra, chính lúc Chúa Giêsu ở trước mặt ông, thực hiện giới răn thứ 8 (x. Ga 18,38). Thật ra những lời “Đừng làm chứng gian chống lại tha nhân của ngươi” là thuật ngữ được dùng ở tòa án. Các Tin mừng đạt đến đỉnh điểm trong trình thuật về cuộc Thương khó, sự Chết và Sống lại của Chúa Giêsu; và đây là trình thuật về một phiên toà, về việc thi hành bản án và một kết quả chưa từng nghe thấy.
Khi quan Philatô tra hỏi, Chúa Giêsu trả lời: “Bởi điều này mà tôi đã sinh ra và vì điều này tôi đã đến trong thế gian: để làm chứng cho sự thật” (Ga 18,37). Và chứng tá này Chúa Giêsu đã thực hiện bằng cuộc thương khó và cái chết của Người. Thánh sử Marco kể rằng “viên đại đội trưởng đứng đối diện với Chúa Giêsu, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: Quả thật người này là con Thiên Chúa!” (Mc 15,39). Đúng thế, bởi vì Người hành động nhất quán. ĐTC xác định sự thật mà Chúa Giêsu đã làm chứng, ngài nói: Qua cách chết đó của Người, Chúa Giêsu đã bày tỏ cho thấy Chúa Cha, tình yêu thương xót và niềm tin vào Chúa Cha của Người.
Chân lý được thực hiện hoàn toàn viên mãn nơi chính con người của Chúa Giêsu (x Ga 14,69), trong cách thức Người sống và chết, là hoa quả của mối quan hệ của Người và Chúa Cha. Chính Người, Đấng phục sinh, đã ban ơn sự sống như con cái Thiên Chúa này cho chúng ta bằng cách gửi Thánh Thần Chân lý, Đấng chứng thực cho thần trí chúng ta rằng Thiên Chúa là Cha chúng ta (x. Rm 8,16).
Sứ mạng của tín hữu: qua hành động của mình, làm chứng Thiên Chúa là Cha
Tiếp tục bài giáo lý, ĐTC nói rằng trong mỗi hành động của mình, con người khẳng định hay từ chối chân lý này. Từ những tình huống nhỏ nhặt thường ngày cho đến những chọn lựa nghiêm trọng hơn. Nhưng cùng một kiểu lý luận: điều mà cha mẹ và ông bà dạy chúng ta khi họ nói với chúng ta đừng nói dối.
Chúng ta tự hỏi: Đâu là chân lý mà các hành vi, lời nói và chọn lựa của người Kitô hữu chúng ta thể làm chứng? Mỗi người chúng ta tự hỏi: tôi có phải là một chứng tá của sự thật không, hay tôi ít nhiều cũng là kẻ nói dối cải trang thành người nói thật? Các Kitô hữu không phải là những người ngoại thường. Thật ra, họ là con cái của Cha trên trời, Đấng tốt lành và không làm cho con cái mình thất vọng, và đặt để trong trái tim họ tình yêu dành cho tha nhân. Chân lý này không được diễn tả rõ bằng các diễn văn, mà là một cách sống và người ta nhìn thấy nó trong từng hành động. (x. Gc 2,18). Ông này là một người chân thật, bà kia là một người chân thật, người ta nhìn thấy điều đó. Dù họ không mở miệng nhưng họ hành xử như một người chân thật. Nói sự thật, hành xử với sự thật. Một cách sống tốt đẹp đối với chúng ta.
Chân lý là mạc khải tuyệt vời về Thiên Chúa, về chân dung của Chúa Cha, là tình yêu không giới hạn của Người
Chân lý này tương ứng với lý trí con người nhưng lại hoàn toàn vượt trên nó, bởi vì nó là một quà tặng được chọn lựa trên trái đất này và nhập thể trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại; nó được trở nên cụ thể bởi những ai thuộc về Chúa Kitô và qua họ, nó tỏ cho thấy các đặc tính của nó.
Không làm chứng gian nghĩa là sống như con cái Thiên Chúa,
ĐTC kết luận: Không làm chứng gian nghĩa là sống như con cái Thiên Chúa, những người không bao giờ phủ nhận bản thân mình, không bao giờ nói dối; sống như con cái Thiên Chúa khi trong mỗi hành động của mình, họ bày tỏ cho thấy Thiên Chúa là Cha và người ta có thể tín thác nơi Người. Tôi t ín thác nơi Thiên Chúa: đây là sự thật vĩ đại. Từ sự tin tưởng của chúng ta vào Thiên Chúa, Đấng là Cha và yêu thương tôi, yêu thương chúng ta, nảy sinh sự thật của tôi và là con người chân thật chứ không phải là người dối trá.
Trong bài giáo lý về giới răn thứ 8 “chớ làm chứng gian” tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 14/11/2018, ĐTC Phanxicô xác định chân lý mà Chúa Giêsu đã mạc khải qua cuộc Thương khó, sự Chết và Sống lại của Người: Thiên Chúa là Cha và chúng ta có thể tin tưởng nơi Người, và mời gọi các tín hữu, qua các hành động của mình, làm chứng về điều này. Đồng thời ĐTC cũng nhắc lại rằng “nhiều chuyện, nói hành” giết chết các mối quan hệ giữa con người với nhau.
Nơi nào có dối trá thì không có tình yêu
Mở đầu bài huấn dụ, ĐTC nhắc rằng theo giáo lý của Hội Thánh, giới răn thứ 8 “cấm xuyên tạc chân lý khi giao tiếp với người khác” (số 2464). Thông tin không chân thật là một sự nghiêm trọng bởi vì nó ngăn cản các mối tương quan và tiếp đó, là ngăn cản tình yêu. Nơi nào có dối trá thì không có tình yêu, không thể có tình yêu. Khi chúng ta nói về sự thông tin giữa con người với nhau, chúng ta không chỉ muốn nói đến các lời nói mà thôi, nhưng cả các hành vi, thái độ, ngay cả đến những sự im lặng và vắng mặt. Một người nói với tất cả những gì họ là và họ làm. Tất cả chúng ta luôn luôn sống trong sự thông tin. Tất cả chúng ta sống với việc thông tin và chúng ta liên tục bị giằng co giữa sự thật và sự dối trá.
Sự thật không chỉ là chân thành hay chính xác
ĐTC đặt câu hỏi: Nhưng nói sự thật là gì? Nó có phải là những điều chân thành không? Hay là những sự chính xác? Trong thực tế, điều này không đủ, bởi vì người ta có thể chân thành trong những sai lầm, hoặc là người ta có thể chính xác từng chi tiết nhưng không nắm bắt được ý nghĩa tổng thể. Đôi khi chúng ta biện minh cho mình và nói: “Nhưng tôi nói điều tôi đã cảm thấy!”. Đúng thế, nhưng mà bạn đã tuyệt đối hóa quan điểm của bạn. Hay bạn nói: “Tôi chỉ nói sự thật!” Có thể là vậy, nhưng bạn đã nói ra những điều riêng tư, cá nhân, được giữ kín của người khác. Có biết bao câu chuyện xem ra vô hại, nhiều chuyện, đã phá hủy sự hiệp thông do sự không thích hợp hay thiếu tế nhị của nó!
Nói hành là giết người
Thánh Giacôbê nói về điều này trong thư của ngài. Những ông bà nói hành là những kẻ giết người: giết người khác, bởi vì cái lưỡi giết người như một con dao. Anh chị em hãy chú ý! Một ông hay bà nói hành là kẻ khủng bố, bởi vì lưỡi của họ ném bom và âm thầm bỏ đi, nhưng lời họ nói, trái bom được ném đó tàn phá danh tiếng người khác. Anh chị em đừng quên: nói hành là giết người.
Chúa Giêsu làm chứng về chân lý bằng cuộc Thương khó, sự Chết và Sống lại của Người
Vậy thì chân lý là gì? Đây là câu hỏi mà quan Philatô đã đặt ra, chính lúc Chúa Giêsu ở trước mặt ông, thực hiện giới răn thứ 8 (x. Ga 18,38). Thật ra những lời “Đừng làm chứng gian chống lại tha nhân của ngươi” là thuật ngữ được dùng ở tòa án. Các Tin mừng đạt đến đỉnh điểm trong trình thuật về cuộc Thương khó, sự Chết và Sống lại của Chúa Giêsu; và đây là trình thuật về một phiên toà, về việc thi hành bản án và một kết quả chưa từng nghe thấy.
Khi quan Philatô tra hỏi, Chúa Giêsu trả lời: “Bởi điều này mà tôi đã sinh ra và vì điều này tôi đã đến trong thế gian: để làm chứng cho sự thật” (Ga 18,37). Và chứng tá này Chúa Giêsu đã thực hiện bằng cuộc thương khó và cái chết của Người. Thánh sử Marco kể rằng “viên đại đội trưởng đứng đối diện với Chúa Giêsu, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: Quả thật người này là con Thiên Chúa!” (Mc 15,39). Đúng thế, bởi vì Người hành động nhất quán. ĐTC xác định sự thật mà Chúa Giêsu đã làm chứng, ngài nói: Qua cách chết đó của Người, Chúa Giêsu đã bày tỏ cho thấy Chúa Cha, tình yêu thương xót và niềm tin vào Chúa Cha của Người.
Chân lý được thực hiện hoàn toàn viên mãn nơi chính con người của Chúa Giêsu (x Ga 14,69), trong cách thức Người sống và chết, là hoa quả của mối quan hệ của Người và Chúa Cha. Chính Người, Đấng phục sinh, đã ban ơn sự sống như con cái Thiên Chúa này cho chúng ta bằng cách gửi Thánh Thần Chân lý, Đấng chứng thực cho thần trí chúng ta rằng Thiên Chúa là Cha chúng ta (x. Rm 8,16).
Sứ mạng của tín hữu: qua hành động của mình, làm chứng Thiên Chúa là Cha
Tiếp tục bài giáo lý, ĐTC nói rằng trong mỗi hành động của mình, con người khẳng định hay từ chối chân lý này. Từ những tình huống nhỏ nhặt thường ngày cho đến những chọn lựa nghiêm trọng hơn. Nhưng cùng một kiểu lý luận: điều mà cha mẹ và ông bà dạy chúng ta khi họ nói với chúng ta đừng nói dối.
Chúng ta tự hỏi: Đâu là chân lý mà các hành vi, lời nói và chọn lựa của người Kitô hữu chúng ta thể làm chứng? Mỗi người chúng ta tự hỏi: tôi có phải là một chứng tá của sự thật không, hay tôi ít nhiều cũng là kẻ nói dối cải trang thành người nói thật? Các Kitô hữu không phải là những người ngoại thường. Thật ra, họ là con cái của Cha trên trời, Đấng tốt lành và không làm cho con cái mình thất vọng, và đặt để trong trái tim họ tình yêu dành cho tha nhân. Chân lý này không được diễn tả rõ bằng các diễn văn, mà là một cách sống và người ta nhìn thấy nó trong từng hành động. (x. Gc 2,18). Ông này là một người chân thật, bà kia là một người chân thật, người ta nhìn thấy điều đó. Dù họ không mở miệng nhưng họ hành xử như một người chân thật. Nói sự thật, hành xử với sự thật. Một cách sống tốt đẹp đối với chúng ta.
Chân lý là mạc khải tuyệt vời về Thiên Chúa, về chân dung của Chúa Cha, là tình yêu không giới hạn của Người
Chân lý này tương ứng với lý trí con người nhưng lại hoàn toàn vượt trên nó, bởi vì nó là một quà tặng được chọn lựa trên trái đất này và nhập thể trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại; nó được trở nên cụ thể bởi những ai thuộc về Chúa Kitô và qua họ, nó tỏ cho thấy các đặc tính của nó.
Không làm chứng gian nghĩa là sống như con cái Thiên Chúa,
ĐTC kết luận: Không làm chứng gian nghĩa là sống như con cái Thiên Chúa, những người không bao giờ phủ nhận bản thân mình, không bao giờ nói dối; sống như con cái Thiên Chúa khi trong mỗi hành động của mình, họ bày tỏ cho thấy Thiên Chúa là Cha và người ta có thể tín thác nơi Người. Tôi t ín thác nơi Thiên Chúa: đây là sự thật vĩ đại. Từ sự tin tưởng của chúng ta vào Thiên Chúa, Đấng là Cha và yêu thương tôi, yêu thương chúng ta, nảy sinh sự thật của tôi và là con người chân thật chứ không phải là người dối trá.
Hồng Thủy - Vatican