THỨ HAI SAU LỄ HIỂN LINH
Chúa Giê-su chịu phép rửa
Suy niệm: Khi làm phép rửa cho Chúa Giê-su, thánh Gio-an Tẩy Giả đã ý thức rõ vị trí của mình là người cần được Chúa gột rửa tâm hồn. Tuy nhiên, Chúa cho Gio-an Tẩy Giả và mọi người biết rõ hơn, Ngài còn là Đấng sẵn sàng đứng giữa các tội nhân để dùng lời của Ngài gỡ những chiếc mặt nạ tâm hồn của mọi người xuống mà thống hối đón nhận Ngài, Con Yêu Dấu của Chúa Cha. Chúa Giê-su là Con của Chúa Cha theo bản tính, còn mỗi chúng ta được nâng lên làm con Thiên Chúa nhờ ân sủng được ban. Nhờ Bí tích Rửa Tội, chúng ta không chỉ là tạo vật của Thiên Chúa, mà còn là con của Thiên Chúa. Thiên Chúa không chỉ là Tạo Hóa, mà còn là Cha nhân lành của chúng ta nữa. Ân huệ Thiên Chúa ban cho chúng ta là thế, nhưng một nhà tu đức vạch rõ sự vô ơn của chúng ta như sau: Thật đáng tiếc, nhiều Ki-tô hữu không lưu tâm đến ngày họ được rửa tội. Người ta mừng sinh nhật, ngày cưới, ngày khấn dòng, ngày chịu chức, nhưng không ai mừng kỷ niệm ngày được rửa tội!
Mời Bạn: Bạn cố nhớ lại ngày được rửa tội, ngày được Chúa Ba Ngôi đổ tràn sự sống cứu độ, được nên một với Chúa Giê-su và ở trong Hội Thánh.
Sống Lời Chúa: Dành ít phút cảm ơn Chúa vì bạn được làm con Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cứu con lên khỏi những vướng bận hằng ngày, dành thì giờ với Chúa nhiều hơn, vì muốn dành riêng con cho Chúa. Chúa đã nâng con lên khỏi mọi vướng bận, bồng ẵm con vào lòng và chỉ muốn con tung chạy trong tình yêu Chúa mà thôi.
LẤY CHI ĐÁP ĐỀN TÌNH CHÚA
“Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!” Nhưng Chúa Giê-su trả lời: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính.” (Mt 3,14-15)Suy niệm: Khi làm phép rửa cho Chúa Giê-su, thánh Gio-an Tẩy Giả đã ý thức rõ vị trí của mình là người cần được Chúa gột rửa tâm hồn. Tuy nhiên, Chúa cho Gio-an Tẩy Giả và mọi người biết rõ hơn, Ngài còn là Đấng sẵn sàng đứng giữa các tội nhân để dùng lời của Ngài gỡ những chiếc mặt nạ tâm hồn của mọi người xuống mà thống hối đón nhận Ngài, Con Yêu Dấu của Chúa Cha. Chúa Giê-su là Con của Chúa Cha theo bản tính, còn mỗi chúng ta được nâng lên làm con Thiên Chúa nhờ ân sủng được ban. Nhờ Bí tích Rửa Tội, chúng ta không chỉ là tạo vật của Thiên Chúa, mà còn là con của Thiên Chúa. Thiên Chúa không chỉ là Tạo Hóa, mà còn là Cha nhân lành của chúng ta nữa. Ân huệ Thiên Chúa ban cho chúng ta là thế, nhưng một nhà tu đức vạch rõ sự vô ơn của chúng ta như sau: Thật đáng tiếc, nhiều Ki-tô hữu không lưu tâm đến ngày họ được rửa tội. Người ta mừng sinh nhật, ngày cưới, ngày khấn dòng, ngày chịu chức, nhưng không ai mừng kỷ niệm ngày được rửa tội!
Mời Bạn: Bạn cố nhớ lại ngày được rửa tội, ngày được Chúa Ba Ngôi đổ tràn sự sống cứu độ, được nên một với Chúa Giê-su và ở trong Hội Thánh.
Sống Lời Chúa: Dành ít phút cảm ơn Chúa vì bạn được làm con Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cứu con lên khỏi những vướng bận hằng ngày, dành thì giờ với Chúa nhiều hơn, vì muốn dành riêng con cho Chúa. Chúa đã nâng con lên khỏi mọi vướng bận, bồng ẵm con vào lòng và chỉ muốn con tung chạy trong tình yêu Chúa mà thôi.
THỨ BA TUẦN 1 TN
Chúa Giê-su vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư. (Mc 1,21-22)
Suy niệm: Nguyễn Trãi đã nói: “Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi.” Những giá trị tầm thường như cỏ rác nhiều khi có ưu thế lấn át những giá trị cao cả. Thế giới hôm nay đầy dẫy cỏ rác. Nhưng muốn có vườn hoa đẹp, cần phải diệt cỏ. Những lời giảng dạy của các kinh sư và biệt phái không thể làm nên một thế giới đẹp và hạnh phúc, vì thiếu những việc làm đi kèm. Chúa Giê-su từng vạch cho thấy, “họ nói mà họ không làm” (Mt 23,3). Còn nơi Chúa Giê-su, lời giảng dạy của Ngài rất uy quyền, vì lời rao giảng ấy luôn đi kèm với lối sống gương mẫu của Ngài. Uy quyền nơi Ngài diễn tả trong việc khiêm tốn cúi xuống phục vụ, trong việc hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ, trong việc chữa lành và dẫn đưa con người đến thiện ích đích thực. Quyền uy nơi lời rao giảng của Ngài còn diễn tả đến cao độ khi hiến mạng sống của mình. Nói cách khác, lời rao giảng uy quyền của Chúa nhằm đưa các giá trị trường cửu trở về ưu thế và đưa con người bị lấm cỏ rác trở về với hương hoa thiên đường.
Mời Bạn: Tại sao các tín hữu ngày nay ngần ngại loan báo Tin Mừng? Phải chăng vì nơi nhiều tín hữu đang có mối lo sợ phải sống trước những lời của mình rao giảng? Bạn thì sao?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày làm một việc để thực hành theo lời Chúa dạy trong Tin Mừng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa cho con tham dự vào lời uy quyền của Chúa, nhờ đó, những lời con loan truyền, con yêu thích sống theo và vui tươi chia sẻ cho mọi người.
THỨ TƯ TUẦN 1 TN
“Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.” (Mc 1,35)
Suy niệm: Cuộc hội thảo của Hiệp Hội Các Y Sĩ Bác Sĩ Công Giáo tại Mi-Lan, I-ta-li-a, ngày 18 tháng 11 năm 2006 đã đúc kết: “Cầu nguyện là một phương thuốc thần diệu cho tâm linh và thể xác của con người”. Trong bài phát biểu bế mạc cuộc hội thảo, các y bác sĩ Công Giáo đã được ca ngợi “là những người nhiệt tình phục vụ, và đã biết nhìn sâu vào nhu cầu cần thiết của sức khoẻ tâm linh cũng như toàn thể sinh hoạt của con người để tìm ra phương dược hữu hiệu nhất giúp trị liệu các bệnh nhân”. Họ chính là hình ảnh của Đức Giê-su, vị y sĩ siêu phàm, biết tìm thánh ý Thiên Chúa trong việc chữa bệnh nhân, cũng như biết lấy sự cầu nguyện làm khởi điểm và động lực cho mọi hoạt động.
Mời Bạn chiêm ngắm Chúa Giê-su sau một ngày tất bật, “từ sáng sớm, đã ra nơi hoang vắng, cầu nguyện tại đó.” Và mời bạn học kinh nghiệm của Mẹ thánh Têrêsa Calcutta: “Cầu nguyện là việc tiếp xúc với Thiên Chúa. Hãy bắt đầu và kết thúc mỗi ngày bằng cầu nguyện. Hãy đến với Chúa như đứa con đến với cha mình.”
Chia sẻ: Bạn có phải là người để cho đủ thứ sự việc trong ngày chiếm đoạt, đến nỗi không có lấy một chút thời gian định tâm cầu nguyện?
Sống Lời Chúa: Lắng nghe lời Chúa, nguyện ngắm, cầu nguyện giúp ta suy nghĩ các phần việc của ta, để ta chu toàn các việc ấy tốt đẹp hơn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy cho con nghệ thuật dùng những lúc nghỉ ngơi đôi ba phút, trở lại tiếp xúc với lòng mình, lắng nghe tiếng Chúa và từ đó rút ra nguồn sáng mới, sức mạnh mới và lòng dũng cảm mới. Amen.
THỨ NĂM TUẦN 1 TN
Đức Giê-su chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: ‘Tôi muốn, anh sạch đi!” (Mc 1,41)
Suy niệm: Theo quan niệm của Cựu Ước, bệnh phong cùi không những là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ mà còn được xem như là hình phạt của Thiên Chúa đối với người tội lỗi. Ai đụng vào người phong cùi sẽ mắc ô uế. Vì thế người phong cùi bị loại khỏi mọi sinh hoạt của cộng đồng xã hội lẫn tôn giáo. Cho nên việc chữa lành bệnh phong cùi có thể được xem như là cho một người chết sống lại. Phép lạ đó vừa chứng tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa vừa minh chứng Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, Đấng đến để yêu thương, tha thứ, để cứu vớt và để chữa lành. Ngài đã vượt qua những hàng rào cấm kỵ để đem Tin Mừng tình yêu đến với những người tội lỗi, những người thấp cổ bé miệng, những người bị gạt ra bên lề xã hội Do Thái bấy giờ. Ngài mời gọi tất cả những ai theo Ngài cũng hãy làm như vậy.
Mời Bạn: Can đảm vượt qua những bức tường được dựng lên để phân chia giàu nghèo, màu da, chủng tộc, tội lỗi, thánh thiện để đến với anh chị em, để yêu thương, nâng đỡ và cứu vớt họ.
Chia sẻ: Ngày nay người ta có xu hướng ‘đèn nhà ai nấy sáng’. Vậy người Kitô hữu chúng ta phải làm gì?
Sống Lời Chúa: Bạn hãy đến thăm và chuyện trò với những người đang bị những chứng bệnh nan y. Nhất là những người bị HIV trong giai đoạn cuối. Bạn có thể làm được điều đó không?
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đến để yêu thương và cứu vớt chúng con. Xin cho chúng con không ngừng cảm tạ Chúa và biết sống quên mình cho anh chị em. Amen.
THỨ SÁU TUẦN 1 TN
Thánh Hi-la-ri-ô, giám mục, tiến sĩ HT
Chúa Giê-su nói với người bại liệt: “Ta truyền cho con: Đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà!” (Mc 2,11)
Suy niệm: Dù muốn hay không, cuộc sống người bại liệt này từ lâu nay bị trói chặt vào chiếc chõng này. Nó trở thành vật bất ly thân của anh. Chúa Giê-su thấy rõ sự bất lực của anh. Ngài tha tội cho anh và truyền lệnh: “Đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà!” Ngài muốn anh được ơn tha thứ đồng thời cũng phải ra khỏi thế giới cái chõng nhỏ bé tù túng kia để bắt đầu một cuộc sống mới. Khi vác chõng bước đi, anh thực sự đổi đời và làm cho người khác nhận ra quyền năng Thiên Chúa và tôn vinh Ngài.
Mời Bạn: Chúng ta rất dễ bị tê liệt trong đời sống thiêng liêng hay trong việc tông đồ vì những cố tật hay định kiến; chúng như cái chõng không cho ta tự do đến với Thiên Chúa và tha nhân. ĐTC Phan-xi-cô kêu gọi mọi thành phần trong Hội Thánh “không bao giờ đóng kín nơi chính mình, không bao giờ lui về nơi an toàn của mình, không bao giờ chọn thái độ cố chấp hay tự vệ. Nó hiểu rằng nó phải gia tăng sự hiểu biết Tin Mừng và nhận ra các đường lối của Thần Khí, vì vậy nó luôn luôn làm bất cứ điều tốt lành nào có thể, dù trên đường đi, chân nó có thể bị lấm bùn” (Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 45).
Sống Lời Chúa: Khi ai đó phê bình góp ý tôi, tôi lắng nghe và bình tâm suy xét, chứ không vội chống chế biện minh.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con vững bước trong đêm trăng mờ ảo hay ngày sáng rạng ngời. Xin dạy con nhìn phía trước, đừng lầm lẫn những gì của ngày mai với những gì của ngày hôm qua. Xin dạy con cùng với Ngài làm nên ngày mới… Xin dạy con trước những vách ngăn, biết mở toang chúng ra để chúng trở thành cánh cổng của một lộ trình mới. (ĐHY Etchegaray)
THỨ BẢY TUẦN 1 TN
Đức Giê-su nói với họ: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” (Mc 2,17)
Suy niệm: Đức Ki-tô được sai đến trần gian là để kêu gọi người tội lỗi. Ngài là Đấng Thánh, là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Ngài đến để kêu gọi. “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Hội Thánh và mỗi người chúng ta, cũng được Ngài sai đến để kêu gọi: sống và làm chứng cho muôn dân về Ơn Cứu Độ. Trước tiên là sống Ơn Cứu Độ cho chính mình, nghĩa là phải ý thức mình là người tội lỗi và cần được cứu độ; sau là làm chứng về chương trình này của Thiên Chúa trong Đức Ki-tô.
Mời Bạn: Chắc chắn rằng chúng ta đã chọn Chúa, nhưng trong cuộc sống, rất nhiều lần ta đã chọn thế gian, ma quỷ và xác thịt. Nhìn nhận mình là người tội lỗi, đó là điều kiện tiên quyết. Trong phần sám hối Thánh lễ, chúng ta đấm ngực thú nhận mình là người tội lỗi. Bạn có ý thức điều đó không? Chỉ có người tội lỗi đích thực, mới cầu xin ơn tha thứ; và khi được thứ tha, tâm hồn mới bình an và cuộc sống mới đổi thay. Ngược lại, hình thức máy móc đó sẽ dẫn đến tình trạng “vẫn như cũ”.
Chia sẻ: Có nhiều người nhận định: một số khá đông người Công giáo Việt Nam sống đạo hình thức và thói quen: nhiều lễ hội, xây dựng hoành tráng nhưng ít giáo lý và thiếu sống Lời Chúa. Bạn nghĩ sao? Làm thế nào để sửa đổi tình trạng này?
Sống Lời Chúa: Trong năm 2017 này, gia đình tôi quyết tâm đọc kinh tối và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, hôm nay Chúa cũng đến gọi đích danh con và đang đứng chờ con. Xin giơ tay cứu vớt tâm hồn con đang ngập tràn tội lỗi.
ĐỂ LỜI CÓ UY QUYỀN
Chúa Giê-su vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư. (Mc 1,21-22)
Suy niệm: Nguyễn Trãi đã nói: “Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi.” Những giá trị tầm thường như cỏ rác nhiều khi có ưu thế lấn át những giá trị cao cả. Thế giới hôm nay đầy dẫy cỏ rác. Nhưng muốn có vườn hoa đẹp, cần phải diệt cỏ. Những lời giảng dạy của các kinh sư và biệt phái không thể làm nên một thế giới đẹp và hạnh phúc, vì thiếu những việc làm đi kèm. Chúa Giê-su từng vạch cho thấy, “họ nói mà họ không làm” (Mt 23,3). Còn nơi Chúa Giê-su, lời giảng dạy của Ngài rất uy quyền, vì lời rao giảng ấy luôn đi kèm với lối sống gương mẫu của Ngài. Uy quyền nơi Ngài diễn tả trong việc khiêm tốn cúi xuống phục vụ, trong việc hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ, trong việc chữa lành và dẫn đưa con người đến thiện ích đích thực. Quyền uy nơi lời rao giảng của Ngài còn diễn tả đến cao độ khi hiến mạng sống của mình. Nói cách khác, lời rao giảng uy quyền của Chúa nhằm đưa các giá trị trường cửu trở về ưu thế và đưa con người bị lấm cỏ rác trở về với hương hoa thiên đường.
Mời Bạn: Tại sao các tín hữu ngày nay ngần ngại loan báo Tin Mừng? Phải chăng vì nơi nhiều tín hữu đang có mối lo sợ phải sống trước những lời của mình rao giảng? Bạn thì sao?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày làm một việc để thực hành theo lời Chúa dạy trong Tin Mừng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa cho con tham dự vào lời uy quyền của Chúa, nhờ đó, những lời con loan truyền, con yêu thích sống theo và vui tươi chia sẻ cho mọi người.
THỨ TƯ TUẦN 1 TN
PHƯƠNG DƯỢC HỮU HIỆU
“Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.” (Mc 1,35)
Suy niệm: Cuộc hội thảo của Hiệp Hội Các Y Sĩ Bác Sĩ Công Giáo tại Mi-Lan, I-ta-li-a, ngày 18 tháng 11 năm 2006 đã đúc kết: “Cầu nguyện là một phương thuốc thần diệu cho tâm linh và thể xác của con người”. Trong bài phát biểu bế mạc cuộc hội thảo, các y bác sĩ Công Giáo đã được ca ngợi “là những người nhiệt tình phục vụ, và đã biết nhìn sâu vào nhu cầu cần thiết của sức khoẻ tâm linh cũng như toàn thể sinh hoạt của con người để tìm ra phương dược hữu hiệu nhất giúp trị liệu các bệnh nhân”. Họ chính là hình ảnh của Đức Giê-su, vị y sĩ siêu phàm, biết tìm thánh ý Thiên Chúa trong việc chữa bệnh nhân, cũng như biết lấy sự cầu nguyện làm khởi điểm và động lực cho mọi hoạt động.
Mời Bạn chiêm ngắm Chúa Giê-su sau một ngày tất bật, “từ sáng sớm, đã ra nơi hoang vắng, cầu nguyện tại đó.” Và mời bạn học kinh nghiệm của Mẹ thánh Têrêsa Calcutta: “Cầu nguyện là việc tiếp xúc với Thiên Chúa. Hãy bắt đầu và kết thúc mỗi ngày bằng cầu nguyện. Hãy đến với Chúa như đứa con đến với cha mình.”
Chia sẻ: Bạn có phải là người để cho đủ thứ sự việc trong ngày chiếm đoạt, đến nỗi không có lấy một chút thời gian định tâm cầu nguyện?
Sống Lời Chúa: Lắng nghe lời Chúa, nguyện ngắm, cầu nguyện giúp ta suy nghĩ các phần việc của ta, để ta chu toàn các việc ấy tốt đẹp hơn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy cho con nghệ thuật dùng những lúc nghỉ ngơi đôi ba phút, trở lại tiếp xúc với lòng mình, lắng nghe tiếng Chúa và từ đó rút ra nguồn sáng mới, sức mạnh mới và lòng dũng cảm mới. Amen.
THỨ NĂM TUẦN 1 TN
VƯỢT QUA NHỮNG RÀO CẢN
Đức Giê-su chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: ‘Tôi muốn, anh sạch đi!” (Mc 1,41)
Suy niệm: Theo quan niệm của Cựu Ước, bệnh phong cùi không những là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ mà còn được xem như là hình phạt của Thiên Chúa đối với người tội lỗi. Ai đụng vào người phong cùi sẽ mắc ô uế. Vì thế người phong cùi bị loại khỏi mọi sinh hoạt của cộng đồng xã hội lẫn tôn giáo. Cho nên việc chữa lành bệnh phong cùi có thể được xem như là cho một người chết sống lại. Phép lạ đó vừa chứng tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa vừa minh chứng Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, Đấng đến để yêu thương, tha thứ, để cứu vớt và để chữa lành. Ngài đã vượt qua những hàng rào cấm kỵ để đem Tin Mừng tình yêu đến với những người tội lỗi, những người thấp cổ bé miệng, những người bị gạt ra bên lề xã hội Do Thái bấy giờ. Ngài mời gọi tất cả những ai theo Ngài cũng hãy làm như vậy.
Mời Bạn: Can đảm vượt qua những bức tường được dựng lên để phân chia giàu nghèo, màu da, chủng tộc, tội lỗi, thánh thiện để đến với anh chị em, để yêu thương, nâng đỡ và cứu vớt họ.
Chia sẻ: Ngày nay người ta có xu hướng ‘đèn nhà ai nấy sáng’. Vậy người Kitô hữu chúng ta phải làm gì?
Sống Lời Chúa: Bạn hãy đến thăm và chuyện trò với những người đang bị những chứng bệnh nan y. Nhất là những người bị HIV trong giai đoạn cuối. Bạn có thể làm được điều đó không?
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đến để yêu thương và cứu vớt chúng con. Xin cho chúng con không ngừng cảm tạ Chúa và biết sống quên mình cho anh chị em. Amen.
THỨ SÁU TUẦN 1 TN
Thánh Hi-la-ri-ô, giám mục, tiến sĩ HT
CAN ĐẢM TỪ BỎ VÀ ĐỔI MỚI
Chúa Giê-su nói với người bại liệt: “Ta truyền cho con: Đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà!” (Mc 2,11)
Suy niệm: Dù muốn hay không, cuộc sống người bại liệt này từ lâu nay bị trói chặt vào chiếc chõng này. Nó trở thành vật bất ly thân của anh. Chúa Giê-su thấy rõ sự bất lực của anh. Ngài tha tội cho anh và truyền lệnh: “Đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà!” Ngài muốn anh được ơn tha thứ đồng thời cũng phải ra khỏi thế giới cái chõng nhỏ bé tù túng kia để bắt đầu một cuộc sống mới. Khi vác chõng bước đi, anh thực sự đổi đời và làm cho người khác nhận ra quyền năng Thiên Chúa và tôn vinh Ngài.
Mời Bạn: Chúng ta rất dễ bị tê liệt trong đời sống thiêng liêng hay trong việc tông đồ vì những cố tật hay định kiến; chúng như cái chõng không cho ta tự do đến với Thiên Chúa và tha nhân. ĐTC Phan-xi-cô kêu gọi mọi thành phần trong Hội Thánh “không bao giờ đóng kín nơi chính mình, không bao giờ lui về nơi an toàn của mình, không bao giờ chọn thái độ cố chấp hay tự vệ. Nó hiểu rằng nó phải gia tăng sự hiểu biết Tin Mừng và nhận ra các đường lối của Thần Khí, vì vậy nó luôn luôn làm bất cứ điều tốt lành nào có thể, dù trên đường đi, chân nó có thể bị lấm bùn” (Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 45).
Sống Lời Chúa: Khi ai đó phê bình góp ý tôi, tôi lắng nghe và bình tâm suy xét, chứ không vội chống chế biện minh.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con vững bước trong đêm trăng mờ ảo hay ngày sáng rạng ngời. Xin dạy con nhìn phía trước, đừng lầm lẫn những gì của ngày mai với những gì của ngày hôm qua. Xin dạy con cùng với Ngài làm nên ngày mới… Xin dạy con trước những vách ngăn, biết mở toang chúng ra để chúng trở thành cánh cổng của một lộ trình mới. (ĐHY Etchegaray)
THỨ BẢY TUẦN 1 TN
ĐẾN ĐỂ KÊU GỌI NGƯỜI TỘI LỖI
Đức Giê-su nói với họ: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” (Mc 2,17)
Suy niệm: Đức Ki-tô được sai đến trần gian là để kêu gọi người tội lỗi. Ngài là Đấng Thánh, là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Ngài đến để kêu gọi. “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Hội Thánh và mỗi người chúng ta, cũng được Ngài sai đến để kêu gọi: sống và làm chứng cho muôn dân về Ơn Cứu Độ. Trước tiên là sống Ơn Cứu Độ cho chính mình, nghĩa là phải ý thức mình là người tội lỗi và cần được cứu độ; sau là làm chứng về chương trình này của Thiên Chúa trong Đức Ki-tô.
Mời Bạn: Chắc chắn rằng chúng ta đã chọn Chúa, nhưng trong cuộc sống, rất nhiều lần ta đã chọn thế gian, ma quỷ và xác thịt. Nhìn nhận mình là người tội lỗi, đó là điều kiện tiên quyết. Trong phần sám hối Thánh lễ, chúng ta đấm ngực thú nhận mình là người tội lỗi. Bạn có ý thức điều đó không? Chỉ có người tội lỗi đích thực, mới cầu xin ơn tha thứ; và khi được thứ tha, tâm hồn mới bình an và cuộc sống mới đổi thay. Ngược lại, hình thức máy móc đó sẽ dẫn đến tình trạng “vẫn như cũ”.
Chia sẻ: Có nhiều người nhận định: một số khá đông người Công giáo Việt Nam sống đạo hình thức và thói quen: nhiều lễ hội, xây dựng hoành tráng nhưng ít giáo lý và thiếu sống Lời Chúa. Bạn nghĩ sao? Làm thế nào để sửa đổi tình trạng này?
Sống Lời Chúa: Trong năm 2017 này, gia đình tôi quyết tâm đọc kinh tối và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, hôm nay Chúa cũng đến gọi đích danh con và đang đứng chờ con. Xin giơ tay cứu vớt tâm hồn con đang ngập tràn tội lỗi.