jos nguyen

HỌC, HIỂU và SỐNG THÁNH LỄ


I.  PHẬN VỤ CHUNG
của Tín hữu

 Phận vụ chung của người Tín hữu được ghi trong Giáo Luật, trong Sách Giáo lý, có thể tóm tắt sơ lược như sau:
1.   Các Tín hữu là những người đã được chịu Phép Thánh Tẩy, họ được liên kết với Đức Kitô, trở nên thành viên của Dân Thiên Chúa và tham dự vào chức Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Đức Kitô (GL 204).

2.   Phụng vụ thuộc về toàn thể cộng đoàn Giáo Hội, và mỗi người sẽ chu toàn việc cử hành Phụng vụ theo chức năng của mình.  Người Tín hữu khi lãnh Bí tích Thánh Tẩy sẽ thi hành Chức Tư tế Phổ quát. Nhưng có một số tín hữu lãnh Bí tích Truyền chức để đại diện Đức Kitô, chủ tọa các Cử hành Phụng vụ trong tư cách là Đầu của Cộng đoàn  (CG 1188).  Vị chủ tế là dấu hữu hình nói lên thực tại vô hình là Chúa Kitô, Đầu Nhiệm Thể.
3.   Tín hữu Nam giới có thể lãnh nhận Tác vụ Đọc sách và Giúp lễ qua một Lễ Nghi Phụng vụ, theo các điều kiện Giáo Hội quy định (GL 230,1).
4.   Trong Cử hành Phụng vụ, mọi Tín hữu có thể dẫn lễ, điều khiển ca hát hoặc các công việc khác theo Luật quy định  (GL 230,2).
5.   Với sự đồng ý của Bản quyền, các Thừa tác viên Đọc sách và Giúp lễ, và ngay cả một vài Tín hữu cũng được phép cử hành một số Á Bí tích (phép lành). Tuy nhiên khi người có Chức Thánh  hiện diện  thì phải nhường. 
Một số Á Bí tích và Phép lành người Tín hữu có thể cử hành, như: Nghi thức An táng cử hành ở nhà tang, nơi phần mộ; chúc lành cho gia đình, con cái, trẻ em, đôi nam nữ khi đính hôn, vợ chồng sắp sinh con, dịp sinh nhật, người đau bệnh, người gặp cảnh khốn khó,  buổi họp, trước sau bữa ăn; làm phép nhà mới, phương tiện giao thông, dụng cụ làm việc, động vật, ruộng vườn.
6.  Khi thiếu các Thừa tác viên Đọc sách và Giúp lễ, mà nhu cầu Giáo Hội đòi hỏi, thì mọi Tín hữu có thể đọc Lời Chúa, chủ tọa các buổi cầu nguyện, cử hành Bí tích Thánh Tẩy và cho Rước lễ (GL 230,3. CN 30).
7.  Các Tín hữu được mời gọi tham dự và đọc các Giờ Kinh Phụng vụ theo hoàn cảnh và theo điều kiện riêng. Có thể đọc Giờ Kinh Phụng vụ trong Cộng đoàn Giáo xứ (GK 21), trong các buổi họp qui tụ đông đảo giáo dân (GK 26),  trong gia đình (GK 27).

Phụng vụ được xem như là việc thực thi chức vụ Tư tế của Chúa Kitô, trong đó công cuộc thánh hoá loài người được biểu dương nhờ những dấu chỉ, và trong đó, việc phụng vụ công cộng vẹn toàn được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô nghĩa là Đầu cùng các chi thể Người.
 Nhập Đề
CỬ HÀNH PHỤNG VỤ

A.        Tuyên Ngôn Colombo (Hội Nghị Thăng Tiến Phụng vụ Thánh tại Châu Á)
“Tại Colombo từ 16 đến 21.9.2008, các đại diện của 19 HĐGM Á Châu đã cùng nhau gặp gỡ với sự hiện diện của Đức Hồng Y Tổng Trưởng, TGM Thư Ký cùng những đại diện khác của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí tích về đề tài “Thăng tiến Phụng Vụ Thánh tại Châu Á, Phụng vụ như một thoáng Thiên Đàng nơi trần gian”. Hội Nghị được linh hoạt bằng những buổi cử hành phụng vụ sốt sắng, những bài nói giàu tư tưởng, những cuộc họp nhóm và thảo luận chung sống động..... 
            Những gợi ý thực tiễn
(a) Bộ Phụng tự và Liên hiệp Hội Đồng Giám mục Á Châu...
(b) Liên Hiệp các Hội Đồng Giám mục Á Châu
12. Rất mong Liện Hiệp các HĐGMAC cho thiết lập một Văn phòng hay một Bàn giấy riêng biệt để cổ võ đời sống phụng vụ tại Châu Á.
(c) Những lạm dụng trong Phụng vụ :
13. Các Đại biểu tỏ ra lo ngại vì đã thấy có nhiều lạm dụng trong Phụng vụ, nhất là đối với Thánh Lễ. Các Đại Biểu bày tỏ những ước mong sau đây :
-     Các cử hành Phụng vụ phải thích hợp với tinh thần đạo đức của Á Châu và sự linh thánh, nhưng cũng phải theo những qui định của các sách Phụng vụ.
-     Các Bản Quyền Địa Phương và các Hội Đồng Giám mục các nước phải lo cho việc cử hành Phụng vụ được thể hiện theo đúng Luật Phụng vụ.
-     Các Giám mục có nhiệm vụ giám sát để các cử hành Phụng vụ trong Giáo phận của mình được thực hiện đúng theo luật Phụng vụ  (x. Sacramentum Caritatis, 39).
-     Các ngài cũng phải chịu trách nhiệm về việc phụng tự trong các Dòng tu nam nữ và các phong trào, các tổ chức đạo đức khác.
-  .....
(d) Huấn luyện về Phụng vụ
14. Việc cử hành Phụng vụ cách thích đáng, lệ thuộc vào việc huấn luyện các Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân.
-     Mỗi Chủng viện phải có những người có đủ khả năng để dạy Phụng vụ, và Phụng vụ phải chiếm địa vị ưu tiên trong chương trình huấn luyện, không chỉ trong các Chủng viện nhưng cả trong những nơi đào tạo các tu sĩ nam nữ.
-     Để củng cố việc huấn luyện về Phụng vụ và để theo sát những huấn giáo của Giáo Hội, đặc biệt của Đức Bênêđictô XVI về tính liên tục của Phụng vụ, thiết tưởng nên cử hành Thánh Lễ bằng tiếng Latinh một đôi khi trong các Chủng viện, trong các nơi đào tạo của các Dòng tu, các nhà thờ chánh tòa và những nhà thờ xứ lớn cũng như những nơi hành hương.
-     Ủy Ban Phung Tự toàn quốc nên tổ chức những lớp bồi dưỡng cho các Giáo phận trong nước.
-     Tất cả các Linh mục phải được giảng dạy lại về Qui Chế Tổng Quát mới của Sách Lễ Rôma, hầu hiểu được nội dung và tinh thần của những qui chế Phụng Vụ. Các ngài phải được trau dồi về “Nghệ thuật cử hành” (ars celebrandi). Việc huấn luyện thích đáng và đời sống cầu nguyện chăm chỉ sẽ giúp các ngài được chuẩn bị từ bên trong để trở thành những ngu?i phục vụ các mầu nhiệm thánh, và có thể khám phá ra vẻ đẹp nội tại cũng như tính nhiệm mầu của hy lễ Thánh Thể (x. SC. 32-42).
-     Như là nhà Phụng vụ ưu việt, Giám mục giáo phận phải trở thành mẫu mực cho các linh mục về “nghệ thuật cử hành”.
-     Cần củng cố và nâng cao chương trình huấn luyện về phụng vụ cho giáo dân, cả về nội dung lẫn phương pháp.
(e)       Những thực hành liên quan tới phụng vụ
            (Xem Báo Hiệp Thông, số 51, tr. 168-178).

B. Một vài văn bản về Cử hành Phụng Vụ, Thánh Lễ
1.   Quy chế Sách lễ Rôma (RM), số 2 viết :
“Trong Bữa Tiệc ly, Đấng Cứu độ chúng ta đã thiết lập Hy Lễ Tạ Ơn, bằng Mình và Máu Người, để Hy Tế Thập giá còn tồn tại mãi qua các thời đại cho đến khi Người lại đến, và để trao cho Hội Thánh, Hiền Thê yêu quí của Người, nghi thức tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Người... Mỗi lần cử hành lễ tưởng niệm Hy Lễ này, là công trình cứu chuộc được thực hiện”.  Điều này trở thành “Quy Luật bất biến của đức Tin. Quy luật này dạy chúng ta rằng : Hy Lễ Thập Giá và việc tái diễn Hy lễ đó bằng Bí tích trong Thánh lễ, mà Chúa Kitô đã thiết lập trong Bữa Tiệc ly và truyền cho các Tông Đồ phải làm để tưởng nhớ đến Người, cả hai chỉ là một, ngoại trừ cách thức hiến dâng có khác. Và, do đó cùng một trật, Thánh lễ là hy lễ ngợi khen, tạ ơn, xin ơn tha thứ và đền tội”.
Bản Toát yểu Giáo lý (TyGl), số 219 : “Phụng vụ là hành động tuyệt đối thánh thiêng, Phụng vụ là chóp đỉnh mà mọi hoạt động của Hội Thánh đều hướng tới, đồng thời là nguồn mạch phát sinh mọi năng lực của đời sống Hội Thánh.  Qua Phụng vụ, Đức Kitô tiếp tục công trình cứu chuộc chúng ta trong Hội Thánh, với Hội Thánh và nhờ Hội Thánh của Người”.
Giáo Luật (GL), điều 897 viết : “Bí tích Thánh Thể là Bí tích cao trọng nhất, trong đó, chính Chúa Kitô hiện diện, tự hiến và trở nên lương thực.  Nhờ đó, Giáo Hội tiếp tục được sống và tăng trưởng.  Hy lễ Thánh Thể, tưởng niệm sự chết và sự sống lại của Chúa, tiếp diễn mãi mãi hy lễ Thánh giá, là tuyệt đỉnh và là nguồn suối của tất cả phụng tự và đời sống Kitô giáo. Nhờ Hy lễ Thánh Thể, sự hiệp nhất của Dân Chúa được biểu lộ và thể hiện, việc xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô được hoàn tất. Bởi đấy, các Bí tích khác và mọi hoạt động tông đồ của Giáo Hội đều qui hướng về và liên kết chặt chẽ với Bí tích Thánh Thể”.
Và Điều 898 nói : “Các Tín hữu phải hết sức tỏ lòng tôn kính Thánh Thể : Tham dự tích cực  vào  việc cử hành  Nghi lễ cực trọng này : siêng năng và sốt sắng nhận lãnh Bí tích, lại hết lòng thờ phượng, kính bái Thánh Thể.  Trong khi giải thích đạo lý về Bí tích Thánh Thể, các chủ chăn phải ân cần dạy cho các Tín hữu về nghĩa vụ sùng kính này”.
Thông điệp Ecclesia de Eucharistica viết : “Giáo Hội được khai sinh từ Mầu nhiệm Vượt Qua. Chính vì thế mà Thánh Thể, bí tích tuyệt hảo của mầu nhiệm Vượt Qua, nằm ở trung tâm đời sống Giáo Hội. Người ta nhận thấy rõ ngay từ những hình ảnh đầu tiên của Giáo Hội má sách Công Vụ Tông đồ đã ghi lại cho chúng ta : Các Tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ Bẻ Bánh, và cầu nguyện không ngừng” (2,42). “Giáo Hội sống nhờ Chúa Kitô Thánh Thể, nhờ Ngài, Giáo Hội được nuôi dưỡng, nhờ Ngài, Giáo Hội được soi sáng...” (số 3.6).
Vì thế, các Linh mục nên cử hành Thánh Lễ hằng ngày hoặc đồng tế với các Linh mục khác. Tuy nhiên mỗi ngày chỉ được dâng Lễ một lần (GL 905,1).  Nhưng khi có lý do mục vụ đòi hỏi, sẽ được Đức Giám mục cho dâng 2, 3 lần, đặc biệt Chúa nhật và lễ buộc.
“Vô tri bất mộ”.  Do đó, nếu không hiểu biết những điều tối thiểu về Phụng vụ và có lòng xác tín , thì không thể cử hành cách đầy đủ, sốt sắng, đúng cách, hầu nhận lãnh được những hiệu quả tốt đẹp nhất trong các Bí tích như Chúa muốn... 
Có thể buồn mà nhận định rằng : biết bao Tín hữu và không biết bao lần, đã chẳng nhận được ơn ích gì (có khi thêm tội nữa), mặc dầu có đi lễ, nhưng không dâng lễ, vì họ “chỉ với cái xác vô hồn” hiện diện trong Nhà Thờ thôi !
Vậy qua tập sách nhỏ bé này, chúng ta hãy rút ra những thực hành cụ thể cho mình.

2.   Phụng vụ :
Bản Toát yếu Giáo lý, số 218 viết : “Phụng vụ là việc cử hành mầu nhiệm Đức Kitô, đặc biệt là cử hành Mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Trong Phụng vụ, qua trung gian việc thực thi chức năng tư tế của Đức Giêsu Kitô, sự thánh hoá con người được biểu lộ và thực hiện qua các dấu chỉ. Thân Thể nhiệm mầu của Đức Kitô, nghĩa là Đầu và các Chi thể, thực thi việc thờ phượng công khai dành cho Thiên Chúa”  (xem thêm GLHT 834).  
“Phụng vụ được xem như là việc thực thi chức vụ Tư tế của Chúa Kitô, trong đó công cuộc thánh hoá loài người được biểu dương nhờ những dấu chỉ, và trong đó, việc phụng vụ công cộng vẹn toàn được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô nghĩa là Đầu cùng các chi thể Người” (Hc PV 7).
Để được gọi là một hành vi Phụng vụ, phải gồm đủ 3 yếu tố căn bản sau đây :
-     Cử hành nhân danh Hội Thánh, 
-     Cử hành bởi những người được ủy nhiệm cách hợp pháp, (x. GL 837)
-     Và theo cách thức được Hội Thánh chấp nhận: (không được thêm, bớt, thay đổi)  (x. GLHT 846).
            Phụng vụ là việc thờ phượng Thiên Chúa công khai và chính thức của toàn thể Hội Thánh, gồm các việc thờ phụng : Thánh Lễ, Các Bí tích và Á Bí tích, Phụng vụ các Giờ Kinh.
3.   Năm Phụng vụ :
Theo thời tiết thiên nhiên, người ta chia thời gian 1 năm làm 4 Mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông.  Dựa vào mặt trời thì có ngày tháng Dương lịch ; tính theo Mặt Trăng thì có Âm Lịch ... Trong Phụng vụ, Hội Thánh muốn thánh hoá tất cả thời gian trong năm dựa trên cuộc đời Chúa Cứu Thế, thành các Mùa khác nhau, theo tuần tự û:
-     Mùa Vọng và Giáng sinh : mừng Mầu nhiệm Chúa Nhập thể.  Mùa Vọng kéo dài khoảng 4 tuần trước lễ Giáng sinh;   mùa Giáng sinh kéo dài tới cuối tuần lễ Hiển Linh (trước lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa)
-     Mùa Thường Niên I : từ lễ Chúa chịu Phép Rửa đến giáp Thứ Tư Lễ Tro. (Vì ngày lễ Phục sinh không cố định, nên Mùa này kéo dài từ 5 đến 9 tuần, tuỳ theo năm).
-     Mùa Chay và Phục sinh : Mừng Mầu nhiệm Chúa Cứu chuộc. 
Mùa Chay gồm 40 ngày (không tính các ngày Chúa Nhật), từ Thứ Tư Lễ Tro đến thứ Bảy Tuần Thánh. Mùa Phục sinh gồm 50 ngày : từ lễ Phục sinh đến lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.
-     Mùa Thường niên II : kéo dài khoảng 25 đến 29 tuần (tuỳ theo năm), từ sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đến hết tuần 34 Thường niên.
F  Lễ Phục sinh được tính vào Chúa nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên của Mùa xuân (21 tháng 3). Và từ lễ Phục sinh, ta tính ra được 3 Lễ khác: lễ Tro (trước 40 ngày, không kể các Chúa nhật), lễ Thăng Thiên (sau 40 ngày), lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (sau 50 ngày). Công Đồng Nicea năm 325 quết định Lễ Phục Sinh sẽ nằm trong khoảng từ 22/3 đến 25/4 Dương lịch.

jos nguyen

About jos nguyen

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :