Trong thời gian ngắn vừa qua, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các bí tích đã ra 04 sắc lệnh liên hệ đến cử hành phụng vụ trong tình trạng thế giới và Hội Thánh đang đương đầu với đại dịch viêm đường hô hấp cấp, được gọi là COVID-19.
Ngày 19 tháng 03 năm 2020, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích ban hành Sắc lệnh số 153/20 do Đức Hồng y Robert Sarah ấn ký và Đức Tổng Giám mục Arthur Roche cùng ký. Sắc lệnh này hướng dẫn chung và đề xuất những lưu ý khi cử hành Tam nhật và đại lễ Phục sinh trong hoàn cảnh mà rất nhiều quốc gia và lãnh thổ đang đặt trong tình trạng bị cách ly và hạn chế lưu thông. Một số những thực hành tùy chọn và thể hiện lòng đạo đức bình dân theo truyền thống được khuyến cáo tạm dừng, chẳng hạn: không thực hiện nghi thức rửa chân trong Thánh Lễ Tiệc Ly, không tổ chức kiệu Mình Thánh Chúa, Thánh Thể được lưu giữ tại Nhà Tạm. Trong nghi thức tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa, thêm lời nguyện đặc biệt trong phần Lời Nguyện Chung để cầu xin ơn Chúa trong thời gian đại dịch này.
Ngày 25 tháng 03 năm 2020, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích tiếp tục ban hành Sắc lệnh số 154/20, bổ sung và giải thích một số cử hành Tuần Thánh và Phục Sinh ở những nơi bị hạn chế hoặc cấm cách do đại dịch. Cụ thể, Sắc lệnh này nêu rõ, có thể cử hành phụng vụ Đại lễ Phục sinh khi không có giáo dân tham dự, không đồng tế.
Cả hai Sắc lệnh trên đều khuyến khích có sự tham dự của các tín hữu qua phương tiện truyền hình trực tiếp để có thể hiệp thông cách trọn vẹn từ xa. Như thế, hình thức xem lại các cử hành đã phát trực tuyến không thay thế cho việc tham dự cử hành phụng vụ.
Ngày 30 tháng 03 năm 2020, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các bí tích ban hành 02 Sắc lệnh liên tiếp. Sắc lệnh 155/20 ban hành mẫu “Lời nguyện đặc biệt” để thêm vào Lời Nguyện Chung trong nghi thức tưởng niệm cuộc Khổ nạn của Chúa như đã được lưu ý trong Sắc lệnh 153.
Sắc lệnh 156/20 công bố bản văn phụng vụ của Thánh lễ cầu nguyện trong thời gian đại dịch. Bản văn phụng vụ này được ban hành “trong thời gian dịch bệnh” đang tiếp tục bùng phát trên thế giới và nhiều giáo hội địa phương đã “thỉnh nguyện mong muốn có thể cử hành Thánh lễ dành riêng để cầu xin Thiên Chúa chấm dứt cơn dịch bệnh này”.
Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chuyển ngữ và phổ biến các Sắc lệnh này. Bản văn phụng vụ của Thánh lễ cầu nguyện trong thời gian đại dịch được chuyển ngữ và được phép dùng trong các cử hành phụng vụ tiếng Việt ngay từ hôm nay, ngày 02 tháng 04 năm 2020, với điều kiện theo luật chữ đỏ của bậc lễ đính kèm.
Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, chủ tịch Ủy ban Phụng tự cho biết: Những chỉ thị liên tiếp về phụng vụ cho thấy Hội Thánh luôn đồng hành ở giữa dân Chúa và thao thức sẻ chia những ưu tư và lo lắng của nhân loại. Với Sắc lệnh ban hành bản văn phụng vụ của Thánh lễ cầu nguyện trong thời gian đại dịch, ước gì trước khi bước vào Tuần Thánh, giáo hội tại Việt Nam có thể cử hành Thánh lễ cầu nguyện này trong ngày thứ bảy sắp tới, ngày 04 tháng 04, dù chỉ có thể trực tuyến từ khắp nơi. Điều này vừa bày tỏ sức mạnh hiệp thông, vừa diễn tả tâm tình phó thác của tất cả dân Chúa trong lúc đương đầu với khó khăn và thử thách.
Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ
Nguồn: Truyền thông HĐGMVN
Ngày 19 tháng 03 năm 2020, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích ban hành Sắc lệnh số 153/20 do Đức Hồng y Robert Sarah ấn ký và Đức Tổng Giám mục Arthur Roche cùng ký. Sắc lệnh này hướng dẫn chung và đề xuất những lưu ý khi cử hành Tam nhật và đại lễ Phục sinh trong hoàn cảnh mà rất nhiều quốc gia và lãnh thổ đang đặt trong tình trạng bị cách ly và hạn chế lưu thông. Một số những thực hành tùy chọn và thể hiện lòng đạo đức bình dân theo truyền thống được khuyến cáo tạm dừng, chẳng hạn: không thực hiện nghi thức rửa chân trong Thánh Lễ Tiệc Ly, không tổ chức kiệu Mình Thánh Chúa, Thánh Thể được lưu giữ tại Nhà Tạm. Trong nghi thức tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa, thêm lời nguyện đặc biệt trong phần Lời Nguyện Chung để cầu xin ơn Chúa trong thời gian đại dịch này.
Ngày 25 tháng 03 năm 2020, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích tiếp tục ban hành Sắc lệnh số 154/20, bổ sung và giải thích một số cử hành Tuần Thánh và Phục Sinh ở những nơi bị hạn chế hoặc cấm cách do đại dịch. Cụ thể, Sắc lệnh này nêu rõ, có thể cử hành phụng vụ Đại lễ Phục sinh khi không có giáo dân tham dự, không đồng tế.
Cả hai Sắc lệnh trên đều khuyến khích có sự tham dự của các tín hữu qua phương tiện truyền hình trực tiếp để có thể hiệp thông cách trọn vẹn từ xa. Như thế, hình thức xem lại các cử hành đã phát trực tuyến không thay thế cho việc tham dự cử hành phụng vụ.
Ngày 30 tháng 03 năm 2020, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các bí tích ban hành 02 Sắc lệnh liên tiếp. Sắc lệnh 155/20 ban hành mẫu “Lời nguyện đặc biệt” để thêm vào Lời Nguyện Chung trong nghi thức tưởng niệm cuộc Khổ nạn của Chúa như đã được lưu ý trong Sắc lệnh 153.
Sắc lệnh 156/20 công bố bản văn phụng vụ của Thánh lễ cầu nguyện trong thời gian đại dịch. Bản văn phụng vụ này được ban hành “trong thời gian dịch bệnh” đang tiếp tục bùng phát trên thế giới và nhiều giáo hội địa phương đã “thỉnh nguyện mong muốn có thể cử hành Thánh lễ dành riêng để cầu xin Thiên Chúa chấm dứt cơn dịch bệnh này”.
Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chuyển ngữ và phổ biến các Sắc lệnh này. Bản văn phụng vụ của Thánh lễ cầu nguyện trong thời gian đại dịch được chuyển ngữ và được phép dùng trong các cử hành phụng vụ tiếng Việt ngay từ hôm nay, ngày 02 tháng 04 năm 2020, với điều kiện theo luật chữ đỏ của bậc lễ đính kèm.
Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, chủ tịch Ủy ban Phụng tự cho biết: Những chỉ thị liên tiếp về phụng vụ cho thấy Hội Thánh luôn đồng hành ở giữa dân Chúa và thao thức sẻ chia những ưu tư và lo lắng của nhân loại. Với Sắc lệnh ban hành bản văn phụng vụ của Thánh lễ cầu nguyện trong thời gian đại dịch, ước gì trước khi bước vào Tuần Thánh, giáo hội tại Việt Nam có thể cử hành Thánh lễ cầu nguyện này trong ngày thứ bảy sắp tới, ngày 04 tháng 04, dù chỉ có thể trực tuyến từ khắp nơi. Điều này vừa bày tỏ sức mạnh hiệp thông, vừa diễn tả tâm tình phó thác của tất cả dân Chúa trong lúc đương đầu với khó khăn và thử thách.
Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ
Nguồn: Truyền thông HĐGMVN