Vào thời Chúa Giêsu, dân Do thái vẫn có những hội đường để mỗi ngày sabat, ngày thứ bảy, họ đến đây để nghe lời Chúa và cầu nguyện. Đây không phải là nhà thờ hay đền thờ như chúng ta ngày nay. Họ chỉ có một đền thờ duy nhất tại Giêrusalem để tế lễ Thiên Chúa, là một nơi linh thiêng thánh thiện. Vậy tại sao lại có chuyện buôn bán, đổi chác tiền bạc ở đền thờ, đến nỗi Chúa Giêsu phải nổi giận, xua đuổi?
Trước hết, về việc buôn bán ở đền thờ. Mỗi năm, vào những dịp đại lễ, như lễ Vượt qua, lễ Ngũ Tuần… theo tập tục và thói quen đã trở thành như một luật lệ, bắt buộc các tín hữu khi đến đền thờ dự lễ đều phải dâng vào đền thờ một lễ vật nào đó làm của lễ dâng Thiên Chúa. Người giàu có thì dâng chiên bò, người nghèo thì dâng bánh rượu, dầu hương, chim câu… Nhưng vì gần đền thờ không có chợ, nên các tư tế đã lợi dụng cơ hội để làm ăn: hoặc là chính họ hoặc họ cho phép các con buôn đã nộp thuế cho họ, được buôn bán các thứ lễ vật đó cho những người đến dự lễ. Và đã là chuyện buôn bán thì có người mua kẻ bán, người trả người thách, lại với số đông người, không thể nào không ồn ào, om xòm, lộn xộn… làm cho khu vực đền thờ có vẻ là một chợ phiên hơn là nơi yên tĩnh để cầu nguyện và tế lễ.
Về chuyện đổi chác tiền bạc. Theo luật buộc: mỗi năm mỗi người trưởng phải nộp ½ đồng Xêken, tức là một nửa đồng tiền Do thái. Đây là một thứ thuế nghĩa vụ, ai cũng phải nộp và chỉ được nộp tiền Do thái, chứ không nộp thứ tiền nào khác, mặc dầu thời ấy tiền Rôma và tiền Hy lạp rất thông dụng, vì những thứ tiền ấy in hình vua ngoại đạo, nên cấm lưu hành trong khu vực đền thờ. Vì thế, để có tiền Do thái nộp thuế cho đền thờ, những người đến dự lễ phải đổi tiền. Đó là lý do sinh ra cái nạn đổi tiền và có những quầy đổi tiền trong đền thờ.
Trước sự bất kính đối với đền thờ như thế, Chúa Giêsu đau xót và nổi giận. Ngài xua đuổi họ. Việc này làm cho các tín hữu hài lòng, duy có nhóm tư tế bực mình, hạch hỏi Chúa: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng ta thấy là ông có quyền làm như thế?”. Chúa bảo họ: “Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại”.
Hành động của Chúa Giêsu không chỉ đơn thuần là xua đuổi các con buôn, là đụng chạm đến quyền lực và lợi nhuận của hàng tư tế, nhưng sâu xa hơn, đó là cử chỉ tượng trưng, nhằm phủ nhận một cung cách thờ phượng đã bị làm cho biến chất. Và không những phủ nhận nghi thức phụng tự, Chúa Giêsu còn phủ nhận luôn đền thờ bằng gỗ đá, một đền thờ lộng lẫy, huy hoàng, tráng lệ đã được vua Hêrôđê cả ra lệnh xây dựng từ năm 19 trước công nguyên và mãi đến năm 63 sau công nguyên mới hoàn thành. Sự kiện Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Tin Mừng kể lại hôm nay xảy ra vào năm 28 sau công nguyên. Như vậy đã ròng rã 46 năm trời xây cất vẫn chưa xong.
Khi phủ nhận các nghi thức phụng vụ cũ, phủ nhận cả đền thờ gỗ đá, Chúa Giêsu giới thiệu một đền thờ mới, đền thờ đích thực, đó là thân xác Phục sinh của Ngài, khi Chúa nói: “Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại”, Chúa có ý nói đến thân xác của Ngài. Ngài sẽ bị giết chết, nhưng trong ba ngày Ngài sẽ sống lại.
Chúng ta đang sống trong mùa chay, đoạn Tin Mừng này nhắc nhở chúng ta hai điều: Thứ nhất, mỗi người tín hữu được coi là một đền thờ của Thiên Chúa. Nhưng hiện giờ đền thờ ấy có xứng đáng để Thiên Chúa ngự không hay là một cái chợ trưng bày đủ thứ, nhất là những thứ cấm kỵ: tham vọng, ích kỷ, hận thù, bất trung, ghen ghét, gian dối…? Không nhiều thì ít, có lẽ đền thờ nơi chúng ta còn đang bất xứng, chúng ta cần thanh tẩy, sửa chữa.
Thứ hai, gia đình Kitô hữu cũng được mời gọi trở nên đền thờ của Thiên Chúa. Liệu trong ngôi đền thờ ấy, các thành viên có biết lấy yêu thương, sự khoan dung tha thứ mà đối xử với nhau, hay ngôi đền thờ đã trở thành quán trọ mạnh ai nấy sống? Liệu trong ngôi đền thờ ấy có Thiên Chúa ngự trị hay đang bị đủ thứ ngẫu tượng chi phối, những ngẫu tượng có tên là tiền bạc, tham vọng, ích kỷ, hận thù, gian dối?
Tóm lại, mỗi người chúng ta, mỗi gia đình chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa ngự trị. Nhưng có thể Thiên Chúa đã mất chỗ, nghĩa là tội lỗi, những cái xấu, những cái tiêu cực… đã chiếm chỗ của Chúa. Vì thế, chúng ta phải loại bỏ tất cả những cái đó để trả lại chỗ cho Thiên Chúa bằng sự ăn năn sám hối và cải thiện đời sống.
Xin Chúa cho Mùa chay thánh này là mùa hồng ân cho chúng ta: cho mỗi người chúng ta trở thành một đền thờ xứng đáng, và cho gia đình chúng ta cũng là một đền thờ tốt đẹp để Thiên Chúa ngự trị, chúc lành và ban ơn cho chúng ta.
Trước hết, về việc buôn bán ở đền thờ. Mỗi năm, vào những dịp đại lễ, như lễ Vượt qua, lễ Ngũ Tuần… theo tập tục và thói quen đã trở thành như một luật lệ, bắt buộc các tín hữu khi đến đền thờ dự lễ đều phải dâng vào đền thờ một lễ vật nào đó làm của lễ dâng Thiên Chúa. Người giàu có thì dâng chiên bò, người nghèo thì dâng bánh rượu, dầu hương, chim câu… Nhưng vì gần đền thờ không có chợ, nên các tư tế đã lợi dụng cơ hội để làm ăn: hoặc là chính họ hoặc họ cho phép các con buôn đã nộp thuế cho họ, được buôn bán các thứ lễ vật đó cho những người đến dự lễ. Và đã là chuyện buôn bán thì có người mua kẻ bán, người trả người thách, lại với số đông người, không thể nào không ồn ào, om xòm, lộn xộn… làm cho khu vực đền thờ có vẻ là một chợ phiên hơn là nơi yên tĩnh để cầu nguyện và tế lễ.
Về chuyện đổi chác tiền bạc. Theo luật buộc: mỗi năm mỗi người trưởng phải nộp ½ đồng Xêken, tức là một nửa đồng tiền Do thái. Đây là một thứ thuế nghĩa vụ, ai cũng phải nộp và chỉ được nộp tiền Do thái, chứ không nộp thứ tiền nào khác, mặc dầu thời ấy tiền Rôma và tiền Hy lạp rất thông dụng, vì những thứ tiền ấy in hình vua ngoại đạo, nên cấm lưu hành trong khu vực đền thờ. Vì thế, để có tiền Do thái nộp thuế cho đền thờ, những người đến dự lễ phải đổi tiền. Đó là lý do sinh ra cái nạn đổi tiền và có những quầy đổi tiền trong đền thờ.
Trước sự bất kính đối với đền thờ như thế, Chúa Giêsu đau xót và nổi giận. Ngài xua đuổi họ. Việc này làm cho các tín hữu hài lòng, duy có nhóm tư tế bực mình, hạch hỏi Chúa: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng ta thấy là ông có quyền làm như thế?”. Chúa bảo họ: “Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại”.
Hành động của Chúa Giêsu không chỉ đơn thuần là xua đuổi các con buôn, là đụng chạm đến quyền lực và lợi nhuận của hàng tư tế, nhưng sâu xa hơn, đó là cử chỉ tượng trưng, nhằm phủ nhận một cung cách thờ phượng đã bị làm cho biến chất. Và không những phủ nhận nghi thức phụng tự, Chúa Giêsu còn phủ nhận luôn đền thờ bằng gỗ đá, một đền thờ lộng lẫy, huy hoàng, tráng lệ đã được vua Hêrôđê cả ra lệnh xây dựng từ năm 19 trước công nguyên và mãi đến năm 63 sau công nguyên mới hoàn thành. Sự kiện Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Tin Mừng kể lại hôm nay xảy ra vào năm 28 sau công nguyên. Như vậy đã ròng rã 46 năm trời xây cất vẫn chưa xong.
Khi phủ nhận các nghi thức phụng vụ cũ, phủ nhận cả đền thờ gỗ đá, Chúa Giêsu giới thiệu một đền thờ mới, đền thờ đích thực, đó là thân xác Phục sinh của Ngài, khi Chúa nói: “Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại”, Chúa có ý nói đến thân xác của Ngài. Ngài sẽ bị giết chết, nhưng trong ba ngày Ngài sẽ sống lại.
Chúng ta đang sống trong mùa chay, đoạn Tin Mừng này nhắc nhở chúng ta hai điều: Thứ nhất, mỗi người tín hữu được coi là một đền thờ của Thiên Chúa. Nhưng hiện giờ đền thờ ấy có xứng đáng để Thiên Chúa ngự không hay là một cái chợ trưng bày đủ thứ, nhất là những thứ cấm kỵ: tham vọng, ích kỷ, hận thù, bất trung, ghen ghét, gian dối…? Không nhiều thì ít, có lẽ đền thờ nơi chúng ta còn đang bất xứng, chúng ta cần thanh tẩy, sửa chữa.
Thứ hai, gia đình Kitô hữu cũng được mời gọi trở nên đền thờ của Thiên Chúa. Liệu trong ngôi đền thờ ấy, các thành viên có biết lấy yêu thương, sự khoan dung tha thứ mà đối xử với nhau, hay ngôi đền thờ đã trở thành quán trọ mạnh ai nấy sống? Liệu trong ngôi đền thờ ấy có Thiên Chúa ngự trị hay đang bị đủ thứ ngẫu tượng chi phối, những ngẫu tượng có tên là tiền bạc, tham vọng, ích kỷ, hận thù, gian dối?
Tóm lại, mỗi người chúng ta, mỗi gia đình chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa ngự trị. Nhưng có thể Thiên Chúa đã mất chỗ, nghĩa là tội lỗi, những cái xấu, những cái tiêu cực… đã chiếm chỗ của Chúa. Vì thế, chúng ta phải loại bỏ tất cả những cái đó để trả lại chỗ cho Thiên Chúa bằng sự ăn năn sám hối và cải thiện đời sống.
Xin Chúa cho Mùa chay thánh này là mùa hồng ân cho chúng ta: cho mỗi người chúng ta trở thành một đền thờ xứng đáng, và cho gia đình chúng ta cũng là một đền thờ tốt đẹp để Thiên Chúa ngự trị, chúc lành và ban ơn cho chúng ta.