jos nguyen

Chuyên Cần

“Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật,

chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào.” (2 Tx 3,11)  

Chuyện kể:
Một ông lão người Pháp nọ, sau khi vợ qua đời, đã mang đứa con trai duy nhất của ông đến một vùng đất khô cằn nhất của miền Trung nước Pháp để lập nghiệp. Thật ra người đàn ông chỉ muốn quên đi cái quá khứ khó khăn, vất vả của mình.

Miền đất khô cằn nơi ông đặt chân đến còn vỏn vẹn năm ngôi nhà nhỏ xiêu vẹo đổ nát. Đa số họ đã bỏ đi những thành phố lớn để tìm công ăn việc làm. Ông lão trên 60 đưa mắt nhìn khung cảnh chung quanh và đi đến kết luận : “Nếu không có cây cối thì chỉ trong vòng một thời gian ngắn cả vùng này sẽ trở thành sa mạc hoang vu”. Sau khi đã dọn chỗ cho đàn cừu và một số gia súc khác, ông lão bắt đầu đi bộ dọc theo các lối đi và nhặt từng hạt dẻ. Ông lựa những hạt tốt để gieo, ngâm nước. Khi mặt trời vừa lên, ông dùng một thanh sắt để moi những lỗ nhỏ và đặt trong mỗi lỗ một hạt dẻ. Ngày ngày như thế, trong liên tiếp ba năm, ông lão đã trồng được tất cả 100.000 cây dẻ con. Ông hy vọng rằng cũng phải có ít nhất 10.000 cây sống sót, ông cũng hi vọng rằng Chúa sẽ cho ông sống được thêm vài năm để làm cho xong công tác trồng cây này.

Ông qua đời năm 1947, hưởng thọ 89 tuổi. Từ những hạt dẻ ông đã cặm cụi moi từng lỗ bỏ vào, bấy giờ nước Pháp đã có một khu rừng đẹp nhất thế giới. Trong ba khóm rừng, mỗi khóm dài một cây số, rộng ba cây số, những cây dẻ xinh tươi to lớn đã có mặt để chứa được nước mưa, làm cho cây cối chung quanh được xinh tươi và chim chóc đã trở lại. Sự sống cũng bắt đầu chớm nở. Dân chúng từ từ trở lại với ngôi làng cũ để xây nhà và làm lại cuộc đời.
(Trích trong 'Hạt giống âm thầm')
I. KHÁI NIỆM
1. Chuyên cần
Chuyên cần là ham thích làm việc, làm cách mau mắn, kỹ lưỡng, đến nơi đến chốn và có thái độ vui vẻ trong lúc làm việc. Người chuyên cần không quản ngại khó khăn khi làm việc, hầu đạt đến mục đích cuối cùng.
Ví dụ: Một học sinh chuyên cần học tập: đi học đầy đủ; học, làm bài, chuẩn bị bài đến nơi đến chốn.
2. Siêng năng
Siêng năng là làm việc cần cù, miệt mài, đúng giờ và hoàn tất công việc đúng thời hạn. Người siêng năng không cảm thấy mệt mỏi trong khi làm việc.
Ví dụ: Một người công nhân siêng năng đến công sở đúng giờ, hiệu quả công việc, và ra về cũng đúng giờ.
3. Chăm chỉ
Chăm chỉ là chuyên tâm vào công việc, chú ý vào một động tác, tập trung mọi hoạt động của tinh thần vào công việc. Người chăm chỉ làm việc tỉ mỉ, cẩn thận, chú ý đến từng chi tiết của công việc.
Ví dụ : Sinh viên chăm chỉ học hành bằng cách nghiên cứu.
II. Ý NGHĨA LAO ĐỘNG
1. Định nghĩa
Lao động là làm việc có ý thức, cải tạo thiên nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm, những giá trị tinh thần và vật chất cho con người và xã hội.
2. Phân loại
- Lao động chân tay: lao động chân tay giản đơn và lao động chân tay kỹ thuật
- Lao động trí óc: thầy thuốc, thầy giáo, nhà báo, nhà bác học, …
- Lao động nghệ thuật: nghệ sĩ, ca sĩ, vũ công, ảo thuật gia,
3. Giá trị
- Giá trị tự nhiên: lao động nhằm mục đích mưu sinh và văn hoá. Mưu sinh là để con người có cái ăn, cái mặc với những thành quả mình làm ra. Văn hoá là vì qua lao động, con người có sáng kiến, phát minh khoa học, nâng cao kỹ thuật lao động. Từ đó, nảy sinh những nền văn hoá, văn minh khác nhau.
- Giá trị siêu nhiên: làm việc là định luật tất yếu của cuộc sống. Thiên Chúa cũng làm việc: “Cho đến nay, Ta và Cha Ta vẫn làm việc”. Do vậy, con người được mời gọi làm việc để vinh danh Thiên Chúa chứ không do tội lỗi. Nhờ lao động, con người cải tạo thế giới ngày càng hoàn thiện hơn và tiếp tục với công trình sáng tạo của Thiên Chúa (Xc St 1,26).
- Giá trị cứu độ: khi ý thức về lao động, con người góp phần cứu rỗi bản thân và thế giới. Với bản thân, khi lao động ta cầu nguyện, liên kết với Chúa để việc ta làm đồng hoá với sức mạnh của sáng tạo của Thiên Chúa. Với thế giới, khi làm việc ta ý thức phát triển khả năng Chúa ban để sinh ích và phục vụ nhiều hơn cho nhân loại. Xc. Xc Mt 13,3-9.
III. SO SÁNH CHUYÊN CẦN VÀ LƯỜI BIẾNG
Chuyên cần Lười biếng
Ham thích làm việc, không ngại mệt nhọc để chu toàn công việc được giao phó. Ham ở không, ngại nhận việc, sợ khó và sợ trách nhiệm.
Vui vẻ, mau mắn thi hành và thiết tha với công việc. Ơ hờ, trễ nải, không tha thiết với công việc.
Làm việc cẩn thận, kỹ lưỡng, đến nơi đến chốn Làm việc cách cẩu thả, thường bỏ dở dang công việc.
IV. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP
1. Chuyên cần
- Về đạo đức: siêng năng thực hiện các việc đạo đức hằng ngày. Noi gương Đức Giáo hoàng Gioan XXIII: “Tôi đặc biệt nhấn mạnh và theo nguyên tắc này: là bất kỳ mỗi việc, mỗi kinh, giữ mỗi luật như là chỉ có bấy nhiêu đó thôi. Chúa sinh ra tôi, chỉ vì một việc tôi đang làm thôi, việc đó làm xong hẳn hoi là đủ nên thánh, không nghĩ đến việc trước hay việc sẽ đến sau đó” Đức Gioan XXIII, Tâm hồn nhật ký, số 140..
- Về công việc: luyện tập làm việc cách chu đáo, ngay từ việc nhỏ cũng như việc lớn, cố gắng làm xong công việc, đừng bỏ dở dang. Luôn luôn tâm niệm: “Hãy làm các việc tầm thường một cách phi thường”.
- Về học hành: Đến lớp đúng giờ, chăm chỉ học và làm bài ở trường cũng như ở nhà, chú ý nghe giảng, chuẩn bị bài cách chu đáo.
2. Siêng năng, chăm chỉ
- Bài trừ triệt để mọi tư tưởng tản mác về những việc khác. Khi biết mình đang chia trí, lo ra, nên nỗ lực dẹp trừ ngay, thật dứt khoát.
- Quyết tâm tập trung và chú ý vào việc đang làm. Hết mình và tận tâm lo cho công việc hiện tại, và coi đó là việc quan trọng để hoàn thành.
- Nên chọn một việc và làm cách hiệu quả hơn là ôm nhiều việc mà việc nào cũng dở dang. Tập sống câu châm ngôn: “Chăm chỉ làm một việc thôi và làm tận tình”.
[Sưu tầm]

jos nguyen

About jos nguyen

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :