Người đàn bà ngoại giáo, có đứa con đau yếu đã đến tìm gặp Chúa Giêsu. Lần thứ nhất bà kêu xin, nhưng Ngài đã thinh lặng khiến các môn đệ phải lên tiếng can thiệp. Lần thứ hai bà kêu xin,
thì bị Chúa Giêsu trả lời: Đừng lấy bánh của con cái mà ném cho chó. Thế nhưng bà vẫn không mất lòng cậy trông khi thưa cùng Chúa: Lạy Thầy, nếu như vậy thì con chó cũng được hưởng những mảnh vụn từ bàn rơi xuống chứ. Cuối cùng Chúa Giêsu đã phải ca ngợi niềm tin của bà và đã làm phép lạ cho con bà được khỏe mạnh.
Từ câu chuyện này chúng ta rút ra được một bài học, một thái độ sống giữa những khổ đau và bất hạnh, giữa những gian nguy và thử thách chúng ta gặp phải giữa lòng cuộc đời. Như chúng ta đã biết: đau khổ và thử thách là như một cái gì gắn liền với thân phận con người: thoạt sinh ra thì đà khóc chóe, đời có vui sao chẳng cười khì. Giáo lý nhà Phật đã gọi đời là bể khổ mà mỗi người chúng ta là một cánh bèo trôi dạt trên đó.
Còn trong kinh Lạy Nữ Vương, chúng ta vốn thường cho rằng đời là nơi khổ ải, nơi khóc lóc, đời là thung lũng nước mắt. Đứng trước những khổ đau và thử thách, người thì can đảm chấp nhận, không kêu ca, không oán trách, kẻ thì hậm hực tức tối, khóc lóc than van, dường như ở trên đời này chỉ mình họ là khổ đau mà thôi. Nếu có dịp, chúng ta hãy ghé thăm những bệnh viện và chúng ta sẽ thấy những khổ đau chúng ta đang phải chịu, chẳng thấm tháp vào đâu so với những khổ đau của người khác.
Ngày kia đức Khổng Tử gặp Vĩnh Khải Kỳ, tay cầm đèn, vừa đi vừa hát một cách vui vẻ. Khổng Tử bèn hỏi: Hôm nay có chi mà tiên sinh mừng vui thế. Vĩnh Khải Kỳ trả lời: Trời sinh ra muôn vật, mà loài người là loài trọng nhất, bỉ nhân đây là loài người, thì làm sao chẳng vui cho được. Trong loài người thì đàn ông hơn đàn bà. Bỉ nhân đây được may mắn là đàn ông, thì làm sao chẳng vui cho được. Sinh ra có kẻ mù lòa câm điếc hay què quặt, bỉ nhân đây không mù lòa, không câm điếc cũng chẳng què quặt, thì làm sao chẳng vui cho được. Còn nếu như nghèo nàn, bệnh tật và chết chóc là số phận chung của mọi người, không ai có thể tránh thì việc gì mà phải buồn phiền lo lắng.
Tuy nhiên, điều quan trọng đối với chúng ta, những người luôn tin tưởng và cậy trông vào Chúa thì những khổ đau chúng ta chịu sẽ không kéo dài quá thời gian cuộc sống chúng ta. Chắc chắn một ngày nào đó nó sẽ chấm dứt. Người giầu và kẻ nghèo rồi thì cũng phải chết, cũng như ông phú hộ và người ăn xin tên là Lagiarô. Thế nhưng sau cái chết là cuộc sống đời đời, là tương lai vĩnh cửu sẽ mở ra cho chúng ta tùy theo như những việc lành dữ chúng ta đã làm khi còn sống ở trần gian này. Vì thế, chúng ta phải cố gắng biến những khổ đau chúng ta gặp phải trở thành nguồn ơn phúc, đem lại lợi ích cho chúng ta như lời thánh Gioan Kim Khẩu đã nói: Được chịu gông cùm vì Chúa, tôi lấy làm hãnh diện hơn là ngồi trên 12 tòa các tông đồ mà xét xử muôn dân. Tại sao thế? Bởi vì đau thương là đường lên ánh sáng, gian khổ là đường về vinh quang và thập giá là đường tiến tới Phục sinh.
thì bị Chúa Giêsu trả lời: Đừng lấy bánh của con cái mà ném cho chó. Thế nhưng bà vẫn không mất lòng cậy trông khi thưa cùng Chúa: Lạy Thầy, nếu như vậy thì con chó cũng được hưởng những mảnh vụn từ bàn rơi xuống chứ. Cuối cùng Chúa Giêsu đã phải ca ngợi niềm tin của bà và đã làm phép lạ cho con bà được khỏe mạnh.
Từ câu chuyện này chúng ta rút ra được một bài học, một thái độ sống giữa những khổ đau và bất hạnh, giữa những gian nguy và thử thách chúng ta gặp phải giữa lòng cuộc đời. Như chúng ta đã biết: đau khổ và thử thách là như một cái gì gắn liền với thân phận con người: thoạt sinh ra thì đà khóc chóe, đời có vui sao chẳng cười khì. Giáo lý nhà Phật đã gọi đời là bể khổ mà mỗi người chúng ta là một cánh bèo trôi dạt trên đó.
Còn trong kinh Lạy Nữ Vương, chúng ta vốn thường cho rằng đời là nơi khổ ải, nơi khóc lóc, đời là thung lũng nước mắt. Đứng trước những khổ đau và thử thách, người thì can đảm chấp nhận, không kêu ca, không oán trách, kẻ thì hậm hực tức tối, khóc lóc than van, dường như ở trên đời này chỉ mình họ là khổ đau mà thôi. Nếu có dịp, chúng ta hãy ghé thăm những bệnh viện và chúng ta sẽ thấy những khổ đau chúng ta đang phải chịu, chẳng thấm tháp vào đâu so với những khổ đau của người khác.
Ngày kia đức Khổng Tử gặp Vĩnh Khải Kỳ, tay cầm đèn, vừa đi vừa hát một cách vui vẻ. Khổng Tử bèn hỏi: Hôm nay có chi mà tiên sinh mừng vui thế. Vĩnh Khải Kỳ trả lời: Trời sinh ra muôn vật, mà loài người là loài trọng nhất, bỉ nhân đây là loài người, thì làm sao chẳng vui cho được. Trong loài người thì đàn ông hơn đàn bà. Bỉ nhân đây được may mắn là đàn ông, thì làm sao chẳng vui cho được. Sinh ra có kẻ mù lòa câm điếc hay què quặt, bỉ nhân đây không mù lòa, không câm điếc cũng chẳng què quặt, thì làm sao chẳng vui cho được. Còn nếu như nghèo nàn, bệnh tật và chết chóc là số phận chung của mọi người, không ai có thể tránh thì việc gì mà phải buồn phiền lo lắng.
Tuy nhiên, điều quan trọng đối với chúng ta, những người luôn tin tưởng và cậy trông vào Chúa thì những khổ đau chúng ta chịu sẽ không kéo dài quá thời gian cuộc sống chúng ta. Chắc chắn một ngày nào đó nó sẽ chấm dứt. Người giầu và kẻ nghèo rồi thì cũng phải chết, cũng như ông phú hộ và người ăn xin tên là Lagiarô. Thế nhưng sau cái chết là cuộc sống đời đời, là tương lai vĩnh cửu sẽ mở ra cho chúng ta tùy theo như những việc lành dữ chúng ta đã làm khi còn sống ở trần gian này. Vì thế, chúng ta phải cố gắng biến những khổ đau chúng ta gặp phải trở thành nguồn ơn phúc, đem lại lợi ích cho chúng ta như lời thánh Gioan Kim Khẩu đã nói: Được chịu gông cùm vì Chúa, tôi lấy làm hãnh diện hơn là ngồi trên 12 tòa các tông đồ mà xét xử muôn dân. Tại sao thế? Bởi vì đau thương là đường lên ánh sáng, gian khổ là đường về vinh quang và thập giá là đường tiến tới Phục sinh.