Kính thưa quý gia trưởng ! Con cái chúng ta là hồng ân mà Thiên Chúa ban cho, và Ngài đòi buộc bậc cha mẹ phải thay mặt Ngài nơi trần gian này nuôi dưỡng và giáo dục con cái theo Luật Chúa Kitô và Hội Thánh. Ở đề tài tháng 8, chúng tôi có trình bày về việc giáo dục đức tin của con cái trong môi trường sống đạo đức. Nhận thấy vấn đề này khá quan trọng và thiết thực cho Năm Đức Tin, và cũng để rõ hơn, chúng tôi xin được tiếp tục trình bày chủ đề trong tháng này : Giáo dục đức tin con cái qua những nấc thang cuộc đời.
1. Ươm trồng đức tin thời thơ ấu :
Trong những tuần lễ đầu đời con cái được sinh ra, cha mẹ và người đỡ đầu đã yêu thương đưa con đến Nhà Thờ để con được lãnh Bí tích Thanh Tẩy, chính thức thay con nói lên nguyện ước gia nhập vào gia đình Hội Thánh của Chúa. Kể từ khi ấy, con cái chúng ta đã được Thiên Chúa khắc ghi một dấu ấn thiêng liêng và vĩnh viễn vào linh hồn.
Một hạt giống đức tin đã được gieo vào lòng thế gian qua hình hài một sinh linh bé nhỏ. Mọi người thân thuộc trong buổi tiệc mừng Rửa tội đều ước mong con trẻ lớn lên khoẻ mạnh và sống xứng đáng với phẩm giá là con Thiên Chúa. Hạt giống đức tin ấy đang sẵn sàng cho việc nẩy chồi xanh tốt.
2. Hạt giống đức tin mọc lên theo năm tháng :
Được nuôi dưỡng trong môi trường đạo đức, hạt giống đức tin trong tâm hồn con cái cứ mọc lên theo năm tháng cuộc đời. Cha mẹ hạnh phúc nhìn ngắm con cái mình đến với Thiên Chúa thật tự nhiên và tốt lành :
- Ngay còn bế trên tay, con đã theo cha mẹ đến với Nhà Thờ vào những dịp lễ lớn : Con chụp hình với cha mẹ bên hang đá Belem ; con cầm bong bóng bay cùng mẹ dự lễ Chúa Phục Sinh ; con nghe lời mẹ cúi đầu “ạ” trước tượng Chúa, tượng Mẹ. Rồi con bình an gục đầu ngủ trên vai mẹ, môi tươi hé cười như thiên thần, để mẹ vỗ về trên đường tan lễ về nhà. Có người bảo : “Nhỏ thế đã biết đạo là gì, cứ để ở nhà, không cần đến Nhà Thờ sớm”. Nói vậy là sai lầm ! Khoa học đã chẳng chứng minh rằng con người đã cảm nhận được âm nhạc ngay khi còn trong bụng mẹ đó sao ? Và thực tế đã có biết bao thi nhân mà tài năng trác việt đã được nuôi dưỡng từ chính những lời ru của mẹ thuở còn nằm nôi đó sao ? Vậy thì, con cái dù nhỏ dại, nhưng vào những dịp đại lễ, nếu có điều kiện, hãy cho con được tắm gội không khí của tiếng chuông Nhà Thờ ngân nga, cho đôi tai của con được nghe lời kinh nguyện cộng đồng, cho đôi mắt con được thu nhận hình ảnh của các Thánh tượng, của linh mục, tu sĩ và giáo dân ; để con được mặc vào tâm trí mình - dù là cách vô thức - không gian huyền diệu của sinh hoạt tôn giáo.
- Rồi con lớn lên, biết tự mình đến với Nhà Thờ từ Lớp Khai Tâm đến Xưng Tội, Thêm Sức, … Nếu được sống trong một môi trường toàn tòng Công giáo, hạt giống đức tin con cái rất thuận lợi để phát triển. Con trẻ thấy tất cả các bạn bè khác cũng giống như mình. Trẻ mặc nhiên đón nhận Thiên Chúa là của mọi người, và cho rằng cả thế gian này ai ai cũng thờ Chúa như mình cả. Còn như sống ở một cộng đồng lẫn lộn nhiều tôn giáo, hoặc không tôn giáo, vai trò của cha mẹ khi ấy thực sự cần kíp hơn trong việc dẫn dắt con hình thành đức tin đầu đời. Dù bận rộn thế nào, cũng phải đưa con đến với các lớp giáo lý vỡ lòng, lần lượt cho con lãnh nhận Bí tích Giao Hoà, Bí tích Mình Thánh và Bí tích Thêm sức. Hãy trò chuyện cùng con, thậm chí dùng vốn sống đức tin của mình để dạy cho con thấy được sự cần thiết của Bí tích trong đời người Kitô hữu.
Cha mẹ phải ý thức trọng trách này mà không thể lơ là, vì năm tháng không chờ đợi một ai, con cái sẽ vụt lớn theo thời gian. Để con đến tuổi trưởng thành mà chưa lãnh nhận những Bí tích Khai Tâm thì thật xót xa cho con trẻ, và cha me sẽ phải trả lời thế nào trước lương tâm mình cũng như trước Thiên Chúa toàn năng ? Lẽ nào một hạt giống đức tin mà vì yêu thương, cha mẹ đã vâng lệnh Chúa gieo vào lòng nhân loại, để rồi bây giờ, tự tay cha mẹ để cho hạt giống ấy hư nát theo thời gian ?
3. Cây đức tin gặp thử thách :
Và rồi, dù được nuôi dưỡng trong môi trường nào, con cái chúng ta cũng đến một lúc mà niềm tin của chúng phải đối mặt cùng thử thách. Đó cũng là cơ hội để người Kitô hữu trong cuộc sống lữ hành khẳng định lại niềm tin của mình. Lời tuyên xưng theo Chúa ngày Rửa tội do cha mẹ làm thay, nay tự người con sẽ tiếp tuc tuyên xưng niềm tin ấy bằng hành động giữa đời.
Rời khỏi mái ấm gia đình, rời khỏi môi trường toàn tòng người Công giáo để lên thành phố trọ học hoặc vào các nhà máy xí nghiệp làm công nhân. Khi ấy, người Công giáo chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi giữa một đám đông có quá nhiều khác biệt. Đối mặt với thực tế khác lạ ấy, con cái chúng ta đã rất nhiều khi vụng về đến tội nghiệp trong việc tuyên xưng đức tin của mình :
- Ngại ngùng hoặc không dám làm Dấu Thánh trước bữa ăn tập thể :
Bữa đầu tiên, con vô tư làm Dấu Thánh theo thói quen bao năm. Chợt bao ánh mắt lạ lẫm đổ dồn, con luống cuống cúi mặt ăn vội. Rồi bữa sau, con rút kinh nghiệm cúi đầu làm Dấu thật nhanh, cốt đừng để ai bắt gặp, hoặc giả như có bắt gặp thì cũng chỉ thấy con quờ quờ cánh tay phải qua lại trên mặt như xua ruồi xua muỗi. Chưa đến mức độ con chối Chúa, nhưng con đang làm một hành vi không muốn cho người khác thấy mình có sự khác biệt. Dần dà, con quên cả hành vi làm Dấu trước bữa ăn, tự bào chữa trong lòng rằng theo Đạo cốt tại tâm, chứ không vị hình thức bên ngoài.
- Thưa thớt dần các hành vi tôn giáo :
Hồi còn ở cùng cha mẹ, con thường xuyên tham dự Thánh lễ ngày thường, chẳng bao giờ bỏ Thánh lễ ngày Chúa Nhật. Nhưng giờ đây, con ở tập thể cùng bạn bè, lễ ngày thường không dám đi vì sợ mất giấc ngủ của bạn bè, lễ ngày Chúa Nhật đi trong vội vàng và lâu lâu cũng bỏ lễ rồi đọc kinh bù và xưng tội khi có dịp về nhà. Không còn giờ kinh tối nữa vì bạn bè trò chuyện, học hành cả đêm.
- Yếu ớt trong việc tuyên xưng niềm tin của mình :
Con ngại ngùng khi có ai đó ngoài đạo hỏi về niềm tin của mình, dễ dàng ậm ừ theo đám đông rằng đạo nào cũng khuyên dạy con người làm lành lánh dữ, thế thôi. Thiên Chúa uy nghi cao cả trong tuổi thơ quá khứ của con giờ trở thành nhạt nhoà như hàng hàng lớp lớp các ông thần bà thánh ở muôn nơi.
Kính thưa quý gia trưởng !
Con cái chúng ta bước vào đời sống với muôn vàn khó khăn thử thách, trong đó có sự thử thách về đức tin tôn giáo mà cả một thời tuổi thơ đã được ươm trồng nơi mái ấm gia đình, nơi xứ đạo nhà. Gia trưởng cần quan tâm đúng mực vấn đề này theo từng nấc thang cuộc đời của con cái, để con cái chúng ta được trưởng thành vững vàng trong đời sống mà không đánh mất đức tin của mình.
* Cùng suy tư :
Một gia trưởng có đời sống đức tin mạnh mẽ sẽ là một tấm gương thuyết phục nhất để con cái gìn giữ đức tin của mình.
1. Ươm trồng đức tin thời thơ ấu :
Trong những tuần lễ đầu đời con cái được sinh ra, cha mẹ và người đỡ đầu đã yêu thương đưa con đến Nhà Thờ để con được lãnh Bí tích Thanh Tẩy, chính thức thay con nói lên nguyện ước gia nhập vào gia đình Hội Thánh của Chúa. Kể từ khi ấy, con cái chúng ta đã được Thiên Chúa khắc ghi một dấu ấn thiêng liêng và vĩnh viễn vào linh hồn.
Một hạt giống đức tin đã được gieo vào lòng thế gian qua hình hài một sinh linh bé nhỏ. Mọi người thân thuộc trong buổi tiệc mừng Rửa tội đều ước mong con trẻ lớn lên khoẻ mạnh và sống xứng đáng với phẩm giá là con Thiên Chúa. Hạt giống đức tin ấy đang sẵn sàng cho việc nẩy chồi xanh tốt.
2. Hạt giống đức tin mọc lên theo năm tháng :
Được nuôi dưỡng trong môi trường đạo đức, hạt giống đức tin trong tâm hồn con cái cứ mọc lên theo năm tháng cuộc đời. Cha mẹ hạnh phúc nhìn ngắm con cái mình đến với Thiên Chúa thật tự nhiên và tốt lành :
- Ngay còn bế trên tay, con đã theo cha mẹ đến với Nhà Thờ vào những dịp lễ lớn : Con chụp hình với cha mẹ bên hang đá Belem ; con cầm bong bóng bay cùng mẹ dự lễ Chúa Phục Sinh ; con nghe lời mẹ cúi đầu “ạ” trước tượng Chúa, tượng Mẹ. Rồi con bình an gục đầu ngủ trên vai mẹ, môi tươi hé cười như thiên thần, để mẹ vỗ về trên đường tan lễ về nhà. Có người bảo : “Nhỏ thế đã biết đạo là gì, cứ để ở nhà, không cần đến Nhà Thờ sớm”. Nói vậy là sai lầm ! Khoa học đã chẳng chứng minh rằng con người đã cảm nhận được âm nhạc ngay khi còn trong bụng mẹ đó sao ? Và thực tế đã có biết bao thi nhân mà tài năng trác việt đã được nuôi dưỡng từ chính những lời ru của mẹ thuở còn nằm nôi đó sao ? Vậy thì, con cái dù nhỏ dại, nhưng vào những dịp đại lễ, nếu có điều kiện, hãy cho con được tắm gội không khí của tiếng chuông Nhà Thờ ngân nga, cho đôi tai của con được nghe lời kinh nguyện cộng đồng, cho đôi mắt con được thu nhận hình ảnh của các Thánh tượng, của linh mục, tu sĩ và giáo dân ; để con được mặc vào tâm trí mình - dù là cách vô thức - không gian huyền diệu của sinh hoạt tôn giáo.
- Rồi con lớn lên, biết tự mình đến với Nhà Thờ từ Lớp Khai Tâm đến Xưng Tội, Thêm Sức, … Nếu được sống trong một môi trường toàn tòng Công giáo, hạt giống đức tin con cái rất thuận lợi để phát triển. Con trẻ thấy tất cả các bạn bè khác cũng giống như mình. Trẻ mặc nhiên đón nhận Thiên Chúa là của mọi người, và cho rằng cả thế gian này ai ai cũng thờ Chúa như mình cả. Còn như sống ở một cộng đồng lẫn lộn nhiều tôn giáo, hoặc không tôn giáo, vai trò của cha mẹ khi ấy thực sự cần kíp hơn trong việc dẫn dắt con hình thành đức tin đầu đời. Dù bận rộn thế nào, cũng phải đưa con đến với các lớp giáo lý vỡ lòng, lần lượt cho con lãnh nhận Bí tích Giao Hoà, Bí tích Mình Thánh và Bí tích Thêm sức. Hãy trò chuyện cùng con, thậm chí dùng vốn sống đức tin của mình để dạy cho con thấy được sự cần thiết của Bí tích trong đời người Kitô hữu.
Cha mẹ phải ý thức trọng trách này mà không thể lơ là, vì năm tháng không chờ đợi một ai, con cái sẽ vụt lớn theo thời gian. Để con đến tuổi trưởng thành mà chưa lãnh nhận những Bí tích Khai Tâm thì thật xót xa cho con trẻ, và cha me sẽ phải trả lời thế nào trước lương tâm mình cũng như trước Thiên Chúa toàn năng ? Lẽ nào một hạt giống đức tin mà vì yêu thương, cha mẹ đã vâng lệnh Chúa gieo vào lòng nhân loại, để rồi bây giờ, tự tay cha mẹ để cho hạt giống ấy hư nát theo thời gian ?
3. Cây đức tin gặp thử thách :
Và rồi, dù được nuôi dưỡng trong môi trường nào, con cái chúng ta cũng đến một lúc mà niềm tin của chúng phải đối mặt cùng thử thách. Đó cũng là cơ hội để người Kitô hữu trong cuộc sống lữ hành khẳng định lại niềm tin của mình. Lời tuyên xưng theo Chúa ngày Rửa tội do cha mẹ làm thay, nay tự người con sẽ tiếp tuc tuyên xưng niềm tin ấy bằng hành động giữa đời.
Rời khỏi mái ấm gia đình, rời khỏi môi trường toàn tòng người Công giáo để lên thành phố trọ học hoặc vào các nhà máy xí nghiệp làm công nhân. Khi ấy, người Công giáo chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi giữa một đám đông có quá nhiều khác biệt. Đối mặt với thực tế khác lạ ấy, con cái chúng ta đã rất nhiều khi vụng về đến tội nghiệp trong việc tuyên xưng đức tin của mình :
- Ngại ngùng hoặc không dám làm Dấu Thánh trước bữa ăn tập thể :
Bữa đầu tiên, con vô tư làm Dấu Thánh theo thói quen bao năm. Chợt bao ánh mắt lạ lẫm đổ dồn, con luống cuống cúi mặt ăn vội. Rồi bữa sau, con rút kinh nghiệm cúi đầu làm Dấu thật nhanh, cốt đừng để ai bắt gặp, hoặc giả như có bắt gặp thì cũng chỉ thấy con quờ quờ cánh tay phải qua lại trên mặt như xua ruồi xua muỗi. Chưa đến mức độ con chối Chúa, nhưng con đang làm một hành vi không muốn cho người khác thấy mình có sự khác biệt. Dần dà, con quên cả hành vi làm Dấu trước bữa ăn, tự bào chữa trong lòng rằng theo Đạo cốt tại tâm, chứ không vị hình thức bên ngoài.
- Thưa thớt dần các hành vi tôn giáo :
Hồi còn ở cùng cha mẹ, con thường xuyên tham dự Thánh lễ ngày thường, chẳng bao giờ bỏ Thánh lễ ngày Chúa Nhật. Nhưng giờ đây, con ở tập thể cùng bạn bè, lễ ngày thường không dám đi vì sợ mất giấc ngủ của bạn bè, lễ ngày Chúa Nhật đi trong vội vàng và lâu lâu cũng bỏ lễ rồi đọc kinh bù và xưng tội khi có dịp về nhà. Không còn giờ kinh tối nữa vì bạn bè trò chuyện, học hành cả đêm.
- Yếu ớt trong việc tuyên xưng niềm tin của mình :
Con ngại ngùng khi có ai đó ngoài đạo hỏi về niềm tin của mình, dễ dàng ậm ừ theo đám đông rằng đạo nào cũng khuyên dạy con người làm lành lánh dữ, thế thôi. Thiên Chúa uy nghi cao cả trong tuổi thơ quá khứ của con giờ trở thành nhạt nhoà như hàng hàng lớp lớp các ông thần bà thánh ở muôn nơi.
Kính thưa quý gia trưởng !
Con cái chúng ta bước vào đời sống với muôn vàn khó khăn thử thách, trong đó có sự thử thách về đức tin tôn giáo mà cả một thời tuổi thơ đã được ươm trồng nơi mái ấm gia đình, nơi xứ đạo nhà. Gia trưởng cần quan tâm đúng mực vấn đề này theo từng nấc thang cuộc đời của con cái, để con cái chúng ta được trưởng thành vững vàng trong đời sống mà không đánh mất đức tin của mình.
* Cùng suy tư :
Một gia trưởng có đời sống đức tin mạnh mẽ sẽ là một tấm gương thuyết phục nhất để con cái gìn giữ đức tin của mình.
nguồn Gia trưởng GPXuân lộcl