THỨ HAI
Mời Bạn: Trong gia đình, cộng đoàn của bạn còn điều gì có thể làm cớ vấp phạm cho những “người bé nhỏ của Chúa” không? Những sách báo, hình ảnh, phim, nhạc khiêu dâm bạo lực? Những cách ăn nói, cư xử, cung cách làm ăn theo lối hưởng thụ vật chất, thiếu tôn trọng, thiếu công bằng, thiếu bác ái? Mời bạn “thanh lý” những thứ đó khỏi gia đình, cộng đoàn của mình.
Sống Lời Chúa: Thảo luận về những lối sống gây gương xấu cho con em trong gia đình và đưa ra một ứng xử tích cực theo tinh thần đức tin.
Cầu nguyện: Dâng một lời nguyện cầu cho gia đình.cộng đoàn của mình, hoặc đọc kinh Gia Đình.
THỨ BA
Suy niệm: Ngay từ ban đầu khi theo Chúa, các tông đồ vốn đã có nhiều tham vọng. Mẹ của các ông Gia-cô-bê và Gio-an đã đến xin Đức Giê-su cho các con mình có quyền cao chức trọng trong Nước của Ngài. Lời thỉnh cầu của họ rất “đúng qui trình”. Nhưng, Chúa Giê-su nhắc nhở những ai theo Ngài hãy nhớ rằng mình chỉ là tôi tớ của Thiên Chúa. Mà bổn phận của tôi tớ là làm theo ý của chủ mình. Vì thế, Chúa Giê-su nhắc đi nhắc lại nhiều lần hãy nghe và giữ lời Chúa. Để được như thế, Ki-tô hữu cần có lòng khiêm tốn và đức vâng phục Thiên Chúa. Thứ đến, chúng ta cần nhận thức rằng, những việc phục vụ chúng ta làm là việc bổn phận của chúng ta, chứ không phải chúng ta làm ơn cho Chúa. Thiên Chúa không hề mắc nợ chúng ta. Đúng ra, những việc phục vụ của chúng ta là những việc đáp đền ơn Chúa như thánh Phao-lô nêu ra: “Bạn có là gì mà không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?” (1Cr 4,7). Vì vậy, còn gì đúng đắn hơn mỗi khi thi hành lời Chúa ta nói với Chúa: “con đã chỉ làm những bổn phận đấy thôi”.
Mời Bạn xét lại tâm trạng của mình sau mỗi lần phục vụ Chúa và Giáo Hội: kiêu hãnh như một người làm ơn hay khiêm tốn và vui mừng như một người chu toàn ý muốn của Chúa?
Sống Lời Chúa: Tìm dịp để thưa với Chúa nhiều lần trong ngày: “Lạy Chúa, con đã chỉ làm bổn phận đấy thôi”.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, con chỉ là đầy tớ vô dụng, con đã chỉ làm những bổn phận đấy thôi.
THỨ TƯ
Cung Hiến Đền Thờ La-tê-ra-nô
Suy niệm: Tại sao Chúa Giê-su giận dữ khi vào Đền Thờ? Chúng ta biết trong những ngày lễ, khách hành hương tuôn về Giê-ru-sa-lem rất đông, không chỉ những người Do Thái ở quê nhà mà còn ở khắp nơi trên thế giới (x. Cv 2,5-12). Trong dịp này, họ phải mua chiên, bò dùng vào việc tế lễ. Còn dâng cúng thì không được dùng tiền Rô-ma mà phải dùng một thứ tiền riêng trong đền thờ: thế nên phải có bàn đổi tiền. Ở đây Chúa Giê-su không nói đến những mặt tối thường gặp trong chốn làm ăn như buôn gian bán lận, chặt chém khách hành hương hay việc phân lô, chia sạp buôn bán ưu tiên cho những người thân quen hoặc chạy chỗ với các tư tế. Điều trước tiên làm Chúa Giê-su đã phải cực lòng là nhìn thấy nơi thánh thiêng đang trở thành nơi xô bồ tục lụy, nhà cầu nguyện bị biến thành chốn chợ búa. Hành động đánh đuổi những người buôn bán trong đền thờ báo trước cuộc thanh tẩy bằng chính Máu của Ngài để khôi phục ý thức về sự linh thánh và xây dựng Đền Thờ mới là chính Thân Thể của Ngài và ở nơi cung lòng mỗi người.
Mời Bạn: Bạn có ý thức nhà thờ là nơi thánh không? Trang phục của bạn thế nào khi đến nhà thờ? Thái độ của bạn trong nhà thờ thế nào?
Sống Lời Chúa: Chọn trang phục lịch sự, đoan trang khi dự thánh lễ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho con hiểu ý muốn của Chúa khi hành động quyết liệt tại Đền Thờ để con chuẩn bị xứng đáng khi đến gặp Chúa ở nơi thánh này.
BÀI HỌC GIÁO DỤC
“Khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã! Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã.” (Lc 17,1-2)Suy niệm: Càng ngày bạo lực và tội phạm càng trẻ hoá. Bên Mỹ, liên tiếp xảy ra những vụ học sinh xả súng sát hại nhiều bạn học. Tại Việt Nam, học sinh, có cả nữ sinh, đánh nhau thô bạo rồi ghi hình tung lên mạng xã hội; có những học sinh lớp 9, thậm chí mới lớp 7, trở thành kẻ sát nhân chỉ vì bị la mắng hoặc để kiếm tiền chơi game. Khỏi nói ai cũng biết đó là do ảnh hưởng của những phim ảnh, trò chơi bạo lực đầy dẫy trên mạng internet, của cuộc sống buông thả hưởng thụ vật chất, tự do quá trớn. Không ít thì nhiều những người có trách nhiệm trong việc giáo dục, có nghĩa là tất cả mọi người trưởng thành, là toàn thể xã hội. Nói thế không có ý lên án bất cứ ai, nhưng chỉ muốn gióng lên một tiếng chuông cảnh báo trước khi mọi sự trở thành quá muộn: “Khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã! Thà buộc cối đá vào cổ nó mà xô xuống biển…”Mời Bạn: Trong gia đình, cộng đoàn của bạn còn điều gì có thể làm cớ vấp phạm cho những “người bé nhỏ của Chúa” không? Những sách báo, hình ảnh, phim, nhạc khiêu dâm bạo lực? Những cách ăn nói, cư xử, cung cách làm ăn theo lối hưởng thụ vật chất, thiếu tôn trọng, thiếu công bằng, thiếu bác ái? Mời bạn “thanh lý” những thứ đó khỏi gia đình, cộng đoàn của mình.
Sống Lời Chúa: Thảo luận về những lối sống gây gương xấu cho con em trong gia đình và đưa ra một ứng xử tích cực theo tinh thần đức tin.
Cầu nguyện: Dâng một lời nguyện cầu cho gia đình.cộng đoàn của mình, hoặc đọc kinh Gia Đình.
THỨ BA
BỔN PHẬN ĐẤY THÔI!
"Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm những bổn phận đấy thôi.”(Lc 17,10)Suy niệm: Ngay từ ban đầu khi theo Chúa, các tông đồ vốn đã có nhiều tham vọng. Mẹ của các ông Gia-cô-bê và Gio-an đã đến xin Đức Giê-su cho các con mình có quyền cao chức trọng trong Nước của Ngài. Lời thỉnh cầu của họ rất “đúng qui trình”. Nhưng, Chúa Giê-su nhắc nhở những ai theo Ngài hãy nhớ rằng mình chỉ là tôi tớ của Thiên Chúa. Mà bổn phận của tôi tớ là làm theo ý của chủ mình. Vì thế, Chúa Giê-su nhắc đi nhắc lại nhiều lần hãy nghe và giữ lời Chúa. Để được như thế, Ki-tô hữu cần có lòng khiêm tốn và đức vâng phục Thiên Chúa. Thứ đến, chúng ta cần nhận thức rằng, những việc phục vụ chúng ta làm là việc bổn phận của chúng ta, chứ không phải chúng ta làm ơn cho Chúa. Thiên Chúa không hề mắc nợ chúng ta. Đúng ra, những việc phục vụ của chúng ta là những việc đáp đền ơn Chúa như thánh Phao-lô nêu ra: “Bạn có là gì mà không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?” (1Cr 4,7). Vì vậy, còn gì đúng đắn hơn mỗi khi thi hành lời Chúa ta nói với Chúa: “con đã chỉ làm những bổn phận đấy thôi”.
Mời Bạn xét lại tâm trạng của mình sau mỗi lần phục vụ Chúa và Giáo Hội: kiêu hãnh như một người làm ơn hay khiêm tốn và vui mừng như một người chu toàn ý muốn của Chúa?
Sống Lời Chúa: Tìm dịp để thưa với Chúa nhiều lần trong ngày: “Lạy Chúa, con đã chỉ làm bổn phận đấy thôi”.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, con chỉ là đầy tớ vô dụng, con đã chỉ làm những bổn phận đấy thôi.
THỨ TƯ
Cung Hiến Đền Thờ La-tê-ra-nô
KÍNH TRỌNG NƠI LINH THÁNH
Thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền, Chúa Giê-su liền lấy dây làm roi mà xua đổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ. (Ga 2,14-15)Suy niệm: Tại sao Chúa Giê-su giận dữ khi vào Đền Thờ? Chúng ta biết trong những ngày lễ, khách hành hương tuôn về Giê-ru-sa-lem rất đông, không chỉ những người Do Thái ở quê nhà mà còn ở khắp nơi trên thế giới (x. Cv 2,5-12). Trong dịp này, họ phải mua chiên, bò dùng vào việc tế lễ. Còn dâng cúng thì không được dùng tiền Rô-ma mà phải dùng một thứ tiền riêng trong đền thờ: thế nên phải có bàn đổi tiền. Ở đây Chúa Giê-su không nói đến những mặt tối thường gặp trong chốn làm ăn như buôn gian bán lận, chặt chém khách hành hương hay việc phân lô, chia sạp buôn bán ưu tiên cho những người thân quen hoặc chạy chỗ với các tư tế. Điều trước tiên làm Chúa Giê-su đã phải cực lòng là nhìn thấy nơi thánh thiêng đang trở thành nơi xô bồ tục lụy, nhà cầu nguyện bị biến thành chốn chợ búa. Hành động đánh đuổi những người buôn bán trong đền thờ báo trước cuộc thanh tẩy bằng chính Máu của Ngài để khôi phục ý thức về sự linh thánh và xây dựng Đền Thờ mới là chính Thân Thể của Ngài và ở nơi cung lòng mỗi người.
Mời Bạn: Bạn có ý thức nhà thờ là nơi thánh không? Trang phục của bạn thế nào khi đến nhà thờ? Thái độ của bạn trong nhà thờ thế nào?
Sống Lời Chúa: Chọn trang phục lịch sự, đoan trang khi dự thánh lễ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho con hiểu ý muốn của Chúa khi hành động quyết liệt tại Đền Thờ để con chuẩn bị xứng đáng khi đến gặp Chúa ở nơi thánh này.
THỨ NĂM
Thánh Lê-ô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ HT
Suy niệm: Sai lầm của đám đông hôm ấy không chỉ là muốn biết bao giờ Nước Thiên Chúa đến mà họ còn đòi hỏi nước ấy phải có thể chứng nghiệm được như một thực thể mà họ nhìn thấy được. Chúa Giê-su nói cho họ biết rằng Nước Thiên Chúa không phải là một khái niệm trừu tượng, cũng không phải là một vật thể họ có thể nắm được trong tay, nhưng là chính con người Đức Giê-su Na-da-rét, hình ảnh Thiên Chúa vô hình. Muốn thấy Nước Thiên Chúa thì đến với Chúa Giê-su. Nhiều lần họ tiếp xúc với Chúa Giê-su, và được chứng kiến những phép lạ Ngài thực hiện, nhưng họ vẫn không nhận ra Đấng Chúa Cha sai đến và cũng không nhận ra Nước Thiên Chúa đang hiện diện nơi con người của Đức Giê-su. Vì thế, Chúa nhắn nhủ: “Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ông,” nhờ đó họ có thể hướng về Chúa Giê-su và Nước Trời đích thực.
Mời Bạn: Đâu chỉ người Do Thái ngày xưa, có thể hôm nay chúng ta đang tìm một chúa nào khác trong khi Chúa Giê-su đang hiện diện giữa chúng ta trong Bí tích Thánh Thể và các bí tích, trong Giáo Hội. Chúa nói Ngài đang ở giữa chúng ta đó bạn.
Sống Lời Chúa: Viếng nhà thờ hoặc chầu Mình Thánh Chúa và xin cho mọi tín hữu tiếp tục sống lòng thương xót sau năm thánh này.
Cầu nguyện: Xin Chúa cho con nhận ra lòng Chúa xót thương con khi hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Xin cho con nhận ra Nước Thiên Chúa đang ở giữa thế giới này trong Chúa Giê-su.
THỨ SÁU
Thánh Mác-ti-nô, giám mục
Suy niệm: Hầu như dân tộc nào cũng có những truyền thuyết về ngày cùng tận của thế giới này; và những câu chuyện ấy được kể lại cho nhau trong sự lo lắng không biết khi nào thì “ngày ấy” sẽ xảy đến. Trong mạc khải Thánh Kinh, “ngày ấy” cũng là ngày “Triều đại Thiên Chúa đến.” Chúa Giê-su cho biết “ngày ấy” là một thời điểm kép: Trước hết, “Triều đại Thiên Chúa” đã đến rồi và ‘đang ở giữa các ông” (Lc 17,21). Thế nhưng, ngày mà triều đại đó sẽ hoàn tất, tức là ngày Ngài quang lâm, thì vẫn luôn là một bất ngờ, sẽ đến “như một tia chớp chói loà chiếu sáng từ phương trời này đến phương trời kia”. Để sẵn sàng cho sự bất ngờ đó, Chúa dạy chúng ta học kinh nghiệm nơi câu chuyện Lụt Hồng Thuỷ và sự huỷ diệt của thành Xơ-đôm. Mọi người, mọi chuyện vẫn diễn tiến và sinh hoạt bình thường cho đến khi ngày ấy bất ngờ xảy ra và mọi người không kịp xoay sở, không kịp trở tay.
Mời Bạn: Chuyện hôm nay cũng vậy, “ngày ấy” của mỗi người chúng ta vẫn là một bí ẩn bất ngờ mà ai nấy đều phải chuẩn bị sẵn sàng. Điều chắc chắn sẽ xảy đến trong “ngày ấy” là Chúa sẽ phán xét dựa trên cuộc sống này của chúng ta. Người lành được vào hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Chúa; kẻ dữ phải “ném ra ngoài” chịu phạt muôn đời.
Sống Lời Chúa: Mỗi tối, trước khi ngủ, bạn chuẩn bị cho ngày cùng tận của đời mình bằng việc sám hối tội lỗi và phó dâng hồn xác mình cho Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin dạy chúng con biết tỉnh thức và cầu nguyện luôn để biết sẵn sàng đón chờ ngày Chúa đến với mỗi người chúng con.
THỨ BẢY
Thánh Giô-sa-phát, giám mục, tử đạo
Suy niệm: Có lẽ Chúa Giê-su biết con người “ngại làm phiền Chúa” nên “lười” cầu nguyện chăng? Chẳng vậy mà Ngài không ngừng nhắc nhở chúng ta về việc này. Lúc thì Ngài quả quyết “Hãy xin thì sẽ được”, lúc thì chính Ngài cầu nguyện làm gương cho chúng ta. Hôm nay, Chúa “đánh” vào óc lý luận của chúng ta bằng câu chuyện một bà goá ‘lì đòn’. Chỉ với vũ khí của kẻ bé mọn là “lòng kiên nhẫn”, bà goá này đã lay chuyển được ông quan toà bất chính “coi trời bằng vung”. Vậy “chẳng lẽ…” Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương, lại không lắng nghe những ai cầu nguyện với lòng tín thác nơi Ngài? Vâng, kiên trì cầu nguyện có thể làm thay đổi được cả ý định của Thiên Chúa đấy, bạn ạ!
Mời Bạn: Bạn có biết các thánh nói gì về cầu nguyện không? Cầu nguyện! Cầu nguyện! Vâng, cầu nguyện như hơi thở, cầu nguyện là ánh mắt đơn sơ hướng nhìn lên Chúa, là tiếng kêu của lòng biết ơn và của con tim giữa cơn thử thách cũng như giữa niềm hân hoan. Sau cùng, cầu nguyện là cái gì lớn lao, siêu vời làm triển nở tâm hồn và kết hợp ta với Chúa Giê-su. (Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu). Mẹ Têrêxa Calcutta nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện, như chúng ta cần hít thở, hãy cảm thấy nhu cầu cầu nguyện trong ngày và hãy cố gắng cầu nguyện. Tôi coi công việc của tôi như một lời cầu nguyện.” Bạn sống và thực hành như vậy nhé!
Chia sẻ: Có lúc bạn thấy chán hoặc khô khan trong khi cầu nguyện? Bạn hãy chia sẻ kinh nghiệm đó.
Sống Lời Chúa: Đừng bao giờ quên dành ít phút thật riêng để tâm sự với Chúa!
Thánh Lê-ô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ HT
CHÚA GIÊ-SU LÀ NƯỚC THIÊN CHÚA
“Triều đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta sẽ không nói: ‘Ở đây này!’ hay ‘ở kia kìa,’ vì này Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông.” (Lc 17,20-21)Suy niệm: Sai lầm của đám đông hôm ấy không chỉ là muốn biết bao giờ Nước Thiên Chúa đến mà họ còn đòi hỏi nước ấy phải có thể chứng nghiệm được như một thực thể mà họ nhìn thấy được. Chúa Giê-su nói cho họ biết rằng Nước Thiên Chúa không phải là một khái niệm trừu tượng, cũng không phải là một vật thể họ có thể nắm được trong tay, nhưng là chính con người Đức Giê-su Na-da-rét, hình ảnh Thiên Chúa vô hình. Muốn thấy Nước Thiên Chúa thì đến với Chúa Giê-su. Nhiều lần họ tiếp xúc với Chúa Giê-su, và được chứng kiến những phép lạ Ngài thực hiện, nhưng họ vẫn không nhận ra Đấng Chúa Cha sai đến và cũng không nhận ra Nước Thiên Chúa đang hiện diện nơi con người của Đức Giê-su. Vì thế, Chúa nhắn nhủ: “Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ông,” nhờ đó họ có thể hướng về Chúa Giê-su và Nước Trời đích thực.
Mời Bạn: Đâu chỉ người Do Thái ngày xưa, có thể hôm nay chúng ta đang tìm một chúa nào khác trong khi Chúa Giê-su đang hiện diện giữa chúng ta trong Bí tích Thánh Thể và các bí tích, trong Giáo Hội. Chúa nói Ngài đang ở giữa chúng ta đó bạn.
Sống Lời Chúa: Viếng nhà thờ hoặc chầu Mình Thánh Chúa và xin cho mọi tín hữu tiếp tục sống lòng thương xót sau năm thánh này.
Cầu nguyện: Xin Chúa cho con nhận ra lòng Chúa xót thương con khi hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Xin cho con nhận ra Nước Thiên Chúa đang ở giữa thế giới này trong Chúa Giê-su.
THỨ SÁU
Thánh Mác-ti-nô, giám mục
SẴN SÀNG CHO NGÀY CHÚA ĐẾN
Đức Giê-su nói: “Cũng như thời ông No-ê, sự việc đã xảy ra cách nào, thì trong những ngày của Con Người, sự việc cũng sẽ xảy ra như vậy.” (Lc 11,41)Suy niệm: Hầu như dân tộc nào cũng có những truyền thuyết về ngày cùng tận của thế giới này; và những câu chuyện ấy được kể lại cho nhau trong sự lo lắng không biết khi nào thì “ngày ấy” sẽ xảy đến. Trong mạc khải Thánh Kinh, “ngày ấy” cũng là ngày “Triều đại Thiên Chúa đến.” Chúa Giê-su cho biết “ngày ấy” là một thời điểm kép: Trước hết, “Triều đại Thiên Chúa” đã đến rồi và ‘đang ở giữa các ông” (Lc 17,21). Thế nhưng, ngày mà triều đại đó sẽ hoàn tất, tức là ngày Ngài quang lâm, thì vẫn luôn là một bất ngờ, sẽ đến “như một tia chớp chói loà chiếu sáng từ phương trời này đến phương trời kia”. Để sẵn sàng cho sự bất ngờ đó, Chúa dạy chúng ta học kinh nghiệm nơi câu chuyện Lụt Hồng Thuỷ và sự huỷ diệt của thành Xơ-đôm. Mọi người, mọi chuyện vẫn diễn tiến và sinh hoạt bình thường cho đến khi ngày ấy bất ngờ xảy ra và mọi người không kịp xoay sở, không kịp trở tay.
Mời Bạn: Chuyện hôm nay cũng vậy, “ngày ấy” của mỗi người chúng ta vẫn là một bí ẩn bất ngờ mà ai nấy đều phải chuẩn bị sẵn sàng. Điều chắc chắn sẽ xảy đến trong “ngày ấy” là Chúa sẽ phán xét dựa trên cuộc sống này của chúng ta. Người lành được vào hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Chúa; kẻ dữ phải “ném ra ngoài” chịu phạt muôn đời.
Sống Lời Chúa: Mỗi tối, trước khi ngủ, bạn chuẩn bị cho ngày cùng tận của đời mình bằng việc sám hối tội lỗi và phó dâng hồn xác mình cho Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin dạy chúng con biết tỉnh thức và cầu nguyện luôn để biết sẵn sàng đón chờ ngày Chúa đến với mỗi người chúng con.
THỨ BẢY
Thánh Giô-sa-phát, giám mục, tử đạo
KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN
“Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn?” (Lc 18,7)Suy niệm: Có lẽ Chúa Giê-su biết con người “ngại làm phiền Chúa” nên “lười” cầu nguyện chăng? Chẳng vậy mà Ngài không ngừng nhắc nhở chúng ta về việc này. Lúc thì Ngài quả quyết “Hãy xin thì sẽ được”, lúc thì chính Ngài cầu nguyện làm gương cho chúng ta. Hôm nay, Chúa “đánh” vào óc lý luận của chúng ta bằng câu chuyện một bà goá ‘lì đòn’. Chỉ với vũ khí của kẻ bé mọn là “lòng kiên nhẫn”, bà goá này đã lay chuyển được ông quan toà bất chính “coi trời bằng vung”. Vậy “chẳng lẽ…” Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương, lại không lắng nghe những ai cầu nguyện với lòng tín thác nơi Ngài? Vâng, kiên trì cầu nguyện có thể làm thay đổi được cả ý định của Thiên Chúa đấy, bạn ạ!
Mời Bạn: Bạn có biết các thánh nói gì về cầu nguyện không? Cầu nguyện! Cầu nguyện! Vâng, cầu nguyện như hơi thở, cầu nguyện là ánh mắt đơn sơ hướng nhìn lên Chúa, là tiếng kêu của lòng biết ơn và của con tim giữa cơn thử thách cũng như giữa niềm hân hoan. Sau cùng, cầu nguyện là cái gì lớn lao, siêu vời làm triển nở tâm hồn và kết hợp ta với Chúa Giê-su. (Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu). Mẹ Têrêxa Calcutta nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện, như chúng ta cần hít thở, hãy cảm thấy nhu cầu cầu nguyện trong ngày và hãy cố gắng cầu nguyện. Tôi coi công việc của tôi như một lời cầu nguyện.” Bạn sống và thực hành như vậy nhé!
Chia sẻ: Có lúc bạn thấy chán hoặc khô khan trong khi cầu nguyện? Bạn hãy chia sẻ kinh nghiệm đó.
Sống Lời Chúa: Đừng bao giờ quên dành ít phút thật riêng để tâm sự với Chúa!