VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 12-4-2013, dành cho các thành viên Ủy ban Tòa Thánh về Kinh Thánh, ĐTC Phanxicô nhắn nhủ các nhà chú giải luôn quan tâm đến hai nguồn mạch là Kinh Thánh và Thánh Truyền.
Ủy ban vừa kết thúc khóa họp thường niên từ ngày 8 đến 12-4-2013 tại Nhà trọ Thánh Marta ở nội thành Vatican, dưới quyền chủ tọa của Đức TGM Gerhard Ludwig Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin. Trong 5 ngày họp, các chuyên gia quốc tế về Kinh Thánh đã kết thúc công trình nghiên cứu về đề tài ”Ơn linh hứng và chân lý Kinh Thánh”.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC đề cao tầm quan trọng của đề tài này. Ngài nhắc lại rằng đức tin của chúng ta không chỉ có trọng tâm là một cuốn sách, nhưng là lịch sử cứu độ và nhất là một Nhân Vật là Chúa Giêsu Kitô, Lời Thiên Chúa nhập thể làm người. Chính vì thế, chân trời của Lời Chúa bao gồm và rộng lớn hơn Kinh Thánh. Để hiểu Lời Chúa một cách thích hợp, luôn luôn cần có sự hiện diện liên lỷ của Chúa Thánh Linh ”Đấng dẫn tới chân lý trọn vẹn” (Ga 16,13). Cần đặt mình trong dòng đại truyền thống, dưới sự trợ giúp của Thánh Linh và sự dìu dắt của Huấn Quyến Hội Thánh, đã nhìn nhận các sách thuộc sổ bộ như Lời được Thiên Chúa gửi đến Dân Ngài”.
ĐTC cũng khẳng định rằng: ”Nhà chú giải Kinh Thánh phải chú ý nhận thức Lời Chúa hiện diện trong các văn bản Kinh Thánh, đặt chúng giữa lòng đức tin của Giáo Hội. Việc giải thích các Sách Thánh không thể chỉ là một số gắng cá nhân về mặt khoa học, nhưng phải luôn luôn đối chiếu, hội nhập và được chứng thực nhờ truyền thống sinh động của Giáo Hội. Qui luật này có tính chất quyết định để xác định tương quan đúng đắn và hỗ tương giữa khoa chú giải và Huấn quyền của Hội Thánh”.
ĐTC giải thích rằng ”Các văn bản Thiên Chúa linh hứng được ủy thác cho cộng đồng các tín hữu, cho Giáo Hội của Chúa Kitô, để nuôi dưỡng đức tin và hướng dẫn đời sống bác ái. Sự tôn trọng bản tính sâu xa này của Kinh Thánh có ảnh hưởng tới chính giá trị và hiệu năng của khoa chú giải Kinh Thánh. Thái độ thiếu sót chính là sự giải thích Kinh Thánh một cách chủ quan, hoặc chỉ giới hạn vào một sự phân tích không có khả năng lãnh hội ý nghĩa bao quát đã hình thành Truyền Thống của toàn thể Dân Chúa qua dòng lịch sử. Trong trong đức tin, Dân Chúa không thể sai lầm (in credento falli nequit) (LG 12). (SD 12-4-2013)
G. Trần Đức Anh OP. nguồn radiovaticana.va
Ủy ban vừa kết thúc khóa họp thường niên từ ngày 8 đến 12-4-2013 tại Nhà trọ Thánh Marta ở nội thành Vatican, dưới quyền chủ tọa của Đức TGM Gerhard Ludwig Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin. Trong 5 ngày họp, các chuyên gia quốc tế về Kinh Thánh đã kết thúc công trình nghiên cứu về đề tài ”Ơn linh hứng và chân lý Kinh Thánh”.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC đề cao tầm quan trọng của đề tài này. Ngài nhắc lại rằng đức tin của chúng ta không chỉ có trọng tâm là một cuốn sách, nhưng là lịch sử cứu độ và nhất là một Nhân Vật là Chúa Giêsu Kitô, Lời Thiên Chúa nhập thể làm người. Chính vì thế, chân trời của Lời Chúa bao gồm và rộng lớn hơn Kinh Thánh. Để hiểu Lời Chúa một cách thích hợp, luôn luôn cần có sự hiện diện liên lỷ của Chúa Thánh Linh ”Đấng dẫn tới chân lý trọn vẹn” (Ga 16,13). Cần đặt mình trong dòng đại truyền thống, dưới sự trợ giúp của Thánh Linh và sự dìu dắt của Huấn Quyến Hội Thánh, đã nhìn nhận các sách thuộc sổ bộ như Lời được Thiên Chúa gửi đến Dân Ngài”.
ĐTC cũng khẳng định rằng: ”Nhà chú giải Kinh Thánh phải chú ý nhận thức Lời Chúa hiện diện trong các văn bản Kinh Thánh, đặt chúng giữa lòng đức tin của Giáo Hội. Việc giải thích các Sách Thánh không thể chỉ là một số gắng cá nhân về mặt khoa học, nhưng phải luôn luôn đối chiếu, hội nhập và được chứng thực nhờ truyền thống sinh động của Giáo Hội. Qui luật này có tính chất quyết định để xác định tương quan đúng đắn và hỗ tương giữa khoa chú giải và Huấn quyền của Hội Thánh”.
ĐTC giải thích rằng ”Các văn bản Thiên Chúa linh hứng được ủy thác cho cộng đồng các tín hữu, cho Giáo Hội của Chúa Kitô, để nuôi dưỡng đức tin và hướng dẫn đời sống bác ái. Sự tôn trọng bản tính sâu xa này của Kinh Thánh có ảnh hưởng tới chính giá trị và hiệu năng của khoa chú giải Kinh Thánh. Thái độ thiếu sót chính là sự giải thích Kinh Thánh một cách chủ quan, hoặc chỉ giới hạn vào một sự phân tích không có khả năng lãnh hội ý nghĩa bao quát đã hình thành Truyền Thống của toàn thể Dân Chúa qua dòng lịch sử. Trong trong đức tin, Dân Chúa không thể sai lầm (in credento falli nequit) (LG 12). (SD 12-4-2013)
G. Trần Đức Anh OP. nguồn radiovaticana.va