Mỗi người đều có một lối sống, mỗi người đều có một phong cách khác nhau. Các thánh cũng vậy. Cuộc sống của các thánh luôn có một mẫu số chung: sống giống Ðức Kitô. Thánh Bathôlômêô, tông đồ, Giáo Hội tôn kính hôm nay cũng không nằm ngoài định luật muôn thuở: họa lại hình ảnh thật nhất của Chúa Giêsu Cứu Thế.Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Thánh Bathôlômêô Tông Đồ, truyền thống hiểu Ngài là Nathanael quê quán ở Cana. Tương truyền rằng, sau ngày lễ Ngũ Tuần, cũng như các Tông Đồ khác, Batôlômêô đã đi khắp nơi để giảng đạo. Ngài đã đặt chân đến các miền đất như vùng Tiểu Á, Armênia,Mêsôpôtamia, Persia, Ấn Độ và Ai-cập. Cuối cùng, ngài bị chặt đầu rồi bị đóng đinh thập giá khoảng năm 71.
Trước khi được chính thức kêu gọi, đã có một cuộc gặp gỡ thú vị : Philipphê giới thiệu với Bartôlômêô: - Đấng mà Môsê trong lề luật cùng các tiên tri chép đến, chúng tôi đã gặp rồi, Người là đức Giêsu con ông Giuse người Nazareth (Ga 1, 45). Bathôlômêô đáp lại, với óc khinh miệt của những dân làng lân cận : Từ Nazareth thì có thể xảy ra điều gì tốt được (Ga 1, 46).
Thánh Gioan kể việc Chúa Giêsu kêu gọi các Tông đồ đầu tiên nơi Ga 1, 35, 41 và Tin mừng Ga 1, 45,51. Trong đó Thánh Gioan trình bày Chúa Giêsu là Đấng kêu gọi các Tông đồ. Ngài vẫn còn đó, Ngài kêu gọi các Tông đồ nhưng chủ ý muốn các Tông đồ bước sang đường hướng mới, đó là chứng tá của người được gọi, là thái độ tuyên xưng đức tin vào Chúa từ phía những người được gọi.
Thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng trước các môn đệ của ông, khi Chúa Giêsu đi ngang qua “Đây là chiên Thiên Chúa” và hai người trong nhóm môn đệ rời bỏ Gioan mà đi theo Chúa Giêsu (Ga 1,36). Liền sau đó chúng ta thấy Anrê trở lại gặp Phêrô và làm chứng “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia, rồi ngài đem Phêrô đến gặp Chúa Giêsu” (Ga 1, 40-42). Và rồi nơi Trang Tin mừng ta thấy Philipphê sau khi được Chúa gọi thì ông dẫn Nathanael đến, tức là Tông đồ Bartôlômêô; ông dẫn Nathanael đến gặp Chúa Giêsu sau khi đã làm chứng về Chúa Giêsu.
Có lẽ, ngoài đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 1,45-51) mà chúng ta vừa nghe đọc, không có chỗ nào đề cập đến tiểu sử của vị Tông đồ có cái tên là Nathanael. Trong khi đó, các sách Tin Mừng Nhất Lãm và Công vụ Tông Đồ lại ghi nhận một vị Tông Đồ khác có tên là Batôlômêô là một trong Nhóm Mười Hai, nhưng lại không cho biết thêm gì về ngài, ngoài việc liên kết tên ngài với Philipphê. Từ thế kỷ thứ 16, nhiều học giả đã đồng hóa Nathanael với Batôlômêô. Nếu quả như vậy, thì chúng ta có một vài dữ kiện về vị tông đồ này.
Trước khi trở thành Tông Đồ, Batôlômêô đã có một cuộc gặp gỡ khá thú vị với Đức Giêsu thông qua sự giới thiệu của Philipphê: “Đấng mà sách Luật Môsê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là Đức Giêsu, con ông Giuse, người Nazarét” (Ga 1,45). Thế nhưng xem ra, Batôlômêô không mấy mặn mà với lời giới thiệu này, bởi theo ông thì “Ở Nazarét có cái gì hay đâu” (Ga 1,46).
Ở với Đức Giê-su, các môn đệ nhận được những mặc khải về thần tính của Người. Ông Nathanaen, khi chưa đến xem Đức Giêsu và chỉ biết Đức Giêsu xuất thân từ Nadarét, đã vội chê : “Từ Nadarét làm sao có gì hay được ?” (Ga 1,46). Khi được Đức Giêsu nói rõ về danh tính và nguồn gốc của mình, Batôlômêô bèn thay đổi thái độ. Ông đã nhận ra nguồn gốc thiên sai của Chúa Giêsu nhờ cuộc gặp gỡ với Ngài: “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Israel” (Ga 1,47-49).
Và rồi sau khi gặp Chúa Giêsu, ông nhận ra Người là một ngôn sứ, và còn hơn một ngôn sứ, vì Người đã thấy ông trước khi Philípphê gọi ông, “ông ngồi ở dưới cây vả” (Ga 1,48). Và rồi ông tuyên xưng : “Thầy là Con Thiên Chúa” (Ga 1,49). Và chính Đức Giê-su đã cho tất cả các môn đệ biết : “Các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người” (Ga 1,51). Như vậy Đức Giê-su là trung gian giữa Thiên Chúa và loài người (x. St 28,12). Chính nơi Đức Giê-su, Thiên Chúa sẽ ban cho nhân loại ơn cứu độ.
Sau khi được Đức Giêsu nói rõ về danh tính và nguồn gốc của mình, Batôlômêô bèn thay đổi thái độ. Ông đã nhận ra nguồn gốc thiên sai của Chúa Giêsu nhờ cuộc gặp gỡ với Ngài: “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Israel” (Ga 1, 47-49).
Lời nhận xét của Chúa Giêsu về thánh Batôlômêô mà Tin Mừng hôm nay ghi lại, quả đáng để chúng ta suy nghĩ: “Nơi người này không có gì gian dối” (Ga 1,47).
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà sự thật thà đang mất dần đi chỗ đứng, như người ta vẫn ví von vui với nhau rằng: “Thật thà, thẳng thắn thường thua thiệt. Lọc lừa, lươn lẹo lại lên lương”. Sự gian dối, lừa lọc đang len lỏi vào tất cả mọi ngõ ngách của cuộc sống; thậm chí, sự gian dối thống trị ngay cả những ngành nghề nhạy cảm nhất như Giáo dục và Y tế.
Mới đây không lâu, ta thấy hàng loạt những vụ gian lận, biển thủ nhằm thao túng các ngân hàng tại ViệtNam được phanh phui nhờ sự “nghiêm minh” (trong ngoặc kép) của các nhà chức trách, nhờ đó, thu lại cho Nhà Nước nhiều tỉ đồng. Nhưng hỡi ôi, những gì mà các nhà chức trách làm được đó, chỉ là phần nổi nhỏ bé của tảng băng chìm khổng lồ mà thôi. Rất tiếc rằng, phần đa những người hô hào chống tham nhũng mạnh mẽ nhất, lại là những người tham nhũng nhiều nhất. “Nhà dột từ nóc dột xuống” thì thật là một tai họa. Thế nên, “Thượng mà bất chính” thì “hạ tắc loạn” là điều không mấy khó hiểu.
“Trông người rồi lại nghĩ đến ta”. Để sống trung thực, ngay thẳng, “lòng dạ không có gì gian dối” giữa một xã hội đầy những dối gian và lọc lừa, quả là điều không hề đơn giản. Nhưng như lời Chúa nói: “Nếu các ngươi không ăn ở công chính hơn các kinh sư và biệt phái, các ngươi sẽ chẳng được vào Nước Trời”.
Trước khi được chính thức kêu gọi, đã có một cuộc gặp gỡ thú vị : Philipphê giới thiệu với Bartôlômêô: - Đấng mà Môsê trong lề luật cùng các tiên tri chép đến, chúng tôi đã gặp rồi, Người là đức Giêsu con ông Giuse người Nazareth (Ga 1, 45). Bathôlômêô đáp lại, với óc khinh miệt của những dân làng lân cận : Từ Nazareth thì có thể xảy ra điều gì tốt được (Ga 1, 46).
Thánh Gioan kể việc Chúa Giêsu kêu gọi các Tông đồ đầu tiên nơi Ga 1, 35, 41 và Tin mừng Ga 1, 45,51. Trong đó Thánh Gioan trình bày Chúa Giêsu là Đấng kêu gọi các Tông đồ. Ngài vẫn còn đó, Ngài kêu gọi các Tông đồ nhưng chủ ý muốn các Tông đồ bước sang đường hướng mới, đó là chứng tá của người được gọi, là thái độ tuyên xưng đức tin vào Chúa từ phía những người được gọi.
Thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng trước các môn đệ của ông, khi Chúa Giêsu đi ngang qua “Đây là chiên Thiên Chúa” và hai người trong nhóm môn đệ rời bỏ Gioan mà đi theo Chúa Giêsu (Ga 1,36). Liền sau đó chúng ta thấy Anrê trở lại gặp Phêrô và làm chứng “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia, rồi ngài đem Phêrô đến gặp Chúa Giêsu” (Ga 1, 40-42). Và rồi nơi Trang Tin mừng ta thấy Philipphê sau khi được Chúa gọi thì ông dẫn Nathanael đến, tức là Tông đồ Bartôlômêô; ông dẫn Nathanael đến gặp Chúa Giêsu sau khi đã làm chứng về Chúa Giêsu.
Có lẽ, ngoài đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 1,45-51) mà chúng ta vừa nghe đọc, không có chỗ nào đề cập đến tiểu sử của vị Tông đồ có cái tên là Nathanael. Trong khi đó, các sách Tin Mừng Nhất Lãm và Công vụ Tông Đồ lại ghi nhận một vị Tông Đồ khác có tên là Batôlômêô là một trong Nhóm Mười Hai, nhưng lại không cho biết thêm gì về ngài, ngoài việc liên kết tên ngài với Philipphê. Từ thế kỷ thứ 16, nhiều học giả đã đồng hóa Nathanael với Batôlômêô. Nếu quả như vậy, thì chúng ta có một vài dữ kiện về vị tông đồ này.
Trước khi trở thành Tông Đồ, Batôlômêô đã có một cuộc gặp gỡ khá thú vị với Đức Giêsu thông qua sự giới thiệu của Philipphê: “Đấng mà sách Luật Môsê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là Đức Giêsu, con ông Giuse, người Nazarét” (Ga 1,45). Thế nhưng xem ra, Batôlômêô không mấy mặn mà với lời giới thiệu này, bởi theo ông thì “Ở Nazarét có cái gì hay đâu” (Ga 1,46).
Ở với Đức Giê-su, các môn đệ nhận được những mặc khải về thần tính của Người. Ông Nathanaen, khi chưa đến xem Đức Giêsu và chỉ biết Đức Giêsu xuất thân từ Nadarét, đã vội chê : “Từ Nadarét làm sao có gì hay được ?” (Ga 1,46). Khi được Đức Giêsu nói rõ về danh tính và nguồn gốc của mình, Batôlômêô bèn thay đổi thái độ. Ông đã nhận ra nguồn gốc thiên sai của Chúa Giêsu nhờ cuộc gặp gỡ với Ngài: “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Israel” (Ga 1,47-49).
Và rồi sau khi gặp Chúa Giêsu, ông nhận ra Người là một ngôn sứ, và còn hơn một ngôn sứ, vì Người đã thấy ông trước khi Philípphê gọi ông, “ông ngồi ở dưới cây vả” (Ga 1,48). Và rồi ông tuyên xưng : “Thầy là Con Thiên Chúa” (Ga 1,49). Và chính Đức Giê-su đã cho tất cả các môn đệ biết : “Các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người” (Ga 1,51). Như vậy Đức Giê-su là trung gian giữa Thiên Chúa và loài người (x. St 28,12). Chính nơi Đức Giê-su, Thiên Chúa sẽ ban cho nhân loại ơn cứu độ.
Sau khi được Đức Giêsu nói rõ về danh tính và nguồn gốc của mình, Batôlômêô bèn thay đổi thái độ. Ông đã nhận ra nguồn gốc thiên sai của Chúa Giêsu nhờ cuộc gặp gỡ với Ngài: “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Israel” (Ga 1, 47-49).
Lời nhận xét của Chúa Giêsu về thánh Batôlômêô mà Tin Mừng hôm nay ghi lại, quả đáng để chúng ta suy nghĩ: “Nơi người này không có gì gian dối” (Ga 1,47).
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà sự thật thà đang mất dần đi chỗ đứng, như người ta vẫn ví von vui với nhau rằng: “Thật thà, thẳng thắn thường thua thiệt. Lọc lừa, lươn lẹo lại lên lương”. Sự gian dối, lừa lọc đang len lỏi vào tất cả mọi ngõ ngách của cuộc sống; thậm chí, sự gian dối thống trị ngay cả những ngành nghề nhạy cảm nhất như Giáo dục và Y tế.
Mới đây không lâu, ta thấy hàng loạt những vụ gian lận, biển thủ nhằm thao túng các ngân hàng tại ViệtNam được phanh phui nhờ sự “nghiêm minh” (trong ngoặc kép) của các nhà chức trách, nhờ đó, thu lại cho Nhà Nước nhiều tỉ đồng. Nhưng hỡi ôi, những gì mà các nhà chức trách làm được đó, chỉ là phần nổi nhỏ bé của tảng băng chìm khổng lồ mà thôi. Rất tiếc rằng, phần đa những người hô hào chống tham nhũng mạnh mẽ nhất, lại là những người tham nhũng nhiều nhất. “Nhà dột từ nóc dột xuống” thì thật là một tai họa. Thế nên, “Thượng mà bất chính” thì “hạ tắc loạn” là điều không mấy khó hiểu.
“Trông người rồi lại nghĩ đến ta”. Để sống trung thực, ngay thẳng, “lòng dạ không có gì gian dối” giữa một xã hội đầy những dối gian và lọc lừa, quả là điều không hề đơn giản. Nhưng như lời Chúa nói: “Nếu các ngươi không ăn ở công chính hơn các kinh sư và biệt phái, các ngươi sẽ chẳng được vào Nước Trời”.
Xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta được xác tín Đức tin, được gặp Chúa và làm chứng cho Chúa giữa những anh em xung quanh. Đặc biệt, xin cho ta sống công chính ngay thẳng trước mặt Chúa và anh chị em đồng loại.
Huệ Minh
Huệ Minh