Lời Chúa hôm nay cho chúng ta một nguyên tắc để sửa lỗi anh em đó là: bản thân mình phải tốt mới có thể sửa dạy người khác.
Tiếng Việt của chúng ta dùng từ “sư phạm” để ám chỉ người dạy học. Sư là thầy, phạm là cái khuôn. Ý nói người làm thầy phải nên gương mẫu để học trò noi theo. Người thầy không chỉ là người truyền thụ một số kiến thức nhưng quan trọng còn là người phải nêu gương về cách sống, đạo đức.
Vì thế, kẻ muốn làm thầy người khác thì trước hết phải biết mình. Biết mình với những tính xấu, tật hư để tự sửa sai bản thân mình: “Tiên trách kỷ” sau đó mới có thể làm thầy, sửa dạy người khác “hậu trách nhân”. Nếu không biết mình để tu thân thì giống như Chúa Giêsu nói: “Mù dắt mù” thì kết quả là cả hai thầy lẫn trò sẽ sa xuống hố.
Đôi mắt của chúng ta thường dùng để nhìn người khác chứ ít khi nhìn mình. Do đó, chúng ta ít thấy lỗi lầm của mình, nhưng lại dễ dàng nhận ra những sai sót của tha nhân: “Sao anh lại có thể nói với người anh em: 'Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra', trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình?”. Trong nhà thờ, người Công giáo hay đấm ngực mình: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng", nhưng khi ra ngoài nhà thờ thì đấm ngực người khác: “Lỗi tại nó…”.
Chúa Giêsu không ngại quở trách những người không “biết mình”, mà chỉ soi mói anh em giống như những Pharisêu, luật sĩ là những kẻ giả hình: “Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!”.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa muốn chúng con phải là những con người biết nhìn nhận lỗi lầm của mình, biết tự sửa sai chính mình trước khi sửa sai người khác. Xin Chúa giúp chúng con biết nhận ra những thiếu xót, tội lỗi của bản thân và can đảm sửa đổi. Để nhờ cuộc đời thánh thiện, chúng con góp ý cho nhau trong tình huynh đệ chân thành nhằm làm lợi cho Nước Chúa. Amen.
Tiếng Việt của chúng ta dùng từ “sư phạm” để ám chỉ người dạy học. Sư là thầy, phạm là cái khuôn. Ý nói người làm thầy phải nên gương mẫu để học trò noi theo. Người thầy không chỉ là người truyền thụ một số kiến thức nhưng quan trọng còn là người phải nêu gương về cách sống, đạo đức.
Vì thế, kẻ muốn làm thầy người khác thì trước hết phải biết mình. Biết mình với những tính xấu, tật hư để tự sửa sai bản thân mình: “Tiên trách kỷ” sau đó mới có thể làm thầy, sửa dạy người khác “hậu trách nhân”. Nếu không biết mình để tu thân thì giống như Chúa Giêsu nói: “Mù dắt mù” thì kết quả là cả hai thầy lẫn trò sẽ sa xuống hố.
Đôi mắt của chúng ta thường dùng để nhìn người khác chứ ít khi nhìn mình. Do đó, chúng ta ít thấy lỗi lầm của mình, nhưng lại dễ dàng nhận ra những sai sót của tha nhân: “Sao anh lại có thể nói với người anh em: 'Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra', trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình?”. Trong nhà thờ, người Công giáo hay đấm ngực mình: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng", nhưng khi ra ngoài nhà thờ thì đấm ngực người khác: “Lỗi tại nó…”.
Chúa Giêsu không ngại quở trách những người không “biết mình”, mà chỉ soi mói anh em giống như những Pharisêu, luật sĩ là những kẻ giả hình: “Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!”.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa muốn chúng con phải là những con người biết nhìn nhận lỗi lầm của mình, biết tự sửa sai chính mình trước khi sửa sai người khác. Xin Chúa giúp chúng con biết nhận ra những thiếu xót, tội lỗi của bản thân và can đảm sửa đổi. Để nhờ cuộc đời thánh thiện, chúng con góp ý cho nhau trong tình huynh đệ chân thành nhằm làm lợi cho Nước Chúa. Amen.