www.langminhnews.net

TRÀNG HẠT MÂN CÔI

Tràng hạt Mân Côi, phiên dịch danh từ La ngữ Rosarium, có nghĩa là hoa hồng. Những kinh Kính Mừng liên tiếp dâng lên như vòng hoa hồng kính dâng Mẹ là “Hoa Hồng mầu nhiệm” đẹp hơn ngàn hoa. Vậy, tràng chuỗi Mân Côi là một chuỗi lời kinh. 150 kinh Kính Mừng, chia thành 15 chục và mỗi chục khởi đầu bằng kinh Lạy Cha và kết thúc bằng kinh Sáng Danh. Tràng chuỗi Mân Côi là ba tràng chuỗi 50. Nhưng là Lời kinh suy niệm. Miệng đọc mà lòng tưởng nhớ đến những mầu nhiệm chính yếu trong đời sống của Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Mỗi chục kinh nhớ một mầu nhiệm được phân chia thành mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng. Mỗi chục nhắm kêu cầu một ơn ích cho đời sống. Tràng chuỗi Mân Côi là một phương thế hoàn hảo để sống “mối phúc thật” mà Chúa đã tuyên bố: “Phúc cho những ai lắng nghe lời Thiên Chúa và đem thực hành
LỊCH SỬ
Vào những thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội, các vị “ẩn sĩ”, nhất là các vị tu trong sa mạc miền hạ Ai Cập, có thói quen dùng những hạt cây hoặc những hòn sỏi nhỏ để đếm kinh. Thánh Gioan Kim Khẩu (347-407) trong các bài giáo huấn đã nói đến gương tích ấy. Những kinh họ quen đọc và đếm là kinh Lạy Cha.

Tùy lòng sốt sắng, mỗi buổi sáng, họ quyết định số kinh sẽ đọc trong ngày và bỏ vào trong chiếc mũ lúp đeo lòng thòng sau lưng, đủ số hạt hoặc hòn sỏi. Sau mỗi kinh Lạy Cha được đọc, họ cho tay vào túi mũ lúp lấy ra một hạt cây hoặc hòn sỏi và bỏ đi. Đó là lối lần hạt cổ xưa của các thầy Dòng khổ tu.
Dưới thời Trung cổ, trong nhiều tu viện, nhất là ở Ái Nhĩ Lan, các tu sĩ có thói quen đọc 150 Thánh Vịnh vua Đavít mỗi ngày. Nhưng có nhiều thầy lại không biết đọc, biết viết, tiếng Latinh lại càng mù mịt. Họ vẫn được tham dự vào Giờ Kinh Phụng Vụ nhưng chỉ đọc 150 kinh Lạy Cha để thay thế.
Để đếm các kinh ấy, các thầy Dòng dùng những hạt gỗ xâu vào nhau nhờ một sợi dây. Thánh Bênađô dùng cỗ tràng hạt dây đó cho các thầy trợ sĩ trong Tu viện Clairvaux do người thành lập năm 1115. Họ gọi là tràng hạt kinh Lạy Cha (Patenôtres).
Thế kỷ thứ XII là thế kỷ khởi sắc của việc sùng kính Đức Mẹ. Giáo dân bắt chước các thầy Dòng đọc 150 kinh Kính Mừng, kinh Đức Mẹ thay vì 150 kinh Lạy Cha. Họ gọi lối đọc kinh đó là đọc “sách Thánh Vịnh của Đức Mẹ”. Thầy Dòng Pierre 1’Ermite phổ biến trong hàng ngũ đạo binh Thánh Giá và không bao lâu, lan rộng trong cả thế giới Công giáo. Lịch sử cho biết Thánh Louis, vua nước Pháp, đọc mỗi ngày và mỗi lần đọc câu: Kính Mừng Maria thì nhà vua uốn gối một cái. Đầu thế kỷ XIII, Thánh Đaminh vị sáng lập Dòng giảng thuyết, được trao cho sứ mạng phải chông lại sự bành trướng của lạc giáo Albigeois. Theo tục truyền, năm 1213, gần thành Toulouse, ở miền Nam nước Pháp, Đức Mẹ đã hiện ra với Thánh nhân dạy phải dùng hai phương tiện luân chuyển: giảng thuyết và cầu nguyện. Thánh nhân trình bày một biến cố trong cuộc đời Chúa Giêsu rồi cùng với cộng đoàn đọc 10 kinh Kính Mừng kính Đức Mẹ. Tràng chuỗi Mân Côi đã khởi đầu. Sau đó, vào thế kỷ XV, người ta lại có thói quen phân chia 150 kinh của cái gọi là Thánh Vịnh Đức Mẹ, thành từng chục khỏi đầu bằng kinh Lạy Cha. Mỗi chục được hướng về một mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng. Đó là sáng kiến của hai cha Dòng Đaminh, cách riêng của Alain de Roche (1464) và việc đạo đức này trỏ nên phổ thông trong dân chúng nhờ các Hội Mân Côi được thiết lập do các cha Dòng ở Cologne năm 1475.

GIÁ TRỊ

Mười hai vị Giáo hoàng đã lên tiếng khuyến khích việc lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ. Chính Đức Mẹ khi hiện ra ở Fatima đã ban ba mệnh lệnh, một trong ba mệnh lệnh dạy chúng ta siêng năng lần hạt. Vì tràng chuỗi Mân Côi, như lời Đức Phaolô VI, là “bản tóm lược Phúc Âm”, là lời kinh hướng về mầu nhiệm nhập thể, lời kinh chiêm nghiệm cuộc đời Chúa Cứu Thế.

NGÀY THÁNG DÂNG KÍNH ĐỨC MẸ
Ngày thứ Bảy trong mỗi tuần là ngày Dâng Kính Đức Mẹ. Tục lệ này có từ cổ xưa và dựa trên một truyền thuyết. Ngày thứ bảy sau khi Chúa Giêsu chịu chết trên cây thập giá và được an táng trong phần mộ, các môn đệ bỏ trốn tất cả. Chỉ một mình Đức Mẹ còn giữ nguyên vẹn niềm tin vào thiên tính của Con. Vì thế, Mẹ đã đáng được Chúa Giêsu hiện ra, lần đầu tiên sau khi Ngài từ cõi chết sống lại. Và cuộc hiển linh ấy xảy ra chính trong ngày thứ bảy.
Ngày thứ Bảy trở nên một ngày của Đức Mẹ. Phụng vụ dâng Thánh lễ hoặc giờ kinh Kính Đức Mẹ. Việc này được tu viện trưởng Alcuin (735-804) thuộc Dòng Biển Đức cổ võ cách riêng, trong thời gian ông được vua Charlemagne tín dụng như một “bộ trưởng giáo dục”.
Ông thảo sau bản kinh Lễ Phụng vụ, mỗi ngày mỗi bản. Riêng ngày thứ bảy có hai bản kinh Kính Đức Mẹ, được giáo sĩ và giáo dân thông dụng. Dần hồi, Thánh lễ kính Đức Mẹ ngày thứ bảy cũng được cử hành trong các ngày khác, khi Phụng vụ cho phép. Và các linh mục già cả kém mắt, được cử hành hằng ngày. Các cải cách sau Công đồng không bãi bỏ thông lệ cổ truyền ấy. Sách lễ Roma ngày nay có ba lễ “chung” kính Đức Mẹ và ba lễ cho ba mùa theo chu kỳ Phụng vụ: Mùa Vọng, Mùa Giáng sinh và Mùa Phục sinh. Đức Mẹ được coi là hình ảnh của Giáo Hội đang cầu nguyện và là mẫu gương cuộc sông chiêm nghiệm.

THÁNG NĂM, là tháng dâng kính Đức Mẹ. Trong tháng này, tại tư gia cũng như tại Thánh đường, giáo dân có thói quen dâng lên Mẹ lời cầu nguyện sốt sắng và từ Ngài ơn thánh sủng Chúa cũng ban xucíng ơn dồi dào (Đức Phaolô VI Thông điệp về tháng năm, số 1). Tục lệ đã có từ cuối thế kỷ thứ XIII, được các cha Dòng Tên, phổ biến mạnh từ năm 1700 tại các trường Dòng, để lan rộng cả thế giới. Năm 1815, được Đức Piô IX ban ơn đại xá. Trong Thông điệp về Phụng vụ - Mediator Dei - Đức Giáo hoàng Piô XII cho đó là một việc đạo đức được thêm vào nghi thức Phụng vụ, được Giáo Hội công nhận và cổ võ.

THÁNG MƯỜI, cũng được gọi là tháng Đức Mẹ Mân Côi, trong đó có Lễ Đức Mẹ Mân Côi được mừng kính vào ngày mồng 7 tháng 10 do Thánh Giáo hoàng Piô V thiết lập từ năm 1571. Trong tháng này, Giáo Hội khuyến khích việc lần hạt, nhất là từ khi Đức Mẹ hiện ra tại Fatima tháng 10 năm 1917.
Cũng nên biết rằng trong lịch sử Giáo Hội đã có hai NĂM THÁNH MÂU được công bôi Năm Thánh Mẩu đầu tiên được Đức Giáo hoàng Piô XII công bố năm 1950 để ghi nhớ thời điểm Tín điều Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời. Và Năm Thánh Mẩu thứ hai được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố khởi đầu ngày 7-6-1987 và kết thúc vào lễ Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời, 15-8-1988, để chuẩn bị Giáo Hội bước vào kỷ nguyên mới và chung vui với Giáo Hội Chánh Thống Giáo ở Liên xô mừng kỷ niệm 1.000 năm đón nhận Tin Mừng.

Thông điệp Mẹ Chúa Cứu Thế - Redemptoris Mater - ban hănh ngày 26 tháng 3 năm 1987, là bản tóm lược về Maria học thuyết rất súc tích, đề tài học hỏi và suy niệm cho Năm Thánh Mẩu đặc biệt này. Trong tương lai, lịch sử Giáo Hội chắc còn ghi thêm nhiều năm Thánh Mầu nữa.

(Trích, Mẹ Maria, Lm Hồng Phúc DCCT)

www.langminhnews.net

About www.langminhnews.net

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :