Unknown

Chu kỳ gia đình

Không tuân giữ các điều răn của Chúa có thể làm cho gia đình mất ân sủng?
Thiên Chúa không chỉ trở nên như chúng ta, mà Ngài còn sinh ra trong một gia đình có cha mẹ: Đức Maria là Mẹ, Đức Giuse là Cha. Gia đình phải là nơi thánh để con cái lớn khôn và chuẩn bị vào đời.
Điều răn thứ tư dạy: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi” (Xh 20:12). Đó là điều răn duy nhất có kèm theo lời hứa.
Giá trị của điều răn đó trở nên hiển nhiên với chúng ta vì rồi chúng ta cũng là cha mẹ. Nhưng chúng ta đánh giá điều đó quá thấp khi chúng ta còn là con. Đôi khi tôi không biết làm sao nếu tôi đối mặt với vài điều thử thách khi tôi làm mẹ, y như lời mẹ tôi nói và đã đúng: “Mẹ hy vọng một ngày nào đó con có đứa con cũng như con vậy”.

Lúc đó tôi nghĩ: “Chẳng thành vấn đề”. Nhưng với kinh nghiệm làm mẹ, đôi khi tôi không biết xoay xở thế nào. Nếu đúng như câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, tôi chắc chắn không bao giờ than phiền về những đứa con ngoan. Những đứa con luôn cần có sự bắt đầu lại, thế nên có sự ân hận và cách đền bù nếu cha mẹ còn sống, và đó là điều chúng ta có thể làm ngay từ bây giờ.

Sau khi được cha mẹ tìm thấy trong Đền thờ, “Chúa Giêsu trở về và vâng phục cha mẹ” (Lc 2:51). Thiên Chúa vâng lời hai thụ tạo do chính Ngài tạo nên. Nhưng đó là cha mẹ của Ngài, thế nên Ngài vâng lời cha mẹ để làm gương cho chúng ta.

Điều răn thứ tư đặt mệnh lệnh vào gia đình nhưng cũng đặt trách nhiệm lên đôi vai những người làm cha mẹ. Con cái phải vâng lời cha mẹ vì cha mẹ thay mặt Thiên Chúa giáo dục con cái. Đó là trách nhiệm phải hoàn tất. Cha mẹ không là Thiên Chúa, nhưng cha mẹ phải phản ánh Thiên Chúa yêu thương trong đời sống con cái.

Theo Giáo lý Công giáo (số 2197), điều răn thứ tư truyền phải bác ái. Thiên Chúa muốn rằng con cái phải kính trọng cha mẹ vì cha mẹ sinh dưỡng và cho biết Thiên Chúa. Con cái phải kính trọng cha mẹ vì cha mẹ được Thiên Chúa trao quyền.

Đó không chỉ là trách nhiệm của cha mẹ kết hợp với Thiên Chúa mà chúng ta còn phải làm điều ngược lại: “Kính trọng những người mà Thiên Chúa trao quyền vì mục đích tốt của chúng ta”. Dù đã khôn lớn, chúng ta vẫn phải kính trọng cha mẹ, dù chúng ta không còn ở chung với cha mẹ nhưng chúng ta vẫn phải vâng lời cha mẹ.

Cũng vậy, không phải cha mẹ nào cũng đạo đức hoặc làm gương sáng. Nhưng vì trách nhiệm làm cha mẹ, chúng ta phải nêu gương cho con cái, và đôi khi con cái phải nêu gương cho cha mẹ. Cũng có thể có sự đối kháng, nhất là trong những việc đạo đức. Ông bà thúc giục cha mẹ và con cháu đi nhà thờ, nhưng đôi khi bị phản đối, thậm chí còn bị ghét bỏ vì các giá trị đạo đức. Nhưng chúng ta vẫn phải tôn trọng cha mẹ, dù chúng ta không đồng ý với cha mẹ. Chúng ta phải cầu nguyện và yêu thương cha mẹ, phải thể hiện lòng tôn trọng ngay cả khi có sự bất hòa.

Kính trọng những người được Thiên Chúa trao quyền nghĩa là chúng ta phải vâng lệnh của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta. Khi con cái không vâng lời cha mẹ là không kính trọng cha mẹ, nghĩa là cũng không tôn kính hoặc vâng lời Thiên Chúa. Hãy nhớ rằng, Chúa Giêsu đã nói rằng Ngài không bỏ chúng ta mồ côi. Ngải đã trao quyền cho Giáo hội hướng dẫn chúng ta. Sự quan phòng của Thiên Chúa được thể hiện qua sự hướng dẫn của Giáo hội và các giáo huấn.

Nếu những điều đó đưa bạn vào con đường mà bạn không muốn, có thể bạn đang tìm ra nơi để bắt đầu chữa lành tâm linh trong gia đình. Bạn không thể dùng quyền với con cái và bắt chúng vâng lời, nhưng rồi bạn lại không vâng lời Cha trên trời.

Điều răn thứ tư là điều răn tích cực. Chúng ta không được bảo làm điều gì đó, nhưng chúng ta được trao trách nhiệm là phải hoàn tất điều răn đó. Điều răn thứ tư còn liên quan đời sống, hôn nhân, lời nói, và những điều tốt lành trên thế gian. Mệnh lệnh này liên quan trực tiếp tới Thiên Chúa qua 3 điều răn đầu tiên (điều răn 1, 2 và 3) – tôn kính Thiên Chúa trên hết mọi thứ, yêu mến Ngài hết lòng hết sức, không được kêu Danh Ngài vô cớ, và giữ ngày thánh (Chúa nhật). Sau đó là đối với quyền của cha mẹ trước khi tiến hành các điều răn còn lại mà chúng ta gặp hằng ngày.

Theo Giáo lý Công giáo: “Điều răn thứ thư được truyền cho con cái trong mối quan hệ với cha mẹ, vì mối quan hệ này phổ biến nhất. Điều răn này quan tâm hệ lụy thân thuộc giữa các thành viên trong gia đình và dòng tộc. Điều răn đòi hỏi lòng kính trọng, yêu thương, và biết ơn tổ tiên và những người lớn tuổi. Cuối cùng, điều răn này còn đề cập trách nhiệm của học sinh đối với thầy cô giáo, nhân viên đối với chủ nhân, người dưới đối với người trên, công dân đối với tổ quốc và những người lãnh đạo đất nước”.

Giáo lý Công giáo (số 2199) nói: “Điều răn này bao gồm nhiệm vụ của cha mẹ, người hướng dẫn, người dạy dỗ, người lãnh đạo, quan tòa, người lãnh đạo, người có quyền trên người khác hoặc cộng đồng”.

Vì thế, con cái phải tôn kính cha mẹ cả khi các ngài đã khuất bóng. Điều đó khiến chúng ta cảm thấy mình vẫn là con cái, luôn cần vâng lời. Đó là điều tốt lành: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18:3).
  (Theo PattiMaguireArmstrong.com)

Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :