- Bài đọc I (Gn 3,1-5.10): Chúa kêu gọi ngôn sứ Giona đến thành Ninivê rao giảng sự sám hối.
- Tin Mừng (Mc 1,14-20): Bài tường thuật của Thánh Mác cô về việc Đức Giêsu kêu gọi 4 môn đệ đầu tiên.
- Bài đọc II (1 Cr 7,29-31): Mọi giá trị trần gian đều không bền, vậy hãy xử dụng những của cải thế gian với một tấm lòng không dính bén.I. DẪN VÀO THÁNH LỄ
Lời Chúa hôm Chúa nhật vừa qua nói về ơn kêu gọi. Lời Chúa hôm nay tiếp tục đề tài đó. Thật ra không phải chỉ những kẻ đi tu mới được Chúa kêu gọi, mà tất cả mọi tín hữu đều được Chúa kêu gọi, mỗi người một sứ mạng theo đấng bậc của mình.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta ý thức ơn gọi và sứ mạng của mình.
II. GỢI Ý SÁM HỐI
- Lời đầu tiên của Đức Giêsu khi bắt đầu rao giảng là "Hãy sám hối". Chúng ta hãy ý thức thân phận tội lỗi của mình và sám hối quay về với Chúa.
- Đức Giêsu còn kêu gọi chúng ta "Hãy tin vào Tin Mừng". Trên thực tế, chúng ta chưa siêng năng đọc Tin Mừng và sống theo Tin Mừng bao nhiêu.
- Nhiều lần Chúa kêu gọi chúng ta làm việc tông đồ, phục vụ Giáo Hội. Nhưng chúng ta cứ giả điếc làm ngơ.
III. LỜI CHÚA
1. Bài đọc I (Gn 3,1-5.10)
Trong lịch sử, Ninivê là thủ đô của Đế quốc Assyria, kẻ thù đã nhiều lần tấn công dân do thái. Vì vậy, trong đầu óc người do thái, Ninivê luôn là một thành phố xấu xa, tội lỗi và đáng bị trừng phạt.
Chính vì thế, khi Thiên Chúa gọi ngôn sứ Giona đi Ninivê rao giảng sự sám hối để được thứ tha, Giona rất khó chịu. Ông cũng đi nhưng cố tình đi lạc đến một nơi khác. Nhưng làm sao mà con người có thể đánh lừa được Thiên Chúa. Thiên Chúa cho tàu chở Giona bị bão, thuỷ thủ quăng ông xuống biển. Một con cá lớn nuốt ông vào bụng rồi nhả ông lên bờ biển Ninivê. Cuối cùng Giona chỉ còn đành theo lệnh Chúa vào thành rao giảng. Kết quả là dân thành đã ăn năn sám hối và được Chúa thứ tha.
Câu chuyện này đề cập - một cách phản diện - đến ơn gọi và sứ mệnh của kẻ được gọi: Chúa gọi ai không phải để người đó làm theo ý mình, mà làm theo ý Chúa cho dù ý Chúa rất trái ngược với ý riêng mình; người được gọi có thể rất bất xứng, như Giona, nhưng đó là một dụng cụ Chúa dùng, và Chúa biết cách dùng để dụng cụ ấy sinh ra hiệu quả.
2. Đáp ca (Tv 24)
Đây là lời van lơn của người tội lỗi, xin Chúa chỉ đường mở lối cho họ theo. Lời van xin này có thể đặt vào miệng dân thành Ninivê tội lỗi, và dĩ nhiên cũng có thể đặt vào môi miệng của chúng ta.
3. Tin Mừng (Mc 1,14-20)
Bài Tin Mừng ngắn này gồm hai phần:
- Các câu 14-15: Đức Giêsu bắt đầu sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Ngài chọn nơi xuất phát là vùng đất Galilê đa số là lương dân. Nội dung rao giảng chính của Ngài là "Thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần đến. Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng".
- Các câu 16-20: Đức Giêsu kêu gọi 4 môn đệ đầu tiên là hai cặp anh em Simon và Anrê, Giacôbê và Gioan. Những điểm đáng lưu ý là: a/ Ơn gọi phát xuất từ sáng kiến của Đức Giêsu (chính Ngài gọi 4 người ấy chứ không phải họ xin đi theo Ngài); b/ Ngài gọi họ ngay trong môi trường làm việc của họ (bên bờ biển), trong lúc họ đang làm việc bình thường (vá lưới); c/ Đáp lại, người được gọi phải từ bỏ tất cả để theo Ngài.
4. Bài đọc II (1 Cr 7,29-31)
Thánh Phaolô giúp các tín hữu suy nghĩ về giá trị của những thực tại trần thế: hạnh phúc gia đình, những niềm vui nỗi buồn, những của cái vật chất… So với Nước Trời, tất cả những thứ kể trên đều chỉ là những thứ chóng qua chứ không bền vững. Vì thế Thánh nhân kêu gọi: "ai có vợ hãy ăn ở như không có, người than khóc hãy ăn ở như không than khóc, kẻ hân hoan hãy ăn ở như không hân hoan, người mua sắm hãy ăn ở như không có gì".
Thật là những lời rất lạ lùng và khó hiểu. Nhưng đó là chân lý. Và chỉ những ai ý thức được chân lý này mới có thể từ bỏ tất cả để đáp lại tiếng Chúa kêu gọi.
IV. GỢI Ý GIẢNG
1. Tiếng Chúa kêu gọi
Phụng vụ hôm nay có một chủ đề chính, đó là "Tiếng Chúa kêu gọi". Bài Cựu Ước nói về việc Chúa gọi tiên tri Giona đi rao giảng lòng sám hối cho dân Thành Ninivê. Bài Trích thư gởi giáo dân Côrintô nói về sự cấp bách phải đáp lại tiếng Chúa gọi mà hoán cải đời sống. Còn bài Tin Mừng thì nói về việc Chúa gọi 4 Tông đồ đầu tiên là Anrê, Phêrô, Giacôbê và Gioan.
Người thường hiểu "tiếng Chúa kêu gọi" theo nghĩa hẹp, đó là Chúa gọi một người nào đó từ bỏ thế gian đi tu làm việc tông đồ cho Chúa trong cương vị của một Linh mục, hay một Tu sĩ. Hiểu rộng thêm một chút thì "Tiếng Chúa kêu gọi" cũng có thể là ý Chúa có liên quan đến cuộc sống của mình, hoặc là đi tu, hoặc có gia đình. Nhưng hiểu như thế vẫn còn hẹp nghĩa lắm. Không phải là Chúa chỉ gọi chúng ta đi tu hoặc có gia đình, mà tiếng Chúa còn vang lên kêu gọi chúng ta rất nhiều lần trong cuộc đời.
Mặc dù Chúa vô hình nhưng Chúa vẫn nói chuyện với chúng ta bằng nhiều cách thức khác nhau: Thời Cựu Ước Chúa nói với loài người qua trung gian các ngôn sứ. Trong 33 năm Đức Giêsu sống ở trần gian, Chúa trực tiếp nói chuyện với loài người bằng miệng bằng lưỡi, như Chúa đã kêu gọi 4 tông đồ trong bài Tin Mừng hôm nay. Còn ngày nay, Chúa vẫn nói, vẫn gọi chúng ta bằng nhiều cách thức:
. Có khi là trong một lần chúng ta sốt sắng cầu nguyện.
. Có khi trong lúc ta đọc một đoạn Tin Mừng, nghe một bài giảng.
. Và rất nhiều khi Chúa nói với ta qua những biến cố cuộc đời, nhất là những biến cố buồn, như bệnh tật, thất bại, khổ sở, không được vừa ý.
Chúa vẫn còn nói, còn gọi. Nhưng có người thì nghe, có người thì không nghe; có người làm theo, có người bỏ qua.
Và khi chúng ta đã được nghe tiếng Chúa, đã được biết Chúa muốn mình phải làm gì, thì chúng ta hãy lập tức không chần chừ đáp lại và làm theo tiếng Chúa kêu gọi, như gương 4 tông đồ trong bài Tin Mừng hôm nay.
2. Câu chuyện chàng trị trưởng trẻ
Tin tức trên báo chí (theo VietCatholic News ngày 22/9/2000) về chàng thị trưởng đẹp trai của thành phố Ficarra, mới 34 tuổi, đã lặng lẽ từ nhiệm để đi tu, đã gây chấn động toàn nước Ý. Hôm 20/09/2000, Antonio Mancuso đã chính thức đến trình diện tại một dòng tu ở Milan, bắt đầu cuộc đời một tu sĩ. Antonio cho biết anh đã thấy mình có ơn gọi linh mục từ ngày còn là cậu bé giúp lễ, đã suy nghĩ trong bao năm về vấn đề này và trằn trọc rất nhiều sau khi theo dõi các bài thuyết giảng của Đức Thánh Cha trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lần Thứ 15. Antonio bỏ lại sau mình chức vụ thị trưởng, căn nhà do cha anh để lại, một mẹ già, hai anh em, và thành phố Ficarra xinh đẹp với 2.000 cư dân dưới quyền. Quyền thị trưởng Franco Tumeo đã xác nhận quyết định của Antonio với thông tấn xã ANSA. Ông nói: "Quyết định mà thị trưởng chúng ta đã chọn cần phải được hoàn toàn tôn trọng và hy vọng rằng không ai lợi dụng chuyện đó. Chẳng cần phải nói, chúng ta cầu chúc cho Antonio Mancuso những điều tốt đẹp nhất với xác tín rằng quyết định của anh là hoa trái của những suy nghĩ trong nhiều năm qua". Quyết định từ nhiệm của anh sẽ khiến cho thành phố Ficarra phải bầu cử lại sớm hơn, có lẽ vào tháng 6/2001. Tạm thời một ủy ban đặc biệt sẽ thay thế công việc của nguyên thị trưởng. Với bằng chính trị học ưu hạng, Antonio đang là một ngôi sao sáng chói của đảng Dân Chủ Thiên Chúa giáo Ý. Anh đã là thị trưởng trẻ nhất của quốc gia này, lúc mới 27 tuổi, từ 1992 đến cuối tháng 9 vừa qua. Ngày 14/09/2000, một tháng kể từ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lần Thứ 15, sau nhiều đêm không ngủ, Antonio đã từ giã tòa thị trưởng chẳng nói với ai một lời nào. Thư từ nhiệm đã được gởi đến văn phòng 2 ngày sau đó qua đường bưu điện.
3. Chúa cần đến con người
Thiên Chúa là Đấng quyền phép vô cùng, cho nên muốn làm bất cứ điều gì thì Ngài cũng làm được, làm cách dễ dàng, làm cách nhanh gọn, không cần vật liệu và cũng không cần ai giúp đỡ. Việc dựng nên trời đất muôn vật đã chứng mình điều này.
Tuy nhiên, trong việc cứu độ thì Ngài lại cần đến con người: Lịch sử cứu độ thời Cựu Ước bắt đầu bằng việc Thiên Chúa kêu gọi ông Abraham; lịch sử cứu độ thời Tân Ước, như bài Tin Mừng hôm nay tường thuật, bắt đầu bằng việc Chúa kêu gọi 4 môn đệ đầu tiên.
Thánh Augustinô đã suy gẫm và rút ra kết luận: "Khi tạo dựng con, Chúa không cần hỏi ý con. Khi muốn thánh hóa con, Chúa cần con góp sức con".
Công trình tạo dựng của Chúa đã hoàn tất. Nhưng công trình cứu độ vẫn còn phải tiếp tục, vì ngày nay còn rất nhiều người chưa được cứu độ. Như thế, Chúa vẫn còn cần con người. Vì vậy Chúa tiếp tục kêu gọi, và cần có những người đáp lại lời kêu gọi đó để công tác vào công cuộc cứu độ của Chúa.
Công trình cứu độ những người trong nước tôi, trong xóm tôi cũng còn phải tiếp tục. Nếu không có ai đáp lại lời kêu gọi của Chúa thì công trình ấy phải đình trệ.
4. "Hãy sám hối"
Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ bằng lời kêu gọi "Hãy sám hối". Lời này được gửi đến ai? Dĩ nhiên là gửi đến những người tội lỗi trước tiên. Nhưng cũng gửi đến tất cả mọi người nữa, kể cả những người tốt lành.
Nhìn lại cuộc đời Đức Giêsu, chúng ta thấy Ngài gặp rắc rối với người tội lỗi thì ít nhưng với người tốt lành thì nhiều hơn. Tại sao vậy? Thưa vì kêu gọi người tội lỗi sám hối thì dễ, vì họ biết mình tội lỗi; còn kêu người tốt lành sám hối thì rất khó, bởi họ không thấy có gì cần sám hối. Cũng như bảo một người bệnh đi bác sĩ thì dễ hơn bảo một người nghĩ rằng mình không có bệnh.
Bởi thế, để đáp lại lời kêu gọi sám hối thì trước hết ta phải thấy không hài lòng với chính mình và kế đó phải mong muốn cho mình được tốt hơn. Phải ý thức có một cái gì đó sai lạc hoặc ít ra là còn thiếu. Cảm nghiệm sám hối bắt đầu với sự nhận biết rằng mình chưa là điều mình phải là.
Tiếp đến, sám hối còn đòi phải có can đảm: can đảm không tự lừa dối mình nữa, và can đảm đối diện với thực tại phũ phàng của bản thân mình. Can đảm chấp nhận tội lỗi của mình và can đảm thay đổi. Sự can đảm nấy rất cần thiết, bởi vì con người thường thích đi trên những đường xưa lối cũ, con người thường đã lún sâu trong những thói quen đã ăn sâu, cho nên thay đổi rất là khó.
Có người cũng thấy một tương lai tốt lành hơn nhưng không thể thay đổi chính mình để đi đến tương lai đó, bởi vì con đường phía trước thì dài và tiến bộ thì rất chậm chạp khó khăn. Đó là lý do tại sao nhiều người thà tiếp tục sống như cũ.
Có người xem sám hối là một việc cực nhọc, tiêu cực và buồn thảm, bởi vì họ nghĩ rằng sám hối chỉ là cảm thấy mình tội lỗi và cố gắng làm việc đền tội. Thực ra sám hối là việc rất tích cực: đành rằng một mặt phải ý thức mình tội lỗi, nhưng mặt khác người sám hối cũng ý thức mình có khả năng làm điều tốt. Như thế, sám hối là có một cái nhìn mới, tiến bước theo một hướng mới, đặt cho đời mình những mục tiêu mới. Nếu hiểu được như thế thì sám hối trở thành một sức mạnh khuyến khích và luôn dẫn chúng ta tới niềm vui. (Viết theo Flor McCarthy)
5. Sống và chia sẻ niềm tin
Đức Tổng Giám mục Helder Camara của Braxin có lần đã chia sẻ kinh nghiệm như sau:
Tôi có người anh lớn hơn tôi 5 tuổi, đã rửa tội từ lúc mới sinh, và từng theo học nhiều năm trong trường dòng. Nhưng lớn lên anh bắt đầu bê trễ, bỏ đọc kinh, bỏ dự lễ, và cuối cùng bỏ… đạo.
Sau khi tôi thụ phong linh mục, anh cùng với tôi sống chung với người chị độc thân. Mỗi lần biết tôi sắp đi giảng tĩnh tâm, anh lại hỏi:
- Hôm nay chú nói về đề tài gì?
Tôi lại có dịp giải thích cho anh những điều mình sắp giảng. Anh chỉ lắng nghe, không bình luận.
Tám năm sau, anh bị mắc căn bệnh hiểm nghèo. Biết mình sắp chết, anh gọi tôi lại và nói:
- Lâu nay tôi để ý quan sát, thấy không có sự cách biệt giữa lời chú giảng và việc chú làm. Vậy xin hỏi chú, tôi có thể dựa vào Đức tin của Chúa để rước lễ không?
Tôi trả lời:
- Em tin là Chúa lòng lành vô cùng sẽ đoái thương anh.
Bấy giờ anh tôi nói trong nỗi xúc động:
- Ngay bây giờ thì chưa được đâu, vì tôi chưa xưng tội.
Tôi định tìm cho anh một linh mục khác nhưng anh đòi xưng tội với tôi. Sau khi rước lễ xong, anh thều thào trong nước mắt.
- Tôi tin, tôi tin, chú ạ. Bây giờ tôi tin không phải dựa vào đức tin của chú, mà tôi thực sự xác tín rằng Chúa yêu thương tôi!
Ít phút sau đó anh đã ra đi trong bình an, thanh thản.
*
Sống và chia sẻ niềm tin, đó là cốt lõi đời sống người tín hữu Kitô. Đó cũng là mối quan tâm hàng đầu của Đức Giêsu khi Người bước vào đời công khai rao giảng: "Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người"(Mc.1,17).
Muốn thu hút tha nhân thì chính mình phải có năng lực hấp dẫn.
Muốn hòa hợp với anh em thì chính mình phải biết chấp nhận mọi người.
Muốn chia sẻ niềm tin thì chính mình phải có niềm tin kiên vững.
Sống và chia sẻ niềm tin, bao giờ cũng đem lại kết quả tốt đẹp. Nhưng kết quả thế nào, nhiều hay ít, vào lúc nào còn do Chúa quyết định. Khi Đức Giêsu bảo Phêrô thả lưới, ông đã thưa: "Lạy Thầy, chúng con vất vả suốt đêm mà chẳng được con cá nào, nhưng vâng lời Thầy, con xin thả lưới" (Lc.5,5). Kết quả thế nào chúng ta đã biết: cũng chiếc lưới đó, cũng ngư phủ đó, nhưng lại kéo lên một mẻ cá bội thu.
Sống và chia sẻ niềm tin, là nhiệm vụ của mỗi người tín hữu Kitô. Nhưng trước tiên phải bắt đầu bằng việc đổi mới tâm hồn, bằng việc "Sám hối và tin vào Tin mừng".
Sống và chia sẻ niềm tin, là đem tin vui đến cho mọi người. Nhưng trước hết tin vui ấy phải là niềm hân hoan đích thực, gây xúc động mãnh liệt trong lòng người đi loan báo.
Romano Guardini đã ví von: "Sống niềm tin nghĩa là đơn phương nhường chỗ cho Đức Kitô tự biểu lộ và lớn lên trong cuộc sống chúng ta".
*
Lạy Chúa, theo Chúa không phải dễ dàng vì Chúa đòi chúng con phải từ bỏ mọi sự, từ bỏ luôn mãi, và từ bỏ chính mình. Nhưng có Chúa cùng đồng hành chúng con vẫn sáng mãi niềm tin. Xin giúp chúng con luôn trung thành theo Chúa cho đến giây phút cuối cuộc đời. Amen.(Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
6. Một câu hỏi bất ngờ
Chuyện này kể về một vị rabbi thánh thiện. Trong tỉnh của ông, những nhà giàu ở một vùng biệt lập nên phải thuê người canh gác ban đêm.
Một đêm kia vị rabbi trên đường về nhà thì gặp một người gác dan đang đi tới đi lui. Vị rabbi hỏi: "Anh đang làm việc cho ai vậy?" Người gác dan không trả lời mà hỏi lại: "Thế ông đang làm cho ai vậy?" Câu hỏi quá bất ngờ, xưa nay vị rabbi chưa hề nghĩ đến. Vì thế ông bối rối đáp "Tôi không làm việc cho ai cả". Nhưng trả lời xong ông còn bối rối thêm. Thế là hai người cứ im lặng đi tới đi lui bên nhau. Một lúc sau, vị Rabbi hỏi người gác dan: "Anh có muốn làm việc cho to không?". Người gác dan cũng đáp lại bằng một câu hỏi: "Nhưng ông mướn tôi để làm gì?" Vị rabbi trả lời: "Để thỉnh thoảng ông lại hỏi tôi câu hồi này: "Ông đang làm việc cho ai vậy?".
Đó cũng là câu chúng ta phải thỉnh thoảng hỏi chính mình: "Tôi đang làm việc cho ai vậy?" (Flor McCarthy)
- Bài đọc II (1 Cr 7,29-31): Mọi giá trị trần gian đều không bền, vậy hãy xử dụng những của cải thế gian với một tấm lòng không dính bén.I. DẪN VÀO THÁNH LỄ
Lời Chúa hôm Chúa nhật vừa qua nói về ơn kêu gọi. Lời Chúa hôm nay tiếp tục đề tài đó. Thật ra không phải chỉ những kẻ đi tu mới được Chúa kêu gọi, mà tất cả mọi tín hữu đều được Chúa kêu gọi, mỗi người một sứ mạng theo đấng bậc của mình.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta ý thức ơn gọi và sứ mạng của mình.
II. GỢI Ý SÁM HỐI
- Lời đầu tiên của Đức Giêsu khi bắt đầu rao giảng là "Hãy sám hối". Chúng ta hãy ý thức thân phận tội lỗi của mình và sám hối quay về với Chúa.
- Đức Giêsu còn kêu gọi chúng ta "Hãy tin vào Tin Mừng". Trên thực tế, chúng ta chưa siêng năng đọc Tin Mừng và sống theo Tin Mừng bao nhiêu.
- Nhiều lần Chúa kêu gọi chúng ta làm việc tông đồ, phục vụ Giáo Hội. Nhưng chúng ta cứ giả điếc làm ngơ.
III. LỜI CHÚA
1. Bài đọc I (Gn 3,1-5.10)
Trong lịch sử, Ninivê là thủ đô của Đế quốc Assyria, kẻ thù đã nhiều lần tấn công dân do thái. Vì vậy, trong đầu óc người do thái, Ninivê luôn là một thành phố xấu xa, tội lỗi và đáng bị trừng phạt.
Chính vì thế, khi Thiên Chúa gọi ngôn sứ Giona đi Ninivê rao giảng sự sám hối để được thứ tha, Giona rất khó chịu. Ông cũng đi nhưng cố tình đi lạc đến một nơi khác. Nhưng làm sao mà con người có thể đánh lừa được Thiên Chúa. Thiên Chúa cho tàu chở Giona bị bão, thuỷ thủ quăng ông xuống biển. Một con cá lớn nuốt ông vào bụng rồi nhả ông lên bờ biển Ninivê. Cuối cùng Giona chỉ còn đành theo lệnh Chúa vào thành rao giảng. Kết quả là dân thành đã ăn năn sám hối và được Chúa thứ tha.
Câu chuyện này đề cập - một cách phản diện - đến ơn gọi và sứ mệnh của kẻ được gọi: Chúa gọi ai không phải để người đó làm theo ý mình, mà làm theo ý Chúa cho dù ý Chúa rất trái ngược với ý riêng mình; người được gọi có thể rất bất xứng, như Giona, nhưng đó là một dụng cụ Chúa dùng, và Chúa biết cách dùng để dụng cụ ấy sinh ra hiệu quả.
2. Đáp ca (Tv 24)
Đây là lời van lơn của người tội lỗi, xin Chúa chỉ đường mở lối cho họ theo. Lời van xin này có thể đặt vào miệng dân thành Ninivê tội lỗi, và dĩ nhiên cũng có thể đặt vào môi miệng của chúng ta.
3. Tin Mừng (Mc 1,14-20)
Bài Tin Mừng ngắn này gồm hai phần:
- Các câu 14-15: Đức Giêsu bắt đầu sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Ngài chọn nơi xuất phát là vùng đất Galilê đa số là lương dân. Nội dung rao giảng chính của Ngài là "Thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần đến. Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng".
- Các câu 16-20: Đức Giêsu kêu gọi 4 môn đệ đầu tiên là hai cặp anh em Simon và Anrê, Giacôbê và Gioan. Những điểm đáng lưu ý là: a/ Ơn gọi phát xuất từ sáng kiến của Đức Giêsu (chính Ngài gọi 4 người ấy chứ không phải họ xin đi theo Ngài); b/ Ngài gọi họ ngay trong môi trường làm việc của họ (bên bờ biển), trong lúc họ đang làm việc bình thường (vá lưới); c/ Đáp lại, người được gọi phải từ bỏ tất cả để theo Ngài.
4. Bài đọc II (1 Cr 7,29-31)
Thánh Phaolô giúp các tín hữu suy nghĩ về giá trị của những thực tại trần thế: hạnh phúc gia đình, những niềm vui nỗi buồn, những của cái vật chất… So với Nước Trời, tất cả những thứ kể trên đều chỉ là những thứ chóng qua chứ không bền vững. Vì thế Thánh nhân kêu gọi: "ai có vợ hãy ăn ở như không có, người than khóc hãy ăn ở như không than khóc, kẻ hân hoan hãy ăn ở như không hân hoan, người mua sắm hãy ăn ở như không có gì".
Thật là những lời rất lạ lùng và khó hiểu. Nhưng đó là chân lý. Và chỉ những ai ý thức được chân lý này mới có thể từ bỏ tất cả để đáp lại tiếng Chúa kêu gọi.
IV. GỢI Ý GIẢNG
1. Tiếng Chúa kêu gọi
Phụng vụ hôm nay có một chủ đề chính, đó là "Tiếng Chúa kêu gọi". Bài Cựu Ước nói về việc Chúa gọi tiên tri Giona đi rao giảng lòng sám hối cho dân Thành Ninivê. Bài Trích thư gởi giáo dân Côrintô nói về sự cấp bách phải đáp lại tiếng Chúa gọi mà hoán cải đời sống. Còn bài Tin Mừng thì nói về việc Chúa gọi 4 Tông đồ đầu tiên là Anrê, Phêrô, Giacôbê và Gioan.
Người thường hiểu "tiếng Chúa kêu gọi" theo nghĩa hẹp, đó là Chúa gọi một người nào đó từ bỏ thế gian đi tu làm việc tông đồ cho Chúa trong cương vị của một Linh mục, hay một Tu sĩ. Hiểu rộng thêm một chút thì "Tiếng Chúa kêu gọi" cũng có thể là ý Chúa có liên quan đến cuộc sống của mình, hoặc là đi tu, hoặc có gia đình. Nhưng hiểu như thế vẫn còn hẹp nghĩa lắm. Không phải là Chúa chỉ gọi chúng ta đi tu hoặc có gia đình, mà tiếng Chúa còn vang lên kêu gọi chúng ta rất nhiều lần trong cuộc đời.
Mặc dù Chúa vô hình nhưng Chúa vẫn nói chuyện với chúng ta bằng nhiều cách thức khác nhau: Thời Cựu Ước Chúa nói với loài người qua trung gian các ngôn sứ. Trong 33 năm Đức Giêsu sống ở trần gian, Chúa trực tiếp nói chuyện với loài người bằng miệng bằng lưỡi, như Chúa đã kêu gọi 4 tông đồ trong bài Tin Mừng hôm nay. Còn ngày nay, Chúa vẫn nói, vẫn gọi chúng ta bằng nhiều cách thức:
. Có khi là trong một lần chúng ta sốt sắng cầu nguyện.
. Có khi trong lúc ta đọc một đoạn Tin Mừng, nghe một bài giảng.
. Và rất nhiều khi Chúa nói với ta qua những biến cố cuộc đời, nhất là những biến cố buồn, như bệnh tật, thất bại, khổ sở, không được vừa ý.
Chúa vẫn còn nói, còn gọi. Nhưng có người thì nghe, có người thì không nghe; có người làm theo, có người bỏ qua.
Và khi chúng ta đã được nghe tiếng Chúa, đã được biết Chúa muốn mình phải làm gì, thì chúng ta hãy lập tức không chần chừ đáp lại và làm theo tiếng Chúa kêu gọi, như gương 4 tông đồ trong bài Tin Mừng hôm nay.
2. Câu chuyện chàng trị trưởng trẻ
Tin tức trên báo chí (theo VietCatholic News ngày 22/9/2000) về chàng thị trưởng đẹp trai của thành phố Ficarra, mới 34 tuổi, đã lặng lẽ từ nhiệm để đi tu, đã gây chấn động toàn nước Ý. Hôm 20/09/2000, Antonio Mancuso đã chính thức đến trình diện tại một dòng tu ở Milan, bắt đầu cuộc đời một tu sĩ. Antonio cho biết anh đã thấy mình có ơn gọi linh mục từ ngày còn là cậu bé giúp lễ, đã suy nghĩ trong bao năm về vấn đề này và trằn trọc rất nhiều sau khi theo dõi các bài thuyết giảng của Đức Thánh Cha trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lần Thứ 15. Antonio bỏ lại sau mình chức vụ thị trưởng, căn nhà do cha anh để lại, một mẹ già, hai anh em, và thành phố Ficarra xinh đẹp với 2.000 cư dân dưới quyền. Quyền thị trưởng Franco Tumeo đã xác nhận quyết định của Antonio với thông tấn xã ANSA. Ông nói: "Quyết định mà thị trưởng chúng ta đã chọn cần phải được hoàn toàn tôn trọng và hy vọng rằng không ai lợi dụng chuyện đó. Chẳng cần phải nói, chúng ta cầu chúc cho Antonio Mancuso những điều tốt đẹp nhất với xác tín rằng quyết định của anh là hoa trái của những suy nghĩ trong nhiều năm qua". Quyết định từ nhiệm của anh sẽ khiến cho thành phố Ficarra phải bầu cử lại sớm hơn, có lẽ vào tháng 6/2001. Tạm thời một ủy ban đặc biệt sẽ thay thế công việc của nguyên thị trưởng. Với bằng chính trị học ưu hạng, Antonio đang là một ngôi sao sáng chói của đảng Dân Chủ Thiên Chúa giáo Ý. Anh đã là thị trưởng trẻ nhất của quốc gia này, lúc mới 27 tuổi, từ 1992 đến cuối tháng 9 vừa qua. Ngày 14/09/2000, một tháng kể từ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lần Thứ 15, sau nhiều đêm không ngủ, Antonio đã từ giã tòa thị trưởng chẳng nói với ai một lời nào. Thư từ nhiệm đã được gởi đến văn phòng 2 ngày sau đó qua đường bưu điện.
3. Chúa cần đến con người
Thiên Chúa là Đấng quyền phép vô cùng, cho nên muốn làm bất cứ điều gì thì Ngài cũng làm được, làm cách dễ dàng, làm cách nhanh gọn, không cần vật liệu và cũng không cần ai giúp đỡ. Việc dựng nên trời đất muôn vật đã chứng mình điều này.
Tuy nhiên, trong việc cứu độ thì Ngài lại cần đến con người: Lịch sử cứu độ thời Cựu Ước bắt đầu bằng việc Thiên Chúa kêu gọi ông Abraham; lịch sử cứu độ thời Tân Ước, như bài Tin Mừng hôm nay tường thuật, bắt đầu bằng việc Chúa kêu gọi 4 môn đệ đầu tiên.
Thánh Augustinô đã suy gẫm và rút ra kết luận: "Khi tạo dựng con, Chúa không cần hỏi ý con. Khi muốn thánh hóa con, Chúa cần con góp sức con".
Công trình tạo dựng của Chúa đã hoàn tất. Nhưng công trình cứu độ vẫn còn phải tiếp tục, vì ngày nay còn rất nhiều người chưa được cứu độ. Như thế, Chúa vẫn còn cần con người. Vì vậy Chúa tiếp tục kêu gọi, và cần có những người đáp lại lời kêu gọi đó để công tác vào công cuộc cứu độ của Chúa.
Công trình cứu độ những người trong nước tôi, trong xóm tôi cũng còn phải tiếp tục. Nếu không có ai đáp lại lời kêu gọi của Chúa thì công trình ấy phải đình trệ.
4. "Hãy sám hối"
Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ bằng lời kêu gọi "Hãy sám hối". Lời này được gửi đến ai? Dĩ nhiên là gửi đến những người tội lỗi trước tiên. Nhưng cũng gửi đến tất cả mọi người nữa, kể cả những người tốt lành.
Nhìn lại cuộc đời Đức Giêsu, chúng ta thấy Ngài gặp rắc rối với người tội lỗi thì ít nhưng với người tốt lành thì nhiều hơn. Tại sao vậy? Thưa vì kêu gọi người tội lỗi sám hối thì dễ, vì họ biết mình tội lỗi; còn kêu người tốt lành sám hối thì rất khó, bởi họ không thấy có gì cần sám hối. Cũng như bảo một người bệnh đi bác sĩ thì dễ hơn bảo một người nghĩ rằng mình không có bệnh.
Bởi thế, để đáp lại lời kêu gọi sám hối thì trước hết ta phải thấy không hài lòng với chính mình và kế đó phải mong muốn cho mình được tốt hơn. Phải ý thức có một cái gì đó sai lạc hoặc ít ra là còn thiếu. Cảm nghiệm sám hối bắt đầu với sự nhận biết rằng mình chưa là điều mình phải là.
Tiếp đến, sám hối còn đòi phải có can đảm: can đảm không tự lừa dối mình nữa, và can đảm đối diện với thực tại phũ phàng của bản thân mình. Can đảm chấp nhận tội lỗi của mình và can đảm thay đổi. Sự can đảm nấy rất cần thiết, bởi vì con người thường thích đi trên những đường xưa lối cũ, con người thường đã lún sâu trong những thói quen đã ăn sâu, cho nên thay đổi rất là khó.
Có người cũng thấy một tương lai tốt lành hơn nhưng không thể thay đổi chính mình để đi đến tương lai đó, bởi vì con đường phía trước thì dài và tiến bộ thì rất chậm chạp khó khăn. Đó là lý do tại sao nhiều người thà tiếp tục sống như cũ.
Có người xem sám hối là một việc cực nhọc, tiêu cực và buồn thảm, bởi vì họ nghĩ rằng sám hối chỉ là cảm thấy mình tội lỗi và cố gắng làm việc đền tội. Thực ra sám hối là việc rất tích cực: đành rằng một mặt phải ý thức mình tội lỗi, nhưng mặt khác người sám hối cũng ý thức mình có khả năng làm điều tốt. Như thế, sám hối là có một cái nhìn mới, tiến bước theo một hướng mới, đặt cho đời mình những mục tiêu mới. Nếu hiểu được như thế thì sám hối trở thành một sức mạnh khuyến khích và luôn dẫn chúng ta tới niềm vui. (Viết theo Flor McCarthy)
5. Sống và chia sẻ niềm tin
Đức Tổng Giám mục Helder Camara của Braxin có lần đã chia sẻ kinh nghiệm như sau:
Tôi có người anh lớn hơn tôi 5 tuổi, đã rửa tội từ lúc mới sinh, và từng theo học nhiều năm trong trường dòng. Nhưng lớn lên anh bắt đầu bê trễ, bỏ đọc kinh, bỏ dự lễ, và cuối cùng bỏ… đạo.
Sau khi tôi thụ phong linh mục, anh cùng với tôi sống chung với người chị độc thân. Mỗi lần biết tôi sắp đi giảng tĩnh tâm, anh lại hỏi:
- Hôm nay chú nói về đề tài gì?
Tôi lại có dịp giải thích cho anh những điều mình sắp giảng. Anh chỉ lắng nghe, không bình luận.
Tám năm sau, anh bị mắc căn bệnh hiểm nghèo. Biết mình sắp chết, anh gọi tôi lại và nói:
- Lâu nay tôi để ý quan sát, thấy không có sự cách biệt giữa lời chú giảng và việc chú làm. Vậy xin hỏi chú, tôi có thể dựa vào Đức tin của Chúa để rước lễ không?
Tôi trả lời:
- Em tin là Chúa lòng lành vô cùng sẽ đoái thương anh.
Bấy giờ anh tôi nói trong nỗi xúc động:
- Ngay bây giờ thì chưa được đâu, vì tôi chưa xưng tội.
Tôi định tìm cho anh một linh mục khác nhưng anh đòi xưng tội với tôi. Sau khi rước lễ xong, anh thều thào trong nước mắt.
- Tôi tin, tôi tin, chú ạ. Bây giờ tôi tin không phải dựa vào đức tin của chú, mà tôi thực sự xác tín rằng Chúa yêu thương tôi!
Ít phút sau đó anh đã ra đi trong bình an, thanh thản.
*
Sống và chia sẻ niềm tin, đó là cốt lõi đời sống người tín hữu Kitô. Đó cũng là mối quan tâm hàng đầu của Đức Giêsu khi Người bước vào đời công khai rao giảng: "Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người"(Mc.1,17).
Muốn thu hút tha nhân thì chính mình phải có năng lực hấp dẫn.
Muốn hòa hợp với anh em thì chính mình phải biết chấp nhận mọi người.
Muốn chia sẻ niềm tin thì chính mình phải có niềm tin kiên vững.
Sống và chia sẻ niềm tin, bao giờ cũng đem lại kết quả tốt đẹp. Nhưng kết quả thế nào, nhiều hay ít, vào lúc nào còn do Chúa quyết định. Khi Đức Giêsu bảo Phêrô thả lưới, ông đã thưa: "Lạy Thầy, chúng con vất vả suốt đêm mà chẳng được con cá nào, nhưng vâng lời Thầy, con xin thả lưới" (Lc.5,5). Kết quả thế nào chúng ta đã biết: cũng chiếc lưới đó, cũng ngư phủ đó, nhưng lại kéo lên một mẻ cá bội thu.
Sống và chia sẻ niềm tin, là nhiệm vụ của mỗi người tín hữu Kitô. Nhưng trước tiên phải bắt đầu bằng việc đổi mới tâm hồn, bằng việc "Sám hối và tin vào Tin mừng".
Sống và chia sẻ niềm tin, là đem tin vui đến cho mọi người. Nhưng trước hết tin vui ấy phải là niềm hân hoan đích thực, gây xúc động mãnh liệt trong lòng người đi loan báo.
Romano Guardini đã ví von: "Sống niềm tin nghĩa là đơn phương nhường chỗ cho Đức Kitô tự biểu lộ và lớn lên trong cuộc sống chúng ta".
*
Lạy Chúa, theo Chúa không phải dễ dàng vì Chúa đòi chúng con phải từ bỏ mọi sự, từ bỏ luôn mãi, và từ bỏ chính mình. Nhưng có Chúa cùng đồng hành chúng con vẫn sáng mãi niềm tin. Xin giúp chúng con luôn trung thành theo Chúa cho đến giây phút cuối cuộc đời. Amen.(Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
6. Một câu hỏi bất ngờ
Chuyện này kể về một vị rabbi thánh thiện. Trong tỉnh của ông, những nhà giàu ở một vùng biệt lập nên phải thuê người canh gác ban đêm.
Một đêm kia vị rabbi trên đường về nhà thì gặp một người gác dan đang đi tới đi lui. Vị rabbi hỏi: "Anh đang làm việc cho ai vậy?" Người gác dan không trả lời mà hỏi lại: "Thế ông đang làm cho ai vậy?" Câu hỏi quá bất ngờ, xưa nay vị rabbi chưa hề nghĩ đến. Vì thế ông bối rối đáp "Tôi không làm việc cho ai cả". Nhưng trả lời xong ông còn bối rối thêm. Thế là hai người cứ im lặng đi tới đi lui bên nhau. Một lúc sau, vị Rabbi hỏi người gác dan: "Anh có muốn làm việc cho to không?". Người gác dan cũng đáp lại bằng một câu hỏi: "Nhưng ông mướn tôi để làm gì?" Vị rabbi trả lời: "Để thỉnh thoảng ông lại hỏi tôi câu hồi này: "Ông đang làm việc cho ai vậy?".
Đó cũng là câu chúng ta phải thỉnh thoảng hỏi chính mình: "Tôi đang làm việc cho ai vậy?" (Flor McCarthy)