jos nguyen

XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ NIỀM TIN GIA ĐÌNH THEO GIÁO HUẤN THÁNH PHAOLÔ

I. Dẫn Nhập: 
Những nỗi lo âu của các gia đình vì những thực tại mới mẻ đang làm lung lay nền tảng ổn định của nhiều gia đình, nền văn hóa tân tự do toàn cầu đang nổi dậy, cách sống cho chủ nghĩa cá nhân, tính ích kỷ, lối suy nghỉ thực dụng. Việc toàn cầu hóa và suy thoái kinh tế toàn cầu đang là nguyên nhân gây ra nghèo đói. Những tranh chấp mâu thuẩn đang xua đuổi con người nhất là giới trẻ rời xa mái ấm gia đình tìm kế sinh nhai
Kề bên là những phương tiện truyền thông, mạng Internet truyền bá games hình ảnh khiêu dâm, nạn ma túy, HIV lan tràn, làm tiêm nhiễm đặc biệt là các lớp trẻ đang là mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm đối với các gia đình. Hơn thế nữa nhiều gia đình có cảnh con thì có cha không mẹ và ngược lại do tình trạng ly hôn, và tái hôn trong các gia đình, nạn phá thai thao túng sự sống làm sói mòn tình yêu chân thật, làm cho giá trị đạo đức trong các gia đình xuống cấp khó  vực dậy

          Những ưu tư về gia đình đặt biệt trong giai đoạn hiện nay là rất cấp bách Giáo Hội luôn mong mỗi những gia đình Kitô phải là “ Một Hội Thánh tại gia” là men, là đức tin lan tràn từ nhà nọ sang nhà kia (Cv20,20) là muối khơi dậy một sức bật, một sức sống mới len lõi vào từng ngỏ ngách của từng tầng lớp xã hội vực dậy giá trị nhân bản cho đời sống gia đình. Đây cũng là trăn trở của Đức Cha Giáo Phận muốn tất cả các gia đình KiTô trong giáo phận học hỏi để bảo vệ niềm tin và sống theo giáo huấn của Thánh Phaolô

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

II.  NỀN TẢNG:
            Muốn xây dựng gia đình chúng ta dựa trên 03 nền tảng mà Thánh Phaolô đã dạy.
          A. LỜI CHÚA:
          Trong thư gửi cho cộng đoàn philip Thánh phaolô đã cảm nghiệm biến cố trở lại của Ngài trên đường đi đến Đa mát chính vì nghe được tiếng Chúa Kitô Phục sinh mà cuộc đời Ngài đã thay đổi từ người bắt bớ những người theo Chúa Kitô trở thành vị tông đồ cho dân ngoại Ngài đã hướng dẫn chúng ta “ Hãy năng đọc Thánh Kinh để học biết khoa học siêu việc của Đức Giêsu Kitô “ Pl 3. 7-8) và trong hiến chế mạc khải của công đồng VatII cũng đã khai triển ý tưởng trên của Thánh Phaolô “ Lời Chúa còn có sức mạnh quyền năng có thể nâng đở và tăng cường hội thánh, ban sức mạnh đức tin, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng tinh tuyền và trường cửu cho con cái Hội Thánh” (DV 21) và Thánh Phaolô còn nhắc nhở giáo đoàn Côritô trong thư thứ nhất về sức mạnh của lời Chúa “ Thiên Chúa có quyền trên muôn loài” (1Cr 15, 38) và trong thư thứ 2 khi gửi cho cộng đoàn này Ngài cũng dạy khi lắng nghe tiếng Chúa thì chúng ta sẽ được biến đổi” với tinh thần thánh thiện và tình thương không giả dối” ( 2Cr 6,6)
          Như vậy việc mỗi gia đình đọc Lời Chúa, học lời Chúa và lắng nghe tiếng  Chúa như lời Thánh Phao lô dạy thì gia đình ấy sẽ được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa “ giờ đây tôi xin phó thác anh em cho Chúa và cho lời ân sủng của Người, là Lời có sức xây dựng và ban cho anh em được hưởng phần gia nghiệp, cùng với tất cả những người đã được thánh hiến”
          B. SỐNG BÍ TÍCH
          “Từ lễ hiện xuống Chúa Thánh Thần thánh hóa nhờ những dấu chỉ bí tích của hội thánh. Các bí tích của Hội Thánh không bãi bỏ nhưng thanh luyện … biểu thị và thực hiện ơn cứu độ do Đức Kitô đem lại” (GLCG 1152) tất cả các bí tích điều qui hướng về bí tích Thánh Thể Thánh phaolô diễn tả khi đức Giêsu truyền lập lại những cử chỉ lời nói của mình” cho tới khi Chúa lại đến” (1Cr11,26). Như vậy qua các bí tích, đặc biệt BT Thánh Thể Thánh Lễ dân lữ hành của Thiên Chúa công bố Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu cho tới khi Chúa lại đến
          Bí Tích Chúa Giêsu thiết lập để ban cho thông ban sự sống thần linh của Thiên Chúa và ban ơn cứu rỗi cho con người. Tiên vàn đời sống gia đình các bậc làm cha mẹ không thể thiếu vắng đời sống đạo đức, tức là làm phong phú đời sống siêu nhiên qua việc lãnh nhận các bí tích, nhất là tham dự Thánh lễ, bí tích hòa giải. Thánh phao lô dạy: ” Ai kết hợp với Đức Kitô kẻ ấy trở nên tạo vật mới trong Ngài” (2C 5, 17) như vậy đời sống gia đình bậc cha mẹ phải là mẫu gương cho con cái và thôi thúc chúng thực hành đời sống đức tin vì “ lời nói lung lay, còn gương bày lôi kéo”
          C. CẦU NGUYỆN
          Trên Thánh giá Chúa Giêsu cũng cầu nguyện : “ Lạy Cha xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Như vậy cầu nguyện là hiệp thông và gặp gỡ chính Thiên Chúa. Như Thánh Phaolô dạy các bậc cha mẹ cầu nguyện :” Hãy cùng nhau dùng những Thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Chúa Thánh Thần linh ứng, hãy đem cả tâm hồn mà chúc tụng Thiên Chúa, trong mọi hoàn cảnh và trong mọi sự, hãy nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta mà  tạ ơn Chúa Cha” (Ep 5, 19-20)
          “ những câu kinh, lời nguyện, những bài đọc lời Chúa, nếu được thực hiện thường xuyên trong gia đình sẽ tạo cho các em một thói quen đạo đức và theo các em suốt đời, kể cả những em sống xa gia đình
Như vậy lời cầu nguyện vang lên từ các gia đình mỗi ngày, sẻ làm tăng thêm hạnh phúc và niềm vui, vì qua những giây phút cầu nguyện này  làm cho gia đình trở nên đền thờ của Thiên Chúa

II. THỰC HÀNH
 A: YÊU
          Yêu là chiếm hữu, yêu là lắng nghe, yêu là thổn thức và phải sống. Chúa dạy mười điều nhưng chỉ tóm lại hai mà thôi, một là yêu Chúa, hai là yêu người. Trong ơn gọi hôn nhân chỉ có tình vị tha, tình bác ái thiết thực, tình yêu hôn nhân mới phát triển hoàn toàn, phải có đức ái siêu nhiên thì mới điều khiển được tình yêu hôn nhân bền vững Thánh Phaolô dạy: Tình yêu vợ chồng phải giống tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội Thánh” (Ep 5,32-33) sự kết hợp nên một giữa người chồng và người vợ trong hôn nhân như ý định của Thiên Chúa ngay từ khi tạo dựng là hình bóng hay dấu chỉ cho sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Tình yêu bạn tôi vì bạn tôi là thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô. Tôi yêu bạn tôi vì bạn tôi là một nhân vị đáng kính trọng. Trong đời sống hôn nhân cùng giúp nhau tìm tới hạnh phúc đời đời, đó mới là tình yêu chiếm hữu và đích thực
          Hơn thế nữa Thánh Phaolô dạy “  chồng hãy làm tròn bổn phận với vợ và vợ đối với chồng cũng vậy” (1Cr 7,3) và Ngài còn khuyên cho từng thành viên trong gia đình (Ep 5,6) giáo huấn của Ngài cho chúng ta thấy về hạnh phúc gia đình, một gia đình có nề nếp biết kính trên nhường dưới. Còn con cái Ngài cũng dạy rằng:” Kẻ làm con, hãy vâng lời theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa, để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1-3)
          B. HÀNH ĐỘNG
          Trong bậc sống nào cũng phải nên Thánh, vậy yêu thì phải hành động chứ không dừng lại nơi suy nghĩ của lý trí, Thánh Phaolô dạy” không gì có thể tách tôi ra khỏi lòng yêu mến của Đức Kitô, phải chăng là gian truân, tù đày, hay đói khát” dẩu biết rằng nơi con người luôn có sự yếu đuối, Thánh nhân cũng từng cảm nghiệm” việc lành tôi muốn làm nhưng tôi lại không làm, việc xấu tôi muốn làm nhưng tôi lại cứ làm”. Sống yêu mến là phải thực hành, bậc sống gia đình tuy có đối mặt với nhiều lãnh vực khác nhau nhưng vì khao khát nên thánh các bậc cha mẹ phải biết chu toàn bổn phận hằng ngày và tập sống các nhân đức, cái gì muốn kết quả phải biết kiên trì luyện tập, từ bỏ những ý riêng, cái tôi nơi bản thân để hy sinh để sống đức ái. Sống trong gia đình mà không có hy sinh thì không thể luyện tập các nhân đức nhất là đức ái. Thánh phaolô dạy” Đức ái chịu đựng tất cả, tha thứ tất cả, hy sinh tất cả. Đức ái là nhẫn nhịn, khiêm tốn và không đố kỵ” Có đức ái chúng ta dễ hòa mình làm bất cứ công việc gì mà những người trong gia đình cần. Đức ái còn là mối dây hiệp thông đối với nhau trong gia đình, còn là sự sẽ chia trách nhiệm với nhau. Cảm nghiệm được điều này mà cha mẹ của thánh nữ têrêsa đã sống thật hạnh phúc, chung thủy yêu thương nhau, kính trọng nhau như chính mình, biết chia sẽ trách nhiệm cho nhau trong mọi lãnh vực, như đời sống đạo đức, đời sống vật chất, trách nhiệm giáo dục yêu thương và chăm sóc con cái theo luật Chúa và luật Giáo Hội, Thánh Phaolô rất coi trọng uy tín và ảnh hưởng của cha mẹ trong việc giáo dục đức tin Ngài nói “ Tôi viết những điều đó không phải để làm anh em xấu hổ, nhưng là để sửa dạy anh em như những người con yêu quí của tôi. Thật thế cho dù anh em có ngàn vạn giám thị trong Đức Kitô, anh em cũng không có nhiều cha đâu, bởi vì trong Đức Giêsu Kitô, nhờ Tin Mừng mà tôi sinh ra anh em” (1Cr 4, 14) . Bởi thế trong việc giáo dục con cái, cha mẹ chỉ là người đại diện cho nhà giáo dục duy nhất là Thiên Chúa. Do dó các bậc làm cha mẹ phảibiết răn đe giáo dục chúng theo cách thức của Thiên Chúa Thánh Phaolô dạy “ Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sữa dạy” (Ep 6,4) . Như vậy việc sống đức tin và vai trò giáo dục đức tin cho con cái của các bậc cha mẹ là rất quan trọng Thánh phaolô Viết “ Theo ơn Thiên Chúa ban cho tôi tôi đặt nền móng như một kiến trúc sư lành nghề, còn người khác thì xây trên móng đó” (1Cr 3,10) . Với sự trợ giúp của Thiên Chúa cha mẹ giúp con mình thành những hạt giống tốt “ Tôi trồng, Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1Cr 3,6)cha mẹ dù phải gặp nhiều đau khổ, khó khăn không làm chùn bước mà cả hai đã sống trọn lời khấn nguyện trong ngày lễ thành hôn.
          Gia đình Kitô giáo nào cũng sống mẫu gương trên, chắc rằng Giáo hội sẽ kết đầy những hoa trái ngọt, và xã hội không còn những tệ nạn, cảnh ly hôn gia đình tan vỡ, con cái lang thang . Cho dù xã hội ngày nay có nghiêng về vật chất, hưởng thụ, thì giới trẻ đã được hướng dẫn đầy đủ về đời sống đức tin, biết kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ luật Ngài. Thì gia đình Kitô làm sao không trở thành Hội Thánh tại gia? Không trở thành môi trường giáo dục tốt nhất cho từng nhân vị trong mỗi gia đình Kitô. Lúc này Gia đình Kitô sẽ là men, là sức bật vực dậy giá trị nhân bản nền tảng gia đình         
          C. PHÓ THÁC
          . Các hành trình truyền giáo của Thánh phaolô Ngài đã hoàn toàn phó thác  cuộc sống các hoạt động và cả các con cái “ người đã sinh ra trong đau khổ” trong thư gửi cho giáo đoàn thessalonica Ngài viết “ Chúa là Đấng trung tín, Người sẽ làm cho anh em được vững mạnh và bảo vệ anh em khỏi ác thần. Trong Chúa chúng tôi tin tưởng vào anh em” (2Tx 3,3)
          Đời sống gia đình khi đã cảm nghiệm được lòng yêu mến Thiên Chúa, và sống tuân giữ lời Ngài, đồng thời thế nào là sống yêu thương nhau, đời sống đức ái cách sâu sắc, thì bậc làm cha mẹ đang nổ lực xây dựng thế hệ trẻ trở thành hạt giống tương lai cho Giáo Hội và cho xã hội, và hảy phó mọi sự cho Thiên Chúa và sống sao cho đẹp lòng Ngài
LỜI KẾT:
          Ước gì các gia đình công giáo và nhất là các gia đình trẻ hãy biết nổ lực để Lời Chúa và Luật Ngài là ngọn đèn soi dẫn cho các gia đình. Đồng thời việc lãnh nhận các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể và hòa giải là phương thế hữu hiệu giúp gia đình luôn được ân sủng và sức sống thần linh của Thiên Chúa đồng hành ngoài ra  đời sống đức ái và  cầu nguyện, kinh nguyện nhất là kinh Mân côi trong mỗi gia đình, là những phương cách tốt nhất để  xây Dựng Và Bảo Vệ Niềm Tin trong ơn gọi gia đình cách tốt đẹp
Câu hỏi: Giới trẻ cần hành động ngay hôm nay những việc nào trước nhất ?
Giuse. nguyễn Hữu Dũng

jos nguyen

About jos nguyen

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :