Sau các tin tức loan truyền hồi tuần trước về việc Đức Thánh Cha Phanxicô muốn thăm Indonesia, Tổng thống Joko Widodo của nước này đã chính thức gửi thư mời Đức Thánh Cha Phanxicô thăm Indonesia, quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo.
Bản sao của lá thư chính thức đang lan truyền trên mạng xã hội. Trong thư, Tổng thống Widodo nói rằng ông đã được thông báo về kế hoạch viếng thăm Indonesia của Đức Giáo hoàng và ông viết: “Về vấn đề đó, tôi rất vui mừng được gửi đến Đức Thánh Cha, như là vị lãnh đạo tinh thần của Giáo hội Công giáo, một lời mời chính thức đến làm khách của chúng tôi.”
Củng cố liên hệ giữa Kitô hữu và người Hồi giáo tại Indonesia
Ông Widodo nói rằng một chuyến viếng thăm của vị Giáo hoàng sẽ củng cố thêm các mối dây liên kết giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo tại Indonesia. Ông viết: “Chuyến thăm của ngài sẽ mang lại động lực rất tốt trong việc củng cố tình hữu nghị và hợp tác vì lợi ích chung của chúng ta. Xin Đức Thánh Cha hãy đón nhận lòng kính trọng cao nhất của tôi."
Cố vấn Tổng thống, ông Shanti Purwono, xác nhận rằng thư mời đã được gửi đến Vatican.
Sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha vào ngày 15/01, Yahya Cholil Staquf, Tổng Thư ký của tổ chức Nahdlatul Ulama, tổ chức Hồi giáo lớn nhất tại Indonesia, đã nói với hãng tin Công giáo của Mỹ rằng Đức Giáo hoàng Phanxicô có ý định thăm Indonesia và Đông Timor cũng như Papua New Guinea vào tháng 9.
Sự thúc đẩy đáng hoan nghênh cho các mối quan hệ liên tôn
Achmad Nurkholish thuộc Hội đồng Tôn giáo vì Hòa bình của Indonesia nhận định rằng một chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng sẽ là một sự thúc đẩy đáng hoan nghênh cho các mối quan hệ liên tôn. Ông nói: “Chuyến thăm có thể củng cố mối quan hệ Công giáo-Hồi giáo bằng cách thúc đẩy đối thoại và hợp tác liên tôn.” Ông nói thêm rằng khi đến Indonesia, Đức Giáo hoàng sẽ nhìn thấy sự năng động của các mối quan hệ giữa các cộng đồng tôn giáo.
Sự cam kết mạnh mẽ đối với văn hóa đối thoại
Cha Antonius Benny Susetyo, một thành viên của ủy ban Tổng thống về thăng tiến sự khoan dung chung, khuyến khích Tổng thống Widodo thúc đẩy chuyến viếng thăm. Cha gọi lời mời là cơ hội tốt trong khuôn khổ chính trị quốc tế để thể hiện sự cam kết mạnh mẽ đối với văn hóa đối thoại giữa các cuộc xung đột khác nhau trên thế giới ngày nay. (Ucanews 27/01/2020)
Hồng Thủy
Nguồn: Vatican News Tiếng Việt
Bản sao của lá thư chính thức đang lan truyền trên mạng xã hội. Trong thư, Tổng thống Widodo nói rằng ông đã được thông báo về kế hoạch viếng thăm Indonesia của Đức Giáo hoàng và ông viết: “Về vấn đề đó, tôi rất vui mừng được gửi đến Đức Thánh Cha, như là vị lãnh đạo tinh thần của Giáo hội Công giáo, một lời mời chính thức đến làm khách của chúng tôi.”
Củng cố liên hệ giữa Kitô hữu và người Hồi giáo tại Indonesia
Ông Widodo nói rằng một chuyến viếng thăm của vị Giáo hoàng sẽ củng cố thêm các mối dây liên kết giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo tại Indonesia. Ông viết: “Chuyến thăm của ngài sẽ mang lại động lực rất tốt trong việc củng cố tình hữu nghị và hợp tác vì lợi ích chung của chúng ta. Xin Đức Thánh Cha hãy đón nhận lòng kính trọng cao nhất của tôi."
Cố vấn Tổng thống, ông Shanti Purwono, xác nhận rằng thư mời đã được gửi đến Vatican.
Sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha vào ngày 15/01, Yahya Cholil Staquf, Tổng Thư ký của tổ chức Nahdlatul Ulama, tổ chức Hồi giáo lớn nhất tại Indonesia, đã nói với hãng tin Công giáo của Mỹ rằng Đức Giáo hoàng Phanxicô có ý định thăm Indonesia và Đông Timor cũng như Papua New Guinea vào tháng 9.
Sự thúc đẩy đáng hoan nghênh cho các mối quan hệ liên tôn
Achmad Nurkholish thuộc Hội đồng Tôn giáo vì Hòa bình của Indonesia nhận định rằng một chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng sẽ là một sự thúc đẩy đáng hoan nghênh cho các mối quan hệ liên tôn. Ông nói: “Chuyến thăm có thể củng cố mối quan hệ Công giáo-Hồi giáo bằng cách thúc đẩy đối thoại và hợp tác liên tôn.” Ông nói thêm rằng khi đến Indonesia, Đức Giáo hoàng sẽ nhìn thấy sự năng động của các mối quan hệ giữa các cộng đồng tôn giáo.
Sự cam kết mạnh mẽ đối với văn hóa đối thoại
Cha Antonius Benny Susetyo, một thành viên của ủy ban Tổng thống về thăng tiến sự khoan dung chung, khuyến khích Tổng thống Widodo thúc đẩy chuyến viếng thăm. Cha gọi lời mời là cơ hội tốt trong khuôn khổ chính trị quốc tế để thể hiện sự cam kết mạnh mẽ đối với văn hóa đối thoại giữa các cuộc xung đột khác nhau trên thế giới ngày nay. (Ucanews 27/01/2020)
Hồng Thủy
Nguồn: Vatican News Tiếng Việt