Ngôn ngữ là phương tiện cần thiết để con người liên hệ với tha nhân và thế giới. Không thể nghe để hiểu, không thể nói để truyền thông tư tưởng, thì chẳng khác gì con người đã chết về mặt tâm lý, trước khi phải chết về mặt thể lý. Ðức Giêsu đã cứu anh câm điếc, và đưa anh trở lại với thế giới vui tươi sinh động này.
Trên một tờ báo, người ta đọc được một lời kinh cầu cho những người câm và điếc như sau:
- Lạy Chúa, nỗi đau khổ mà những người câm điếc phải gánh chịu, đó là thiên hạ coi họ như những kẻ chuyên môn gây phiền hà. Kết quả là họ thường phải xa lánh bạn bè và ngày càng trở nên khép kín. Vì thế, xin Chúa hay xót thương nhìn đến họ.
Lời kinh trên đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn đoạn Tin Mừng hôm nay, cũng như hiểu được niềm vui của người câm điếc được Chúa chữa lành, bởi vì đây là lần đầu tiên trong đời anh ta nghe được và nói được. Vậy tại sao Chúa lại chữa lành cho anh ta?
Lý do thứ nhất là vì qua việc chữa lành này, Ngài hoàn tất những dấu chỉ mà tiên tri Isaia đã nói đến để giúp dân chúng nhận ra Đấng Thiên sai, đó là kẻ điếc được nghe và người câm nói được.
Lý do thứ hai là qua việc chữa lành này, chúng ta thấy được lòng thương xót của Ngài. Thực vậy, người câm điếc thường mặc cảm khi tiếp xúc. Họ không hiểu gì cả nên cảm thấy như mình đứng bên lề những sinh hoạt của cuộc sống. Vì thế, khi dẫn anh ta ra khỏi đám đông, Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng thương xót thực sự của Ngài đối với anh.
Sau cùng, lý do thứ ba đó là qua việc chữa lành này, chúng ta tìm thấy được niềm hy vọng. Thực vậy nhiều người trong chúng ta mặc dầu không câm và điếc về thể xác, nhưng lại câm và điếc về mắt tinh thần.
Chẳng hạn như họ không bao giờ nghe thấy tiếng Chúa nói với họ qua lương tâm, qua mười điều răn, qua Kinh Thánh, nhất là Phúc âm, qua Giáo hội cũng như qua những dấu chỉ của thời đại. Họ là những kẻ điếc về phương diện thiêng liêng.
Tiếp đến họ là những kẻ khô khan nguội lạnh, chẳng bao giờ biết thân thưa với Chúa qua những tâm tình cầu nguyện, cũng như không bao giờ mở miệng lên tiếng bênh vực Chúa và Giáo hội. Họ là những kẻ câm về phương diện thiêng liêng.
Còn chúng ta thì sao? Nếu như chẳng may chúng ta rơi vào tình trạng trên, nghĩa là chúng ta cũng đã là những người câm và nhưng kẻ điếc về phương diện thiêng liêng, thì chúng ta hãy tìm kiếm Chúa và cùng Ngài bước ra khỏi đám đông để được tận hưởng đôi chút thời gian gắn bó với Ngài, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Ngài mở tai và mở miệng chúng ta.
Nói cụ thể hơn, đoạn Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta hãy cộng tác với Chúa trong việc chữa lành bệnh câm điếc thiêng liêng nơi chúng ta.
Qua đoạn Tin Mừng vừa nghe chúng ta nhận biết Ngài chính là Đấng Thiên sai mà tiên tri Isaia đã loan báo từ hàng trăm năm về trước. Hơn nữa chúng ta còn nhận biết được lòng thương xót của Ngài. Ngài đưa người câm điếc ra khỏi đám đông để chữa lành, bởi vì Ngài không muốn biến người ấy trở thành trò cười cho thiên hạ, nhưng Ngài muốn tiếp xúc thân mật với anh ta.
Cuối cùng chúng ta xin Chúa chữa lành câm điếc thiêng liêng mà chúng ta đang mắc phải để nhờ đó, chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa cũng như biết thân thưa cùng Chúa qua những tâm tình cầu nguyện.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cũng bị cắt đứt với thế giới yêu thương tươi mát này, khi chúng con sống ích kỷ, hẹp hòi; khi chúng con ghen tuông, đố kỵ... Xin Chúa giúp chúng con mở tai để lắng nghe tiếng Chúa, tiếng kêu cứu của tha nhân. Xin cho chúng con biết mở miệng ra để ca tụng Chúa, để an ủi, để trao niềm vui cho anh chị em chúng con. Nhờ đó, cuộc đời chúng con mới bước đi trong hạnh phúc. Amen.
- Lạy Chúa, nỗi đau khổ mà những người câm điếc phải gánh chịu, đó là thiên hạ coi họ như những kẻ chuyên môn gây phiền hà. Kết quả là họ thường phải xa lánh bạn bè và ngày càng trở nên khép kín. Vì thế, xin Chúa hay xót thương nhìn đến họ.
Lời kinh trên đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn đoạn Tin Mừng hôm nay, cũng như hiểu được niềm vui của người câm điếc được Chúa chữa lành, bởi vì đây là lần đầu tiên trong đời anh ta nghe được và nói được. Vậy tại sao Chúa lại chữa lành cho anh ta?
Lý do thứ nhất là vì qua việc chữa lành này, Ngài hoàn tất những dấu chỉ mà tiên tri Isaia đã nói đến để giúp dân chúng nhận ra Đấng Thiên sai, đó là kẻ điếc được nghe và người câm nói được.
Lý do thứ hai là qua việc chữa lành này, chúng ta thấy được lòng thương xót của Ngài. Thực vậy, người câm điếc thường mặc cảm khi tiếp xúc. Họ không hiểu gì cả nên cảm thấy như mình đứng bên lề những sinh hoạt của cuộc sống. Vì thế, khi dẫn anh ta ra khỏi đám đông, Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng thương xót thực sự của Ngài đối với anh.
Sau cùng, lý do thứ ba đó là qua việc chữa lành này, chúng ta tìm thấy được niềm hy vọng. Thực vậy nhiều người trong chúng ta mặc dầu không câm và điếc về thể xác, nhưng lại câm và điếc về mắt tinh thần.
Chẳng hạn như họ không bao giờ nghe thấy tiếng Chúa nói với họ qua lương tâm, qua mười điều răn, qua Kinh Thánh, nhất là Phúc âm, qua Giáo hội cũng như qua những dấu chỉ của thời đại. Họ là những kẻ điếc về phương diện thiêng liêng.
Tiếp đến họ là những kẻ khô khan nguội lạnh, chẳng bao giờ biết thân thưa với Chúa qua những tâm tình cầu nguyện, cũng như không bao giờ mở miệng lên tiếng bênh vực Chúa và Giáo hội. Họ là những kẻ câm về phương diện thiêng liêng.
Còn chúng ta thì sao? Nếu như chẳng may chúng ta rơi vào tình trạng trên, nghĩa là chúng ta cũng đã là những người câm và nhưng kẻ điếc về phương diện thiêng liêng, thì chúng ta hãy tìm kiếm Chúa và cùng Ngài bước ra khỏi đám đông để được tận hưởng đôi chút thời gian gắn bó với Ngài, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Ngài mở tai và mở miệng chúng ta.
Nói cụ thể hơn, đoạn Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta hãy cộng tác với Chúa trong việc chữa lành bệnh câm điếc thiêng liêng nơi chúng ta.
Qua đoạn Tin Mừng vừa nghe chúng ta nhận biết Ngài chính là Đấng Thiên sai mà tiên tri Isaia đã loan báo từ hàng trăm năm về trước. Hơn nữa chúng ta còn nhận biết được lòng thương xót của Ngài. Ngài đưa người câm điếc ra khỏi đám đông để chữa lành, bởi vì Ngài không muốn biến người ấy trở thành trò cười cho thiên hạ, nhưng Ngài muốn tiếp xúc thân mật với anh ta.
Cuối cùng chúng ta xin Chúa chữa lành câm điếc thiêng liêng mà chúng ta đang mắc phải để nhờ đó, chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa cũng như biết thân thưa cùng Chúa qua những tâm tình cầu nguyện.
Jos Nguyễn