Thứ Hai : Lc 5,17-26
A. Hạt Giống
Đoạn Tin Mừng này tường thuật phép lạ của Chúa Giêsu chữa một người bại liệt :
- Người bại liệt này gặp rất nhiều cản trở khiến khó mà tới gần được Chúa Giêsu : liệt không đi được, thân nhân khiêng thì bị đám đông dầy quá không vào nhà được. Nhưng thân nhân anh đã giúp anh vượt qua tất cả những cản trở đó : khiêng anh trên chõng, leo lên gở mái nhà, thòng anh xuống. Chúa Giêsu đánh giá những cố gắng ấy là những thể hiện của lòng tin.
- Trước khi chữa bệnh, Chúa Giêsu tha tội : vì theo Chúa Giêsu, tội còn nguy hại hơn bệnh tật phần xác nữa.
- Mà vì tha tôi là độc quyền của Thiên Chúa, cho nên việc náy cũng chứng minh Đức Giêsu là Thiên Chúa.
B. ... Nảy mầm
1. Một buổi sáng tháng 7/1971, tại một thành phố bên Hoa Kỳ, một người đàn ông đến nộp mình tại một trạm cảnh sát gần nhà. Ông thú nhận đã giết một người đàn bà cách đó 21 năm. Ông cho biết trong 21 năm qua, ông không bao giờ chợp mắt được mỗi khi màn đêm phủ xuống. Ông nói : “Chỉ vì một phút say sưa, tôi đã biến 21 năm qua thành một cơn ác mộng. Giờ đây sau khi thú nhận tội lỗi, tôi cảm thấy thanh thản trong lương tâm. Tôi cảm thấy như được tái sinh”.
Những câu chuyện nộp mình và thú nhận tội lỗi như trên đây không phải là chuyện hiếm có trong lịch sử nhân loại. Riêng với người kitô hữu, đó là một phần của cuộc sống đức tin. Trong những cao điểm của năm phụng vụ, lời nhắc nhở của Giáo Hội về ý nghĩa này lại càng tha thiết hơn. Đặc biệt mỗi khi Mùa Vọng về, Giáo Hội khẩn kêu mời chúng ta chuẩn bị tâm hồn đón Chúa giáng sinh, Chúa của hoà bình. Làm sao chúng ta cảm nhận được bình an ! tâm hồn, nếu tội lỗi vẫn còn đè nặng lương tâm của chúng ta ? ("Mỗi ngày một tin vui")
2. Tội lỗi làm hại con người hơn bệnh tật phần xác. Thế mà khi mắc bệnh, tôi rất lo lắng và tìm đủ cách để chữa trị ; còn khi có tội, tôi không mấy quan tâm sám hối để được tha.
3. Có lẽ câu chuyện này cũng muốn nói rằng tội lỗi làm cho người ta bị bại liệt. Mà thật vậy, chẳng hạn tội ích kỷ khiến người ta bại liệt không đến được với tha nhân, tội ham mê vật chất khiến người ta bị bại liệt phần tinh thần, tội xác thịt làm bại liệt phần thần khí v.v.
4. “Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo “Này anh, anh đã được tha tội rồi” (Lc 5,20)
Trên đường về nhà, tôi đã nhìn thấy những người không nhà, không cửa, không cơm ăn áo mặc, nhưng vẫn vui tươi, lạc quan và hy vọng. Còn tôi, có đủ mọi thứ cho một cuôc sống hạnh phúc, vậy mà cứ trách mình, cứ như một kẻ bất đắc chí. Gặp khó khăn là chán nản buông xuôi, và lòng tin cũng chẳng còn. Tôi ngày càng xa Chúa.
Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho con, để con có thể đến với Chúa với niềm hân hoan và vượt mọi thử thách với lòng dũng cảm (Epphata)
Thứ Ba : Mt 18,12-14
A. Hạt Giống
Ta cần lưu ý tới văn mạch của đoạn Tin Mừng này là Mt chương 18 trong đó Mt gom chung những lời Chúa Giêsu dạy về nếp sống trong cộng đoàn Giáo Hội : phải phục vụ nhau (cc 1-4), đừng làm cớ cho anh chị em mình vấp ngã (cc 5-11), tìm cứu những anh chị em lầm lạc (đoạn này), sửa lỗi cho nhau (cc 15-18) v.v.
Trong một tập thể nhiều người, dĩ nhiên có người lầm lạc. Nếu không thương nhau thì tập thể sẽ bỏ mặc kẻ lầm lạc đó. Còn nếu thương nhau thực thì phải tiếc vì một người anh chị em mình bị lạc và do đó cố gắng tìm về.
Do đó, có thể nói rằng tập thể nào không tiếc xót một thành viên trong tập thể bị lầm lạc và không tận tình tìm cứu thành viên đó thì không phải là một tập thể yêu thương, không phải là tập thể có tính Giáo Hội.
B. Nảy mầm
1. Người ta chỉ cố sức tìm lại cái bị mất khi người ta thấy cái đó có giá trị. Người mục tử mới lặn lội đi tìm con chiên lạc vì vẫn coi con chiên đó là quý mặc dù nó đi lạc. Đối với Thiên Chúa, người nào cũng có giá trị, cho dù người đó là tội nhân. Bởi thế Ngài vẫn yêu thương, vẫn quý chuộng và lặn lội tìm cứu : “Con người đến để tìm cứu những gì hư mất” (Lc 19,10). Khi tôi không tìm cứu người lầm lạc trong cộng đoàn của tôi là tôi không còn coi người đó là anh chị em mình nữa, nhưng coi đó là đồ bỏ.
2. “Để 99 con trên núi mà đi tìm con chiên lạc”... “Vui mừng vì con chiên đó hơn là vì 99 con không bị lạc”. Ta sẽ không thể hiểu được những câu này nếu ta chỉ suy nghĩ theo luận lý tính toán vụ lợi. Trái lại ta sẽ hiểu rất dễ nếu suy nghĩ theo lý lẽ của con tim. Như một người mẹ lạc con, phải chăng bà để các đứa con khác ở nhà và tất tả đi tìm đứa bị lạc !
3. Việc để 99 con chiên kia trên núi để đi tìm con chiên lạc chứng tỏ trong tình cảnh đó trong đầu người mục tử không còn nghĩ gì khác, và trong lòng ông cũng không còn tâm tình gì khác ngoài nỗi lo lắng cho con chiên lạc : nó rất khổ, nó đói khát, nó phải gặp biết bao nguy hiểm... Càng thương nó, người mục tử càng thấy lòng mình như bị kim châm, lửa đốt...
4. Một trong những ý của bài đọc Cựu Ước : “Ngài chăn dắt đoàn chiên Ngài như một mục tử. Ngài ẵm những con chiên trên cánh tay, ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ”.
Nhiều khi tôi quen sống trái ngược với tâm tình của Chúa. Tôi vô tâm, bám vào khẩu hiệu “thiểu số phục tùng đa số”. Do đó có những cá nhân bơ vơ lạc lõng giữa công đoàn, họ trở thành vô danh giữa đám đông vô tình, chẳng ai ngó ngàng dìu họ về với nếp sống cộng đoàn.
Lạy Chúa, về một khiá cạnh nào đó, con cũng lại là một con chiên lạc. Vì ham vui, vì dại dột, vì cố ý… con đã tách rời khỏi bầu khí của cộng đoàn. Con trở nên lạc lõng bơ vơ giữa cộng đoàn đông người. Nhưng Chúa hằng lưu tâm tới mỗi cá nhân. Xin Chúa thương dắt con về với cộng đoàn.
5. “Người chăn chiên để 99 con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc” (Mt 18,12)
Đã có lần tôi cảm thấy ngao ngán khi phải đến thánh đường. Tất cả những sinh hoạt tôn giáo đối với tôi chỉ mất thời gian và vô nghĩa. Chúa ở đâu ? Tôi vchẳng cần biết nữa. Và tôi tự giải thoát bằng đam mê học tập, lo toan kiếm sống và chạy theo những thú vui… Cuộc sống vẫn trôi, vẫn vui.
Rồi một ngày, trên đường đến trường, tôi gặp đám tang của một bạn trẻ. Sau quan tài, bà mẹ được hai người dìu bước, khóc nức nở… Cảnh tượng ấy làm tôi ết sức xúc động. Nhìn gương mặt tươi trẻ của anh trong khuôn ảnh, tôi tự hỏi : Cuộc sống chỉ có thế thôi sao ? Bạn ấy sẽ đi về đâu ? Còn tôi ? Chẳng lẽ cuộc sống lại kết liễu dễ dàng như vậy sao ? Tôi cảm thấy băn khoăn, trống rỗng. Chẳng biết phải làm gì n4, tôi lại tìm đến Chúa… Nhìn lên thập giá, Chúa Giêsu đang dang tay, đầu gục xuống, như mong mỏi, chờ đợi tôi từ lâu. Trong thinh lặng, tôi đã nhận ra chính Ngài đã kiếm tìm tôi qua sự kiện bất ngờ ấy.
Lạy Chúa, xin cho con luôn cảm nhận được tình Ngài luôn dõi bước theo con, kiếm tìm con, chờ đợi con, dẫu có những lúc con đã quên Ngài (Epphata)
Thứ Tư : Mt 11,28-30
A. Hạt Giống
1. Trong ngôn ngữ do thái, “gánh” và “ách” vừa có nghĩa là luật lệ vừa có nghĩa là giáo huấn. “Mang lấy ách” hoặc “Mang lấy gánh” của ai nghĩa là làm đệ tử người đó, chịu sự giáo huấn của người đó, sống theo luật lệ của người đó.
2. Văn mạch : trước đoạn này, Chúa Giêsu vừa nói về “những bậc khôn ngoan thông thái” do thái tức là các rabbi, các người biệt phái (câu 25). Dân chúng đã cảm thấy quá nặng nề và mệt mỏi khi học với họ và sống theo cách giải thích lể luật khắt khe của họ.
3. Chúa Giêsu mời người ta học với Ngài và sống theo luật Ngài. Giáo huấn và lề luật của Ngài đặt nền tảng trên lòng yêu thương (Ga 13,34). Cách đối xử của Ngài đầy lòng hiền hậu và khiêm tốn (câu 29). Bởi đó ai học với Ngài và sống theo luật Ngài thì sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng và cảm thấy êm ái, nhẹ nhàng (câu 30).
B. Nảy mầm
1. Nhiều kẻ xưng mình là “đệ tử” của Chúa Giêsu. Tuy nhiên chỉ những ai “hiền lành và khiêm tốn”, chỉ những ai khi người khác đến gần họ mà cảm thấy “tâm hồn được nghỉ ngơi, bồi dưỡng”, có cảm giác “êm ái nhẹ nhàng” mới là đệ tử thật, đệ tử đã lãnh hội đúng chân truyền của sư phụ.
2. Trong Tân Ước có lẽ đây là lần duy nhất Chúa Giêsu tự mô tả, “tự khoe” mình. Dĩ nhiên Ngài nói rất ít và rất súc tích. Hai đức tính được Ngài chọn làm tiêu biểu cho Ngài là gì ? Là Hiền Lành và Khiêm tốn.
3. Một trong những ý của bài đọc Cựu Ước : “Ngài ban sức mạnh cho kẻ rã rời và thêm sức cho người mệt mỏi”. Ý này được Chúa Giêsu làm ứng nghiệm trong bài Tin Mừng hôm nay.
4. “Ách êm ái, gánh nhẹ nhàng” : Có một người cha đi dạo với cậu con trai cưng. Sau khi vui đùa thoả thích giữa cánh đồng cỏ đầy hoa, hai cha con tung tăng rảo bước ra về. Dọc đường bỗng cậu con trai cưng 6 tuổi này nói với bố “Ba ơi con buồn ngủ”, rồi chẳng mấy chốc chân tay bủn rủn, cha cậu phải bồng lên. Cậu quay ra ngủ thoải mái bình an. Người cha bồng đứa con về và ông đã ghi lại trong nhật ký rằng “thế là tôi đã cõng cái ách êm ái đó suốt quãng đường dài trở về nhà”. Khi chúng ta yêu, những khó khăn do người yêu mang lại, ta dễ cảm nhận nó nhẹ nhàng êm ái.
5. “Đức Giêsu cất tiếng nói : Hãy học gương tôi, ví tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29)
Một buổi chiều nọ, ngồi trong tiệm sửa xe đạp, tôi có dịp quan sát khung cảnh náo nhiệt của một đoạn đường trong thành phố. Bỗng một chiếc Honda của một thanh niên từ trong hẻm lao thẳng ra và tông vào xe của một thiếu nữ. Rất may, cả hai người đều không bị thương tích ; nhưng chiếc quai giỏ bên tay xe của chị bị đứt. Trước mặt họ, những trái hồng văng tung toé. Hối hận vì hành động của mình, anh thanh niên vội bước đến xin lỗi và nhặt những trái hồng lên cho chị. Với thái độ điềm tĩnh, chị mỉm cười nói : “Xin lỗi anh, tôi thắng không kịp”.
Quả là điều thật dễ thương trong cuộc sống, khi con người biết biểu lộ tình thương, sự hiền lành và khiêm nhường của chính Chúa Giêsu, vị Thầy của chúng ta. Thật dễ thương nhưng chẳng dễ thực hiện, bởi dư luận vẫn cho rằng hiền lành là ngu xuẩn và khiêm nhường là nhu nhược.
Lạy Chúa, xin giúp con can đảm sống tinh thần của Chúa, dù có phải đi ngược lại những quan điểm của thế gian, hay bị người đời xử tệ. (Epphata)
Thứ Năm : Mt 11,11-15
A. Hạt Giống
Đoạn này nói về Gioan Tẩy giả :
- Ông là người cao trọng hơn tất cả mọi người phàm từ trước tới nay (nghĩa là tới lúc Chúa Giêsu đến khai mở thời Tân Ước, thiết lập Nước Trời), vì ông được vinh dự dọn đường cho Đấng Messia, và khi Ngài đến, ông còn được vinh dự giới thiệu Ngài cho người ta biết.
- Nhưng từ nay trở đi, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời vẫn còn cao trọng hơn Gioan, bởi vì dù sao Gioan cũng thuộc thời Cựu Ước và phải dừng lại ở ngưỡng cửa Nước Trời, không hạnh phúc bằng kẻ ở trong thời Tân Ước và ở trong Nước Trời.
- “Từ thời Gioan Tẩy giả đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được”. Câu này có thể hiểu 2 cách : a/ muốn vào Nước Trời thì phải dũng cảm chiến đấu với bản thân ; b/ có nhiều điều cản trrở người ta vào Nước Trời, cho nên muốn vào đó thì phải cố gắng rất nhiều.
- “Ông Gioan chính là Êlia” : xưa kia ngôn sứ Êlia kêu gọi người ta sám hối để quay về thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất. Việc đó Gioan tẩy giả cũng đã làm để chuẩn bị người ta đón Đấng Messia.
B. Nảy mầm
1. Chúa Giêsu nói chúng ta hạnh phúc hơn cả Gioan Tẩy giả, vì chúng ta sinh ra vào thời Tân Ước, sinh ra là con của Giáo Hội. Hai hạnh phúc lớn đó lại phát sinh nhiều hạnh phúc khác nữa...
2. Nhưng ta đừng ỷ lại. Muốn được cứu độ thì vẫn phải cố gắng, phải luôn sám hối quay về đường chính.
3. “Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được”. Trong đời sống đạo, cái quý là làm sao sống trọn vẹn được cả hai khía cạnh sau đây : - Vừa êm ái dịu dàng, bình an, thoải mái…
- Vừa hăng say, quyết liệt, chiến đấu….
Một người ươn lười, ẻo lả, xười xĩnh, ngại phấn đấu… chẳng có hy vọng chiếm được nước Trời. Cần phải “khó với mình, và dễ với người”.
Một người lúc nào cũng hung hăng, quyết liệt chiến đấu, duy ý chí… sẽ có nguy cơ chẳng bao giờ hưởng được sự bình an. Dễ sống bất mãn với người, với mình. Dễ biến thành kiểu sống đạo của mình, hơn là kiểu sống đạo Chúa muốn.
4. “Từ thời ông Gian Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương dầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được” (Mt 11,12)
Nhà giam chìm ngập trong khói lửa. Gió xô rạp những cành cây khẳng khiu, ngập ngụa trong khói đen dầy đặc. Bọn quan, lính chạy lăng xăng canh giữ mọi cửa nhà giam. Làng xóm lịm đi trước cuộc tàn sát dã man. Ba trăm giáo dân xứ Thơm tỉnh Bà Rịa bị thiêu đốt trong lửa đỏ. Họ đã chiến thắng và chiếm lĩnh Nước Trời bằng chính mạng sống mình.
Có những lúc tôi đã không dám làm dấu thánh một cách nghiêm túc trước bữa ăn ở nơi có đông người. Tôi vẫn thường yếu đuối như thế khi phải tuyên xưng lòng tin, lòng cậy trông nơi Chúa của mình.
Lạy Chúa, con là kẻ yếu đuối. Xin nâng đỡ con bằng cánh tay mạnh mẽ của Người. Xin cho con biết vươn mình lên cao mãi, mặc cho mọi cơn gió tung hoành, ể đáng được ở bên Người và được Người chia xẻ vinh quang. (Epphata)
Thứ Sáu : Mt 11,16-19
A. Hạt Giống
Chúa Giêsu so sánh thế hệ của Ngài với lũ trẻ trái tính trái nết : khi chúng chơi trò đám cưới (có “thổi sáo”) thì đòi người ta cũng chơi theo trò đó (“sao các anh không nhảy múa”) ; khi chúng chơi trò đám ma (có “bài hát đưa đám”) thì cũng thế. Nghĩa là chúng chỉ muốn bắt người ta theo ý riêng của chúng, ai không theo thì chúng phê phán, trách móc.
Cả Gioan Tẩy giả và Chúa Giêsu đều đến để dạy dân do thái con đường cứu độ. Nhưng vì điều đó không hợp với sở thích của họ nên họ luôn khước từ và còn phê phán, hai ngài làm gì cũng bị họ chê : Gioan sống khắc khổ thì họ chê là “bị quỷ ám” ; Chúa Giêsu sống hoà mình ăn uống với mọi người thì họ chê là “tay ăn nhậu”.
“Nhưng đức Khôn ngoan được biện minh bằng hành động” : giá trị thật của một người không tuỳ vào lời phê phán của người khác về người đó, nhưng tuỳ vào chính hành động, vào lối sống của người đó. Người ta nói Gioan tẩy giả “bị quỷ ám”, nói Chúa Giêsu là “tay ăn nhậu”. Không sao, hành động và lối sống của hai Ngài sẽ biện minh cho hai Ngài. Dân do thái tự xưng là khôn ngoan ư ? Chúa chắc, hãy coi họ sống và hành động ra sao.
B. Nảy mầm
1. Ý hướng của bài đọc Cựu Ước : “Đấng dẫn dắt ngươi trong con đường phải đi”. Câu đáp trong bài Đáp ca “Lạy Chúa, ai theo Chúa sẽ được ánh sáng sự sống”.
Sang bài Tin Mừng, dân Chúa đã thực hiện những ý hướng đó ra sao? Lời than phiền của Chúa Giêsu (được ghi thành câu tóm tắt ở đầu đoạn Tin Mừng) nói lên tình trạng thật đáng buồn : “Họ không nghe lời Gioan và lời Con Người”.
2. Nhiều người có lối sống đạo ngược đường : chỉ muốn Chúa theo ý họ chứ không bao giờ để ý tìm hiểu ý Chúa để mà theo.
3. Cách sống đạo càng ngày càng thịnh hành trong thời đại văn minh hưởng thụ này là : chuyện gì trái với ý thích của mình thì đòi Giáo Hội phải xét lại. Thí dụ hôn nhân bất khả phân ly, phá thai, luật ăn chay kiêng thịt v.v. Có lẽ ta cần nhớ lời Chúa : “Ai muốn vào Nước Trời hãy qua cửa hẹp mà vào... Con đường rộng thênh thang dẫn đến hư mất” (Mt 7,13).
4. Nhiều khi trong đời sống đạo tôi quen đi theo con đường của ý riêng khi đánh giá con người và sự việc. Tôi cứ cầm sẵn một cái khung tiền chế sắc bén, như cầm cái khuôn để nhấn xuống cắt bánh lễ. Tôi sẵn sàng nhấn xuống để cắt thật gọn trên mọi người anh chị em. Bất cứ ai sống ra ngoài cái khuôn lập trường của tôi, tôi sẵn sàng cắt bỏ họ. Dầu là sở thích, dầu là tay chân đầu cẳng của họ… tôi đều sẵn sàng cắt bỏ cho vừa đúng cái khuôn của tôi. (Lời trong Kinh Hoà Bình cảnh tỉnh chúng ta: “Lạy Chúa xin hãy dạy con, tìm hiểu biết người…”).
5. “Ông Gioan đến, không ăn không uống thì thiên hạ bảo : Ông ấy bị quỷ ám. Con Người đến, cũng ăn cũng uống thì thiên hạ nói : Đấy là kẻ mê ăn, chè chén” (Mt 11,18-19)
Tôi thường tự ái, và tự ái thường làm cho tôi xa cách mọi người. Những lần như thế, tôi rất sợ đối diện với sự thật, đặc biệt khi sự thật chống lại với mình. Biết mình sai, tôi vẫn cố chấp, vẫn quyết hơn thua, thay vì khiêm tốn đón nhận sự thật. Tôi đã cư xử y hệt như cách thiên hạ đối xử với Gioan và Đức Giêsu, để rồi xa dần Đấng “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”.
Lạy Chúa, xin cho con biết khiêm tốn lắng nghe và đáp lại lời Chân Lý của Ngài, để luôn sống trung thực trước mặt Chúa và mọi người. (Epphata)
Thứ Bảy : Mt 17,10-13
A. Hạt Giống
Văn mạch : đoạn trước là chuyện Chúa Giêsu biến hình. Khi ấy người trở nên vinh quang, có Môsê và Êlia hiện đến đám đạo với Ngài (17,1-8).
Vì đã thấy Êlia cho nên khi thấy trò từ núi đi xuống, các môn đệ thắc mắc : tại sao Êlia chỉ xuất hiện trong chốc lát rồi biến mất, trong khi các kinh sư lại nói Êlia phải đến trước Chúa Giêsu để dọn đường cho Ngài. Người do thái tin rằng xưa kia Êlia được đưa lên trời, để rồi sẽ trở xuống trần thế dọn đường trước khi Đấng Messia tới. Sở dĩ người ta nghĩ như vậy vì người ta đã hiểu quá sát nghĩa đen câu tiên tri của Malakhi 3,23-24.
Đáp lại, Chúa Giêsu ngầm nói phải hiểu câu tiên tri ấy theo nghĩa bóng chỉ về kẻ tiền hô cho Đấng Messia. Đấng Messia ấy chính là Chúa Giêsu, còn người tiền hô chính là Gioan Tẩy giả.
Vì dân do thái đã không hiểu như thế cho nên khi Gioan đến thì họ bách hại, và khi Chúa Giêsu đến, họ cũng bách hại.
B. Nảy mầm
1. “Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn xử tệ với ông theo ý họ muốn” (câu 12). Ngày xưa dân do thái không nhận ra Gioan Tiền Hô là kẻ dọn đường cho Đấng Messia, lại còn giết hại ông. Ngày nay cũng có nhiều kẻ đang dọn đường cho Chúa nhưng người ta cũng không nhận ra, có khi còn thù ghét. Những Êlia ấy của thời nay là ai ? Là gì ?
2. “Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn xử tệ với ông theo ý họ muốn” (câu 12).
Lời của Chúa Giêsu trên đây mở ra cho chúng ta một cách nhìn và đánh giá các biến cố. Nên nhìn theo tinh thần hơn là quá cứng rắn theo chữ nghĩa.
Gioan Tiền hô không mang tên là Êlia, thậm chí ông đã từng tuyên bố mình không phải là Êlia (Ga 1,21), nhưng ông lại là hiện thân của Êlia, ông đóng vai trò của Êlia, ông nói lên tinh thần của Êlia.
3. Gioan Tiền hô là Êlia mới. Nếu Êlia đã xuất hiện, thì Đấng Thiên Sai và “Ngày của Giavê” mà dân Chúa hằng mong đợi đã bắt đầu. Chính bản thân của Gioan Tiền hô đã là một dấu chỉ, là một thời điềm.
- Tôi có là một dấu chỉ, một thời điềm để đưa anh chị em tôi tới với Chúa?
- Tôi có nhận ra Chúa nơi anh chị em tôi không? (Gặp Chúa : - qua Lời Chúa - qua nơi con người - qua biến cố).
4. “Thầy nói cho anh em biết : Ông Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn đối xử với ông theo ý họ muốn” (Mt 17,12)
Ngôn sứ Êlia đã đến, nhưng dân Israel không nhận ra ngài. Đức Giêsu cũng đã đến, tệ hơn, họ đã đóng đinh Người vào Thập giá. Còn tôi, tôi đã đón nhận Chúa thế nào trong cuộc sống ? Có lần, một cậu bé khẩn khoản xin tôi giúp đỡ. Tôi lạnh lùng quan sát cậu từ đầu đến chân. Vì nghi ngờ, tôi đã đuổi cậu. Cậu bé đi rồi, nhưng hình ảnh cậu cứ lởn vởn mãi trong tâm trí tôi. Và tôi bắt đầu cảm thấy ray rứt vì đã nhẫn tâm khước từ.
Lạy Chúa, con đã không nhận ra Người khi thản nhiên khước từ một người bé mọn, vì đã quên : mỗi lần như thế là con đã làm cho chính Chúa. (Epphata)
A. Hạt Giống
Đoạn Tin Mừng này tường thuật phép lạ của Chúa Giêsu chữa một người bại liệt :
- Người bại liệt này gặp rất nhiều cản trở khiến khó mà tới gần được Chúa Giêsu : liệt không đi được, thân nhân khiêng thì bị đám đông dầy quá không vào nhà được. Nhưng thân nhân anh đã giúp anh vượt qua tất cả những cản trở đó : khiêng anh trên chõng, leo lên gở mái nhà, thòng anh xuống. Chúa Giêsu đánh giá những cố gắng ấy là những thể hiện của lòng tin.
- Trước khi chữa bệnh, Chúa Giêsu tha tội : vì theo Chúa Giêsu, tội còn nguy hại hơn bệnh tật phần xác nữa.
- Mà vì tha tôi là độc quyền của Thiên Chúa, cho nên việc náy cũng chứng minh Đức Giêsu là Thiên Chúa.
B. ... Nảy mầm
1. Một buổi sáng tháng 7/1971, tại một thành phố bên Hoa Kỳ, một người đàn ông đến nộp mình tại một trạm cảnh sát gần nhà. Ông thú nhận đã giết một người đàn bà cách đó 21 năm. Ông cho biết trong 21 năm qua, ông không bao giờ chợp mắt được mỗi khi màn đêm phủ xuống. Ông nói : “Chỉ vì một phút say sưa, tôi đã biến 21 năm qua thành một cơn ác mộng. Giờ đây sau khi thú nhận tội lỗi, tôi cảm thấy thanh thản trong lương tâm. Tôi cảm thấy như được tái sinh”.
Những câu chuyện nộp mình và thú nhận tội lỗi như trên đây không phải là chuyện hiếm có trong lịch sử nhân loại. Riêng với người kitô hữu, đó là một phần của cuộc sống đức tin. Trong những cao điểm của năm phụng vụ, lời nhắc nhở của Giáo Hội về ý nghĩa này lại càng tha thiết hơn. Đặc biệt mỗi khi Mùa Vọng về, Giáo Hội khẩn kêu mời chúng ta chuẩn bị tâm hồn đón Chúa giáng sinh, Chúa của hoà bình. Làm sao chúng ta cảm nhận được bình an ! tâm hồn, nếu tội lỗi vẫn còn đè nặng lương tâm của chúng ta ? ("Mỗi ngày một tin vui")
2. Tội lỗi làm hại con người hơn bệnh tật phần xác. Thế mà khi mắc bệnh, tôi rất lo lắng và tìm đủ cách để chữa trị ; còn khi có tội, tôi không mấy quan tâm sám hối để được tha.
3. Có lẽ câu chuyện này cũng muốn nói rằng tội lỗi làm cho người ta bị bại liệt. Mà thật vậy, chẳng hạn tội ích kỷ khiến người ta bại liệt không đến được với tha nhân, tội ham mê vật chất khiến người ta bị bại liệt phần tinh thần, tội xác thịt làm bại liệt phần thần khí v.v.
4. “Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo “Này anh, anh đã được tha tội rồi” (Lc 5,20)
Trên đường về nhà, tôi đã nhìn thấy những người không nhà, không cửa, không cơm ăn áo mặc, nhưng vẫn vui tươi, lạc quan và hy vọng. Còn tôi, có đủ mọi thứ cho một cuôc sống hạnh phúc, vậy mà cứ trách mình, cứ như một kẻ bất đắc chí. Gặp khó khăn là chán nản buông xuôi, và lòng tin cũng chẳng còn. Tôi ngày càng xa Chúa.
Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho con, để con có thể đến với Chúa với niềm hân hoan và vượt mọi thử thách với lòng dũng cảm (Epphata)
Thứ Ba : Mt 18,12-14
A. Hạt Giống
Ta cần lưu ý tới văn mạch của đoạn Tin Mừng này là Mt chương 18 trong đó Mt gom chung những lời Chúa Giêsu dạy về nếp sống trong cộng đoàn Giáo Hội : phải phục vụ nhau (cc 1-4), đừng làm cớ cho anh chị em mình vấp ngã (cc 5-11), tìm cứu những anh chị em lầm lạc (đoạn này), sửa lỗi cho nhau (cc 15-18) v.v.
Trong một tập thể nhiều người, dĩ nhiên có người lầm lạc. Nếu không thương nhau thì tập thể sẽ bỏ mặc kẻ lầm lạc đó. Còn nếu thương nhau thực thì phải tiếc vì một người anh chị em mình bị lạc và do đó cố gắng tìm về.
Do đó, có thể nói rằng tập thể nào không tiếc xót một thành viên trong tập thể bị lầm lạc và không tận tình tìm cứu thành viên đó thì không phải là một tập thể yêu thương, không phải là tập thể có tính Giáo Hội.
B. Nảy mầm
1. Người ta chỉ cố sức tìm lại cái bị mất khi người ta thấy cái đó có giá trị. Người mục tử mới lặn lội đi tìm con chiên lạc vì vẫn coi con chiên đó là quý mặc dù nó đi lạc. Đối với Thiên Chúa, người nào cũng có giá trị, cho dù người đó là tội nhân. Bởi thế Ngài vẫn yêu thương, vẫn quý chuộng và lặn lội tìm cứu : “Con người đến để tìm cứu những gì hư mất” (Lc 19,10). Khi tôi không tìm cứu người lầm lạc trong cộng đoàn của tôi là tôi không còn coi người đó là anh chị em mình nữa, nhưng coi đó là đồ bỏ.
2. “Để 99 con trên núi mà đi tìm con chiên lạc”... “Vui mừng vì con chiên đó hơn là vì 99 con không bị lạc”. Ta sẽ không thể hiểu được những câu này nếu ta chỉ suy nghĩ theo luận lý tính toán vụ lợi. Trái lại ta sẽ hiểu rất dễ nếu suy nghĩ theo lý lẽ của con tim. Như một người mẹ lạc con, phải chăng bà để các đứa con khác ở nhà và tất tả đi tìm đứa bị lạc !
3. Việc để 99 con chiên kia trên núi để đi tìm con chiên lạc chứng tỏ trong tình cảnh đó trong đầu người mục tử không còn nghĩ gì khác, và trong lòng ông cũng không còn tâm tình gì khác ngoài nỗi lo lắng cho con chiên lạc : nó rất khổ, nó đói khát, nó phải gặp biết bao nguy hiểm... Càng thương nó, người mục tử càng thấy lòng mình như bị kim châm, lửa đốt...
4. Một trong những ý của bài đọc Cựu Ước : “Ngài chăn dắt đoàn chiên Ngài như một mục tử. Ngài ẵm những con chiên trên cánh tay, ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ”.
Nhiều khi tôi quen sống trái ngược với tâm tình của Chúa. Tôi vô tâm, bám vào khẩu hiệu “thiểu số phục tùng đa số”. Do đó có những cá nhân bơ vơ lạc lõng giữa công đoàn, họ trở thành vô danh giữa đám đông vô tình, chẳng ai ngó ngàng dìu họ về với nếp sống cộng đoàn.
Lạy Chúa, về một khiá cạnh nào đó, con cũng lại là một con chiên lạc. Vì ham vui, vì dại dột, vì cố ý… con đã tách rời khỏi bầu khí của cộng đoàn. Con trở nên lạc lõng bơ vơ giữa cộng đoàn đông người. Nhưng Chúa hằng lưu tâm tới mỗi cá nhân. Xin Chúa thương dắt con về với cộng đoàn.
5. “Người chăn chiên để 99 con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc” (Mt 18,12)
Đã có lần tôi cảm thấy ngao ngán khi phải đến thánh đường. Tất cả những sinh hoạt tôn giáo đối với tôi chỉ mất thời gian và vô nghĩa. Chúa ở đâu ? Tôi vchẳng cần biết nữa. Và tôi tự giải thoát bằng đam mê học tập, lo toan kiếm sống và chạy theo những thú vui… Cuộc sống vẫn trôi, vẫn vui.
Rồi một ngày, trên đường đến trường, tôi gặp đám tang của một bạn trẻ. Sau quan tài, bà mẹ được hai người dìu bước, khóc nức nở… Cảnh tượng ấy làm tôi ết sức xúc động. Nhìn gương mặt tươi trẻ của anh trong khuôn ảnh, tôi tự hỏi : Cuộc sống chỉ có thế thôi sao ? Bạn ấy sẽ đi về đâu ? Còn tôi ? Chẳng lẽ cuộc sống lại kết liễu dễ dàng như vậy sao ? Tôi cảm thấy băn khoăn, trống rỗng. Chẳng biết phải làm gì n4, tôi lại tìm đến Chúa… Nhìn lên thập giá, Chúa Giêsu đang dang tay, đầu gục xuống, như mong mỏi, chờ đợi tôi từ lâu. Trong thinh lặng, tôi đã nhận ra chính Ngài đã kiếm tìm tôi qua sự kiện bất ngờ ấy.
Lạy Chúa, xin cho con luôn cảm nhận được tình Ngài luôn dõi bước theo con, kiếm tìm con, chờ đợi con, dẫu có những lúc con đã quên Ngài (Epphata)
Thứ Tư : Mt 11,28-30
A. Hạt Giống
1. Trong ngôn ngữ do thái, “gánh” và “ách” vừa có nghĩa là luật lệ vừa có nghĩa là giáo huấn. “Mang lấy ách” hoặc “Mang lấy gánh” của ai nghĩa là làm đệ tử người đó, chịu sự giáo huấn của người đó, sống theo luật lệ của người đó.
2. Văn mạch : trước đoạn này, Chúa Giêsu vừa nói về “những bậc khôn ngoan thông thái” do thái tức là các rabbi, các người biệt phái (câu 25). Dân chúng đã cảm thấy quá nặng nề và mệt mỏi khi học với họ và sống theo cách giải thích lể luật khắt khe của họ.
3. Chúa Giêsu mời người ta học với Ngài và sống theo luật Ngài. Giáo huấn và lề luật của Ngài đặt nền tảng trên lòng yêu thương (Ga 13,34). Cách đối xử của Ngài đầy lòng hiền hậu và khiêm tốn (câu 29). Bởi đó ai học với Ngài và sống theo luật Ngài thì sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng và cảm thấy êm ái, nhẹ nhàng (câu 30).
B. Nảy mầm
1. Nhiều kẻ xưng mình là “đệ tử” của Chúa Giêsu. Tuy nhiên chỉ những ai “hiền lành và khiêm tốn”, chỉ những ai khi người khác đến gần họ mà cảm thấy “tâm hồn được nghỉ ngơi, bồi dưỡng”, có cảm giác “êm ái nhẹ nhàng” mới là đệ tử thật, đệ tử đã lãnh hội đúng chân truyền của sư phụ.
2. Trong Tân Ước có lẽ đây là lần duy nhất Chúa Giêsu tự mô tả, “tự khoe” mình. Dĩ nhiên Ngài nói rất ít và rất súc tích. Hai đức tính được Ngài chọn làm tiêu biểu cho Ngài là gì ? Là Hiền Lành và Khiêm tốn.
3. Một trong những ý của bài đọc Cựu Ước : “Ngài ban sức mạnh cho kẻ rã rời và thêm sức cho người mệt mỏi”. Ý này được Chúa Giêsu làm ứng nghiệm trong bài Tin Mừng hôm nay.
4. “Ách êm ái, gánh nhẹ nhàng” : Có một người cha đi dạo với cậu con trai cưng. Sau khi vui đùa thoả thích giữa cánh đồng cỏ đầy hoa, hai cha con tung tăng rảo bước ra về. Dọc đường bỗng cậu con trai cưng 6 tuổi này nói với bố “Ba ơi con buồn ngủ”, rồi chẳng mấy chốc chân tay bủn rủn, cha cậu phải bồng lên. Cậu quay ra ngủ thoải mái bình an. Người cha bồng đứa con về và ông đã ghi lại trong nhật ký rằng “thế là tôi đã cõng cái ách êm ái đó suốt quãng đường dài trở về nhà”. Khi chúng ta yêu, những khó khăn do người yêu mang lại, ta dễ cảm nhận nó nhẹ nhàng êm ái.
5. “Đức Giêsu cất tiếng nói : Hãy học gương tôi, ví tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29)
Một buổi chiều nọ, ngồi trong tiệm sửa xe đạp, tôi có dịp quan sát khung cảnh náo nhiệt của một đoạn đường trong thành phố. Bỗng một chiếc Honda của một thanh niên từ trong hẻm lao thẳng ra và tông vào xe của một thiếu nữ. Rất may, cả hai người đều không bị thương tích ; nhưng chiếc quai giỏ bên tay xe của chị bị đứt. Trước mặt họ, những trái hồng văng tung toé. Hối hận vì hành động của mình, anh thanh niên vội bước đến xin lỗi và nhặt những trái hồng lên cho chị. Với thái độ điềm tĩnh, chị mỉm cười nói : “Xin lỗi anh, tôi thắng không kịp”.
Quả là điều thật dễ thương trong cuộc sống, khi con người biết biểu lộ tình thương, sự hiền lành và khiêm nhường của chính Chúa Giêsu, vị Thầy của chúng ta. Thật dễ thương nhưng chẳng dễ thực hiện, bởi dư luận vẫn cho rằng hiền lành là ngu xuẩn và khiêm nhường là nhu nhược.
Lạy Chúa, xin giúp con can đảm sống tinh thần của Chúa, dù có phải đi ngược lại những quan điểm của thế gian, hay bị người đời xử tệ. (Epphata)
Thứ Năm : Mt 11,11-15
A. Hạt Giống
Đoạn này nói về Gioan Tẩy giả :
- Ông là người cao trọng hơn tất cả mọi người phàm từ trước tới nay (nghĩa là tới lúc Chúa Giêsu đến khai mở thời Tân Ước, thiết lập Nước Trời), vì ông được vinh dự dọn đường cho Đấng Messia, và khi Ngài đến, ông còn được vinh dự giới thiệu Ngài cho người ta biết.
- Nhưng từ nay trở đi, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời vẫn còn cao trọng hơn Gioan, bởi vì dù sao Gioan cũng thuộc thời Cựu Ước và phải dừng lại ở ngưỡng cửa Nước Trời, không hạnh phúc bằng kẻ ở trong thời Tân Ước và ở trong Nước Trời.
- “Từ thời Gioan Tẩy giả đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được”. Câu này có thể hiểu 2 cách : a/ muốn vào Nước Trời thì phải dũng cảm chiến đấu với bản thân ; b/ có nhiều điều cản trrở người ta vào Nước Trời, cho nên muốn vào đó thì phải cố gắng rất nhiều.
- “Ông Gioan chính là Êlia” : xưa kia ngôn sứ Êlia kêu gọi người ta sám hối để quay về thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất. Việc đó Gioan tẩy giả cũng đã làm để chuẩn bị người ta đón Đấng Messia.
B. Nảy mầm
1. Chúa Giêsu nói chúng ta hạnh phúc hơn cả Gioan Tẩy giả, vì chúng ta sinh ra vào thời Tân Ước, sinh ra là con của Giáo Hội. Hai hạnh phúc lớn đó lại phát sinh nhiều hạnh phúc khác nữa...
2. Nhưng ta đừng ỷ lại. Muốn được cứu độ thì vẫn phải cố gắng, phải luôn sám hối quay về đường chính.
3. “Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được”. Trong đời sống đạo, cái quý là làm sao sống trọn vẹn được cả hai khía cạnh sau đây : - Vừa êm ái dịu dàng, bình an, thoải mái…
- Vừa hăng say, quyết liệt, chiến đấu….
Một người ươn lười, ẻo lả, xười xĩnh, ngại phấn đấu… chẳng có hy vọng chiếm được nước Trời. Cần phải “khó với mình, và dễ với người”.
Một người lúc nào cũng hung hăng, quyết liệt chiến đấu, duy ý chí… sẽ có nguy cơ chẳng bao giờ hưởng được sự bình an. Dễ sống bất mãn với người, với mình. Dễ biến thành kiểu sống đạo của mình, hơn là kiểu sống đạo Chúa muốn.
4. “Từ thời ông Gian Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương dầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được” (Mt 11,12)
Nhà giam chìm ngập trong khói lửa. Gió xô rạp những cành cây khẳng khiu, ngập ngụa trong khói đen dầy đặc. Bọn quan, lính chạy lăng xăng canh giữ mọi cửa nhà giam. Làng xóm lịm đi trước cuộc tàn sát dã man. Ba trăm giáo dân xứ Thơm tỉnh Bà Rịa bị thiêu đốt trong lửa đỏ. Họ đã chiến thắng và chiếm lĩnh Nước Trời bằng chính mạng sống mình.
Có những lúc tôi đã không dám làm dấu thánh một cách nghiêm túc trước bữa ăn ở nơi có đông người. Tôi vẫn thường yếu đuối như thế khi phải tuyên xưng lòng tin, lòng cậy trông nơi Chúa của mình.
Lạy Chúa, con là kẻ yếu đuối. Xin nâng đỡ con bằng cánh tay mạnh mẽ của Người. Xin cho con biết vươn mình lên cao mãi, mặc cho mọi cơn gió tung hoành, ể đáng được ở bên Người và được Người chia xẻ vinh quang. (Epphata)
Thứ Sáu : Mt 11,16-19
A. Hạt Giống
Chúa Giêsu so sánh thế hệ của Ngài với lũ trẻ trái tính trái nết : khi chúng chơi trò đám cưới (có “thổi sáo”) thì đòi người ta cũng chơi theo trò đó (“sao các anh không nhảy múa”) ; khi chúng chơi trò đám ma (có “bài hát đưa đám”) thì cũng thế. Nghĩa là chúng chỉ muốn bắt người ta theo ý riêng của chúng, ai không theo thì chúng phê phán, trách móc.
Cả Gioan Tẩy giả và Chúa Giêsu đều đến để dạy dân do thái con đường cứu độ. Nhưng vì điều đó không hợp với sở thích của họ nên họ luôn khước từ và còn phê phán, hai ngài làm gì cũng bị họ chê : Gioan sống khắc khổ thì họ chê là “bị quỷ ám” ; Chúa Giêsu sống hoà mình ăn uống với mọi người thì họ chê là “tay ăn nhậu”.
“Nhưng đức Khôn ngoan được biện minh bằng hành động” : giá trị thật của một người không tuỳ vào lời phê phán của người khác về người đó, nhưng tuỳ vào chính hành động, vào lối sống của người đó. Người ta nói Gioan tẩy giả “bị quỷ ám”, nói Chúa Giêsu là “tay ăn nhậu”. Không sao, hành động và lối sống của hai Ngài sẽ biện minh cho hai Ngài. Dân do thái tự xưng là khôn ngoan ư ? Chúa chắc, hãy coi họ sống và hành động ra sao.
B. Nảy mầm
1. Ý hướng của bài đọc Cựu Ước : “Đấng dẫn dắt ngươi trong con đường phải đi”. Câu đáp trong bài Đáp ca “Lạy Chúa, ai theo Chúa sẽ được ánh sáng sự sống”.
Sang bài Tin Mừng, dân Chúa đã thực hiện những ý hướng đó ra sao? Lời than phiền của Chúa Giêsu (được ghi thành câu tóm tắt ở đầu đoạn Tin Mừng) nói lên tình trạng thật đáng buồn : “Họ không nghe lời Gioan và lời Con Người”.
2. Nhiều người có lối sống đạo ngược đường : chỉ muốn Chúa theo ý họ chứ không bao giờ để ý tìm hiểu ý Chúa để mà theo.
3. Cách sống đạo càng ngày càng thịnh hành trong thời đại văn minh hưởng thụ này là : chuyện gì trái với ý thích của mình thì đòi Giáo Hội phải xét lại. Thí dụ hôn nhân bất khả phân ly, phá thai, luật ăn chay kiêng thịt v.v. Có lẽ ta cần nhớ lời Chúa : “Ai muốn vào Nước Trời hãy qua cửa hẹp mà vào... Con đường rộng thênh thang dẫn đến hư mất” (Mt 7,13).
4. Nhiều khi trong đời sống đạo tôi quen đi theo con đường của ý riêng khi đánh giá con người và sự việc. Tôi cứ cầm sẵn một cái khung tiền chế sắc bén, như cầm cái khuôn để nhấn xuống cắt bánh lễ. Tôi sẵn sàng nhấn xuống để cắt thật gọn trên mọi người anh chị em. Bất cứ ai sống ra ngoài cái khuôn lập trường của tôi, tôi sẵn sàng cắt bỏ họ. Dầu là sở thích, dầu là tay chân đầu cẳng của họ… tôi đều sẵn sàng cắt bỏ cho vừa đúng cái khuôn của tôi. (Lời trong Kinh Hoà Bình cảnh tỉnh chúng ta: “Lạy Chúa xin hãy dạy con, tìm hiểu biết người…”).
5. “Ông Gioan đến, không ăn không uống thì thiên hạ bảo : Ông ấy bị quỷ ám. Con Người đến, cũng ăn cũng uống thì thiên hạ nói : Đấy là kẻ mê ăn, chè chén” (Mt 11,18-19)
Tôi thường tự ái, và tự ái thường làm cho tôi xa cách mọi người. Những lần như thế, tôi rất sợ đối diện với sự thật, đặc biệt khi sự thật chống lại với mình. Biết mình sai, tôi vẫn cố chấp, vẫn quyết hơn thua, thay vì khiêm tốn đón nhận sự thật. Tôi đã cư xử y hệt như cách thiên hạ đối xử với Gioan và Đức Giêsu, để rồi xa dần Đấng “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”.
Lạy Chúa, xin cho con biết khiêm tốn lắng nghe và đáp lại lời Chân Lý của Ngài, để luôn sống trung thực trước mặt Chúa và mọi người. (Epphata)
Thứ Bảy : Mt 17,10-13
A. Hạt Giống
Văn mạch : đoạn trước là chuyện Chúa Giêsu biến hình. Khi ấy người trở nên vinh quang, có Môsê và Êlia hiện đến đám đạo với Ngài (17,1-8).
Vì đã thấy Êlia cho nên khi thấy trò từ núi đi xuống, các môn đệ thắc mắc : tại sao Êlia chỉ xuất hiện trong chốc lát rồi biến mất, trong khi các kinh sư lại nói Êlia phải đến trước Chúa Giêsu để dọn đường cho Ngài. Người do thái tin rằng xưa kia Êlia được đưa lên trời, để rồi sẽ trở xuống trần thế dọn đường trước khi Đấng Messia tới. Sở dĩ người ta nghĩ như vậy vì người ta đã hiểu quá sát nghĩa đen câu tiên tri của Malakhi 3,23-24.
Đáp lại, Chúa Giêsu ngầm nói phải hiểu câu tiên tri ấy theo nghĩa bóng chỉ về kẻ tiền hô cho Đấng Messia. Đấng Messia ấy chính là Chúa Giêsu, còn người tiền hô chính là Gioan Tẩy giả.
Vì dân do thái đã không hiểu như thế cho nên khi Gioan đến thì họ bách hại, và khi Chúa Giêsu đến, họ cũng bách hại.
B. Nảy mầm
1. “Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn xử tệ với ông theo ý họ muốn” (câu 12). Ngày xưa dân do thái không nhận ra Gioan Tiền Hô là kẻ dọn đường cho Đấng Messia, lại còn giết hại ông. Ngày nay cũng có nhiều kẻ đang dọn đường cho Chúa nhưng người ta cũng không nhận ra, có khi còn thù ghét. Những Êlia ấy của thời nay là ai ? Là gì ?
2. “Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn xử tệ với ông theo ý họ muốn” (câu 12).
Lời của Chúa Giêsu trên đây mở ra cho chúng ta một cách nhìn và đánh giá các biến cố. Nên nhìn theo tinh thần hơn là quá cứng rắn theo chữ nghĩa.
Gioan Tiền hô không mang tên là Êlia, thậm chí ông đã từng tuyên bố mình không phải là Êlia (Ga 1,21), nhưng ông lại là hiện thân của Êlia, ông đóng vai trò của Êlia, ông nói lên tinh thần của Êlia.
3. Gioan Tiền hô là Êlia mới. Nếu Êlia đã xuất hiện, thì Đấng Thiên Sai và “Ngày của Giavê” mà dân Chúa hằng mong đợi đã bắt đầu. Chính bản thân của Gioan Tiền hô đã là một dấu chỉ, là một thời điềm.
- Tôi có là một dấu chỉ, một thời điềm để đưa anh chị em tôi tới với Chúa?
- Tôi có nhận ra Chúa nơi anh chị em tôi không? (Gặp Chúa : - qua Lời Chúa - qua nơi con người - qua biến cố).
4. “Thầy nói cho anh em biết : Ông Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn đối xử với ông theo ý họ muốn” (Mt 17,12)
Ngôn sứ Êlia đã đến, nhưng dân Israel không nhận ra ngài. Đức Giêsu cũng đã đến, tệ hơn, họ đã đóng đinh Người vào Thập giá. Còn tôi, tôi đã đón nhận Chúa thế nào trong cuộc sống ? Có lần, một cậu bé khẩn khoản xin tôi giúp đỡ. Tôi lạnh lùng quan sát cậu từ đầu đến chân. Vì nghi ngờ, tôi đã đuổi cậu. Cậu bé đi rồi, nhưng hình ảnh cậu cứ lởn vởn mãi trong tâm trí tôi. Và tôi bắt đầu cảm thấy ray rứt vì đã nhẫn tâm khước từ.
Lạy Chúa, con đã không nhận ra Người khi thản nhiên khước từ một người bé mọn, vì đã quên : mỗi lần như thế là con đã làm cho chính Chúa. (Epphata)
Trích trong Hạt giống nảy mầm