Thiên Chúa thật kỳ diệu trong việc tạo dựng con người: mỗi người là một cá biệt, không ai giống ai, không một người nào giống người nào, xét trên mọi phương diện. Đặc biệt hơn nữa, về điều kiện và hoàn cảnh sinh sống, mỗi người có một vị trí riêng của mình và không giống với bất cứ ai. Đây là nhận xét căn bản sẽ giúp chúng ta dễ ý thức về một thái độ sống là điểm chính của đoạn Tin Mừng Chúa Giêsu dạy: Hãy sống khiêm nhường.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhìn lên mình chẳng bằng ai. Nhìn xuống lại chẳng thấy ai bằng mình”. Sự “Nhìn lên, nhìn xuống” đó không phải chỉ so sánh giữa mình và người khác trong phạm vi của cải, tài năng… mà còn có thể áp dụng rất bao quát và toàn diện cho con người với tất cả những thứ con người “là” và con người “có”. Thật vậy, những thứ tôi “là” và tôi “có” không bằng ai hay giống ai hết, và cũng chẳng ai bằng tôi hay giống tôi cả. Biết chân nhận cái tôi cũng như biết về người khác, tôn trọng sự khác biệt và giữ đúng tương quan, liên hệ giữa mình và mọi người, suy nghĩ và cư xử đúng chính là thái độ sống khiêm nhường đúng nghĩa nhất.
Ngược lại, không nhận thức được những điều trên, tức không nhận chân được thực tế, không nhìn ra chỗ đứng của mình, con người dễ rơi vào cách suy nghĩ và sống ở hai thái cực: hoặc băn khoăn bực bội, tự ti hoặc vênh vang tự đắc, vì tự xếp loại mình vào hai trạng thái: “Mình chẳng bằng ai” hay “Không ai bằng mình”. Vì thế, khiêm nhường tất nhiên trái ngược với tự tôn tự đắc tự cao tự đại; nhưng cũng không phải là tự ti mặc cảm, luôn bị ám ảnh thua kém, khiến sinh ra nhu nhược, nhút nhát, luôn cắn răng chịu đựng, không dám có ý kiến, dễ bị khuất phục trước đe dọa dù là phi lý. Không dám có thái độ bênh vực sự thật thì không còn là khiêm nhường nữa mà là nhu nhược, hèn nhát. Người khiêm nhường cộng thêm sự khéo léo, tế nhị sẽ biết kiên nhẫn, nhường nhịn vừa phải, đúng lúc, biết tùy cơ ứng biến, đối chất để thuyết phục, giảng hòa.
Trái lại, người kiêu ngạo tự cho mình là “trung tâm vũ trụ”, lên mặt vênh váo và coi thường mọi người, biểu lộ qua hai thái độ “vơ vào”hoặc “tránh né”. Chẳng hạn: khi thấy những ai khác được vinh dự, may mắn thì tự hỏi: “Tại sao không phải là tôi mà lại người kia người nọ?”; “tại sao không hỏi ý kiến tôi mà lại hỏi người ấy?”. Ngược lại, khi gặp điều không may hoặc bị trách cứ, dù là chính mình gây lầm lỗi, thì người kiêu ngạo lại tránh né, đổ thừa: “Tại sao không trách người khác mà lại trách tôi?”. Hai trường hợp trên đây đã diễn tả được hết cái gian manh, xảo trá, lừa lọc đi đôi với lòng kiêu ngạo, tự cho mình là tất cả, không chấp nhận tương quan nào ở trên mình. Trái lại, lòng khiêm nhường là chấp nhận sự thật, chấp nhận tương quan trên dưới mà sống cho hài hòa, tốt đẹp. Vì biết rõ vị trí, biết nhận cái hay cái dở của mình, đồng thời tôn trọng những phạm vi của người khác, người khiêm nhường sẽ tự chủ được những công việc, hoạt động của mình mà không va chạm, xúc phạm đến người khác. Tóm lại, dù chúng ta là ai, ở cương vị nào, chúng ta cũng đừng bao giờ vênh vang tự đắc cũng đừng tự ti mặc cảm. Chúng ta hãy sống khiêm nhường thật sự để tương quan cư xử, giao tiếp luôn được hài hòa, tốt đẹp với mọi người, và như thế cũng đẹp lòng Chúa, vì Chúa chỉ chúc lành và ban ơn cho người khiêm nhường.
Ai dám bảo đảm là mình luôn luôn có sẵn một thái độ từ tốn, khiêm nhường trước mặt Chúa và trước mặt anh em? Đó đây trong ngõ ngách tâm tư, một lúc nào đó, cái tư tưởng kiêu căng, tự phụ, tự cao, tự đại có thể xuất đầu lộ diện và chi phối suy nghĩ, hành động của chúng ta. Vì thế, chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác và cố gắng tập luyện khiêm nhường luôn mãi.
Chúng ta hãy luôn tự nhủ: con người từ hư vô, từ tro bụi và sẽ trở về tro bụi, mình có chút tài năng gì thì cũng do Chúa ban. So sánh với người khác, mình có hơn cũng chẳng hơn bao nhiêu, hoặc hơn về điểm này nhưng lại kém ở điểm khác. Có tập luyện được chút khả năng tài khéo gì, có học hỏi được gì cũng do ơn Chúa trợ giúp và chắc chắn còn muôn vàn điều không biết. Con người ta bị giới hạn tứ phía: tâm linh, trí tuệ, thể xác… cần cố gắng thêm mãi.
Càng biết Chúa, biết mình, biết người, biết đời rõ bao nhiêu càng bớt tự phụ kiêu căng bấy nhiêu. Do đó, chúng ta có thể nói: càng giỏi, càng có nhiều càng phải khiêm nhường, chỉ có những ai dốt nát, dại dột mới cậy mình, khoe mình và kiêu ngạo.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhìn lên mình chẳng bằng ai. Nhìn xuống lại chẳng thấy ai bằng mình”. Sự “Nhìn lên, nhìn xuống” đó không phải chỉ so sánh giữa mình và người khác trong phạm vi của cải, tài năng… mà còn có thể áp dụng rất bao quát và toàn diện cho con người với tất cả những thứ con người “là” và con người “có”. Thật vậy, những thứ tôi “là” và tôi “có” không bằng ai hay giống ai hết, và cũng chẳng ai bằng tôi hay giống tôi cả. Biết chân nhận cái tôi cũng như biết về người khác, tôn trọng sự khác biệt và giữ đúng tương quan, liên hệ giữa mình và mọi người, suy nghĩ và cư xử đúng chính là thái độ sống khiêm nhường đúng nghĩa nhất.
Ngược lại, không nhận thức được những điều trên, tức không nhận chân được thực tế, không nhìn ra chỗ đứng của mình, con người dễ rơi vào cách suy nghĩ và sống ở hai thái cực: hoặc băn khoăn bực bội, tự ti hoặc vênh vang tự đắc, vì tự xếp loại mình vào hai trạng thái: “Mình chẳng bằng ai” hay “Không ai bằng mình”. Vì thế, khiêm nhường tất nhiên trái ngược với tự tôn tự đắc tự cao tự đại; nhưng cũng không phải là tự ti mặc cảm, luôn bị ám ảnh thua kém, khiến sinh ra nhu nhược, nhút nhát, luôn cắn răng chịu đựng, không dám có ý kiến, dễ bị khuất phục trước đe dọa dù là phi lý. Không dám có thái độ bênh vực sự thật thì không còn là khiêm nhường nữa mà là nhu nhược, hèn nhát. Người khiêm nhường cộng thêm sự khéo léo, tế nhị sẽ biết kiên nhẫn, nhường nhịn vừa phải, đúng lúc, biết tùy cơ ứng biến, đối chất để thuyết phục, giảng hòa.
Trái lại, người kiêu ngạo tự cho mình là “trung tâm vũ trụ”, lên mặt vênh váo và coi thường mọi người, biểu lộ qua hai thái độ “vơ vào”hoặc “tránh né”. Chẳng hạn: khi thấy những ai khác được vinh dự, may mắn thì tự hỏi: “Tại sao không phải là tôi mà lại người kia người nọ?”; “tại sao không hỏi ý kiến tôi mà lại hỏi người ấy?”. Ngược lại, khi gặp điều không may hoặc bị trách cứ, dù là chính mình gây lầm lỗi, thì người kiêu ngạo lại tránh né, đổ thừa: “Tại sao không trách người khác mà lại trách tôi?”. Hai trường hợp trên đây đã diễn tả được hết cái gian manh, xảo trá, lừa lọc đi đôi với lòng kiêu ngạo, tự cho mình là tất cả, không chấp nhận tương quan nào ở trên mình. Trái lại, lòng khiêm nhường là chấp nhận sự thật, chấp nhận tương quan trên dưới mà sống cho hài hòa, tốt đẹp. Vì biết rõ vị trí, biết nhận cái hay cái dở của mình, đồng thời tôn trọng những phạm vi của người khác, người khiêm nhường sẽ tự chủ được những công việc, hoạt động của mình mà không va chạm, xúc phạm đến người khác. Tóm lại, dù chúng ta là ai, ở cương vị nào, chúng ta cũng đừng bao giờ vênh vang tự đắc cũng đừng tự ti mặc cảm. Chúng ta hãy sống khiêm nhường thật sự để tương quan cư xử, giao tiếp luôn được hài hòa, tốt đẹp với mọi người, và như thế cũng đẹp lòng Chúa, vì Chúa chỉ chúc lành và ban ơn cho người khiêm nhường.
Ai dám bảo đảm là mình luôn luôn có sẵn một thái độ từ tốn, khiêm nhường trước mặt Chúa và trước mặt anh em? Đó đây trong ngõ ngách tâm tư, một lúc nào đó, cái tư tưởng kiêu căng, tự phụ, tự cao, tự đại có thể xuất đầu lộ diện và chi phối suy nghĩ, hành động của chúng ta. Vì thế, chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác và cố gắng tập luyện khiêm nhường luôn mãi.
Chúng ta hãy luôn tự nhủ: con người từ hư vô, từ tro bụi và sẽ trở về tro bụi, mình có chút tài năng gì thì cũng do Chúa ban. So sánh với người khác, mình có hơn cũng chẳng hơn bao nhiêu, hoặc hơn về điểm này nhưng lại kém ở điểm khác. Có tập luyện được chút khả năng tài khéo gì, có học hỏi được gì cũng do ơn Chúa trợ giúp và chắc chắn còn muôn vàn điều không biết. Con người ta bị giới hạn tứ phía: tâm linh, trí tuệ, thể xác… cần cố gắng thêm mãi.
Càng biết Chúa, biết mình, biết người, biết đời rõ bao nhiêu càng bớt tự phụ kiêu căng bấy nhiêu. Do đó, chúng ta có thể nói: càng giỏi, càng có nhiều càng phải khiêm nhường, chỉ có những ai dốt nát, dại dột mới cậy mình, khoe mình và kiêu ngạo.