I/ NGHI THỨC
- Linh mục đặt bánh và rượu trên bàn thờ trong khi đọc những công thức đã được qui định. Có thể xông hương lễ vật đặt trên bàn thờ, rồi xông hương thánh giá và chính bàn thờ, để nói lên rằng lễ vật và lời cầu nguyện của Hội Thánh cũng ví như hương trầm bay lên trước thánh nhan Chúa. Sau đó, phó tế hay thừa tác viên nào khác có thể xông hương cho linh mục, vì ngài đã được lãnh tác vụ thánh, và xông hương cho cộng đoàn, vì phẩm giá do phép Thanh Tẩy ban tặng (QCSL 75).
- Tùy nghi xông hương của lễ, Thánh giá và bàn thờ. Rồi Phó tế hoặc một Thừa tác viên xông hương cho Linh mục và cộng đoàn (NTTL 27).
II/ LỊCH SỬ
Mặc dầu hương đã được sử dụng bởi dân ngoại và trong truyền thống Thánh Kinh, nhưng trong 3 thế kỷ đầu, phụng tự bên Tây phương lại không dùng vì cho rằng đốt hương là một tập quán mê tín trong nghi thức ngoại giáo, là dấu hiệu của bội giáo, của sự quay mặt khỏi Đức Kitô và lạc xa đức tin chân chính. Quan niệm bên Hội Thánh Đông phương thì khác hẳn, do vậy hương và xông hương đã được sử dụng tại Giêrusalem vào cuối thế kỷ IV và lan ra những nơi khác. Về sau, tức từ thế kỷ V, xuất phát từ phụng vụ của người Franc, Hội Thánh bên Tây phương (Gaul) mới cho phép dùng hương trong phụng vụ mà không chỉ giới hạn trong cuộc rước lễ tang hay trong nghi thức chôn táng nữa. Từ Gaul, thực hành dùng hương lan truyền ra những vùng chung quanh.[1]
Khoảng thế kỷ VII - VIII, nghi lễ Rôma sử dụng hương trong đoàn rước Đức Giám mục tiến đến bàn thờ vào thứ Sáu Tuần Thánh. Trong đoàn rước này, ngoài việc rước Sách Tin Mừng, còn có đoàn tùy tùng mang 7 chân nến, và thầy phụ phó tế cầm bình hương với khói nghi ngút đi trước, nhưng lại không nói gì về xông hương của lễ. Đến thế kỷ IX (năm 850), sau chuyến đi đến Rôma, Amalarius mới đề cập tới xông hương lễ vật vì người Rôma chỉ sử dụng bình hương nghi ngút khói nhưng không có thói quen xông hương.[2] Trong cuốn Ordo V, vào giữa thế kỷ X, tại các miền thuộc sông Rhin, Sách Cử Hành Bí Tích Gelasian (Sacramentarium Gelasianum) cũng nói đến nghi thức xông hương lúc dâng lễ vật, như trong Nghi thức Cung hiến Thánh đường. Đến thế kỷ XI, nghi thức xông hương đã phát triển đến mức đầy đủ với cả lời nguyện và việc xông hương những gì gần bàn thờ như thấy trong Ordo của Séez hoặc Sacramentarium của St. Denis.[3] Xông hương bắt đầu lan rộng từ vùng nói tiếng Đức sang vùng nói tiếng Ý và chỉ tới thế kỷ XII, Rôma mới chính thức chấp nhận xông hương trong phụng vụ.[4]
Sách lễ 1570 có thêm những lời nguyện khi xông hương. Vào những dịp long trọng, Sách lễ này quy định vị tư tế xông hương lễ phẩm 3 lần theo hình thánh giá và 3 lần nữa theo hình vòng tròn.[5] Nhưng rồi Sách lễ 1970 đơn giản hóa cách thức xông hương này và loại bỏ hai lời nguyện xông hương của Sách lễ 1570.[6]
Hiện nay, vị chủ tế xông hương của lễ 3 lần [mỗi lần 2 lắc] theo hướng giữa - trái - phải hoặc dùng bình hương ghi một hình Thánh giá trên lễ phẩm (x. QCSL 277). Sau khi xông hương của lễ, chủ tế sẽ xông hương bàn thờ và thánh giá. Đoạn trao bình hương lại cho thầy phó tế hay người giúp lễ nào khác để họ xông hương vị tư tế và toàn thể cộng đoàn tín hữu tham dự (x. QCSL 75, 144). Việc xông hương cộng đoàn chỉ được thêm vào Thánh lễ sau Công đồng Vaticanô II (Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma 1969 số 51).[7]
III/ Ý NGHĨA
Xông hương trong phần chuẩn bị vễ vật từng được coi là thời điểm xông hương long trọng nhất trong Thánh lễ. Chủ tế xông hương các đối tượng: lễ phẩm bánh rượu, thánh giá và bàn thờ; còn một thầy phó tế hay một thừa tác viên khác xông hương tư tế và dân chúng. Vì Đức Giêsu Kitô là lễ vật, cho nên tất cả những biểu trưng về Chúa Giêsu trong Thánh lễ như lễ vật, bàn thờ, thánh giá… đều được xông hương. Mặt khác, Hội Thánh cũng được CGS dâng lên Chúa Cha, cho nên chủ tế, giáo sĩ và giáo hữu cũng được xông hương.[8]
Nghi thức xông hương mang nhiều ý nghĩa tượng trưng: [i] Thứ nhất, nhắc nhớ tình yêu vẫn đang bừng cháy của Thiên Chúa dành cho nhân loại; [ii] Thứ hai, là một biểu tượng của kinh nguyện con người được ví như làn hương đang bay lên trước nhan Thiên Chúa (x. Tv 140/141,2; Kh 8,3-4) cho nên nhắc nhớ tín hữu không nên tách biệt với lễ vật của họ nhưng phải dâng chính mình với lễ vật và dâng lời nguyện kèm theo;[9] [iii] Thứ ba, tỏ lòng tôn kính lễ phẩm sắp trở thành Mình Máu Chúa Kitô; [iv] Thứ tư, việc xông hương mọi thành phần Dân Chúa đang tụ họp để tạ ơn Chúa là một dấu chỉ rất đẹp vừa bày tỏ lòng tôn kính phẩm giá của họ vừa như một ước nguyện cho tất cả mọi người được thánh hóa, trở nên của lễ thanh sạch đáng được Chúa chấp nhận, rồi được quyện với lễ phẩm mà dâng lên cho Thiên Chúa: tư tế được xông hương do tác vụ thánh đã lãnh nhận (proter sacrum ministerium) trong khi dân chúng được xông hương do phẩm giá của họ là những người đã lãnh nhận bí tích tái sinh (ratione baptismalis dignitatis) (x. NTTL 27; QCSL 75, 144, 178, 190, 276d).[10]
IV/ MỤC VỤ
1) Nếu có xông hương, chủ tế bỏ hương vào bình, thinh lặng chúc lành rồi xông hương lễ vật đặt trên bàn thờ, xông hương thánh giá và chính bàn thờ [như lúc đầu lễ] (x. NTTL 27; QCSL 75, 144, 178, 190, 276d).
2) Nếu thánh giá đặt phía trên bàn thờ hay tại bàn thờ, thì xông hương thánh giá trước khi xông bàn thờ; nếu thánh giá ở vị trí khác thì xông hương khi đi ngang qua trước thánh giá. Đối với lễ phẩm, tư tế không cúi sâu trước và sau khi xông như đối với các đối tượng khác (x. QCSL 277), nhưng tiến hành xông hương lập tức bằng cách xông hương ba lần trên lễ vật (3x2 – theo hướng giữa – trái – phải) hoặc dùng bình hương vẽ hình thánh giá trên lễ vật trước khi xông thánh giá và bàn thờ mà không áp dụng cả hai cách xông hương một trật ở đây (x. QCSL 75, 277c, 144).[11] Sách Lễ của ĐGH Phaolô VI (từ năm 1970) đã thay thế Sách Lễ Piô V, do đó, không cần thiết phải tiếp tục thực hiện các cử chỉ phức tạp và rườm rà khi xông hương của lễ như được quy định trong Sách Lễ cũ (“Missale Romanum,” Vatican Polyglot Press, 1962: “Ritus servandus” VIII & “Ordo incensandi” pp. LXXXLXXXIII) và Sách Lễ Nghi Giám Mục cổ nữa (Ceremoniale Episcoporum 1752-1948, I-XXIII, n. 10).[12]
3) Trong Thánh lễ đồng tế do đức giám mục làm chủ tế, đến phần chuẩn bị lễ vật, phó tế sẽ xông hương ngài, tiếp đến xông hương các vị đồng tế, rồi sau đó đến dân chúng (x. LNGM 96, 149). Nếu chủ tế là một linh mục thì cũng làm như vậy, tức là xông hương linh mục chủ tế trước, tiếp đó là xông hương các vị đồng tế và sau cùng là dân chúng.[13] Nhớ rằng, các vị đồng tế được xông hương xét như là một nhóm đối tượng (as a group/as a body), cho nên không xông hương một lượt cho cả chủ tế lẫn các vị đồng tế mà phải tách ra: xông hương cho chủ tế trước, rồi mới xông hương các vị đồng tế sau (x. LNGM 96, 149).[14] Các đức giám mục và các kinh sĩ tham dự Thánh lễ nhưng không đồng tế sẽ được xông hương cùng với dân chúng (x. LNGM 96). Nếu chỉ có một vị giám mục hiện diện mà không chủ sự Thánh lễ, ngài sẽ được xông hương sau chủ tế hoặc sau các vị đồng tế (x. LNGM 97).[15]
4) Việc xông hương cho các đối tượng chủ tế, các vị đồng tế, và dân chúng được thực hiện bởi phó tế hay một thừa tác viên khác. Tuy nhiên, xét vì là thừa tác viên chính trong việc hỗ trợ chủ tế, phó tế phải là ưu tiên hàng đầu để thi hành chức năng này (x. QCSL 75, 178).[16]
5) Trước và sau khi xông hương, người xông hương phải cúi sâu chào đối tượng được xông hương, ngoại trừ bàn thờ và lễ phẩm dùng cho hy tế Thánh lễ (x. QCSL 277; LNGM 90/91). Lưu ý: không có quy định nào nói rằng người được xông hương (tư tế/dân chúng) phải cúi xuống để đáp lại cử chỉ cúi xuống của người xông hương vì cử chỉ này (cúi chào) dành để thể hiện sự tôn kính đối với những người/đối tượng được xông hương, mà không [cần] áp dụng ngược lại cho người tiến hành xông hương.[17]
6) Nếu không xông mà dùng lư hương, thì đọc lời chúc tụng trên bánh và rượu xong, chủ tế xuống đổ hương vào bình than cháy trong lư hương, sau đó, chủ tế cùng những người giúp lễ sẽ chắp tay cúi mình một lần để tỏ lòng tôn kính bàn thờ (QCSL 277).
7) Nếu dùng nhang, thì có thể bỏ qua việc vái nhang lần này. Tuy nhiên, nếu muốn thì vẫn có thể vái nhang: (1) Trong trường hợp chỉ một mình chủ tế vái nhang thì làm y như lúc đầu lễ, nghĩa là chủ tế cầm nhang, giơ cao lên để dâng rồi cúi mình ba lần để tỏ lòng tôn kính, sau đó cắm nhang vào bát nhang; (2) Trong trường hợp chủ tế vái nhang chung với một số người đại diện tiến lên dâng của lễ, thì nên vái nhang ngay sau khi nhận của lễ để những người dâng của lễ khỏi phải đứng chờ trên cung thánh. Chủ tế không nên tới bàn thờ dâng bánh và dâng rượu rồi sau đó mới quay trở lại cùng vái nhang với những người này (x. QCSL 144, 277).
[1] X. Nguyễn Văn Trinh, Phụng vụ Thánh lễ (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2008), 330.
[2] PL 105:1130D , trích trong Paul Turner, At the Supper of the Lamb (Chicago: Liturgy Training Publications, 2011), 58.
[3] X. Joseph A. Jungmann, SJ, The Mass of the Roman Rite: Its Origins and Development (Missarum Sollemnia), vol. 2, trans. Francis A. Brunner (New York : Benziger Brothers, 1951), 71-73.
[4] Nguyễn Thế Thủ, Phụng vụ Thánh Thể (Sài Gòn: ĐCV thánh Giuse, 2001),12.
[5] X. Jungmann, SJ, The Mass of the Roman Rite, 74.
[6] Turner, At the Supper of the Lamb, 58.
[7] Catherine Vincie, “The Mystagogical Implications”, trong A Commentary on the Order of Mass of the Roman Missal, ed. Foley Edward (Collegeville: The Liturgical Press, 2011), 225.
[8] X. Nguyễn Văn Trinh, Phụng vụ Thánh lễ, 331-32.
[9] A. M. Roguet, Tìm hiểu Thánh lễ, số 56.
[10] X. Catholic Bishops’ Conference of England and Wales, Celebrating the Mass (London: Catholic Truth Society and Colloquium [CaTEW] Ltd., 2005), 117, 183; Phan Tấn Thành, Cử hành Bí tích Tình yêu (Sài Gòn: Học Viện Đaminh, 2012), 184; Trần Đình Tứ, Phụng vụ Thánh lễ (Sài Gòn: ĐCV Thánh Giuse, 1997), 106.
[11] Turner, Let Us Pray, no. 488.
[12] Notitiae 14 [1978] 301-302, n. 2.
[13] X. Peter Elliot, Ceremonies of the Modern Roman Rite (San Francisco: Ignatius Press, 2004), no. 397.
[14] X. Elliott, Ceremonies of the Modern Roman Rite, no. 397; Edward McNamara, “Incensing of Deacons” (5 June 2018), https://www.ewtn.com/catholicism/library/incensing-of-deacons-13296; Turner, Ars Celebrandi, 129.
[15] X. McNamara, “Incensing the Host, Altars, Etc” (6 June 2006), acc. 19/12/2023, https://www.ewtn.com/catholicism/library/incensing-the-host-altars-etc-4325.
[16] X. DeGrocco, A Pastoral Commentary on the General Instruction of the Roman Missal (Chicago: Liturgy Training Publication, 2011), no. 75.
[17] X. Paul Turner, Ars Celebrandi (Collegeville: The Liturgical Press, 2021), Kindle, 99-100.
- Linh mục đặt bánh và rượu trên bàn thờ trong khi đọc những công thức đã được qui định. Có thể xông hương lễ vật đặt trên bàn thờ, rồi xông hương thánh giá và chính bàn thờ, để nói lên rằng lễ vật và lời cầu nguyện của Hội Thánh cũng ví như hương trầm bay lên trước thánh nhan Chúa. Sau đó, phó tế hay thừa tác viên nào khác có thể xông hương cho linh mục, vì ngài đã được lãnh tác vụ thánh, và xông hương cho cộng đoàn, vì phẩm giá do phép Thanh Tẩy ban tặng (QCSL 75).
- Tùy nghi xông hương của lễ, Thánh giá và bàn thờ. Rồi Phó tế hoặc một Thừa tác viên xông hương cho Linh mục và cộng đoàn (NTTL 27).
II/ LỊCH SỬ
Mặc dầu hương đã được sử dụng bởi dân ngoại và trong truyền thống Thánh Kinh, nhưng trong 3 thế kỷ đầu, phụng tự bên Tây phương lại không dùng vì cho rằng đốt hương là một tập quán mê tín trong nghi thức ngoại giáo, là dấu hiệu của bội giáo, của sự quay mặt khỏi Đức Kitô và lạc xa đức tin chân chính. Quan niệm bên Hội Thánh Đông phương thì khác hẳn, do vậy hương và xông hương đã được sử dụng tại Giêrusalem vào cuối thế kỷ IV và lan ra những nơi khác. Về sau, tức từ thế kỷ V, xuất phát từ phụng vụ của người Franc, Hội Thánh bên Tây phương (Gaul) mới cho phép dùng hương trong phụng vụ mà không chỉ giới hạn trong cuộc rước lễ tang hay trong nghi thức chôn táng nữa. Từ Gaul, thực hành dùng hương lan truyền ra những vùng chung quanh.[1]
Khoảng thế kỷ VII - VIII, nghi lễ Rôma sử dụng hương trong đoàn rước Đức Giám mục tiến đến bàn thờ vào thứ Sáu Tuần Thánh. Trong đoàn rước này, ngoài việc rước Sách Tin Mừng, còn có đoàn tùy tùng mang 7 chân nến, và thầy phụ phó tế cầm bình hương với khói nghi ngút đi trước, nhưng lại không nói gì về xông hương của lễ. Đến thế kỷ IX (năm 850), sau chuyến đi đến Rôma, Amalarius mới đề cập tới xông hương lễ vật vì người Rôma chỉ sử dụng bình hương nghi ngút khói nhưng không có thói quen xông hương.[2] Trong cuốn Ordo V, vào giữa thế kỷ X, tại các miền thuộc sông Rhin, Sách Cử Hành Bí Tích Gelasian (Sacramentarium Gelasianum) cũng nói đến nghi thức xông hương lúc dâng lễ vật, như trong Nghi thức Cung hiến Thánh đường. Đến thế kỷ XI, nghi thức xông hương đã phát triển đến mức đầy đủ với cả lời nguyện và việc xông hương những gì gần bàn thờ như thấy trong Ordo của Séez hoặc Sacramentarium của St. Denis.[3] Xông hương bắt đầu lan rộng từ vùng nói tiếng Đức sang vùng nói tiếng Ý và chỉ tới thế kỷ XII, Rôma mới chính thức chấp nhận xông hương trong phụng vụ.[4]
Sách lễ 1570 có thêm những lời nguyện khi xông hương. Vào những dịp long trọng, Sách lễ này quy định vị tư tế xông hương lễ phẩm 3 lần theo hình thánh giá và 3 lần nữa theo hình vòng tròn.[5] Nhưng rồi Sách lễ 1970 đơn giản hóa cách thức xông hương này và loại bỏ hai lời nguyện xông hương của Sách lễ 1570.[6]
Hiện nay, vị chủ tế xông hương của lễ 3 lần [mỗi lần 2 lắc] theo hướng giữa - trái - phải hoặc dùng bình hương ghi một hình Thánh giá trên lễ phẩm (x. QCSL 277). Sau khi xông hương của lễ, chủ tế sẽ xông hương bàn thờ và thánh giá. Đoạn trao bình hương lại cho thầy phó tế hay người giúp lễ nào khác để họ xông hương vị tư tế và toàn thể cộng đoàn tín hữu tham dự (x. QCSL 75, 144). Việc xông hương cộng đoàn chỉ được thêm vào Thánh lễ sau Công đồng Vaticanô II (Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma 1969 số 51).[7]
III/ Ý NGHĨA
Xông hương trong phần chuẩn bị vễ vật từng được coi là thời điểm xông hương long trọng nhất trong Thánh lễ. Chủ tế xông hương các đối tượng: lễ phẩm bánh rượu, thánh giá và bàn thờ; còn một thầy phó tế hay một thừa tác viên khác xông hương tư tế và dân chúng. Vì Đức Giêsu Kitô là lễ vật, cho nên tất cả những biểu trưng về Chúa Giêsu trong Thánh lễ như lễ vật, bàn thờ, thánh giá… đều được xông hương. Mặt khác, Hội Thánh cũng được CGS dâng lên Chúa Cha, cho nên chủ tế, giáo sĩ và giáo hữu cũng được xông hương.[8]
Nghi thức xông hương mang nhiều ý nghĩa tượng trưng: [i] Thứ nhất, nhắc nhớ tình yêu vẫn đang bừng cháy của Thiên Chúa dành cho nhân loại; [ii] Thứ hai, là một biểu tượng của kinh nguyện con người được ví như làn hương đang bay lên trước nhan Thiên Chúa (x. Tv 140/141,2; Kh 8,3-4) cho nên nhắc nhớ tín hữu không nên tách biệt với lễ vật của họ nhưng phải dâng chính mình với lễ vật và dâng lời nguyện kèm theo;[9] [iii] Thứ ba, tỏ lòng tôn kính lễ phẩm sắp trở thành Mình Máu Chúa Kitô; [iv] Thứ tư, việc xông hương mọi thành phần Dân Chúa đang tụ họp để tạ ơn Chúa là một dấu chỉ rất đẹp vừa bày tỏ lòng tôn kính phẩm giá của họ vừa như một ước nguyện cho tất cả mọi người được thánh hóa, trở nên của lễ thanh sạch đáng được Chúa chấp nhận, rồi được quyện với lễ phẩm mà dâng lên cho Thiên Chúa: tư tế được xông hương do tác vụ thánh đã lãnh nhận (proter sacrum ministerium) trong khi dân chúng được xông hương do phẩm giá của họ là những người đã lãnh nhận bí tích tái sinh (ratione baptismalis dignitatis) (x. NTTL 27; QCSL 75, 144, 178, 190, 276d).[10]
IV/ MỤC VỤ
1) Nếu có xông hương, chủ tế bỏ hương vào bình, thinh lặng chúc lành rồi xông hương lễ vật đặt trên bàn thờ, xông hương thánh giá và chính bàn thờ [như lúc đầu lễ] (x. NTTL 27; QCSL 75, 144, 178, 190, 276d).
2) Nếu thánh giá đặt phía trên bàn thờ hay tại bàn thờ, thì xông hương thánh giá trước khi xông bàn thờ; nếu thánh giá ở vị trí khác thì xông hương khi đi ngang qua trước thánh giá. Đối với lễ phẩm, tư tế không cúi sâu trước và sau khi xông như đối với các đối tượng khác (x. QCSL 277), nhưng tiến hành xông hương lập tức bằng cách xông hương ba lần trên lễ vật (3x2 – theo hướng giữa – trái – phải) hoặc dùng bình hương vẽ hình thánh giá trên lễ vật trước khi xông thánh giá và bàn thờ mà không áp dụng cả hai cách xông hương một trật ở đây (x. QCSL 75, 277c, 144).[11] Sách Lễ của ĐGH Phaolô VI (từ năm 1970) đã thay thế Sách Lễ Piô V, do đó, không cần thiết phải tiếp tục thực hiện các cử chỉ phức tạp và rườm rà khi xông hương của lễ như được quy định trong Sách Lễ cũ (“Missale Romanum,” Vatican Polyglot Press, 1962: “Ritus servandus” VIII & “Ordo incensandi” pp. LXXXLXXXIII) và Sách Lễ Nghi Giám Mục cổ nữa (Ceremoniale Episcoporum 1752-1948, I-XXIII, n. 10).[12]
3) Trong Thánh lễ đồng tế do đức giám mục làm chủ tế, đến phần chuẩn bị lễ vật, phó tế sẽ xông hương ngài, tiếp đến xông hương các vị đồng tế, rồi sau đó đến dân chúng (x. LNGM 96, 149). Nếu chủ tế là một linh mục thì cũng làm như vậy, tức là xông hương linh mục chủ tế trước, tiếp đó là xông hương các vị đồng tế và sau cùng là dân chúng.[13] Nhớ rằng, các vị đồng tế được xông hương xét như là một nhóm đối tượng (as a group/as a body), cho nên không xông hương một lượt cho cả chủ tế lẫn các vị đồng tế mà phải tách ra: xông hương cho chủ tế trước, rồi mới xông hương các vị đồng tế sau (x. LNGM 96, 149).[14] Các đức giám mục và các kinh sĩ tham dự Thánh lễ nhưng không đồng tế sẽ được xông hương cùng với dân chúng (x. LNGM 96). Nếu chỉ có một vị giám mục hiện diện mà không chủ sự Thánh lễ, ngài sẽ được xông hương sau chủ tế hoặc sau các vị đồng tế (x. LNGM 97).[15]
4) Việc xông hương cho các đối tượng chủ tế, các vị đồng tế, và dân chúng được thực hiện bởi phó tế hay một thừa tác viên khác. Tuy nhiên, xét vì là thừa tác viên chính trong việc hỗ trợ chủ tế, phó tế phải là ưu tiên hàng đầu để thi hành chức năng này (x. QCSL 75, 178).[16]
5) Trước và sau khi xông hương, người xông hương phải cúi sâu chào đối tượng được xông hương, ngoại trừ bàn thờ và lễ phẩm dùng cho hy tế Thánh lễ (x. QCSL 277; LNGM 90/91). Lưu ý: không có quy định nào nói rằng người được xông hương (tư tế/dân chúng) phải cúi xuống để đáp lại cử chỉ cúi xuống của người xông hương vì cử chỉ này (cúi chào) dành để thể hiện sự tôn kính đối với những người/đối tượng được xông hương, mà không [cần] áp dụng ngược lại cho người tiến hành xông hương.[17]
6) Nếu không xông mà dùng lư hương, thì đọc lời chúc tụng trên bánh và rượu xong, chủ tế xuống đổ hương vào bình than cháy trong lư hương, sau đó, chủ tế cùng những người giúp lễ sẽ chắp tay cúi mình một lần để tỏ lòng tôn kính bàn thờ (QCSL 277).
7) Nếu dùng nhang, thì có thể bỏ qua việc vái nhang lần này. Tuy nhiên, nếu muốn thì vẫn có thể vái nhang: (1) Trong trường hợp chỉ một mình chủ tế vái nhang thì làm y như lúc đầu lễ, nghĩa là chủ tế cầm nhang, giơ cao lên để dâng rồi cúi mình ba lần để tỏ lòng tôn kính, sau đó cắm nhang vào bát nhang; (2) Trong trường hợp chủ tế vái nhang chung với một số người đại diện tiến lên dâng của lễ, thì nên vái nhang ngay sau khi nhận của lễ để những người dâng của lễ khỏi phải đứng chờ trên cung thánh. Chủ tế không nên tới bàn thờ dâng bánh và dâng rượu rồi sau đó mới quay trở lại cùng vái nhang với những người này (x. QCSL 144, 277).
[1] X. Nguyễn Văn Trinh, Phụng vụ Thánh lễ (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2008), 330.
[2] PL 105:1130D , trích trong Paul Turner, At the Supper of the Lamb (Chicago: Liturgy Training Publications, 2011), 58.
[3] X. Joseph A. Jungmann, SJ, The Mass of the Roman Rite: Its Origins and Development (Missarum Sollemnia), vol. 2, trans. Francis A. Brunner (New York : Benziger Brothers, 1951), 71-73.
[4] Nguyễn Thế Thủ, Phụng vụ Thánh Thể (Sài Gòn: ĐCV thánh Giuse, 2001),12.
[5] X. Jungmann, SJ, The Mass of the Roman Rite, 74.
[6] Turner, At the Supper of the Lamb, 58.
[7] Catherine Vincie, “The Mystagogical Implications”, trong A Commentary on the Order of Mass of the Roman Missal, ed. Foley Edward (Collegeville: The Liturgical Press, 2011), 225.
[8] X. Nguyễn Văn Trinh, Phụng vụ Thánh lễ, 331-32.
[9] A. M. Roguet, Tìm hiểu Thánh lễ, số 56.
[10] X. Catholic Bishops’ Conference of England and Wales, Celebrating the Mass (London: Catholic Truth Society and Colloquium [CaTEW] Ltd., 2005), 117, 183; Phan Tấn Thành, Cử hành Bí tích Tình yêu (Sài Gòn: Học Viện Đaminh, 2012), 184; Trần Đình Tứ, Phụng vụ Thánh lễ (Sài Gòn: ĐCV Thánh Giuse, 1997), 106.
[11] Turner, Let Us Pray, no. 488.
[12] Notitiae 14 [1978] 301-302, n. 2.
[13] X. Peter Elliot, Ceremonies of the Modern Roman Rite (San Francisco: Ignatius Press, 2004), no. 397.
[14] X. Elliott, Ceremonies of the Modern Roman Rite, no. 397; Edward McNamara, “Incensing of Deacons” (5 June 2018), https://www.ewtn.com/catholicism/library/incensing-of-deacons-13296; Turner, Ars Celebrandi, 129.
[15] X. McNamara, “Incensing the Host, Altars, Etc” (6 June 2006), acc. 19/12/2023, https://www.ewtn.com/catholicism/library/incensing-the-host-altars-etc-4325.
[16] X. DeGrocco, A Pastoral Commentary on the General Instruction of the Roman Missal (Chicago: Liturgy Training Publication, 2011), no. 75.
[17] X. Paul Turner, Ars Celebrandi (Collegeville: The Liturgical Press, 2021), Kindle, 99-100.