ĂN CHAY
Hai từ ngữ Mùa chay gợi nhắc cho ta về việc ăn chay. Tuy vậy, trong xã hội bị tục hóa ngày nay, khi nhắc đến hai hạn từ ăn chay, người ta thường nghĩ về những một phương dược để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Còn ý nghĩa thiêng liêng của việc ăn chay hãm mình dường như bị lãng quên. Vậy đâu là ý nghĩa và giá trị của việc chay tịnh, nói cách khác tại sao Giáo hội lại mời gọi chúng ta ăn chay?
Kinh thánh và toàn thể truyền thống Kitô giáo giúp chúng ta biết rằng ăn chay là một phương thế giúp chúng ta tránh tội và những con đường dẫn đến tội. Trong những trang đầu của Kinh Thánh, Thiên Chúa đã truyền dạy con người phải kiêng cử, đừng ăn trái cấm. Khi con người phạm tội, việc chay tịnh được xem như là một phương thế giúp ta phục hồi tình bạn với Thiên Chúa. Thật vậy, Ét-ra, khi chuẩn bị cuộc hành trình từ nơi lưu đày về Đất hứa, đã kêu mời cộng đoàn dân chúng ăn chay để “hạ mình trước nhan Thiên Chúa chúng ta” (8,21). Đấng Toàn năng đã lắng nghe lời cầu nguyện của họ và bảo đảm cho họ sự quý mến và bảo vệ. Cũng vậy, khi ngôn sứ Giôna công bố lệnh truyền của Thiên Chúa, dân thành Ninivê đã công bố lệnh ăn chay, như dấu hiệu của lòng chân thành, và nói rằng: “Biết đâu Thiên Chúa chẳng nghĩ lại, chẳng bỏ ý định giáng phạt, và nguôi cơn thịnh nộ, khiến chúng ta khỏi phải chết?” (3,9). Trong Tân ước, Đức Giêsu chỉ ra ý nghĩa sâu xa của việc chay tịnh, khi kết án thái độ của người Pharisêu, những người tuân giữ nghiêm nhặt các quy định của luật, nhưng lòng của họ xa cách Thiên Chúa. Việc chay tịnh đích thực chính là thi hành ý của Chúa Cha, “Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ thưởng công cho anh” (Mt 6,18). Chính Đức Giê-su đã ăn chay và cầu nguyện trước khi bắt đầu thực thi ý Cha. Ngài được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói” (Mt 4,1-2). Giống như Môisê là người đã ăn chay trước khi đón nhận những tấm bia lề luật (x. Xh 34,28) và việc Êlia ăn chay trước khi gặp Chúa tại Núi Horép (x. 1 V 19,8), Đức Giêsu cũng vậy, qua việc cầu nguyện và ăn chay, đã chuẩn bị cho sứ vụ đặt trước mặt Ngài, sứ vụ được đánh dấu vào lúc khởi đầu bằng một cuộc chiến đấu nghiêm trọng với kẻ cám dỗ.
Trong thời đại chúng ta, chay tịnh dường như đã đánh mất ý nghĩa thiêng liêng, thay vào đó người ta chỉ xem ăn chay như là một phương dược để chữa bệnh và chăm sóc thân thể. Chúng ta không chối bỏ vai trò của chay tịnh trong việc mang lại hạnh phúc thể lý, nhưng đối với chúng ta, chay tịnh trước tiên phải là một phương thế giúp ta sống hạnh phúc trong ý nghĩa trọn vẹn nhất của nó, nghĩa là sống theo ý Chúa.
Thực vậy, việc chay tịnh chắc chắn góp phần mang lại sự thống nhất cho con người, giữa thân xác và linh hồn, nhờ đó giúp xa tránh tội lỗi và lớn lên trong tình thân mật với Chúa. Con người chúng ta có những nhu cầu về thể xác nhưng cũng mang nơi mình chiều kích thiêng liêng. Do đó, để có thể phát triển thống nhất và lớn lên về chiều kích thiêng liêng, đôi lúc chúng ta cần phải chấp nhận từ khước những nhu cầu về vật chật để nuôi dưỡng một thái độ nội tâm lắng nghe Chúa Kitô và để được nuôi dưỡng bằng lời cứu độ của Ngài. Qua việc chay tịnh và cầu nguyện, chúng ta để Chúa đến và thỏa mãn cơn đói sâu đậm nhất mà chúng ta cảm thấy trong thâm tâm, đó là sự đói khát Thiên Chúa.
Cuối cùng, việc thực hành chay tịnh giúp chúng ta thấy tình trạng của biết bao nhiêu anh chị em chúng ta đang sống. Khi chúng ta tự nguyện từ bỏ chính mình, chúng ta sẽ lớn lên trong tình yêu đối với anh chị em. Chúng ta sẽ sẵn sàng để trao ban những của cải vật chất mà chúng ta được lãnh nhận từ lòng từ bi của Thiên Chúa.Vì thế người tín hữu được mời gọi trao ban cho người nghèo những gì họ đã dành dụm được khi ăn chay. Đây là một thực hành đã có từ xa xưa và hơn bao giờ hết nó cần được tái khám phá và khuyến khích lại trong thời đại chúng ta, đặc biệt trong Mùa Chay.
Như vậy, ăn chay là một thực hành khổ chế quan trọng, một vũ khí thiêng liêng để chiến đấu chống lại mọi gắn bó mất trật tự với chính bản thân. Sự từ khước tự nguyện với những vui thú phát sinh từ lương thực và những của cải vật chất giúp người môn đệ Đức Kitô kiểm soát lòng ham muốn đối với thiên nhiên, vốn đã bị lệch lạc bởi tội nguyên tổ, mà những hệ quả tiêu cực đã tác động trên con người. Vì thế ước chi mỗi gia đình và cộng đoàn Kitô hữu biết tận dụng thời gian Mùa Chay này, để gạt bỏ một bên những điều gì gây lo ra cho tâm trí và tăng trưởng trong những điều nuôi dưỡng tâm hồn, hầu yêu mến Thiên Chúa và tha nhân.
BỐ THÍ
Mỗi năm, Mùa Chay mang lại cho chúng ta một cơ hội để đào sâu ý nghĩa và giá trị của đời sống Kitô hữu và khám phá tình yêu Thiên Chúa để đến lượt mình chúng ta trở nên những người thân cận đối với anh chị em mình. Một trong những thực hành quan trọng mà Giáo Hội đề nghị cho chúng ta để chúng ta có thể giúp đỡ người khác đồng thời giúp chúng ta thoát khỏi sự quyến luyến đối với của cải thế gian là việc bố thí.
Tại sao chúng ta phải bố thí? Theo giáo huấn của Tin Mừng, chúng ta không phải là người sở hữu nhưng chỉ là những người quản lý tài sản của mình. Vì thế, ta không được coi của cải vật chất chúng ta đang sở hữu như tài sản hoàn toàn thuộc về mình, nhưng như là phượng tiện giúp ta hưởng dùng trên hành trình về quê trời và là phương tiện để xây dựng tình liên đới với tha nhân. Qua dụ ngôn Lazaro và người Phú hộ, Chúa Giê-su cảnh giác những người có của cải vật chất chỉ biết sử dụng cho riêng mình. Cũng vậy, Thánh Gioan đã nặng lời khiển trách những kẻ thờ ơ trước nhu cầu của tha nhân rằng: “Nếu một người có của cải trần thế này thấy người anh em mình ở trong tình cảnh túng quẫn mà khép kín tâm hồn mình lại, thì làm sao tình yêu của Thiên Chúa ở trong kẻ ấy được?” Vậy chúng ta, đứng trước những đói kém của những con người ngày hôm nay, chúng ta phải làm gì?
Trở lại với Tin Mừng, chúng ta nhận ra đặc tính bố thí của Kitô giáo: đó là phải hành động cách kín đáo, đến nỗi “đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” (Mt 6,3-4). Nghĩa là chúng ta cần làm việc bố thí trong âm thầm và khiêm hạ. Làm sao để mọi việc chúng ta làm là để vinh danh Thiên Chúa chứ không phải để làm vinh danh chính mình. Và khi mời gọi chúng ta làm việc bố thí trong âm thầm, Đức Giê-su hứa với chúng ta rằng, Thiên Chúa là Cha, Đấng ngự trong nơi kín đáo, Ngài sẽ trả công cho ta. Chúng ta sẽ nhận được gấp bội so với những gì ta trao ban, đến nỗi, khi ta cho anh em mình một chén nước lã, thì Cha chúng ta Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không quên trả ơn cho ta.
Hơn nữa, khi chúng ta làm phúc bố thí, chúng ta được mời gọi để lớn lên trong tình yêu, trong khả năng tận hiến chính mình. Chúng ta được mời gọi để chia sẻ của cải vật chất với Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu dành cho anh chị em mình. Khi chúng ta hành động vì tình yêu, chúng ta sẽ được lớn lên trong tình yêu và tình liên đới. Như vậy, ngang qua việc bố thí, chúng ta không còn đơn thuần trao ban của cải vật chất nữa, nhưng chúng ta trao ban chính bản thân mình. Vì cho dẫu việc trao ban của cải vật chất là điều cần thiết. Nhưng nếu chúng ta chỉ trao ban những thứ dư thừa với một thái độ dửng dưng, thì thật ra chúng ta chưa trao ban gì cả.
Cuối cùng, trong Sứ điệp mùa chay Đức Thánh Cha Biển Đức 16 nhắc nhở chúng ta rằng, điều quan trọng cần nhớ rằng công việc bác ái lớn nhất chính là việc truyền giảng Tin Mừng, nghĩa là “sứ vụ Lời”. Không có hành động nào bác ái hơn là hành động nuôi dưỡng tha nhân bằng Lời Chúa và sẻ chia với họ Tin Mừng, dẫn dắt họ đi vào mối tương quan với Thiên Chúa: rao giảng Tin Mừng chính là sự thăng tiến nhân bản cao cả nhất và đầy đủ nhất. Quả thực, món quà lớn nhất mà chúng ta có là Tin Mừng về Đức Giê-su Kitô, như thánh Phêrô đã nói: “Vàng bạc thì tôi không có, nhưng điều mà tôi có, tôi cho anh: nhân danh Chúa Giêsu Kitô, thành Nazareth, anh hãy bước đi” (TĐCV 3,6).
Lạy Chúa Giê-su,
Trên thế giới hôm nay,
Còn có bao nhiêu người phải đói khát,
Đói khát vật chất vì thiếu cơm ăn áo mặc,
đói khát tình yêu vì thiếu sự quan tâm và săn sóc,
đói khát tinh thần vì không được đến trường,
đói khát chân lý và sự sống vì chưa được biết Đức Kitô,
lạy Chúa, đứng trước sự đói khát của con người hôm nay,
nhiều khi chúng con cũng thấy lòng mình rung động,
chúng con muốn giơ tay ra,
nhưng có điều gì đó ngăn chúng con lại,
chúng con cố cất bước lên đường,
nhưng lại thấy đôi chân mình trĩu nặng,
chúng con muốn nói một lời an ủi,
nhưng lại không thể thốt nên lời,
lạy Chúa, xin hãy biến đổi trái tim con,
để con biết rung động
trước đau khổ của anh em,
xin mở mắt con,
để con biết nhìn vào khuôn mặt của họ,
xin mở tai con,
để con biết lắng nghe nhu cầu của anh em,
xin cho con trở nên người đem niềm vui và hạnh phúc đến cho tha nhân, Amen.
Nguyễn Minh Triệu sj
Hai từ ngữ Mùa chay gợi nhắc cho ta về việc ăn chay. Tuy vậy, trong xã hội bị tục hóa ngày nay, khi nhắc đến hai hạn từ ăn chay, người ta thường nghĩ về những một phương dược để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Còn ý nghĩa thiêng liêng của việc ăn chay hãm mình dường như bị lãng quên. Vậy đâu là ý nghĩa và giá trị của việc chay tịnh, nói cách khác tại sao Giáo hội lại mời gọi chúng ta ăn chay?
Kinh thánh và toàn thể truyền thống Kitô giáo giúp chúng ta biết rằng ăn chay là một phương thế giúp chúng ta tránh tội và những con đường dẫn đến tội. Trong những trang đầu của Kinh Thánh, Thiên Chúa đã truyền dạy con người phải kiêng cử, đừng ăn trái cấm. Khi con người phạm tội, việc chay tịnh được xem như là một phương thế giúp ta phục hồi tình bạn với Thiên Chúa. Thật vậy, Ét-ra, khi chuẩn bị cuộc hành trình từ nơi lưu đày về Đất hứa, đã kêu mời cộng đoàn dân chúng ăn chay để “hạ mình trước nhan Thiên Chúa chúng ta” (8,21). Đấng Toàn năng đã lắng nghe lời cầu nguyện của họ và bảo đảm cho họ sự quý mến và bảo vệ. Cũng vậy, khi ngôn sứ Giôna công bố lệnh truyền của Thiên Chúa, dân thành Ninivê đã công bố lệnh ăn chay, như dấu hiệu của lòng chân thành, và nói rằng: “Biết đâu Thiên Chúa chẳng nghĩ lại, chẳng bỏ ý định giáng phạt, và nguôi cơn thịnh nộ, khiến chúng ta khỏi phải chết?” (3,9). Trong Tân ước, Đức Giêsu chỉ ra ý nghĩa sâu xa của việc chay tịnh, khi kết án thái độ của người Pharisêu, những người tuân giữ nghiêm nhặt các quy định của luật, nhưng lòng của họ xa cách Thiên Chúa. Việc chay tịnh đích thực chính là thi hành ý của Chúa Cha, “Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ thưởng công cho anh” (Mt 6,18). Chính Đức Giê-su đã ăn chay và cầu nguyện trước khi bắt đầu thực thi ý Cha. Ngài được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói” (Mt 4,1-2). Giống như Môisê là người đã ăn chay trước khi đón nhận những tấm bia lề luật (x. Xh 34,28) và việc Êlia ăn chay trước khi gặp Chúa tại Núi Horép (x. 1 V 19,8), Đức Giêsu cũng vậy, qua việc cầu nguyện và ăn chay, đã chuẩn bị cho sứ vụ đặt trước mặt Ngài, sứ vụ được đánh dấu vào lúc khởi đầu bằng một cuộc chiến đấu nghiêm trọng với kẻ cám dỗ.
Trong thời đại chúng ta, chay tịnh dường như đã đánh mất ý nghĩa thiêng liêng, thay vào đó người ta chỉ xem ăn chay như là một phương dược để chữa bệnh và chăm sóc thân thể. Chúng ta không chối bỏ vai trò của chay tịnh trong việc mang lại hạnh phúc thể lý, nhưng đối với chúng ta, chay tịnh trước tiên phải là một phương thế giúp ta sống hạnh phúc trong ý nghĩa trọn vẹn nhất của nó, nghĩa là sống theo ý Chúa.
Thực vậy, việc chay tịnh chắc chắn góp phần mang lại sự thống nhất cho con người, giữa thân xác và linh hồn, nhờ đó giúp xa tránh tội lỗi và lớn lên trong tình thân mật với Chúa. Con người chúng ta có những nhu cầu về thể xác nhưng cũng mang nơi mình chiều kích thiêng liêng. Do đó, để có thể phát triển thống nhất và lớn lên về chiều kích thiêng liêng, đôi lúc chúng ta cần phải chấp nhận từ khước những nhu cầu về vật chật để nuôi dưỡng một thái độ nội tâm lắng nghe Chúa Kitô và để được nuôi dưỡng bằng lời cứu độ của Ngài. Qua việc chay tịnh và cầu nguyện, chúng ta để Chúa đến và thỏa mãn cơn đói sâu đậm nhất mà chúng ta cảm thấy trong thâm tâm, đó là sự đói khát Thiên Chúa.
Cuối cùng, việc thực hành chay tịnh giúp chúng ta thấy tình trạng của biết bao nhiêu anh chị em chúng ta đang sống. Khi chúng ta tự nguyện từ bỏ chính mình, chúng ta sẽ lớn lên trong tình yêu đối với anh chị em. Chúng ta sẽ sẵn sàng để trao ban những của cải vật chất mà chúng ta được lãnh nhận từ lòng từ bi của Thiên Chúa.Vì thế người tín hữu được mời gọi trao ban cho người nghèo những gì họ đã dành dụm được khi ăn chay. Đây là một thực hành đã có từ xa xưa và hơn bao giờ hết nó cần được tái khám phá và khuyến khích lại trong thời đại chúng ta, đặc biệt trong Mùa Chay.
Như vậy, ăn chay là một thực hành khổ chế quan trọng, một vũ khí thiêng liêng để chiến đấu chống lại mọi gắn bó mất trật tự với chính bản thân. Sự từ khước tự nguyện với những vui thú phát sinh từ lương thực và những của cải vật chất giúp người môn đệ Đức Kitô kiểm soát lòng ham muốn đối với thiên nhiên, vốn đã bị lệch lạc bởi tội nguyên tổ, mà những hệ quả tiêu cực đã tác động trên con người. Vì thế ước chi mỗi gia đình và cộng đoàn Kitô hữu biết tận dụng thời gian Mùa Chay này, để gạt bỏ một bên những điều gì gây lo ra cho tâm trí và tăng trưởng trong những điều nuôi dưỡng tâm hồn, hầu yêu mến Thiên Chúa và tha nhân.
BỐ THÍ
Mỗi năm, Mùa Chay mang lại cho chúng ta một cơ hội để đào sâu ý nghĩa và giá trị của đời sống Kitô hữu và khám phá tình yêu Thiên Chúa để đến lượt mình chúng ta trở nên những người thân cận đối với anh chị em mình. Một trong những thực hành quan trọng mà Giáo Hội đề nghị cho chúng ta để chúng ta có thể giúp đỡ người khác đồng thời giúp chúng ta thoát khỏi sự quyến luyến đối với của cải thế gian là việc bố thí.
Tại sao chúng ta phải bố thí? Theo giáo huấn của Tin Mừng, chúng ta không phải là người sở hữu nhưng chỉ là những người quản lý tài sản của mình. Vì thế, ta không được coi của cải vật chất chúng ta đang sở hữu như tài sản hoàn toàn thuộc về mình, nhưng như là phượng tiện giúp ta hưởng dùng trên hành trình về quê trời và là phương tiện để xây dựng tình liên đới với tha nhân. Qua dụ ngôn Lazaro và người Phú hộ, Chúa Giê-su cảnh giác những người có của cải vật chất chỉ biết sử dụng cho riêng mình. Cũng vậy, Thánh Gioan đã nặng lời khiển trách những kẻ thờ ơ trước nhu cầu của tha nhân rằng: “Nếu một người có của cải trần thế này thấy người anh em mình ở trong tình cảnh túng quẫn mà khép kín tâm hồn mình lại, thì làm sao tình yêu của Thiên Chúa ở trong kẻ ấy được?” Vậy chúng ta, đứng trước những đói kém của những con người ngày hôm nay, chúng ta phải làm gì?
Trở lại với Tin Mừng, chúng ta nhận ra đặc tính bố thí của Kitô giáo: đó là phải hành động cách kín đáo, đến nỗi “đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” (Mt 6,3-4). Nghĩa là chúng ta cần làm việc bố thí trong âm thầm và khiêm hạ. Làm sao để mọi việc chúng ta làm là để vinh danh Thiên Chúa chứ không phải để làm vinh danh chính mình. Và khi mời gọi chúng ta làm việc bố thí trong âm thầm, Đức Giê-su hứa với chúng ta rằng, Thiên Chúa là Cha, Đấng ngự trong nơi kín đáo, Ngài sẽ trả công cho ta. Chúng ta sẽ nhận được gấp bội so với những gì ta trao ban, đến nỗi, khi ta cho anh em mình một chén nước lã, thì Cha chúng ta Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không quên trả ơn cho ta.
Hơn nữa, khi chúng ta làm phúc bố thí, chúng ta được mời gọi để lớn lên trong tình yêu, trong khả năng tận hiến chính mình. Chúng ta được mời gọi để chia sẻ của cải vật chất với Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu dành cho anh chị em mình. Khi chúng ta hành động vì tình yêu, chúng ta sẽ được lớn lên trong tình yêu và tình liên đới. Như vậy, ngang qua việc bố thí, chúng ta không còn đơn thuần trao ban của cải vật chất nữa, nhưng chúng ta trao ban chính bản thân mình. Vì cho dẫu việc trao ban của cải vật chất là điều cần thiết. Nhưng nếu chúng ta chỉ trao ban những thứ dư thừa với một thái độ dửng dưng, thì thật ra chúng ta chưa trao ban gì cả.
Cuối cùng, trong Sứ điệp mùa chay Đức Thánh Cha Biển Đức 16 nhắc nhở chúng ta rằng, điều quan trọng cần nhớ rằng công việc bác ái lớn nhất chính là việc truyền giảng Tin Mừng, nghĩa là “sứ vụ Lời”. Không có hành động nào bác ái hơn là hành động nuôi dưỡng tha nhân bằng Lời Chúa và sẻ chia với họ Tin Mừng, dẫn dắt họ đi vào mối tương quan với Thiên Chúa: rao giảng Tin Mừng chính là sự thăng tiến nhân bản cao cả nhất và đầy đủ nhất. Quả thực, món quà lớn nhất mà chúng ta có là Tin Mừng về Đức Giê-su Kitô, như thánh Phêrô đã nói: “Vàng bạc thì tôi không có, nhưng điều mà tôi có, tôi cho anh: nhân danh Chúa Giêsu Kitô, thành Nazareth, anh hãy bước đi” (TĐCV 3,6).
Lạy Chúa Giê-su,
Trên thế giới hôm nay,
Còn có bao nhiêu người phải đói khát,
Đói khát vật chất vì thiếu cơm ăn áo mặc,
đói khát tình yêu vì thiếu sự quan tâm và săn sóc,
đói khát tinh thần vì không được đến trường,
đói khát chân lý và sự sống vì chưa được biết Đức Kitô,
lạy Chúa, đứng trước sự đói khát của con người hôm nay,
nhiều khi chúng con cũng thấy lòng mình rung động,
chúng con muốn giơ tay ra,
nhưng có điều gì đó ngăn chúng con lại,
chúng con cố cất bước lên đường,
nhưng lại thấy đôi chân mình trĩu nặng,
chúng con muốn nói một lời an ủi,
nhưng lại không thể thốt nên lời,
lạy Chúa, xin hãy biến đổi trái tim con,
để con biết rung động
trước đau khổ của anh em,
xin mở mắt con,
để con biết nhìn vào khuôn mặt của họ,
xin mở tai con,
để con biết lắng nghe nhu cầu của anh em,
xin cho con trở nên người đem niềm vui và hạnh phúc đến cho tha nhân, Amen.
Nguyễn Minh Triệu sj