THỨ HAI TUẦN I MÙA VỌNG
Is 4,2-6; Mt 8,5-11
“SỐNG MÙA VỌNG LÀ THỰC HIỆN LÒNG TIN YÊU”
1. Giới thiệu về sứ ngôn Isaia
- Trong hai tuần đầu mùa vọng, Giáo hội cho chúng ta suy gẫm về các sấm ngôn của Isaia.
- Isaia sống vào tám thế kỷ trước Chúa Giêsu Ngài cư ngụ tại Giêrusalem, thủ đô của đất nước. Ngài đã thấy vương quốc phương Bắc là Samaria sụp đổ trước sức tiến công của người Assyria.
Vậy trong cảnh huống lịch sử của một tai hoạ tiềm ẩn, vị ngôn sứ loan báo niềm tin hy vọng về một Đấng Thiên Sai sẽ mang lại an bình.
2. Mùa vọng, mùa của hy vọng và niềm tin
Ngày hôm nay, cộng đoàn chúng ta, cần phải ra khỏi con người của mình, lối sống đạo cũ kỹ của mình, để khởi hành vào Mùa Vọng: mùa mong đợi Đấng Thiên Sai. Ngài đến để đem an bình và ơn cứu độ cho nhân loại.
Nhưng ơn cứu độ chỉ được ban cho con người có lòng tin. Câu chuyện viên bách quản Rôma trong Tin Mừng hôm nay biểu lộ một lòng tin cao độ khi ông đến với Đức Giêsu. Một lòng tin khiêm tốn đã khiến Chúa Giêsu phải ngạc nhiên.
Nếu Chúa Giêsu đã khen lòng tin của người đàn bà bị bệnh loạn huyết khi bà nghĩ rằng chỉ cần đụng vào gấu áo Ngài cũng đủ được khỏi, thì lòng tin của viên bách quản này còn mạnh hơn nhiều: ông tin rằng Chúa Giêsu chỉ cần nói một lời, thì đầy tớ của ông, dù có ở xa đến đâu cũng sẽ được lành. Viên sĩ quan nói:
“Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh” (Mt. 8,11), vì tôi đây dù là thuộc hạ thế mà có binh lính dưới quyền tôi, tôi bảo người này đi nó đi, người kia đến nó đến”
Phép lạ đã xảy ra, khi người sĩ quan ngoại giáo này tỏ ra có một tình thương và sự quan tâm đặc biệt đến người đầy tớ bị bệnh tê bại, và bộc lộ một lòng tin đầy kính trọng và thật khiêm tốn của ông đối với Đức Giêsu. Trước lòng tin ấy, Chúa Giêsu đã thốt lên: “Tôi không thấy một người Israel nào có lòng tin như thế”.
Khi tường thuật phép lạ Chúa Giêsu chữa lành bệnh tê bại cho người đấy tớ viên đại đội trưởng, Mátthêu muốn nhấn mạnh vào lòng tin của người dân ngoại và việc họ cũng được nhận vào Nước Trời, trong khi những người thừa tự của Abraham theo huyết nhục bị loại ra ngoài. Vì họ đã không tin vào sứ mạng Thiên Sai và sứ điệp của Chúa Giêsu.
Sống mùa vọng là thực hiện lòng nhân ái
Chúa Giêsu đã không loại trừ ai. Chính Ngài đã đến để thi ân giáng phúc. Qua câu chuyện viên sĩ quan đối với người đầy tớ, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta hãy biết đồng cảm với những nỗi đau đớn của tha nhân. Trong gia đình hãy gạt đi những bất đồng cảm. Vợ chồng, Cha mẹ, con cái thuận hoà với nhau. Loại trừ đi cảnh “huynh đệ tương tàn” hãy thực hiện lời khuyên: “Máu chảy ruột mềm”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Hãy đồng cảm và chia sẻ quảng đại với kẻ hèn mọn, những kẻ thiếu thốn... và từ đó phép lạ sẽ xảy ra.
Sống mùa vọng còn là sống niềm tin
Bước vào mùa vọng, cùng với Giáo hội với ý hướng chờ ngày Chúa đến, ước mong rằng mỗi người trong chúng ta sẽ nhìn vào niềm tin của viên bách quan làm tiêu chuẩn sống cho chúng ta. Mỗi người hãy biết khiêm nhu trước Chúa và biết yêu mến anh em thì hy vọng chúng ta sẽ được Thiên Chúa hài lòng đón nhận vào trong bàn tiệc Nước Trời.
THỨ BA TUẦN I MÙA VỌNG
Lc 10,21-24
“MẶC KHẢI CHO KẺ BÉ MỌN”
Chúa Giêsu đã sai phái 72 môn đệ. Bây giờ là lúc họ trở về vui vẻ vì sứ điệp của họ đã được những người đơn sơ đón nhận một cách thuận lợi. Được Thánh Thần tác động Chúa Giêsu hướng về Chúa Cha và cảm tạ: “Lạy Cha là Chúa tể Trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã dấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý cha”
Đồng thời, Ngài mời gọi các môn đệ hãy vui mừng và ý thức rằng họ rất may mắn được nhìn thấy tất cả những gì đã được thực hiện nơi Ngài. Ngài nói: “Phúc thay, mắt nào được thấy điều anh em thấy”.
Chúng ta đang ở trong mùa vọng để chuẩn bị đón mừng một mầu nhiệm rất trọng đại, mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Trần đem ơn cứu độ đến cho mọi người.
Con đường Chúa Giêsu mặc khải để giúp con người đến với Thiên Chúa chính là Ngài, mà mỗi người chúng ta được mời gọi đón nhận với tâm hồn đơn sơ khiêm tốn:
“Thầy là đường
là sự thật
và là sự sống
không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”.
Nếu chỉ cậy dựa vào sự khôn ngoan thông hiểu của mình, như những người Pharisiêu am tường luật Môsê trong kinh thánh, nhưng lại tự phụ không tin vào sứ mạng và sứ điệp của Chúa Giêsu, thì con người sẽ không gặp được Thiên Chúa. Nhưng nếu để Chúa Thánh Thần hướng dẫn và qua Chúa Giêsu Kitô, con người có thể đạt tới sự thông hiệp với Thiên Chúa và được cứu rỗi.
Chúng ta cần trở nên những người bé mọn theo tinh thần Phúc Âm, để cảm mến và sống kết hợp với Thiên Chúa. Đức tin Kitô Giáo hướng dẫn chúng ta đến một con người cụ thể, một vị Thiên Chúa làm người. Đức tin là một hồng ân cần được lãnh nhận hơn là kết quả của sưu tầm trí thức của con người. Thánh Têrêsa Avila, tuy không học hành nhiều, nhưng qua đời sống chiêm niệm đã có kinh nghiệm sống động về Thiên Chúa, và đã trình bày kinh nghiệm thiêng liêng của mình một cách sâu sắc, đến nỗi đã được đặt làm tiến sĩ Hội Thánh, vì giáo huấn của Thánh nữ để lại là kho tàng thiêng liêng quí báu giúp mọi thành phần Giáo Hội đến với mầu nhiệm Thiên Chúa.
Dĩ nhiên, Chúa Giêsu không có ý loại bỏ những bậc thông thái, nhưng chỉ có cảnh tỉnh những ai cậy dựa vào sự thông thái rằng họ sẽ không đến được với Chúa, không có đủ điều kiện để lãnh nhận mặc khải của Chúa. Tuy nhiên, không thiếu những trường hợp có sự hoà hợp giữa thông thái và Đức tin Kitô Giáo. Thánh Toma tiến sĩ là một điển hình. Nói chung thái độ khiêm tốn để Chúa soi sáng hướng dẫn là điều căn bản cần phải có luôn.
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con tin vững vàng vào mầu nhiệm Thiên Chúa Ngôi Hai Nhập Thể để chúng con sống thật mầu nhiệm yêu thương ấy. Xin Chúa cho mỗi người chúng con sống trọn vẹn tâm tình tha thiết mong đợi Đấng Cứu Thế đến để cứu rỗi nhân loại chúng con. Amen.
THỨ TƯ TUẦN I MÙA VỌNG
Is 25,6-9
“LƯƠNG THỰC CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT”
* Ngày ấy Chúa các đạo binh sẽ thiết đãi tất cả các dân trên núi này một bữa tiệc, đầy thịt rượu: thịt thì béo, rượu thì ngon.
Theo thói quen Đông Phương và Kinh thánh, bữa tiệc là thành phần của nghi thức các vua đang quang:
- Vẻ tráng lệ của bàn tiệc
- Phẩm chất của đồ ăn thức uống
Là dấu hiệu uy quyền của nhà vua
- Đặc biệt đây là cách thức để mừng chiến thắng.
Để loan báo thời kỳ thiên sai, Thiên Chúa loan báo rằng: Người đích thân tiếp nhận vào bàn tiệc Người.
Chúa Giêsu đã lấy bữa ăn làm dấu chỉ ơn phúc Ngài.
* Muôn dân... Trên mọi nước... ,mọi khuôn mặt!
Tính chất phổ quát và thời đại này thật lạ lùng. Đấng Thiên Sai không dành riêng cho Israel. Một Đấng Thiên Sai mà ơn phúc của Người sẽ trải rộng trên toàn thể nhân loại, đó là lời Chúa hứa.
* Ngày đó, người ta sẽ nói: “Này đây chúng ta... chúng ta đã chờ đợi Người... chúng ta hãy hân hoan và vui mừng vì ơn Người cứu độ”.
- Cái chết không phải là chấm tận, là hết, là cùng...
- Mục đích chính là niềm hân hoan vui sướng và ơn cứu rỗi. Đó là điều Chúa muốn, là điều Thiên Chúa dọn sẵn cho chúng ta.
II. TIN MỪNG (Mt 15,29-37)
* Dân chúng... đem theo kẻ câm, mù, què quặt và nhiều người đau ốm khác.
Lòng thương xót của Thiên Chúa được trao gởi trước hết cho những người:
- Đau khổ
- Nghèo khó
- Đau bệnh
Trong mùa vọng, một thời gian khơi dậy chúng ta suy nghĩ về sự mong chờ Thiên Chúa đang hiện diện trong tâm hồn mọi người, rất tốt để chiêm ngắm cảnh tượng này; Chúa Giêsu bị bao quanh bị xâm chiếm, bị tìm kiếm... bởi những người què quặt, đui mù, yếu liệt...
* Người ta đặt họ dưới chân Người, Ngưởi đã chữa lành cho họ
Đây là dấu hiệu chứng tỏ việc Đấng Cứu Thế đến: sự dữ lui xa, tai hoạ bị thăng vượt.
* Dân chúng ngạc nhiên... và họ tôn vinh Thiên Chúa
Việc Chúa đến là một lễ hội đối với những người đau khổ. Khi Chúa qua tới đâu, Người thường để lại một chuỗi dài vui mừng hoan hỉ.
* Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ và phán:
“Ta thương xót đoàn lũ này”
Rõ ràng Chúa Giêsu xúc động. Một xúc động dễ gặp thấy trong những lời người diễn tả. Tôi chiêm ngưỡng tình cảm đó, rất nhân bản trong trái tim con người, trong trái tim Thiên Chúa của Người. Ngày nay, Chúa Giêsu vẫn nói với chúng ta rằng, Người xót thương, Người chịu khổ cùng với những người khổ đau. Nếu Ngài “Kêu gọi các bạn hữu Ngài là Ngài muốn các ông chia sẻ tình cảm của Ngài”.
* Họ không có gì ăn. Ta không muốn cho họ về bụng đói, sợ họ té xỉu dọc đường... các ngươi có bao nhiêu chiếc bánh.
Chúa mời gọi ta quan tâm đến vấn đề đói ăn nghiêm trọng: đói khát vật chất, đói khát tinh thần, đói khát thiêng liêng.
Bảy chiếc bánh và hai con cá không phải là nhiều đối với một đám đông. Giải quyết việc đói khát ở đây chính là khía cạnh chia sẻ huynh đệ, chính là tình yêu biết để ý đến kẻ khác.
* Chúa Giêsu biến cá ra nhiều
Dù là điểm xuất phát đầu tiên rất đơn giản, dù là nỗ lực hạn hẹp của mình vô cùng thiếu kém, chúng ta vẫn được mời gọi thực hiện sự đóng góp của mình, để nhờ quyền năng Chúa những chiếc bánh của chúng ta sẽ biến hoá ra nhiều.
Xin Chúa giúp mỗi người trở nên giống Chúa một ngày một hơn nhờ việc tham dự vào tiệc Thánh Thể của Chúa, cũng như qua việc chia sẻ sự sống của Chúa. Xin Chúa giúp mỗi người được lớn lên, được trưởng thành trong đức bác ai, sẵn sàng đóng góp phần của mình để phục vụ anh chị em. Đó là chúng ta thực sự sống trong mùa Vọng. Ước mong rằng mỗi người trong chúng ta sẽ hiểu được giá trị trổi vượt của bàn tiệc Thánh Thể mà Thiên Chúa đã thiết đãi dân Ngài, để rồi trong cuộc đời lữ hành trần gian chúng ta sẽ được no đủ và vững bước tiến về quê trời, không lo sợ phải mệt lả dọc đường.
THỨ NĂM TUẦN I MÙA VỌNG
Is 26,1-6; Mt 7,21.24-27
“NGƯỜI KHÔN NGOAN THI HÀNH Ý CHÚA”
Trong Thánh Lễ nhắc nhở chúng ta hai phần quan trọng nhất là:
- Bàn tiệc Lời Chúa
- Bàn tiệc Mình Máu Chúa
Trong Kinh Thánh lời Chúa được coi như là
- Khuôn vàng thước ngọc
- Tiêu chuẩn đạo đức tuyệt đối cho hết mọi thời đại
- Khiên mộc chở che (Tv 17,31)
- Là lời cứu rỗi, lời sự sống...
Nhưng Lời Chúa chỉ có giá trị cứu rỗi, khi người ta đem ra thực hành. Chúa đã nói với các môn đệ: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, Lạy Chúa, mà được vào nước trời cả đâu! Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên Trời mới được vào mà thôi”.
Rồi Chúa Giêsu sánh ví người biết lắng nghe lời Chúa rồi đem ra thực hành như người khôn xây nhà trên tảng đá; còn người nghe lời Chúa mà không đem ra thực hành giống như người ngu xây nhà trên cát. Hậu quả là dù có mưa sa nước lũ, bão táp có ập vào thì ngôi nhà xây trên nền tảng đá luôn đứng vững, còn ngôi nhà xây trên cát sẽ bị sụp đổ tan tành.
Việc xây nhà ở Palestina (Do-thái) cũng hao hao giống như việc dựng nhà bằng mái tranh vách đất như người dân Việt Nam ta thời xưa ở đồng quê. Tuy nhiên có khác nhau là ở chỗ xây dựng trên nền móng vững chắc hay thô sơ.
Cũng thế, trên đời này ai ai cũng muốn cho mình hạnh phúc, và luôn cố gắng tạo cho mình một ngôi nhà hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc đó đặt căn bản ở đâu.
Có người nghĩ rằng: Tiền tài, danh vọng là nền tảng của hạnh phúc. Bởi vì theo họ:
Tiền là tiên là phật
Là sức bật của tuổi trẻ
Là cái đà của danh vọng
.................................
Nhưng Nguyễn Du đã nói:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Tiền tài, danh vọng không thể là căn nguyên của hạnh phúc, vì như Chúa nói: mưa sa nước lũ có thể cuốn bay.
Vậy hạnh phúc của con người ở đời này và đời sau phải đặt trên nền tảng duy nhất là Thiên Chúa. Như Thánh Kinh đã gọi:
- Thiên Chúa là đá tảng vĩnh cửu (Is. 26,4.30.29)
- Thiên Chúa là đá tảng duy nhất
- Thiên Chúa là thành trì, thành luỹ, nơi ẩn náu, khiên thuẫn chở che.
Chúng ta giữ đạo mà thôi chưa đủ, nhưng còn phải sống đạo nữa. Sống đạo là sống luật Chúa trong tình yêu thương, có như thế chúng ta mới xây nhà trên đá được. Dù sóng gió bão táp của cuộc đời, lòng tin của chúng ta cũng không hề hấn gì, vì được bao bọc bằng tình thương quan phòng của Thiên Chúa. Đó là người khôn ngoan mà Chúa Giêsu đã nói hôm nay: “Ai nghe và giữ lời Ta mà đem ra thực hành thì giống như người khôn ngoan xây nhà trên đá!”
Kết luận
Lạy Chúa, xin cho chúng con chuẩn bị mừng Chúa đến trong tâm tình yêu mến và ý thức cảm nghiệm được thức ăn bồi dưỡng tâm linh cho chúng con, đó là thức ăn Lời Chúa và Mình Thánh Chúa. Amen
THỨ SÁU TUẦN I MÙA VỌNG
Is 29,17-24; Mt 9,27-31
“ĐỨC TIN LÀ ÁNH SÁNG CỦA TÂM HỒN”
Tác phẩm Tiên Tri, diễn tả niềm mong đợi của nhân loại
Tác phẩm thi ca, đầy những hình ảnh gợi hình súc tích
Giải thích:
* “Không bao lâu nữa, Liban sẽ trở nên lùm cây”
- Một “cánh rừng” bỗng trở nên “Vườn cây trái”
- Phải vào thời Thiên Sai, chính thiên nhiên dự phần vào cuộc đổi mới lòng người. Lời hứa hạnh phúc vẹn toàn.
- Ý nghĩa của cuộc tạo dựng thông phần vào sự sa ngã lẫn sự canh tân của con người
* Ngày đó, “người điếc sẽ được nghe lời Sách Thánh”, và từ bóng tối, “mắt người mù sẽ được xem thấy”.
- Vị ngôn sứ thi sĩ đã dùng hai con bệnh bi thương nhất của nhân loại để loan báo sự giải thoát khỏi mọi yếu đau.
* Những người hiền lành sẽ càng thêm vui mừng trong Chúa, và những kẻ nghèo khó sẽ nhảy mừng trong đất thánh của Israel
- Đây là sứ điệp hy vọng cho những kẻ hiền lành và nghèo khổ.
- Thời giờ được ngôn sứ loan báo đã đến, Đấng Thiên Sai đã đến, và thời đại Thiên Sai đã khởi đầu. Ngài “mở mắt người mù, và mở tai người điếc” và người hiền lành, kẻ nghèo khó sẽ nhảy mừng lên.
- Đức Maria đã đọc bài thơ này của Isaia, đã thấm nhuần để hát lên lời kinh ngợi khen (Magnificat)
- Như một người mẹ, Mẹ đã dạy Chúa Giêsu đọc. Toàn dân khi nuôi dưỡng bằng lời này, đã mong chờ thời đại Thiên Sai.
* Người ỷ thế sẽ thất bại... kẻ khinh người sẽ hổ ngươi... người mưu toan gian ác sẽ bị tiêu diệt... Từ đây, Giacob sẽ chẳng còn phải hổ ngươi đỏ mặt
- Đây là điều những kẻ nghèo hèn của mọi thời mong đợi: Không bị chà đạp, bóc lột, khinh bỉ nữa. Họ đòi phẩm giá hơn hết “để chẳng còn phải hổ ngươi”
Bài giảng
Tân ước nói đến 52 lần Chúa Giêsu chữa bệnh mù. Hôm nay là một lần trong số đó. Điều này báo hiệu Đấng Thiên Sai đã đến và thời đại Thiên Sai đã khởi đầu; Như sấm ngôn Isaia đã loan báo: “Ngày đó người điếc sẽ được nghe Sách Thánh và từ bóng tối, mắt người mù sẽ được xem thấy”.
Hôm nay, thánh sử Mátthêu thuật lại cho chúng ta câu chuyện hai người mù kêu xin Chúa Giêsu cho họ nhìn thấy ánh sáng.
Như chúng ta đều biết: ánh sáng chói chang của vùng sa mạc, cùng với những cơn lốc thổi tung cát bụi mịt mù và cách sống không mấy vệ sinh về đôi mắt đã khiến cho bệnh mù dễ dàng phát sinh tại vùng Palestina. Chúng ta cũng phần nào thấy được điều này qua con số bị mắc bệnh thường tìm đến với Chúa Giêsu. Như trường hợp:
- Người mù thành Giêricô đang ngồi ăn xin bên vệ đường, nhưng vừa nghe biết Chúa Giêsu đi ngang qua, anh vội vàng lớn tiếng kêu xin: “Lạy Ngài, Lạy con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi”. Những người chung quanh cản ngăn, thì anh lại càng la to hơn, để rồi một khi đã nghe tiếng Chúa gọi, anh ta vất bỏ tất cả để kịp đến với Ngài.
- Còn hai người mù trong trình thuật Tin Mừng hôm nay, tuy không có những cử chỉ như người mù thành Giêricô, nhưng thái độ bền bỉ của họ cũng nói lên tâm trạng khát vọng sự sáng. Chúa Giêsu đã gặp họ dọc đường, họ lớn tiếng kêu xin người: “Hỡi con vua Đavít xin thương xót chúng tôi”. Trong cả hai trường hợp, khi xưng hô “con vua Đavít, những người mù dường như đã nhận ra nơi Chúa Giêsu một tước hiệu cứu thế: Chúa là Đấng phải đến, là Đấng đã được các tiên tri loan báo.
Dù họ lớn tiếng kêu xin Ngài cứu chữa, nhưng Ngài không chữa cho họ tại nơi đó, Ngài vẫn tiếp tục hành trình.
Dù chưa được Chúa đáp lời chữa ngay nhưng họ vẫn không thất vọng bỏ cuộc và vẫn tiếp tục theo Ngài. Về đến nhà, họ tiến lại gặp Ngài để một lần nữa xin Ngài chữa lành. Câu hỏi của Chúa đặt ra cho hai người mù là “Các ngươi có tin là tôi làm được điều ấy không?”, có nghĩa là “Các ngươi có tin Ta là Đấng Cứu Thế không?”. Vì theo các tiên tri khi thời Đấng Cứu Thế đến thì mọi bệnh tật sẽ được chữa lành như: người câm nói được, người điếc được nghe, kẻ què được lành và người mù được thấy... Họ đáp: “Thưa Ngài chúng tôi tin”. Và lòng tin đã khiến cho họ được chữa lành.
Thế giới hôm nay cũng có những cơn lốc mà lý trí và lương tâm con người như mù loà bởi danh vọng, tiền tài, xác thịt. Những thứ bệnh mù này nhiều khi còn nguy hiểm hơn bệnh mù thể xác. Người ta có thể bị loà mù khi đắm chìm trong xác thịt tội lỗi, trong hưởng thụ ích kỷ và trong đam mê danh lợi mà có một lối sống tán tận lương tâm. Không còn nhìn thấy những cảnh khổ, nghèo khó của tha nhân: “Sống chết mặc bay”.
Ước gì lời Chúa hôm nay thức tỉnh và giải thoát chúng ta khỏi mù loà thiêng liêng, để chúng ta bước đi trong ánh sáng của Chúa và chiếu toả ánh sáng ấy trước mặt mọi người.
THỨ BẢY TUẦN I MÙA VỌNG
Is 30,19-21.23-26; Mt 9,35-10,8
“NƯỚC TRỜI ĐÃ GẦN ĐẾN”
1. Is 30,19-21.23-26
* Isaia là vị ngôn sứ của niềm hy vọng, niềm hy vọng nhân bản nhất. Isaia mơ về hạnh phúc địa đàng, về vương quốc Thiên Sai, trong đó mọi bất hạnh đều biến dạng! Đói khát... bệnh tật... bạo lực... bất công đều vắng bóng. Đây là lúc con người trở về sự quân bình luân lý, cũng đưa thiên nhiên tới sự hài hoà phong phú của “địa đàng”
Mùa vọng, người Kitô hữu nghe thấy một lời mời cảm kích:
- Để biến đổi lòng mình bằng một cuộc cải hoán thiêng liêng.
- Để biến đổi thiên nhiên bằng cuộc tìm tòi về kỹ thuật, lao động và phát triển như một sự thông phần vào chương trình của Thiên Chúa: “hãy cai quản trái đất và khuất phục nó” để đạt hạnh phúc lớn lao hơn cho con người.
* Đấng dạy dỗ ngươi sẽ không lìa bỏ ngươi, mắt ngươi sẽ trông nhìn Đấng giáo huấn ngươi
- Trông nhìn Thiên Chúa – thông hiệp với Thiên Chúa: Một Thiên Chúa “Không lìa bỏ ngươi nữa”, để ngươi trông nhìn người! Đây chính là khát vọng nền tảng của con người.
- Một Thiên Chúa ẩn kín, vô hình, vắng mặt, lặng lẽ và xa vời là kinh ngiệm đau thương của con người.
Thế nhưng, vào “thời cuối cùng, vào ngày đó, con người có thể đạt tới Ngài, trông thấy Ngài. Chúa Giêsu xuất hiện như Thiên Chúa sờ mó được, hữu hình, Thiên Chúa mở lời, Thiên Chúa không xa lìa. Thiên Chúa có thể đến gần: “Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến”
- Các bí tích là dấu chỉ hữu hình của việc Người hiện diện, tiếp nối việc nhập thể của Thiên Chúa. Giáo hội là bí tích, dấu chỉ của Chúa Kitô... trong khi chờ đợi Người trở lại.
- Hạnh phúc Isaia mơ tưởng đòi điều kiện: Tin. Tin rằng một mình Thiên Chúa có thể xây dựng hạnh phúc, quyết định sắp tới. Và biết mình nghèo hèn để xác tín rằng: con người không thể đạt được hạnh phúc như vậy nhờ phương tiện riêng mình.
2. Mt 9,35-10,8
* “Chúa Giêsu đi rao giảng khắp các thành phố làng mạc, đây đó trong các Hội Đường”.
- Chúa Giêsu thường nói ở ngoài trời, bất kể trường hợp nào.
- Ngài cũng theo tập tục Do-thái giảng dạy chính thức trong các Hội Đường, trong khung cảnh một buổi họp mặt cử hành phụng tự ngày Sabát.
* “Rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền”.
- Nước Thiên Chúa vừa là một cuộc giải phóng khỏi sai lầm, vừa là một cuộc thăng tiến trong ánh sáng chân lý giải thoát con người, khỏi sự dữ và những gì đang áp chế con người, một cuộc thăng tiến đến hạnh phúc
* Thấy đoàn lũ dân chúng, Người động lòng xót thương họ: “Vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người chăn”.
- Một đàn chiên không có mục tử tốt lành, để hướng dẫn tới đồng cỏ xanh tươi.
- Tiên tri Êzechiel đã tố giác các mục tử không chăn dắt đoàn chiên, thiếu trọng trách, không thi hành trách vụ vì lợi ích dân chúng, nhưng chỉ vì tư lợi.
* “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít”
- Chúa Giêsu nhìn nhân loại như một đồng lúa chín vàng, đang uốn mình trước gió. Mùa màng đã tới, sẵn sàng cho việc thu gặt. Vui mừng biết báo trước cảnh được mùa.
- Nhưng thợ gặt thì ít. Chúa buồn khi thấy công việc của Ngài quá bề bộn! Người muốn tìm những người cộng tác chăm sóc đoàn chiên như những mục tử tốt lành.
* “Vậy các con hãy xin chủ ruộng...”
Tại sao Chúa Giêsu đòi hỏi phải cầu xin:
- Vì Chúa Giêsu muốn minh chứng rằng: “Ơn gọi không chỉ là việc của con người... nhưng chính Thiên Chúa là nguồn khởi phát: chính Người mời gọi”.
- Vì Chúa muốn chúng ta thông phần mối ưu tư Truyền Giáo và thông công vào cả việc có thêm thợ gặt.
* “Rồi Chúa Giêsu gọi mười hai môn đệ...”
- Như trên: ơn gọi phát xuất từ Thiên Chúa
- Qua lòng ưu ái của Thiên Chúa và tính chất cấp bách của mùa gặt, Đức Giêsu đã thưởng cho các tông đồ của mình có quyền năng trừ quỉ và chữa lành các bệnh tật
* “Tốt hơn hãy đến với các con chiên lạc...”
Đức Giêsu hạn chế các khu vực hoạt động của các Tông đồ vì 2 lý do:
- Quyền ưu tiên của người Do-thái được mời gọi tiếp nhận ơn cứu độ của Đấng Cứu Thế.
- Lý do thực tiễn là tránh phản ứng bất lợi từ phía người Do-thái.
* Hãy rao giảng nước Trời đã đến gần
Đây là nội dung của việc rao giảng:
- Vì công việc cứu chuộc chưa hoàn thành nên Người không dạy các Tông đồ giảng về Người. Điều này sẽ giảng sau khi Người đã chịu chết và sống lại (Rm 1,3-4)
- Hiện nay, Người muốn các ông giảng như Gioan Tẩy Giả là chuẩn bị vào Nước Trời, bằng cách phải ăn năn sám hối để dọn lòng xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ của Chúa.
* “Anh em hãy chữa lành”
- Để minh chứng cho hiệu quả của ơn cứu độ cách cụ thể, thì Người truyền cho các Tông đồ thi hành quyền đã được ban cho là chữa lành bệnh hoạn tật nguyền và trừ quỉ.
- Quyền này được Chúa ban cho nhưng không, các Tông đồ cũng phải thi hành cho người khác cách nhưng không nghĩa là phục vụ cách vô vị lợi và vị tha.
Bài giảng
“Hãy đi loan báo rằng: Nước Trời đã gần đến”. Đó là mệnh lệnh của Chúa Giêsu. Đây cũng là lời của Gioan Tiền Hô đã báo trước (Mt 3,2), và Chúa Giêsu cũng nhắc lại nguyên lời đó: “Hãy ra đi” (4,7). Ra đi như một điều kiện của rao giảng. Chúa Giêsu đã ra đi từ quê mẹ lên Giêrusalem, đi Carphanaum, đi Tyrô, Sidon và những vùng dân ngoại: “Ngài đã rảo khắp các thành phố làng mạc đây đó trong Hội Đường”. Chúa Giêsu đã làm gương ra đi, và hôm nay Chúa đã sai các môn đệ của mình: “Hãy ra đi loan báo Tin Mừng Nước Trời và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền”. Dọc đường truyền giáo, Chúa Giêsu đã thực hiện nhiều phép lạ, chữa lành nhiều bệnh hoạn tật nguyền và Ngài chạnh lòng thương trước hình ảnh dân chúng lầm than vất vưởng bơ vơ như bầy chiên không người chăn dắt. Ở đây gợi lên lời ngôn sứ Ezechiel (34). Theo đó Thiên Chúa trách cứ các mục tử Israel vô trách nhiệm, bỏ bê đoàn chiên Chúa, Người sẽ truất phế họ và đích thân chăn dắt chiên của Người. Đồng thời hứa cho xuất hiện vị mục tử lý tưởng, một Đavít mới để chăn dắt chiên. Như thế, hình ảnh này ám chỉ chính Chúa Giêsu là vị mục tử lý tưởng đó.
Và Chúa băn khoăn trước cảnh “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”. Nhân loại, trước mặt Ngài, như một đồng lúa chín vàng, đang uốn mình trước gió. Mùa màng đã tới, sẵn sàng cho việc thu gặt, vui mừng biết bao trước cảnh được mùa. Nhưng thợ gặt thì ít, Chúa thấy công việc của Ngài quá bề bộn! Ngài muốn tìm những người cộng tác chăm sóc đoàn chiên như những mục tử tốt lành.
Thế là, Ngài bảo các môn đệ hãy cầu nguyện xin chủ ruộng sai nhiều thợ gặt lành nghề đến, và Ngài cũng sai các Tông đồ đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời.
Như thế, ý thức về tình trạng dân chúng và về sự nghiệp thiết lập triều đại Thiên Chúa, Chúa Giêsu lo chuẩn bị một nhóm môn đệ thay thế các mục tử bất lực để cộng tác vào công cuộc Ngài đang thực hiện. Ngài đặc biệt lưu ý tới chuyện cần phải có thêm thợ gặt trong đồng lúa của Thiên Chúa. Qua sự việc này Chúa Giêsu còn cho thấy trách nhiệm của mọi người môn đệ là phải cầu nguyện cho nhu cầu đó. Lời Chúa còn hàm ý rằng, người ta được sai đi trực tiếp cộng tác vào công việc rao giảng Tin Mừng là một hồng ân của Thiên Chúa.
Và người môn đệ được sai đi là để rao giảng Nước Trời đã gần đến, thúc giục người ta ăn năn sám hối để dọn lòng xứng đáng lãnh ơn cứu độ của Chúa. Và để chứng minh cho hiệu quả của ơn cứu độ cách cụ thể, Chúa Giêsu đã ban cho các môn đệ quyền chữa lành bệnh hoạn tật nguyền và trừ quỉ. Đây là ơn nhưng không, các Tông đồ cũng phải thi hành cho người khác cách nhưng không, nghĩa là: phục vụ cách vô vị lợi và vị tha.
Áp dụng
1. Noi gương Chúa, chúng ta cần phải có cái nhìn phát xuất từ lòng yêu thương đối với những người chúng ta phục vụ và có trách nhiệm để công việc phục vụ của chúng ta trở thành dấu chỉ yêu thương của Chúa.
2. Nghe lời Chúa nói: “Anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa”: chúng ta năng cầu xin Chúa tác động có thêm nhiều người làm công tác Tông đồ cho Chúa, và cầu nguyện cho họ mỗi ngày một thêm nhiệt thành, sốt sáng và đầy đủ khả năng làm việc Tông đồ hơn.
3. Mùa vọng mời gọi ta quan tâm đến các nhu cầu, các lo âu cũng như niềm hy vọng của những người sống chung quanh ta để chúng ta có thể chuẩn bị cho mọi người và dọn lòng mình đón mừng Chúa đến.
4. Thế giới ngày nay như một cánh đồng mênh mông, nơi có rất nhiều linh hồn sẵn đón nhận Nước Trời nhưng phải có người chỉ đường cho họ. Chúa muốn cứu thế gian và Ngài kêu gọi sự cộng tác của con người. Lời kêu gọi của Ngài vẫn có giá trị và khẩn cấp trong mọi thời đại.
Là người Kitô hữu, chúng ta có lo lắng để nước Chúa được lan rộng tới các linh hồn không? Đức tin của chúng ta có sống động bằng việc làm cụ thể hay chỉ là đức tin chết?
Xin Chúa đổ tràn tâm hồn chúng ta lửa nhiệt tâm truyền giáo. Xin cho chúng ta thực sự trở nên chứng nhân của Chúa bằng lời nói, việc làm, nhất là bằng lời cầu nguyện và gương sáng.
Lm. Giuse Phạm Thanh Minh
Is 4,2-6; Mt 8,5-11
“SỐNG MÙA VỌNG LÀ THỰC HIỆN LÒNG TIN YÊU”
1. Giới thiệu về sứ ngôn Isaia
- Trong hai tuần đầu mùa vọng, Giáo hội cho chúng ta suy gẫm về các sấm ngôn của Isaia.
- Isaia sống vào tám thế kỷ trước Chúa Giêsu Ngài cư ngụ tại Giêrusalem, thủ đô của đất nước. Ngài đã thấy vương quốc phương Bắc là Samaria sụp đổ trước sức tiến công của người Assyria.
Vậy trong cảnh huống lịch sử của một tai hoạ tiềm ẩn, vị ngôn sứ loan báo niềm tin hy vọng về một Đấng Thiên Sai sẽ mang lại an bình.
2. Mùa vọng, mùa của hy vọng và niềm tin
Ngày hôm nay, cộng đoàn chúng ta, cần phải ra khỏi con người của mình, lối sống đạo cũ kỹ của mình, để khởi hành vào Mùa Vọng: mùa mong đợi Đấng Thiên Sai. Ngài đến để đem an bình và ơn cứu độ cho nhân loại.
Nhưng ơn cứu độ chỉ được ban cho con người có lòng tin. Câu chuyện viên bách quản Rôma trong Tin Mừng hôm nay biểu lộ một lòng tin cao độ khi ông đến với Đức Giêsu. Một lòng tin khiêm tốn đã khiến Chúa Giêsu phải ngạc nhiên.
Nếu Chúa Giêsu đã khen lòng tin của người đàn bà bị bệnh loạn huyết khi bà nghĩ rằng chỉ cần đụng vào gấu áo Ngài cũng đủ được khỏi, thì lòng tin của viên bách quản này còn mạnh hơn nhiều: ông tin rằng Chúa Giêsu chỉ cần nói một lời, thì đầy tớ của ông, dù có ở xa đến đâu cũng sẽ được lành. Viên sĩ quan nói:
“Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh” (Mt. 8,11), vì tôi đây dù là thuộc hạ thế mà có binh lính dưới quyền tôi, tôi bảo người này đi nó đi, người kia đến nó đến”
Phép lạ đã xảy ra, khi người sĩ quan ngoại giáo này tỏ ra có một tình thương và sự quan tâm đặc biệt đến người đầy tớ bị bệnh tê bại, và bộc lộ một lòng tin đầy kính trọng và thật khiêm tốn của ông đối với Đức Giêsu. Trước lòng tin ấy, Chúa Giêsu đã thốt lên: “Tôi không thấy một người Israel nào có lòng tin như thế”.
Khi tường thuật phép lạ Chúa Giêsu chữa lành bệnh tê bại cho người đấy tớ viên đại đội trưởng, Mátthêu muốn nhấn mạnh vào lòng tin của người dân ngoại và việc họ cũng được nhận vào Nước Trời, trong khi những người thừa tự của Abraham theo huyết nhục bị loại ra ngoài. Vì họ đã không tin vào sứ mạng Thiên Sai và sứ điệp của Chúa Giêsu.
Sống mùa vọng là thực hiện lòng nhân ái
Chúa Giêsu đã không loại trừ ai. Chính Ngài đã đến để thi ân giáng phúc. Qua câu chuyện viên sĩ quan đối với người đầy tớ, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta hãy biết đồng cảm với những nỗi đau đớn của tha nhân. Trong gia đình hãy gạt đi những bất đồng cảm. Vợ chồng, Cha mẹ, con cái thuận hoà với nhau. Loại trừ đi cảnh “huynh đệ tương tàn” hãy thực hiện lời khuyên: “Máu chảy ruột mềm”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Hãy đồng cảm và chia sẻ quảng đại với kẻ hèn mọn, những kẻ thiếu thốn... và từ đó phép lạ sẽ xảy ra.
Sống mùa vọng còn là sống niềm tin
Bước vào mùa vọng, cùng với Giáo hội với ý hướng chờ ngày Chúa đến, ước mong rằng mỗi người trong chúng ta sẽ nhìn vào niềm tin của viên bách quan làm tiêu chuẩn sống cho chúng ta. Mỗi người hãy biết khiêm nhu trước Chúa và biết yêu mến anh em thì hy vọng chúng ta sẽ được Thiên Chúa hài lòng đón nhận vào trong bàn tiệc Nước Trời.
THỨ BA TUẦN I MÙA VỌNG
Lc 10,21-24
“MẶC KHẢI CHO KẺ BÉ MỌN”
Chúa Giêsu đã sai phái 72 môn đệ. Bây giờ là lúc họ trở về vui vẻ vì sứ điệp của họ đã được những người đơn sơ đón nhận một cách thuận lợi. Được Thánh Thần tác động Chúa Giêsu hướng về Chúa Cha và cảm tạ: “Lạy Cha là Chúa tể Trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã dấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý cha”
Đồng thời, Ngài mời gọi các môn đệ hãy vui mừng và ý thức rằng họ rất may mắn được nhìn thấy tất cả những gì đã được thực hiện nơi Ngài. Ngài nói: “Phúc thay, mắt nào được thấy điều anh em thấy”.
Chúng ta đang ở trong mùa vọng để chuẩn bị đón mừng một mầu nhiệm rất trọng đại, mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Trần đem ơn cứu độ đến cho mọi người.
Con đường Chúa Giêsu mặc khải để giúp con người đến với Thiên Chúa chính là Ngài, mà mỗi người chúng ta được mời gọi đón nhận với tâm hồn đơn sơ khiêm tốn:
“Thầy là đường
là sự thật
và là sự sống
không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”.
Nếu chỉ cậy dựa vào sự khôn ngoan thông hiểu của mình, như những người Pharisiêu am tường luật Môsê trong kinh thánh, nhưng lại tự phụ không tin vào sứ mạng và sứ điệp của Chúa Giêsu, thì con người sẽ không gặp được Thiên Chúa. Nhưng nếu để Chúa Thánh Thần hướng dẫn và qua Chúa Giêsu Kitô, con người có thể đạt tới sự thông hiệp với Thiên Chúa và được cứu rỗi.
Chúng ta cần trở nên những người bé mọn theo tinh thần Phúc Âm, để cảm mến và sống kết hợp với Thiên Chúa. Đức tin Kitô Giáo hướng dẫn chúng ta đến một con người cụ thể, một vị Thiên Chúa làm người. Đức tin là một hồng ân cần được lãnh nhận hơn là kết quả của sưu tầm trí thức của con người. Thánh Têrêsa Avila, tuy không học hành nhiều, nhưng qua đời sống chiêm niệm đã có kinh nghiệm sống động về Thiên Chúa, và đã trình bày kinh nghiệm thiêng liêng của mình một cách sâu sắc, đến nỗi đã được đặt làm tiến sĩ Hội Thánh, vì giáo huấn của Thánh nữ để lại là kho tàng thiêng liêng quí báu giúp mọi thành phần Giáo Hội đến với mầu nhiệm Thiên Chúa.
Dĩ nhiên, Chúa Giêsu không có ý loại bỏ những bậc thông thái, nhưng chỉ có cảnh tỉnh những ai cậy dựa vào sự thông thái rằng họ sẽ không đến được với Chúa, không có đủ điều kiện để lãnh nhận mặc khải của Chúa. Tuy nhiên, không thiếu những trường hợp có sự hoà hợp giữa thông thái và Đức tin Kitô Giáo. Thánh Toma tiến sĩ là một điển hình. Nói chung thái độ khiêm tốn để Chúa soi sáng hướng dẫn là điều căn bản cần phải có luôn.
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con tin vững vàng vào mầu nhiệm Thiên Chúa Ngôi Hai Nhập Thể để chúng con sống thật mầu nhiệm yêu thương ấy. Xin Chúa cho mỗi người chúng con sống trọn vẹn tâm tình tha thiết mong đợi Đấng Cứu Thế đến để cứu rỗi nhân loại chúng con. Amen.
THỨ TƯ TUẦN I MÙA VỌNG
Is 25,6-9
“LƯƠNG THỰC CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT”
* Ngày ấy Chúa các đạo binh sẽ thiết đãi tất cả các dân trên núi này một bữa tiệc, đầy thịt rượu: thịt thì béo, rượu thì ngon.
Theo thói quen Đông Phương và Kinh thánh, bữa tiệc là thành phần của nghi thức các vua đang quang:
- Vẻ tráng lệ của bàn tiệc
- Phẩm chất của đồ ăn thức uống
Là dấu hiệu uy quyền của nhà vua
- Đặc biệt đây là cách thức để mừng chiến thắng.
Để loan báo thời kỳ thiên sai, Thiên Chúa loan báo rằng: Người đích thân tiếp nhận vào bàn tiệc Người.
Chúa Giêsu đã lấy bữa ăn làm dấu chỉ ơn phúc Ngài.
* Muôn dân... Trên mọi nước... ,mọi khuôn mặt!
Tính chất phổ quát và thời đại này thật lạ lùng. Đấng Thiên Sai không dành riêng cho Israel. Một Đấng Thiên Sai mà ơn phúc của Người sẽ trải rộng trên toàn thể nhân loại, đó là lời Chúa hứa.
* Ngày đó, người ta sẽ nói: “Này đây chúng ta... chúng ta đã chờ đợi Người... chúng ta hãy hân hoan và vui mừng vì ơn Người cứu độ”.
- Cái chết không phải là chấm tận, là hết, là cùng...
- Mục đích chính là niềm hân hoan vui sướng và ơn cứu rỗi. Đó là điều Chúa muốn, là điều Thiên Chúa dọn sẵn cho chúng ta.
II. TIN MỪNG (Mt 15,29-37)
* Dân chúng... đem theo kẻ câm, mù, què quặt và nhiều người đau ốm khác.
Lòng thương xót của Thiên Chúa được trao gởi trước hết cho những người:
- Đau khổ
- Nghèo khó
- Đau bệnh
Trong mùa vọng, một thời gian khơi dậy chúng ta suy nghĩ về sự mong chờ Thiên Chúa đang hiện diện trong tâm hồn mọi người, rất tốt để chiêm ngắm cảnh tượng này; Chúa Giêsu bị bao quanh bị xâm chiếm, bị tìm kiếm... bởi những người què quặt, đui mù, yếu liệt...
* Người ta đặt họ dưới chân Người, Ngưởi đã chữa lành cho họ
Đây là dấu hiệu chứng tỏ việc Đấng Cứu Thế đến: sự dữ lui xa, tai hoạ bị thăng vượt.
* Dân chúng ngạc nhiên... và họ tôn vinh Thiên Chúa
Việc Chúa đến là một lễ hội đối với những người đau khổ. Khi Chúa qua tới đâu, Người thường để lại một chuỗi dài vui mừng hoan hỉ.
* Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ và phán:
“Ta thương xót đoàn lũ này”
Rõ ràng Chúa Giêsu xúc động. Một xúc động dễ gặp thấy trong những lời người diễn tả. Tôi chiêm ngưỡng tình cảm đó, rất nhân bản trong trái tim con người, trong trái tim Thiên Chúa của Người. Ngày nay, Chúa Giêsu vẫn nói với chúng ta rằng, Người xót thương, Người chịu khổ cùng với những người khổ đau. Nếu Ngài “Kêu gọi các bạn hữu Ngài là Ngài muốn các ông chia sẻ tình cảm của Ngài”.
* Họ không có gì ăn. Ta không muốn cho họ về bụng đói, sợ họ té xỉu dọc đường... các ngươi có bao nhiêu chiếc bánh.
Chúa mời gọi ta quan tâm đến vấn đề đói ăn nghiêm trọng: đói khát vật chất, đói khát tinh thần, đói khát thiêng liêng.
Bảy chiếc bánh và hai con cá không phải là nhiều đối với một đám đông. Giải quyết việc đói khát ở đây chính là khía cạnh chia sẻ huynh đệ, chính là tình yêu biết để ý đến kẻ khác.
* Chúa Giêsu biến cá ra nhiều
Dù là điểm xuất phát đầu tiên rất đơn giản, dù là nỗ lực hạn hẹp của mình vô cùng thiếu kém, chúng ta vẫn được mời gọi thực hiện sự đóng góp của mình, để nhờ quyền năng Chúa những chiếc bánh của chúng ta sẽ biến hoá ra nhiều.
Xin Chúa giúp mỗi người trở nên giống Chúa một ngày một hơn nhờ việc tham dự vào tiệc Thánh Thể của Chúa, cũng như qua việc chia sẻ sự sống của Chúa. Xin Chúa giúp mỗi người được lớn lên, được trưởng thành trong đức bác ai, sẵn sàng đóng góp phần của mình để phục vụ anh chị em. Đó là chúng ta thực sự sống trong mùa Vọng. Ước mong rằng mỗi người trong chúng ta sẽ hiểu được giá trị trổi vượt của bàn tiệc Thánh Thể mà Thiên Chúa đã thiết đãi dân Ngài, để rồi trong cuộc đời lữ hành trần gian chúng ta sẽ được no đủ và vững bước tiến về quê trời, không lo sợ phải mệt lả dọc đường.
THỨ NĂM TUẦN I MÙA VỌNG
Is 26,1-6; Mt 7,21.24-27
“NGƯỜI KHÔN NGOAN THI HÀNH Ý CHÚA”
Trong Thánh Lễ nhắc nhở chúng ta hai phần quan trọng nhất là:
- Bàn tiệc Lời Chúa
- Bàn tiệc Mình Máu Chúa
Trong Kinh Thánh lời Chúa được coi như là
- Khuôn vàng thước ngọc
- Tiêu chuẩn đạo đức tuyệt đối cho hết mọi thời đại
- Khiên mộc chở che (Tv 17,31)
- Là lời cứu rỗi, lời sự sống...
Nhưng Lời Chúa chỉ có giá trị cứu rỗi, khi người ta đem ra thực hành. Chúa đã nói với các môn đệ: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, Lạy Chúa, mà được vào nước trời cả đâu! Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên Trời mới được vào mà thôi”.
Rồi Chúa Giêsu sánh ví người biết lắng nghe lời Chúa rồi đem ra thực hành như người khôn xây nhà trên tảng đá; còn người nghe lời Chúa mà không đem ra thực hành giống như người ngu xây nhà trên cát. Hậu quả là dù có mưa sa nước lũ, bão táp có ập vào thì ngôi nhà xây trên nền tảng đá luôn đứng vững, còn ngôi nhà xây trên cát sẽ bị sụp đổ tan tành.
Việc xây nhà ở Palestina (Do-thái) cũng hao hao giống như việc dựng nhà bằng mái tranh vách đất như người dân Việt Nam ta thời xưa ở đồng quê. Tuy nhiên có khác nhau là ở chỗ xây dựng trên nền móng vững chắc hay thô sơ.
Cũng thế, trên đời này ai ai cũng muốn cho mình hạnh phúc, và luôn cố gắng tạo cho mình một ngôi nhà hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc đó đặt căn bản ở đâu.
Có người nghĩ rằng: Tiền tài, danh vọng là nền tảng của hạnh phúc. Bởi vì theo họ:
Tiền là tiên là phật
Là sức bật của tuổi trẻ
Là cái đà của danh vọng
.................................
Nhưng Nguyễn Du đã nói:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Tiền tài, danh vọng không thể là căn nguyên của hạnh phúc, vì như Chúa nói: mưa sa nước lũ có thể cuốn bay.
Vậy hạnh phúc của con người ở đời này và đời sau phải đặt trên nền tảng duy nhất là Thiên Chúa. Như Thánh Kinh đã gọi:
- Thiên Chúa là đá tảng vĩnh cửu (Is. 26,4.30.29)
- Thiên Chúa là đá tảng duy nhất
- Thiên Chúa là thành trì, thành luỹ, nơi ẩn náu, khiên thuẫn chở che.
Chúng ta giữ đạo mà thôi chưa đủ, nhưng còn phải sống đạo nữa. Sống đạo là sống luật Chúa trong tình yêu thương, có như thế chúng ta mới xây nhà trên đá được. Dù sóng gió bão táp của cuộc đời, lòng tin của chúng ta cũng không hề hấn gì, vì được bao bọc bằng tình thương quan phòng của Thiên Chúa. Đó là người khôn ngoan mà Chúa Giêsu đã nói hôm nay: “Ai nghe và giữ lời Ta mà đem ra thực hành thì giống như người khôn ngoan xây nhà trên đá!”
Kết luận
Lạy Chúa, xin cho chúng con chuẩn bị mừng Chúa đến trong tâm tình yêu mến và ý thức cảm nghiệm được thức ăn bồi dưỡng tâm linh cho chúng con, đó là thức ăn Lời Chúa và Mình Thánh Chúa. Amen
THỨ SÁU TUẦN I MÙA VỌNG
Is 29,17-24; Mt 9,27-31
“ĐỨC TIN LÀ ÁNH SÁNG CỦA TÂM HỒN”
Tác phẩm Tiên Tri, diễn tả niềm mong đợi của nhân loại
Tác phẩm thi ca, đầy những hình ảnh gợi hình súc tích
Giải thích:
* “Không bao lâu nữa, Liban sẽ trở nên lùm cây”
- Một “cánh rừng” bỗng trở nên “Vườn cây trái”
- Phải vào thời Thiên Sai, chính thiên nhiên dự phần vào cuộc đổi mới lòng người. Lời hứa hạnh phúc vẹn toàn.
- Ý nghĩa của cuộc tạo dựng thông phần vào sự sa ngã lẫn sự canh tân của con người
* Ngày đó, “người điếc sẽ được nghe lời Sách Thánh”, và từ bóng tối, “mắt người mù sẽ được xem thấy”.
- Vị ngôn sứ thi sĩ đã dùng hai con bệnh bi thương nhất của nhân loại để loan báo sự giải thoát khỏi mọi yếu đau.
* Những người hiền lành sẽ càng thêm vui mừng trong Chúa, và những kẻ nghèo khó sẽ nhảy mừng trong đất thánh của Israel
- Đây là sứ điệp hy vọng cho những kẻ hiền lành và nghèo khổ.
- Thời giờ được ngôn sứ loan báo đã đến, Đấng Thiên Sai đã đến, và thời đại Thiên Sai đã khởi đầu. Ngài “mở mắt người mù, và mở tai người điếc” và người hiền lành, kẻ nghèo khó sẽ nhảy mừng lên.
- Đức Maria đã đọc bài thơ này của Isaia, đã thấm nhuần để hát lên lời kinh ngợi khen (Magnificat)
- Như một người mẹ, Mẹ đã dạy Chúa Giêsu đọc. Toàn dân khi nuôi dưỡng bằng lời này, đã mong chờ thời đại Thiên Sai.
* Người ỷ thế sẽ thất bại... kẻ khinh người sẽ hổ ngươi... người mưu toan gian ác sẽ bị tiêu diệt... Từ đây, Giacob sẽ chẳng còn phải hổ ngươi đỏ mặt
- Đây là điều những kẻ nghèo hèn của mọi thời mong đợi: Không bị chà đạp, bóc lột, khinh bỉ nữa. Họ đòi phẩm giá hơn hết “để chẳng còn phải hổ ngươi”
Bài giảng
Tân ước nói đến 52 lần Chúa Giêsu chữa bệnh mù. Hôm nay là một lần trong số đó. Điều này báo hiệu Đấng Thiên Sai đã đến và thời đại Thiên Sai đã khởi đầu; Như sấm ngôn Isaia đã loan báo: “Ngày đó người điếc sẽ được nghe Sách Thánh và từ bóng tối, mắt người mù sẽ được xem thấy”.
Hôm nay, thánh sử Mátthêu thuật lại cho chúng ta câu chuyện hai người mù kêu xin Chúa Giêsu cho họ nhìn thấy ánh sáng.
Như chúng ta đều biết: ánh sáng chói chang của vùng sa mạc, cùng với những cơn lốc thổi tung cát bụi mịt mù và cách sống không mấy vệ sinh về đôi mắt đã khiến cho bệnh mù dễ dàng phát sinh tại vùng Palestina. Chúng ta cũng phần nào thấy được điều này qua con số bị mắc bệnh thường tìm đến với Chúa Giêsu. Như trường hợp:
- Người mù thành Giêricô đang ngồi ăn xin bên vệ đường, nhưng vừa nghe biết Chúa Giêsu đi ngang qua, anh vội vàng lớn tiếng kêu xin: “Lạy Ngài, Lạy con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi”. Những người chung quanh cản ngăn, thì anh lại càng la to hơn, để rồi một khi đã nghe tiếng Chúa gọi, anh ta vất bỏ tất cả để kịp đến với Ngài.
- Còn hai người mù trong trình thuật Tin Mừng hôm nay, tuy không có những cử chỉ như người mù thành Giêricô, nhưng thái độ bền bỉ của họ cũng nói lên tâm trạng khát vọng sự sáng. Chúa Giêsu đã gặp họ dọc đường, họ lớn tiếng kêu xin người: “Hỡi con vua Đavít xin thương xót chúng tôi”. Trong cả hai trường hợp, khi xưng hô “con vua Đavít, những người mù dường như đã nhận ra nơi Chúa Giêsu một tước hiệu cứu thế: Chúa là Đấng phải đến, là Đấng đã được các tiên tri loan báo.
Dù họ lớn tiếng kêu xin Ngài cứu chữa, nhưng Ngài không chữa cho họ tại nơi đó, Ngài vẫn tiếp tục hành trình.
Dù chưa được Chúa đáp lời chữa ngay nhưng họ vẫn không thất vọng bỏ cuộc và vẫn tiếp tục theo Ngài. Về đến nhà, họ tiến lại gặp Ngài để một lần nữa xin Ngài chữa lành. Câu hỏi của Chúa đặt ra cho hai người mù là “Các ngươi có tin là tôi làm được điều ấy không?”, có nghĩa là “Các ngươi có tin Ta là Đấng Cứu Thế không?”. Vì theo các tiên tri khi thời Đấng Cứu Thế đến thì mọi bệnh tật sẽ được chữa lành như: người câm nói được, người điếc được nghe, kẻ què được lành và người mù được thấy... Họ đáp: “Thưa Ngài chúng tôi tin”. Và lòng tin đã khiến cho họ được chữa lành.
Thế giới hôm nay cũng có những cơn lốc mà lý trí và lương tâm con người như mù loà bởi danh vọng, tiền tài, xác thịt. Những thứ bệnh mù này nhiều khi còn nguy hiểm hơn bệnh mù thể xác. Người ta có thể bị loà mù khi đắm chìm trong xác thịt tội lỗi, trong hưởng thụ ích kỷ và trong đam mê danh lợi mà có một lối sống tán tận lương tâm. Không còn nhìn thấy những cảnh khổ, nghèo khó của tha nhân: “Sống chết mặc bay”.
Ước gì lời Chúa hôm nay thức tỉnh và giải thoát chúng ta khỏi mù loà thiêng liêng, để chúng ta bước đi trong ánh sáng của Chúa và chiếu toả ánh sáng ấy trước mặt mọi người.
THỨ BẢY TUẦN I MÙA VỌNG
Is 30,19-21.23-26; Mt 9,35-10,8
“NƯỚC TRỜI ĐÃ GẦN ĐẾN”
1. Is 30,19-21.23-26
* Isaia là vị ngôn sứ của niềm hy vọng, niềm hy vọng nhân bản nhất. Isaia mơ về hạnh phúc địa đàng, về vương quốc Thiên Sai, trong đó mọi bất hạnh đều biến dạng! Đói khát... bệnh tật... bạo lực... bất công đều vắng bóng. Đây là lúc con người trở về sự quân bình luân lý, cũng đưa thiên nhiên tới sự hài hoà phong phú của “địa đàng”
Mùa vọng, người Kitô hữu nghe thấy một lời mời cảm kích:
- Để biến đổi lòng mình bằng một cuộc cải hoán thiêng liêng.
- Để biến đổi thiên nhiên bằng cuộc tìm tòi về kỹ thuật, lao động và phát triển như một sự thông phần vào chương trình của Thiên Chúa: “hãy cai quản trái đất và khuất phục nó” để đạt hạnh phúc lớn lao hơn cho con người.
* Đấng dạy dỗ ngươi sẽ không lìa bỏ ngươi, mắt ngươi sẽ trông nhìn Đấng giáo huấn ngươi
- Trông nhìn Thiên Chúa – thông hiệp với Thiên Chúa: Một Thiên Chúa “Không lìa bỏ ngươi nữa”, để ngươi trông nhìn người! Đây chính là khát vọng nền tảng của con người.
- Một Thiên Chúa ẩn kín, vô hình, vắng mặt, lặng lẽ và xa vời là kinh ngiệm đau thương của con người.
Thế nhưng, vào “thời cuối cùng, vào ngày đó, con người có thể đạt tới Ngài, trông thấy Ngài. Chúa Giêsu xuất hiện như Thiên Chúa sờ mó được, hữu hình, Thiên Chúa mở lời, Thiên Chúa không xa lìa. Thiên Chúa có thể đến gần: “Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến”
- Các bí tích là dấu chỉ hữu hình của việc Người hiện diện, tiếp nối việc nhập thể của Thiên Chúa. Giáo hội là bí tích, dấu chỉ của Chúa Kitô... trong khi chờ đợi Người trở lại.
- Hạnh phúc Isaia mơ tưởng đòi điều kiện: Tin. Tin rằng một mình Thiên Chúa có thể xây dựng hạnh phúc, quyết định sắp tới. Và biết mình nghèo hèn để xác tín rằng: con người không thể đạt được hạnh phúc như vậy nhờ phương tiện riêng mình.
2. Mt 9,35-10,8
* “Chúa Giêsu đi rao giảng khắp các thành phố làng mạc, đây đó trong các Hội Đường”.
- Chúa Giêsu thường nói ở ngoài trời, bất kể trường hợp nào.
- Ngài cũng theo tập tục Do-thái giảng dạy chính thức trong các Hội Đường, trong khung cảnh một buổi họp mặt cử hành phụng tự ngày Sabát.
* “Rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền”.
- Nước Thiên Chúa vừa là một cuộc giải phóng khỏi sai lầm, vừa là một cuộc thăng tiến trong ánh sáng chân lý giải thoát con người, khỏi sự dữ và những gì đang áp chế con người, một cuộc thăng tiến đến hạnh phúc
* Thấy đoàn lũ dân chúng, Người động lòng xót thương họ: “Vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người chăn”.
- Một đàn chiên không có mục tử tốt lành, để hướng dẫn tới đồng cỏ xanh tươi.
- Tiên tri Êzechiel đã tố giác các mục tử không chăn dắt đoàn chiên, thiếu trọng trách, không thi hành trách vụ vì lợi ích dân chúng, nhưng chỉ vì tư lợi.
* “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít”
- Chúa Giêsu nhìn nhân loại như một đồng lúa chín vàng, đang uốn mình trước gió. Mùa màng đã tới, sẵn sàng cho việc thu gặt. Vui mừng biết báo trước cảnh được mùa.
- Nhưng thợ gặt thì ít. Chúa buồn khi thấy công việc của Ngài quá bề bộn! Người muốn tìm những người cộng tác chăm sóc đoàn chiên như những mục tử tốt lành.
* “Vậy các con hãy xin chủ ruộng...”
Tại sao Chúa Giêsu đòi hỏi phải cầu xin:
- Vì Chúa Giêsu muốn minh chứng rằng: “Ơn gọi không chỉ là việc của con người... nhưng chính Thiên Chúa là nguồn khởi phát: chính Người mời gọi”.
- Vì Chúa muốn chúng ta thông phần mối ưu tư Truyền Giáo và thông công vào cả việc có thêm thợ gặt.
* “Rồi Chúa Giêsu gọi mười hai môn đệ...”
- Như trên: ơn gọi phát xuất từ Thiên Chúa
- Qua lòng ưu ái của Thiên Chúa và tính chất cấp bách của mùa gặt, Đức Giêsu đã thưởng cho các tông đồ của mình có quyền năng trừ quỉ và chữa lành các bệnh tật
* “Tốt hơn hãy đến với các con chiên lạc...”
Đức Giêsu hạn chế các khu vực hoạt động của các Tông đồ vì 2 lý do:
- Quyền ưu tiên của người Do-thái được mời gọi tiếp nhận ơn cứu độ của Đấng Cứu Thế.
- Lý do thực tiễn là tránh phản ứng bất lợi từ phía người Do-thái.
* Hãy rao giảng nước Trời đã đến gần
Đây là nội dung của việc rao giảng:
- Vì công việc cứu chuộc chưa hoàn thành nên Người không dạy các Tông đồ giảng về Người. Điều này sẽ giảng sau khi Người đã chịu chết và sống lại (Rm 1,3-4)
- Hiện nay, Người muốn các ông giảng như Gioan Tẩy Giả là chuẩn bị vào Nước Trời, bằng cách phải ăn năn sám hối để dọn lòng xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ của Chúa.
* “Anh em hãy chữa lành”
- Để minh chứng cho hiệu quả của ơn cứu độ cách cụ thể, thì Người truyền cho các Tông đồ thi hành quyền đã được ban cho là chữa lành bệnh hoạn tật nguyền và trừ quỉ.
- Quyền này được Chúa ban cho nhưng không, các Tông đồ cũng phải thi hành cho người khác cách nhưng không nghĩa là phục vụ cách vô vị lợi và vị tha.
Bài giảng
“Hãy đi loan báo rằng: Nước Trời đã gần đến”. Đó là mệnh lệnh của Chúa Giêsu. Đây cũng là lời của Gioan Tiền Hô đã báo trước (Mt 3,2), và Chúa Giêsu cũng nhắc lại nguyên lời đó: “Hãy ra đi” (4,7). Ra đi như một điều kiện của rao giảng. Chúa Giêsu đã ra đi từ quê mẹ lên Giêrusalem, đi Carphanaum, đi Tyrô, Sidon và những vùng dân ngoại: “Ngài đã rảo khắp các thành phố làng mạc đây đó trong Hội Đường”. Chúa Giêsu đã làm gương ra đi, và hôm nay Chúa đã sai các môn đệ của mình: “Hãy ra đi loan báo Tin Mừng Nước Trời và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền”. Dọc đường truyền giáo, Chúa Giêsu đã thực hiện nhiều phép lạ, chữa lành nhiều bệnh hoạn tật nguyền và Ngài chạnh lòng thương trước hình ảnh dân chúng lầm than vất vưởng bơ vơ như bầy chiên không người chăn dắt. Ở đây gợi lên lời ngôn sứ Ezechiel (34). Theo đó Thiên Chúa trách cứ các mục tử Israel vô trách nhiệm, bỏ bê đoàn chiên Chúa, Người sẽ truất phế họ và đích thân chăn dắt chiên của Người. Đồng thời hứa cho xuất hiện vị mục tử lý tưởng, một Đavít mới để chăn dắt chiên. Như thế, hình ảnh này ám chỉ chính Chúa Giêsu là vị mục tử lý tưởng đó.
Và Chúa băn khoăn trước cảnh “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”. Nhân loại, trước mặt Ngài, như một đồng lúa chín vàng, đang uốn mình trước gió. Mùa màng đã tới, sẵn sàng cho việc thu gặt, vui mừng biết bao trước cảnh được mùa. Nhưng thợ gặt thì ít, Chúa thấy công việc của Ngài quá bề bộn! Ngài muốn tìm những người cộng tác chăm sóc đoàn chiên như những mục tử tốt lành.
Thế là, Ngài bảo các môn đệ hãy cầu nguyện xin chủ ruộng sai nhiều thợ gặt lành nghề đến, và Ngài cũng sai các Tông đồ đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời.
Như thế, ý thức về tình trạng dân chúng và về sự nghiệp thiết lập triều đại Thiên Chúa, Chúa Giêsu lo chuẩn bị một nhóm môn đệ thay thế các mục tử bất lực để cộng tác vào công cuộc Ngài đang thực hiện. Ngài đặc biệt lưu ý tới chuyện cần phải có thêm thợ gặt trong đồng lúa của Thiên Chúa. Qua sự việc này Chúa Giêsu còn cho thấy trách nhiệm của mọi người môn đệ là phải cầu nguyện cho nhu cầu đó. Lời Chúa còn hàm ý rằng, người ta được sai đi trực tiếp cộng tác vào công việc rao giảng Tin Mừng là một hồng ân của Thiên Chúa.
Và người môn đệ được sai đi là để rao giảng Nước Trời đã gần đến, thúc giục người ta ăn năn sám hối để dọn lòng xứng đáng lãnh ơn cứu độ của Chúa. Và để chứng minh cho hiệu quả của ơn cứu độ cách cụ thể, Chúa Giêsu đã ban cho các môn đệ quyền chữa lành bệnh hoạn tật nguyền và trừ quỉ. Đây là ơn nhưng không, các Tông đồ cũng phải thi hành cho người khác cách nhưng không, nghĩa là: phục vụ cách vô vị lợi và vị tha.
Áp dụng
1. Noi gương Chúa, chúng ta cần phải có cái nhìn phát xuất từ lòng yêu thương đối với những người chúng ta phục vụ và có trách nhiệm để công việc phục vụ của chúng ta trở thành dấu chỉ yêu thương của Chúa.
2. Nghe lời Chúa nói: “Anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa”: chúng ta năng cầu xin Chúa tác động có thêm nhiều người làm công tác Tông đồ cho Chúa, và cầu nguyện cho họ mỗi ngày một thêm nhiệt thành, sốt sáng và đầy đủ khả năng làm việc Tông đồ hơn.
3. Mùa vọng mời gọi ta quan tâm đến các nhu cầu, các lo âu cũng như niềm hy vọng của những người sống chung quanh ta để chúng ta có thể chuẩn bị cho mọi người và dọn lòng mình đón mừng Chúa đến.
4. Thế giới ngày nay như một cánh đồng mênh mông, nơi có rất nhiều linh hồn sẵn đón nhận Nước Trời nhưng phải có người chỉ đường cho họ. Chúa muốn cứu thế gian và Ngài kêu gọi sự cộng tác của con người. Lời kêu gọi của Ngài vẫn có giá trị và khẩn cấp trong mọi thời đại.
Là người Kitô hữu, chúng ta có lo lắng để nước Chúa được lan rộng tới các linh hồn không? Đức tin của chúng ta có sống động bằng việc làm cụ thể hay chỉ là đức tin chết?
Xin Chúa đổ tràn tâm hồn chúng ta lửa nhiệt tâm truyền giáo. Xin cho chúng ta thực sự trở nên chứng nhân của Chúa bằng lời nói, việc làm, nhất là bằng lời cầu nguyện và gương sáng.
Lm. Giuse Phạm Thanh Minh