St 11,28 – 36,43 là những trình thuật về các tổ phụ, bắt đầu với tổ phụ Abraham. Chủ đề xuyên suốt các trình thuật này là lời hứa của Thiên Chúa và việc thưc hiện lời hứa đó trong lịch sử.
I. TIẾNG GỌI VÀ LỜI ĐÁP TRẢ CỦA ABRAM (11,28 – 12,9)1. Tiếng gọi của Thiên Chúa
Abram và Abraham là những cách gọi khác của cùng một tên, cũng như Sarai và Sara. Sự thay đổi trong cách gọi bắt đầu diễn ra từ St 17,5.15 để làm nổi bật mối quan hệ mới của Abraham với Thiên Chúa sau khi ký kết giao ước.
Sau khi trình bày lịch sử nguyên thủy của toàn nhân loại, tác giả sách Sáng Thế bắt đầu tập trung vào một con người, từ con người này sẽ hình thành một gia đình, sau đó là một dân tộc. Việc tuyển chọn Abram vẫn là một huyền nhiệm, hoàn toàn do sáng kiến của Thiên Chúa. Thiên Chúa hứa sẽ làm cho Abram thành một dân lớn (12,2). Để được như thế, Abram cần có hậu duệ và đất đai. Yếu tố cuối cùng trong lời hứa của Thiên Chúa là nhờ Abram, “mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc” (12,3). Điều này có nghĩa là Abram, và sau này Israel, được coi như trung gian của những phúc lành Thiên Chúa ban cho thế giới (Sirach 44,21).
2. Lời đáp trả của Abram
Bản văn không cung cấp chi tiết gì về phản ứng của Abram trước lời đề nghị của Thiên Chúa, cũng không cho biết lý do tại sao ông vâng phục. Bản văn chỉ ghi nhận vắn tắt, “Abram ra đi như Đức Chúa đã phán với ông” (12,4). Hàm nghĩa ở đây là niềm tin không tra vấn và sự vâng phục tuyệt đối của tổ phụ Abram. Chủ đề đức tin là chủ đề quan trọng sẽ được nhắc đến nhiều lần trong trình thuật về tổ phụ Abraham.
Thánh Phaolô đã mô tả đức tin của tổ phụ Abraham bằng những lời lẽ tuyệt vời, “Nhờ đức tin, ông Abraham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu” (Dt 11,8). Ra đi mà không biết mình đi đâu! Đức tin không chỉ là dùng lý trí để chấp nhận một số chân lý hoặc mệnh đề đức tin, nhưng là vâng nghe tiếng Chúa và phó thác trọn vẹn nơi Thiên Chúa đến nỗi ra đi mà không cần biết mình đi đâu, chỉ cần biết là đi với Chúa và đi theo Chúa, thế là đủ. Tổ phụ Abrham mãi mãi là mẫu mực cho đời sống đức tin của mọi tín hữu.
II. GIAO ƯỚC VỚI ABRAHAM (15,1-21)
Về mặt chuyên môn, các học giả Thánh Kinh cho rằng trình thuật này là sự phối hợp giữa hai nguồn văn P và J, nhưng ta sẽ không đi sâu vào vấn đề này. Điều nên quan tâm ở đây là nghi thức ký kết giao ước được mô tả trong các câu 9-11 và 17-20.
Nghi thức ký kết giao ước cũng như ý nghĩa của nó được nhắc đến trong Giêrêmia 34,18. Những khám phá trong thế kỷ vừa qua cho thấy đây là cách phổ biến trong vùng Cận Đông xưa. Xẻ đôi con vật và bước đi qua giữa con vật đã bị xẻ đôi là cách kết nối và ràng buộc hai bên ký kết giao ước với nhau. Nếu họ không tuân giữ những điều khoản của giao ước, họ sẽ bị nguyền rủa và phải chịu số phận như những con vật bị xẻ đôi. Abram chìm vào trong giấc ngủ sâu tức là trạng thái ngưng hoạt động và bước vào tình trạng đón nhận mạc khải của Chúa. Nghi thức ký kết được kết thúc bằng hình ảnh một lò lửa nghi ngút khói và một ngọn đuốc cháy rực đi qua những con vật đã bị xẻ đôi. Lửa chính là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa. Chính Chúa đã có sáng kiến ký kết giao ước và Người tự “buộc” mình vào giao ước đó. Những câu cuối cùng (18-21) xác định rõ vùng Đất Hứa, và những xác định này phù hợp với lãnh thổ của vương quốc Đavít dưới thời Salomon.
Nghi thức ký kết giao ước này giúp cho mỗi tín hữu ý thức lại giao ước mà mình đã ký kết với Thiên Chúa và những đòi hỏi của nó. Điều quan trọng nhất là sự trung tín. Về phía Thiên Chúa, Người luôn luôn trung thành với giao ước Người đã ký kết, mặc cho những đổi thay từ phía con người. Nhưng bản thân ta có trung thành với giao ước không, đó là điều mỗi Kitô hữu phải thường xuyên tự vấn và sám hối.
III. PHÁ HỦY THÀNH SODOMA (19,1-29)
Trình thuật này khẳng định thái độ không hiếu khách (vốn là đòi hỏi quan trọng trong xã hội du mục) và sự bại hoại về luân lý tính dục là nguyên nhân chính dẫn đến việc Thiên Chúa trừng phạt Sodoma. Ngày nay khi nghe kể rằng để giàn xếp mọi chuyện cho êm thắm, ông Lot đã đề nghị đem hai trinh nữ ra cho người ta thoả mãn tuỳ thích… chúng ta không chịu được! Nhưng vào thời đó, vấn đề lại không bị nhìn cách trầm trọng như thế. Hơn nữa sự kiện này càng làm nổi bật sự vô luân và tội ác của dân Sodoma, và như thế, hình phạt của Thiên Chúa đã gần kề. Ông Lót được cảnh báo phải đưa cả gia đình đi tránh nạn. Bà vợ ông đã bị biến thành tượng muối vì đã không tuân theo lời căn dặn của hai vị sứ giả, “Đừng ngoái lại đằng sau” (9,17).
Lề luật của Thiên Chúa được đặt ra không nhằm trói buộc con người nhưng mở đường dẫn tới hạnh phúc đích thực. Khi con người nhân danh tự do để phủ nhận lề luật và trượt sâu vào sự sa đoạ về luân lý, thì con người tự hủy diệt chính mình, huỷ diệt nhân tính, huỷ diệt những tương quan xã hội, và hủy diệt vận mệnh vĩnh cửu của mình. Trình thuật về Sodoma làm chứng điều đó, và những gì đang diễn ra trong cuộc sống ngày nay cũng làm chứng điều đó. Vì thế trình thuật này là lời mời gọi mỗi người suy nghĩ về chính cuộc sống của mình cũng như của toàn xã hội.
Abram và Abraham là những cách gọi khác của cùng một tên, cũng như Sarai và Sara. Sự thay đổi trong cách gọi bắt đầu diễn ra từ St 17,5.15 để làm nổi bật mối quan hệ mới của Abraham với Thiên Chúa sau khi ký kết giao ước.
Sau khi trình bày lịch sử nguyên thủy của toàn nhân loại, tác giả sách Sáng Thế bắt đầu tập trung vào một con người, từ con người này sẽ hình thành một gia đình, sau đó là một dân tộc. Việc tuyển chọn Abram vẫn là một huyền nhiệm, hoàn toàn do sáng kiến của Thiên Chúa. Thiên Chúa hứa sẽ làm cho Abram thành một dân lớn (12,2). Để được như thế, Abram cần có hậu duệ và đất đai. Yếu tố cuối cùng trong lời hứa của Thiên Chúa là nhờ Abram, “mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc” (12,3). Điều này có nghĩa là Abram, và sau này Israel, được coi như trung gian của những phúc lành Thiên Chúa ban cho thế giới (Sirach 44,21).
2. Lời đáp trả của Abram
Bản văn không cung cấp chi tiết gì về phản ứng của Abram trước lời đề nghị của Thiên Chúa, cũng không cho biết lý do tại sao ông vâng phục. Bản văn chỉ ghi nhận vắn tắt, “Abram ra đi như Đức Chúa đã phán với ông” (12,4). Hàm nghĩa ở đây là niềm tin không tra vấn và sự vâng phục tuyệt đối của tổ phụ Abram. Chủ đề đức tin là chủ đề quan trọng sẽ được nhắc đến nhiều lần trong trình thuật về tổ phụ Abraham.
Thánh Phaolô đã mô tả đức tin của tổ phụ Abraham bằng những lời lẽ tuyệt vời, “Nhờ đức tin, ông Abraham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu” (Dt 11,8). Ra đi mà không biết mình đi đâu! Đức tin không chỉ là dùng lý trí để chấp nhận một số chân lý hoặc mệnh đề đức tin, nhưng là vâng nghe tiếng Chúa và phó thác trọn vẹn nơi Thiên Chúa đến nỗi ra đi mà không cần biết mình đi đâu, chỉ cần biết là đi với Chúa và đi theo Chúa, thế là đủ. Tổ phụ Abrham mãi mãi là mẫu mực cho đời sống đức tin của mọi tín hữu.
II. GIAO ƯỚC VỚI ABRAHAM (15,1-21)
Về mặt chuyên môn, các học giả Thánh Kinh cho rằng trình thuật này là sự phối hợp giữa hai nguồn văn P và J, nhưng ta sẽ không đi sâu vào vấn đề này. Điều nên quan tâm ở đây là nghi thức ký kết giao ước được mô tả trong các câu 9-11 và 17-20.
Nghi thức ký kết giao ước cũng như ý nghĩa của nó được nhắc đến trong Giêrêmia 34,18. Những khám phá trong thế kỷ vừa qua cho thấy đây là cách phổ biến trong vùng Cận Đông xưa. Xẻ đôi con vật và bước đi qua giữa con vật đã bị xẻ đôi là cách kết nối và ràng buộc hai bên ký kết giao ước với nhau. Nếu họ không tuân giữ những điều khoản của giao ước, họ sẽ bị nguyền rủa và phải chịu số phận như những con vật bị xẻ đôi. Abram chìm vào trong giấc ngủ sâu tức là trạng thái ngưng hoạt động và bước vào tình trạng đón nhận mạc khải của Chúa. Nghi thức ký kết được kết thúc bằng hình ảnh một lò lửa nghi ngút khói và một ngọn đuốc cháy rực đi qua những con vật đã bị xẻ đôi. Lửa chính là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa. Chính Chúa đã có sáng kiến ký kết giao ước và Người tự “buộc” mình vào giao ước đó. Những câu cuối cùng (18-21) xác định rõ vùng Đất Hứa, và những xác định này phù hợp với lãnh thổ của vương quốc Đavít dưới thời Salomon.
Nghi thức ký kết giao ước này giúp cho mỗi tín hữu ý thức lại giao ước mà mình đã ký kết với Thiên Chúa và những đòi hỏi của nó. Điều quan trọng nhất là sự trung tín. Về phía Thiên Chúa, Người luôn luôn trung thành với giao ước Người đã ký kết, mặc cho những đổi thay từ phía con người. Nhưng bản thân ta có trung thành với giao ước không, đó là điều mỗi Kitô hữu phải thường xuyên tự vấn và sám hối.
III. PHÁ HỦY THÀNH SODOMA (19,1-29)
Trình thuật này khẳng định thái độ không hiếu khách (vốn là đòi hỏi quan trọng trong xã hội du mục) và sự bại hoại về luân lý tính dục là nguyên nhân chính dẫn đến việc Thiên Chúa trừng phạt Sodoma. Ngày nay khi nghe kể rằng để giàn xếp mọi chuyện cho êm thắm, ông Lot đã đề nghị đem hai trinh nữ ra cho người ta thoả mãn tuỳ thích… chúng ta không chịu được! Nhưng vào thời đó, vấn đề lại không bị nhìn cách trầm trọng như thế. Hơn nữa sự kiện này càng làm nổi bật sự vô luân và tội ác của dân Sodoma, và như thế, hình phạt của Thiên Chúa đã gần kề. Ông Lót được cảnh báo phải đưa cả gia đình đi tránh nạn. Bà vợ ông đã bị biến thành tượng muối vì đã không tuân theo lời căn dặn của hai vị sứ giả, “Đừng ngoái lại đằng sau” (9,17).
Lề luật của Thiên Chúa được đặt ra không nhằm trói buộc con người nhưng mở đường dẫn tới hạnh phúc đích thực. Khi con người nhân danh tự do để phủ nhận lề luật và trượt sâu vào sự sa đoạ về luân lý, thì con người tự hủy diệt chính mình, huỷ diệt nhân tính, huỷ diệt những tương quan xã hội, và hủy diệt vận mệnh vĩnh cửu của mình. Trình thuật về Sodoma làm chứng điều đó, và những gì đang diễn ra trong cuộc sống ngày nay cũng làm chứng điều đó. Vì thế trình thuật này là lời mời gọi mỗi người suy nghĩ về chính cuộc sống của mình cũng như của toàn xã hội.