www.langminhnews.net

Linh Mục Đoàn Hạt Xuân lộc Dâng Thánh Lễ Đồng Tế cầu Nguyện cho Cha Gioan.Baotixita

Chung tâm tình của cộng đoàn giáo xứ Russeykeo và tang quyến trong những ngày thương nhớ và chiêm ngắm Cha Gioan B. lần cuối, Chiều nay Linh mục Đoàn giáo hạt xuân lộc quay quần bên Linh cửu Cha Gioan.B tại nhà thờ Giáo xứ Russeykeo Dâng Thánh lễ Đồng tế cầu nguyện cho Cha Gioan.B. có sự hiện diện của Cha Quản hạt, Quí Cha, Quí Tu sĩ Nam Nữ cùng rất đông Giáo dân các Giáo xứ lân cận đến hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Cha Gioan.B.


Cha Gioan đã ra đi về Nhà Cha, đã để lại trong chúng ta nỗi nhớ thương, biết bao điều chúng ta cùng suy niệm về “sự sống này chỉ thay đổi chứ không mất đi” đó là một xác tín của mọi Kitô hữu khi “Tin” vào “Đức Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống”. Tin là sống và thực hành niềm tin ấy. Chiêm ngắm cuộc đời Cha Gioan.B, Cha Giuse Ngô Quốc Thạnh Chánh xứ giáo xứ Lang minh một lần nũa cùng chia sẻ cộng đoàn phụng vụ qua bài giảng trong Thánh lễ

Tri ân Cha GioanBaotixita Ngô Văn Bao

Kính thưa cộng đoàn!

"Chúng ta đang sống trong hồng phúc năm thánh Đức tin, năm mà Đức Thánh Cha Benedicto 16 đã kêu gọi nhằm khôi phục sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới và giới thiệu Đức Kyto là con đường dẫn đến sự sống đời đời, bằng việc ngắm nhìn các chứng nhân Đức tin, để lôi cuốn người tín hữu sống Đức tin một cách mạnh mẽ.

Hôm nay chúng ta cùng quy tụ nơi đây bên cạnh thi thể Cha GioanB. Ngô Văn Bao để dâng Thánh lễ và cầu nguyện cho Ngài về cùng Thiên Chúa, cũng là lúc chúng ta ngắm nhìn hành trình Đức Tin của ngài thật kiên cường anh dũng, như là một chứng nhân Đức Tin trong thời đại chúng ta.

Cha GioanB. Ngô Văn Bao sinh ngày 25.07.1955 trong một gia đình nghèo khổ, thuộc đồn điền cao su Sở Ship – Long Thành, nay là giáo xứ Sĩ Phước. Mặc dù mồ côi cha từ nhỏ, nhưng cha được che chở và chăm sóc bởi người mẹ siêng năng cần cù đạo đức. Ơ tuổi học sinh, cha đã phải vật lộn trong cảnh cơ cực, sáng đi bán cà rem, chiều đi học. Để bảo vệ và giữ gìn Đức Tin, bà cố đã đưa gia đình về giáo xứ Văn Hải để gần nhà thờ và cũng là lúc thách đố cho thời học sinh trung học của cha ở Long Thành. Khó khăn ngày càng chồng chất trên đôi vai người mẹ tần tảo, nên cha đã chuyển đến trường trung cấp Nông Lâm Súc Bảo Lộc – Lâm Đồng để giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình mà cha phải tự lực cánh sinh.

Vừa hoàn tất chương trình trung cấp Nông Lâm Súc Bảo Lộc, sự kiện 1975 đưa cha trở về Long Thành trong tâm trạng: “cuộc đời sẽ đi về đâu”. Lao động cật lực, học tập chăm chỉ để thoát khỏi cái nghèo, cái khổ; nhưng số phận oan nghiệt không dung tha. Hoài bão tương lai bị dập tắt vì thời cuộc và cũng là lúc ơn gọi sống niềm tin dâng hiến của cha được cha cố Giuse Maria Trần Minh Phú khơi dậy trong niềm vui sống chứng nhân Đức Tin của thời cuộc. Cha Cố đã đưa cha vào dạy học tại trường tiểu học Văn Hải – Long Thành. Đây chính là bước ngoặc trọng đại trong cuộc đời của cha, mà cha đã coi đó là cuộc trở lại lớn lao đầy ý nghĩa. Vì thế, cuộc đời linh mục của cha, cha đã tâm niệm: “Và phần con, khi đã trởi lại, con hãy làm cho anh em con vững tin”(Lc 22, 31-32).

Với tinh thần tông đồ nhiệt huyết, cha hằng khao khát trở nên nhân chứng đức tin bằng cả cuộc đời của cha. Ngay khi vừa bước lên bục giảng cho đến những công việc kiếm sống hằng ngày, giăng lưới bắt cá, lên rừng lội suối làm rẫy, và cả đến những công việc khéo tay tổ hợp mây đan tre lá, “Không có gì ngăn cản được Tình Yêu Đức Kyto thúc bách tôi”, cha luôn tươi cười với công việc và hoàn cảnh. Vì có Chúa ở cùng cha, và cha đã tin như thế.

Thật vậy, đức tin đòi hỏi người tín hữu phó thác bản thân và đời mình cho Chúa. Vào năm 1980, cha được nhận vào chủng sinh giáo phận Xuân Lộc trong hoàn cảnh khó khăn, không chủng viện. Hằng tuần, cha cặm cụi đạp xe từ Long Thành đi Saigon để học Triết học và Thần học như thời cụ Đồ, một thầy một trò.

Thời chủng sinh thiếu thốn trăm bề, cha đã phải kiếm sống thêm bên vỉa hè đường phố bằng việc vẽ tranh thuê. Với đồng tiền ít ỏi vừa đủ cơm mắm qua ngày, nhưng chưa bao giờ một lời than thân trách phận; ngược lại, cha lại cảm nghiệm được hạnh phúc khi thấy sự quan phòng của Thiên Chúa. Lần kia, không có ai thuê vẽ tranh, tiền sinh hoạt cũng đã cạn kiệt. Ngồi trông ngóng kẻ qua người lại mà lòng thổn thức, làm sao có thể tiếp tục được đây?... Một cậu bé mếu máo đến bên. - chú ơi! - Có gì vậy? Miệng nói, mắt ngước lên không thể kìm lòng mình trên khuôn mặt cậu bé đang đói, cha đã móc túi và chỉ còn vỏn vẹn đúng 200 đồng để phòng vá ruột xe. - Nè, cùng lúc, người bộ hành vừa tới và vội vàng đưa ống kính lên chụp thời khắc “tình người” thật cảm động. - Này anh, anh vẽ cho tôi bức tranh vừa rồi anh cho thằng bé 200 đồng nhé. – Được, tôi sẽ vẽ. Và cha đã vẽ bức tranh “Tình người” đó bằng cả cuộc đời của cha. Bức tranh “Tình người” đó, cha đã vẽ bằng cả niềm tin và tình thuong. Tin là tin vào Thiên Chúa Tình yêu, thương là yêu thương anh em đồng loại.

Để rồi, sau 12 năm miệt mài kiên trì và luôn phó thác trong Ơn Chúa, cha đã được sai đến giúp xứ Xuân Bắc vừa được khai sáng. Cái đói cái rét hôm nào vẫn còn in đậm trong tâm trí và thân xác Cha, nên giờ đây Cha đã cảm thông, đồng hành và rất gần gũi với những con người gian khổ để chinh phục sông núi, giúp họ thoát cảnh cơ hàn. Ban ngày thì tỉa ngô tỉa đậu, cắt lúa, tối về tập hát ca đoàn, giảng dạy giáo lý. Mồ hôi ướt đẫm trút xuống từ đầu đến chân giữa nắng gắt chói chang nghiệt ngã; hoặc có khi rét run giữ cơn mưa giá lạnh, Cha luôn bộc bạch tâm tình: “anh em hãy bắt chước tôi, như tôi đã bắt chước Đức Kyto”, và cha đã trở nên: “vui với ai cùng vui, khóc với ai đang khổ sầu”.

4 năm sau đó, vào năm 1997, cha được sai về giúp xứ Suối Cát, một giáo xứ cách biệt mà phần lớn là anh chị em Việt kiều Campuchia. Nơi đây, cha đã học hỏi nhiều nơi Cha Phero Nguyễn Văn Vàng để “trở nên mọi sự cho mọi người” với anh chị em việt kiều Campuchia, và cùng chia sẻ với Cha Phero để xây dựng và làm phát triển giáo họ biệt lập Tân Bình, nay là giáo xứ Lang Minh.

Niềm tin vào Đức Kyto của cha ngày càng mạnh mẽ và trở nên nhân chứng niềm tin cho anh chị em việt kiều Campuchia noi theo. Vì thế Chúa đã chọn cha làm linh mục của Chúa vào ngày 25.01.1999, để rồi từ đây cha đã mặc lấy con người việt kiều Campuchia, Cha như người thân quen thuộc về họ mà củng cố và làm cho anh chị em việt kiều vững tin.

Nhờ tính năng động, khéo léo và dễ dàng hòa nhập cuộc sống của Cha với anh chi em việt kiều Campuchia, nên Cha đã được Đức Cha Cố Phaolo Maria đưa cha về giáo xứ Russykeo vào năm 2002.

Ngôi thánh đường Russykeo đây, Cha đã nối tiếp cha cố GioaKim để tiếp tục xây dựng với bàn tay trắng trong hoàn cảnh đầy dẫy những ngổn ngang tan tác. Vốn bản chất người linh mục nơi Cha luôn luôn vâng phục và hoàn toàn phó thác vào Thiên Chúa, Cha đã bắt tay vào công việc. Cha đã chạy ngược chạy xuôi để tìm kiếm những viên gạch, thu lượm từng cây đinh cọng kẽm đem về xây lên ngôi thánh đường. Song song với những công việc nặng nhọc thể lý, Cha cũng vất vả lao tâm chạy ngược chạy xuôi để hàn gắn những gia đình ly tan, để xoa dịu những nỗi tang thương ai oán, để tác tạo mối tình hiệp nhất cộng đoàn, để tìm kiếm những con chiên lầm đường lạc lối, mà đưa về gia đình của Thiên Chúa trong bình an.

Vừa xây dựng đền thờ vật chất vừa xây dựng đền thờ tâm hồn, cha luôn luôn tươi cười và không ngừng nói với mọi người: “anh em hãy vui luôn trong Chúa”.

Thật vậy, cuộc đời của cha luôn toát lên vẻ mặt tươi vui lạc quan, vì tất cả đều trong sự an bài quan phòng của Thiên Chúa. Khi vừa hoàn thành ngôi thánh đường, thì thể lực của Cha đột ngột biến động ung thư dạ dầy. “Không có gì tách tôi ra khỏi tinh yêu của Đức Kyto”, đã làm cho Cha vượt lên trên cả bệnh tật. Tinh thần lạc quan của Cha là hệ quả của một niềm tin phó thác mọi đường đời cho Chúa và để Chúa lo liệu………………….. .. Mặc cho bao tử Cha đã cắt bỏ 2 phần 3; mặc cho nguồn dinh dưỡng hằng ngày nạp vào không đủ cho thể lực làm việc của Cha; mặc cho mối hiểm họa ung thư luôn luôn rình rập để cướp mất sinh mạng của Cha bất cứ lúc nào, nhưng cha vẫn hạnh phúc tiếp tục xây dựng tháp chuông. Rồi đây tiếng chuông ngân, vang vọng đêm ngày nhắc nhở và thúc dục mọi người đoàn kết yêu thương nhau, đến với Chúa, nối nguồn Giesu Thánh Thể.

Căn bệnh ung thư bắt đầu lại đột biến vào cuối năm 2012 đã làm biến dạng thân thể của Cha, nhưng Cha lại chẳng nghĩ đến mình, mà chỉ nghĩ đến cộng đoàn đã trưởng thành 150 năm rồi mà điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn, đời sống đức tin chưa xứng với bề dày lịch sử cộng đoàn….. .. Từ Suối Nguồn Giesu Thánh Thể, Cha được thúc dục trở nên giống Chúa Giesu hơn: “yêu thương cho đến cùng”. Cha đã không giữ lại thứ gì cho riêng mình. Ngay cả những đồng tiền của những người thân tộc, bạn hữu để giúp Cha chữa bệnh, Cha cũng dốc hết toàn tâm toàn lực để hoàn thành nhà xứ, tường rào và cổng chào hùng vĩ, đồng thời tổ chức rực rờ huy hoàng kỷ niệm 150 năm thành lập giáo xứ Russykeo Campuchia – Việt nam vừa qua trong niềm vui của toàn dân và khơi lên sức sống của người Kyto hữu.

Niềm vui khởi sắc niềm tin sống đạo của toàn dân là niềm an ủi và hạnh phúc của người linh mục. Những cơn đau dai dẳng âm ỉ hoành hành trong thân xác Cha, Cha đã âm thầm lặng lẽ đón nhận. Cha không muốn để cộng đoàn và thân tộc biết mà phải cực nhọc vất vả chăm sóc Cha, mà phải mất thời giờ và công ăn việc làm của họ, nên cha đã vui lòng trong cảnh cô đơn đau đớn. Trong nỗi cô đơn đau đớn, Cha đã thầm cầu nguyện và xin gánh lấy để đền tội thay cho cộng đoàn. Như Davit đã kêu xin: “xin hãy sửa phạt con, nhưng xin đừng làm hại Dân Chúa”.

Bằng một tình yêu bao la của người mục tử, Cha không ngừng vun đắp cho Đàn Chiên. Cha thao thức xây dựng và phát triển Đức Tin cho cộng đoàn, Cha như muốn vắt cạn kiệt sức lực cuối cùng trong thân xác gầy gò sức yếu, để đi tìm kiếm và vận động cho công cuộc xây dựng những phòng lớp giáo lý. Bạn bè thân hữu cùng thời cơ hàn đói khổ với Cha, cả đến những người Thầy Cô quý mến Trung Học Long Thành đã đồng cảm và thấu hiểu trái tim của Cha: “Tất cả vì đàn em thân yêu”, nên đã vận động, lên kế hoạch giúp Cha tại Cali – Hoa Kỳ để Cha thực hiện ước nguyện cuối cùng cuộc đời của Cha là, các em có chỗ học hành, có chỗ vui đùa lành mạnh. Công cuộc vừa mới khởi đầu thì Cha đã ra đi. Cha ra đi như hạt lúa đã chịu mục nát, mục nát nơi đất khách quê người trong cô đơn âm thầm lặng lẽ.

Kính thưa Cha GioanB. Quý mến!

Hy tế của cha là cả cuộc đời đầy gian nan đau khổ, cùng với những đớn đau thân xác, cha luôn kết hiệp với Chúa Giesu trên thập giá để hy sinh cho đàn chiên, cùng với tâm tình của Chúa Giesu: “lạy Cha, con xin thánh hiến chính mình con cho chúng”.

Vâng, Cha đã thánh hiến cuộc đời của Cha cho chúng con.

Trong tâm tư Cha luơn khẩn cầu: “Lạy Cha, Xin cho con biết quảng đại, Biết phụng sự Cha cho xứng đáng, Biết cho đi mà không tính toán; Biết cho đi mà không màng mang thương tích, Biết lm việc cực khổ m khơng tìm nghỉ ngơi; Biết lao cơng m khơng tìm phần thưởng”.

Thật hạnh phúc cho những ai được tiếp xúc, được gặp gỡ với Cha, nhất là phúc đức thay cho những ai được trong cộng đòan Cha chăm sóc.

Cộng đoàn thân mến!

Chúng ta thương nhớ và nuối tiếc một vị mục tử nhân lành, một người cha kính yêu khi phải ly biệt với chúng ta, nhưng chúng ta lại vui mừng.

Mừng cho Ngài đi vào mùa gặt bội thu, đi vào bến bờ Yêu thương Vĩnh Cửu trong lòng nhân hậu từ bi của Đấng giàu lòng thương xót.

Chúng ta cũng vui mừng vì tất cả những gì Cha GioanB. đã yêu thương và đã làm cho chúng ta, nay Ngài tiếp tục chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta.

Tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con một người Cha thật tuyệt vời.

Cám ơn Cha GioanB. đã tận tâm tận lực chăm sóc chúng con, đã trở nên gương sáng đời sống Đức tin cho chúng con.

Xin Chúa cho chúng con biết đáp trả tình yêu Chúa dành cho chúng con, đồng thời cũng cho chúng con biết đền ơn đáp nghĩa Cha GioanB. đã vun trồng cho chúng con bằng đời sống đạo đức thánh thiện và trở nên nhân chứng Đức tin cho mọi người. ".

Tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Cha, chúng ta cảm nghiệm được một điều Cha thật là một Mục tử tốt lành như lòng Chúa mong ước.











































Jos Nguyễn.

www.langminhnews.net

About www.langminhnews.net

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :