THỨ HAI TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 6,6-11 (Mt 12,9-14; Mc 3,1-6)
- Chúa Giêsu và các luật sĩ, biệt phái tranh luận với nhau về luật nghỉ làm việc ngày Sabát.
- Hôm ấy trong hội đường có một người bị bại tay, các luật sĩ và biệt phái rình xem Chúa Giêsu có chữa bệnh cho người ấy không để tố cáo Ngài.
- Chúa Giêsu biết ý của họ nên hỏi trước: “ngày Sabát, được phép làm điều lành hay điều dữ?”
- Luca (6,6-11) Mc (2,23-26); Mt (12,9-14). Đều kể chuyện này và đặt vào khung cảnh tranh luận giữa Đức Giêsu có tinh thần khoan dung, vị tha và các biệt phái có óc hẹp hòi, ích kỷ và vụ lợi, về tinh thần giữ luật ngày Sabát. Khi chống đối Chúa Giêsu các đối thủ đã dựa vào chủ trương “không làm gì cả” trong ngày Sabát, còn Chúa Giêsu cho thấy rõ luật ngày Sabát phải lệ thuộc luật yêu thương và giúp đỡ kẻ khác, vì đó là ngày giải phóng.
Leon Tolstoi nói người ta thường thấy nơi các tín hữu thay thế đạo tình thương bằng vô số những nghi lễ trống rỗng vô hồn. Người ta sẵn sàng loại trừ tha nhân và chối bỏ tình thương để tuân giữ những nghi thức và luật lệ vô hồn ấy. Thật ra đạo của Mạc Khải Do Thái Giáo cốt yếu cũng là đạo của tình thương, nhưng một số người Do Thái thời Chúa Giêsu, nhất là các thành phần lãnh đạo trong dân thường quên lãng cái cốt yếu ấy để tuân giữ những nghi thức, tập tục và luật lệ vô hồn mà chối bỏ tình yêu tha nhân.
Chúa Giêsu đã đến và đưa con người trở lại cái cốt yếu của đạo là tình thương. Tin Mừng hôm nay ghi lại việc Chúa Giêsu chữa người bị bại tay vào ngày nghỉ Sabát, mặc cho những luật sĩ và biệt phái rình mò xem Chúa Giêsu có lỗi luật ngày nghỉ Sabát hay không để có lý do ám hại Ngài.
Theo quan niệm của những người biệt phái thì làm vinh danh Thiên Chúa bằng cách giữ luật buộc nghỉ ngày Sabát. Chúa Giêsu không xét lại ý nghĩa vinh quang Thiên Chúa trên đây. Nhưng thay vì dừng lại ở việc tuân giữ luật, Ngài đi tới lý do sâu sa hơn, đó là vinh quang Thiên Chúa được tôn xưng, trước hết nhờ những việc thiện mà người ta làm cho những kẻ đáng thương nhờ đó sự sống được cứu giúp. Như vậy giải thoát được một người bệnh đáng thương khỏi tình trạng đau khổ, theo Đức Giêsu đó là cách thánh hóa ngày của Chúa đích thực hơn là để cho một người phải đau khổ chỉ vì muốn Thiên Chúa được tôn vinh hão huyền.
Chúa Giêsu đã không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn lề luật và kiện toàn lề luật chính là mặc cho luật một tinh thần và ý nghĩa của yêu thương; không có tình thương, lề luật chỉ còn là một cái xác không hồn. Chính trong ý nghĩa ấy mà Chúa Giêsu chữa lành một người có một bàn tay phải khô bại trong ngày Sabát, Chúa hỏi những người đứng chung quanh: “ngày Sabát được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay hủy diệt” rồi Chúa bảo người bại tay “anh giơ tay ra”. Lệnh truyền của Chúa Giêsu xem ra có vẻ vô lý, vì bại tay làm sao mà giơ lên được. Người bại tay này đã tin tưởng vào Chúa, và chứng thực niềm tin đó, anh đã vâng phục Chúa: “anh đã làm như vậy” vì thế hiệu quả của lòng tin vào Chúa là tay anh liền trở nên bình thường. Điều này chứng tỏ đức tin đem lại sự sống, lề luật là một thể hiện ý muốn của Chúa, và ý muốn của Chúa không gì khác hơn là con người được sống và sống dồi dào sung mãn. Như vậy chu toàn lề luật trước tiên là sống yêu thương.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lại cách sống đạo của mình. Đọc kinh, dự lễ, tham gia sinh hoạt giáo xứ mà không sống bác ái yêu thương, điều đó có thật sự là sống đạo chưa? Sống đạo đích thực là sống yêu thương, biết chia sẻ, biết cảm thông, biết tha thứ và nhân ái. Một lời kinh đích thực phải phát xuất từ cõi lòng rộng mở yêu thương, một của lễ đẹp lòng Chúa và được Chúa ưng nhận là một nghĩa cử yêu thương dành cho tha nhân, chúng ta hãy sống nương tựa vào Chúa bằng niềm tin, lòng cậy và tình mến để được bảo đảm cho sự sống đời đời. Chúng ta hãy sống trọn cho Chúa ngày Chúa nhật bằng việc thờ phượng Chúa và bằng đời sống bác ái yêu thương và phục vụ.
Lạy Chúa xin cho chúng con biết tin yêu Chúa để chúng con có thể làm mọi điều Chúa muốn và thực hành mọi điều Chúa làm.
THỨ BA TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 6,12-19
Sau một thời gian thi hành sứ vụ, Chúa Giêsu đã được nhiều người biết đến, có kẻ ngưỡng mộ, có kẻ nghịch thù. Ngài cũng có nhiều môn đệ, đã đến lúc Ngài tuyển chọn một nhóm nồng cốt lãnh nhận trách nhiệm phổ biến lời Ngài.
Trước khi tuyển chọn, Chúa Giêsu đi lên núi và cầu nguyện. Ngài cầu nguyện suốt đêm, chứng tỏ việc Ngài sắp làm là hết sức quan trọng; quan trọng đối với sứ vụ của Ngài cũng như toàn thể lịch sử cứu độ. Ngài đã tuyển chọn từ số đông các môn đệ ra 12 người mà người gọi là Tông Đồ.
Lịch sử ơn cứu độ đã khởi đầu và tiếp diễn bằng những cuộc tuyển chọn. Ở khởi đầu lịch sử, từ trong đám dân du mục vô danh tại miền Lưỡng Hà Châu, Thiên Chúa đã chọn Abraham; để thực hiện cuộc giải phóng con cái Israel ra khỏi ách nô lệ Ai Cập, Ngài đã chọn Môsê làm thủ lãnh, sau khi đã chọn Israel làm dân riêng, và qua đó thực thi chương trình cứu rỗi. Thiên Chúa cũng tiếp tục một đường hướng, Ngài chọn một số người và trao cho họ một trách vụ đặc biệt. Ngài đã chọn Đavít làm Vua thay cho Saul; Ngài đã chọn một số người làm ngôn sứ cho Ngài. Tất cả những chọn lựa của Thiên Chúa đều bất ngờ, nghĩa là vượt lên trên những tiêu chuẩn chọn lựa thông thường của con người. Từ Abraham qua Môsê, đến các ngôn sứ và Đavít, tất cả đều được chọn lựa không phải vì tài năng đức độ riêng của họ, Môsê chỉ là một người ăn nói ngọng nghịu, Đavít là cậu bé kém cỏi nhất trong số anh em của mình. Giêrêmia, Isaia đều nhận ra nỗi bất lực yếu hèn của mình khi được Thiên Chúa chọn làm ngôn sứ.
Tiếp tục đường lối của Thiên Chúa, Chúa Giêsu cũng đã chọn các môn đệ của Ngài theo những tiêu chuẩn bất ngờ nhất. Mười hai tông đồ được Ngài chọn làm cộng sự viên thân tín nhất và đặt làm cột trụ Giáo hội, không phải là bậc tài ba xuất sắc, cũng không phải là thành phần ưu tú thuộc giai cấp thượng lưu trong xã hội, trái lại họ chỉ là những dân chài quê mùa dốt nát miền Galilê, có người xuất thân từ hàng ngũ thu thuế tức là những người thường bị khinh bỉ. Thánh Luca đã ghi lại một chi tiết rất ý nghĩa trong việc lựa chọn của Chúa Giêsu. Ngài đã cầu nguyện suốt đêm trước khi chọn lựa, cho ta thấy tính cách nhưng không của ơn gọi; Thiên Chúa chọn ai tùy Ngài và không dựa vào tài đức của con người.
Từ mười hai người không có gì là tài ba xuất sắc, Chúa Giêsu đã xây dựng Giáo hội của Ngài. Nền tảng của một giáo hội không phải là sức riêng của con người, mà là sứ mạng của Đấng đã hứa: “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.” Chính sự hiện diện sinh động và ơn thánh của Ngài mới có thể làm cho Giáo hội ấy đứng vững đến độ sức mạnh hỏa ngục không làm lay chuyển nổi. Thánh Phaolô, người đã từng là kẻ thù số một của Giáo hội cũng đã bất thần được Chúa Giêsu chọn làm Tông đồ cho dân ngoại. Ngài luôn luôn cảm nhận được sức mạnh của ơn Chúa: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi” hoặc “Nếu phải vinh quang, thì tôi chỉ vinh quang về những yếu đuối của tôi mà thôi, vì khi tôi yếu là lúc tôi mạnh.”
Khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta cũng được trở nên môn đệ của Chúa, là sứ giả của Ngài, chúng ta cũng được sai đi làm chứng về giáo huấn và sự sống lại của Chúa giữa thế gian. Tuy nhiên nếu không có ơn Chúa chúng ta chẳng làm được gì. Chúng ta hãy đặt niềm tín thác vào tình yêu của Ngài, đồng thời phải tự đào tạo mình cho mỗi ngày một hoàn hảo để trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa và là khí cụ đắc lực của Chúa mang sứ điệp cứu chuộc cho mọi người.
Mẹ Têrêsa là một người phụ nữ của đám đông, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội. Mẹ đã thu hút được biết bao người vì tấm lòng quảng đại và yêu thương của mẹ. Vì mẹ đã rao giảng và đã sống lời Chúa dạy.
Lạy Chúa, chúng con tin và cảm tạ Chúa vì đã thiết lập Giáo hội Chúa trên nền tảng các Tông đồ, để thông ban ơn cứu rỗi cho con người trong dòng lịch sử. Xin cho chúng con biết tín thác vào tình yêu Chúa và chỉ thực hiện những điều Chúa truyền dạy.
THỨ TƯ TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 6,20-26
Trong Khi Thánh Matthêu ghi lại 8 lời chúc phúc của Chúa Giêsu, thì thánh Luca chỉ ghi 4 lời chúc phúc, kèm theo những lời quở trách:
* Những kẻ được chúc phúc là những người nghèo, đói khát, đang phải khóc lóc, bị bách hại.
* Những khẻ bị quở trách là những người đang giàu có, no đầy, vui cười, được tâng bốc.
Điều nên chú ý là: không phải tự thân, sự nghèo nàn khổ sở là hạnh phúc, nhưng chúng đem lại hạnh phúc vì chúng giúp người ta không dính bén với trần gian để hướng lòng về Chúa. Cũng không phải tự thân, sự giàu có sung sướng là xấu, nhưng chúng có thể trở thành nguồn bất hạnh khi chúng trói buộc lòng con người vào thế giới vật chất đời này.
Có người cho rằng tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng là những sức mạnh chống lại sự tiến bộ và phát triển của xã hội loài người. Lời cáo buộc ấy xem ra được củng cố hơn khi người ta đọc những lời chúc phúc của Chúa Giêsu mà Giáo hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay.
Thật thế, trong quan niệm thông thường của con người, dù ở đâu và ở bất cứ thời đại nào: có tiền là có tất cả. Trong khi đó Chúa Giêsu lại tuyên bố:
- Phúc cho những kẻ nghèo khó
- Phúc cho những kẻ bây giờ phải đói khát
- Phúc cho những kẻ bây giờ đang khóc lóc
- Phúc cho những kẻ đang bị oán ghét
Khốn cho những kẻ giàu có, no đầy, vui cười, được tâng bốc
- Phải chăng Chúa Giêsu không là kẻ “khác thường” đang cười cợt trên những đau khổ của nhân loại?
- Phải chăng đó không là sứ điệp cổ võ sự bần cùng, đói khổ, lạc hậu, đi ngược với tiến bộ và phát triển của nhân loại?
Quả vậy, vấn đề cơ bản của con người là gì, nếu không phải là được sống hạnh phúc; tuy nhiên, sai lầm lớn nhất của mọi thời chính là nghĩ rằng càng có nhiều tiền của, quyền bính danh vọng thì càng được hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc là một cái gì vô cùng tương đối:“Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột”. Một ổ bánh mì sẽ tạo cho các em bé trong gia đình nghèo một niềm vui lớn gấp ngàn lần niềm vui của những em bé suốt đời sống trên nhung lụa và ăn toàn cao lương mỹ vị. Một chiếc áo mới mỗi năm chỉ được mặc một lần vào dịp tết của em bé nhà nghèo có lẽ sẽ làm cho em bé đó vui hơn tất cả những em bé suốt đời chỉ biết có lụa là gấm vóc…
Khi tuyên bố: “phúc cho những kẻ nghèo khó” Chúa Giêsu không hề có ý biến thế giới thành một thế giới nghèo đói, bần cùng. Của cải vật chất là những phương tiện cần thiết để con người được sống xứng phẩm giá con người. Sự sung túc về vật chất phải đem lại sự phát triển nhân bản và tinh thần. “Có nhiều hơn để nên người nhiều hơn”: đó là khẩu hiệu người ta thường đề ra để kêu gọi giúp đỡ các nước kém mở mang… tuy nhiên, tự nó, của cải vật chất, sự giàu có, những phương tiện văn minh tiến bộ không phải là cùng đích của con người. Người tín hữu, do đó, phải luôn tỉnh thức để đánh giá đúng phương tiện vật chất họ đang sử dụng hay đang tìm cách để đắc thủ. Sự chạy đua với những phương tiện vật chất không nên làm cho họ mờ mắt, bán đứng lương tâm của mình. Hạnh phúc duy nhất và đích thực trong cuộc sống của người tín hữu phải là chính Chúa. Người tín hữu phải là người luôn tìm kiếm và sống cho những giá trị vĩnh cửu là yêu thương, quảng đại, liên đới, tình người.
Giữa những vất vả vì chén cơm manh áo từng ngày, xin cho chúng con luôn tìm kiếm nước Chúa, nhờ đó, chúng con sẽ là người hạnh phúc nhất, vì chúng con biết mình sống để làm gì và sẽ đi về đâu.
THỨ NĂM TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 6,27-38
1. Những lời Chúa Giêsu dạy về cách đối xử với kẻ thù ghét mình.
- Đừng thù ghét nhưng hãy: yêu thương, làm ơn, chúc phúc và cầu nguyện cho họ.
- Đừng trả đũa nhưng hãy nhường nhịn.
2. Những lời dạy về cách đối xử với tha nhân:
- Làm ơn và cho đi mà không cần đáp trả
- Cư xử nhân hậu
- Đừng xét đoán và kết án
- Hãy tha thứ
3. Lý do của tất cả những cách cư xử trên là vì Cha trên trời:
- Các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Đâng nhân từ.
- Đừng xét đoán thì các con sẽ khỏi bị (Cha trên trời) xét đoán
- Hãy tha thứ thì các con sẽ được (Cha trên trời) tha thứ
- Hãy cho thì (Cha trên trời) sẽ cho lại các con.
Khi Chúa Giêsu bảo yêu thương kẻ thù, thì kẻ thù ở đây được hiểu là những kẻ bách hại những Kitô hữu, và hiểu nghĩa rộng là tất cả những ai gây thiệt hại cho mình hoặc tất cả những ai đang đối kháng với mình vì bất cứ lý do nào. Khi nói đến yêu thương kẻ thù. Thì sự yêu thương này không phải là:
- Vấn đề tình cảm mà người ta có đối với các phần tử trong gia đình
- Cũng không phải là tình bằng hữu với những kẻ ngang hàng.
- Càng không phải thứ tình yêu đam mê.
- Nhưng đây là việc khoan dung độ lượng, tha thứ đối với kẻ thù được biểu lộ bằng việc làm, cử chỉ và lời nói.
Thánh Gioan định nghĩa: Thiên Chúa là tình yêu, ai sống trong tình yêu là sống trong Thiên Chúa; ai sống trong hận thù, người đó cũng chối bỏ Thiên Chúa. Đã đi vào cuộc sống là đặt mình vào tương quan với Thiên Chúa: hoặc là sống cho và với Thiên Chúa hoặc là chối từ Ngài.
Chúa Giêsu đến trần gian không phải để thiết lập một hệ thống luân lý, nhưng là để mạc khải Thiên Chúa tình yêu và đặt con người vào mối tương quan với Thiên Chúa.
Vì là hình ảnh của Thiên Chúa tình yêu, nên con người cũng phải sống như Thiên Chúa tình yêu. Chỉ có một tình yêu đúng nghĩa nhất, đó là tình yêu của Thiên Chúa, và cũng chỉ có một cách yêu đúng đắn nhất, đó là yêu thương như Thiên Chúa yêu.
Qua cuộc sống, qua các quan hệ với tha nhân, và nhất là qua cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã tỏ cho con người thấy được tình yêu của Thiên Chúa. Yêu như Chúa yêu là trao ban và sẵn sàng hy sinh cuộc sống mình vì người mình yêu, yêu như Thiên Chúa yêu là yêu mọi người, ngay cả kẻ thù ghét mình.
Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta về ơn gọi cao cả của người tín hữu là yêu thương quảng đại không ngừng. Chúa nói: “Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình… làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình… cho vay mà hy vọng đòi lại được thì có ân nghĩa gì đâu!”Như vậy, nếu chúng ta làm điều gì mà chỉ vì một mối lợi nào đó và dưới bất cứ hình thức nào, dù là việc yêu thương, phục vụ và bác ái… thì chẳng có công trạng gì trước mặt Chúa, và như vậy không có giá trị gì cho sự sống đời đời.
Còn nếu chúng ta yêu thương mọi người, ngay cả kẻ thù, làm ơn và cho vay mà chẳng hy vọng đền trả, chúng ta sẽ được công phúc và phần thưởng lớn lao đời sau.
Vậy chúng ta hãy có lòng nhân từ như Cha ở trên trời vì “Cha nào con nấy”. Lòng nhân từ ở đây bao gồm sự tốt lành, tính hiền lành và lòng quảng đại khoan dung đối với hết mọi người. Vì thế chúng ta phải biết nhìn ngắm Chúa nhân từ với bản thân mình là một tội nhân để thể hiện lòng nhân từ đối với tha nhân, nhất là đối với kẻ thù trong cuộc sống hàng ngày.
Lạy Chúa, xin cho chúng con con tim của Chúa, để chúng con bao dung, yêu thương và tha thứ cho hết mọi người như chính Chúa đã yêu thương và tha thứ cho chúng con.
THỨ SÁU TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 6,39-42
Lời Chúa hôm nay nói về sự mù quáng:
- Nếu ta mù quáng thì ta dẫn người khác đi vào sai lầm.
- Bởi thế, trước khi sửa lỗi người khác, mỗi người hãy tự sửa lỗi của mình.
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta về người môn đệ đích thực. Chúa Giêsu không những đòi buộc các môn đệ phải có lòng nhân từ mà còn đòi họ phải sáng suốt và gương sáng trong nhiệm vụ dạy dỗ và sửa lỗi tha nhân.
- Theo thánh Matthêu (15,14) Chúa Giêsu nói dụ ngôn này để tố cáo sự mù quáng của một số Luật sĩ và Biệt phái.
- Còn Luca thì dụ ngôn này áp dụng vào các môn đệ của Chúa, để lưu ý những người có trách nhiệm dạy bảo tha nhân phải sáng suốt: chính mình phải hiểu biết và xác tín về giáo lý một cách rành mạch và chắc chắn, vì đây là việc liên hệ đến số phận đời đời: “mù mà dắt mù cả hai đều sa xuống hố”.
Tuy nhiên “Trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi”. Chúa Giêsu là thầy các môn đệ phải thụ giáo với Chúa Giêsu bằng cách học hỏi và tìm hiểu Ngài: Ngài làm gương rồi mới dạy. Để sửa lỗi kẻ khác, Ngài tỏ bày tình yêu thương quảng đại và nhất là làm gương sáng để khích lệ tha nhân, ví dụ, Chúa sửa sai người phụ nữ ở bờ giếng Giacob (Ga 4,7-17); Chúa gây được cảm tình và cứu vớt ông Giakêu (Lc 19,8-10). Trong việc sửa sai tha nhân, Chúa không trách mắng, không nặng lời mà còn khen ngợi những gì có thể khen được… Chính thái độ nhân từ của Chúa như vậy, đã đưa người phụ nữ bên giếng Giacob trở lại và ông Giakêu đã tự thú lỗi và sửa mình.
Nhưng để sửa lỗi người khác, người môn đệ Chúa Giêsu phải làm gì? Chúa dạy các môn đệ trước khi sửa lỗi người khác thì hãy sửa lỗi mình trước để làm gương, vì mình có tốt hơn người mới thuyết phục được người. Chúa nói: “Sao anh thấy cái rác trong mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới?”. Thường tình người ta dễ tin cái xấu về người khác hơn cái tốt, và người ta cũng dễ cảm thấy khuyết điểm kẻ khác hơn khuyết điểm của mình: “chân mình lấm láp lê thê, còn cầm bó đuốc mà rê chân người”.
Tin Mừng hôm nay không chỉ là một bài học có tính cách luân lý. Chúa Giêsu không chỉ khuyên chúng ta không nên xét đoán người khác, Ngài còn mời gọi chúng ta tự đặt mình vào mối tương quan với Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa, Đấng thấu suốt lòng con người mới có thể xét xử con người. Nhìn nhận quyền xét xử của Thiên Chúa, con người cũng sẽ nhận ra thân phận tội lỗi yếu hèn của mình: “hãy lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã”, nghĩa là hãy nhận ra thân phận bất toàn của mình trước. Có nhận ra mối tương quan đích thực với Thiên Chúa, con người mới thấy được tương quan của mình với tha nhân. Thật thế, chối bỏ và cắt đứt mối tương quan với Thiên Chúa, con người cũng đi đến chối bỏ tha nhân. Ngược lại, nhận ra Thiên Chúa là Chúa tể, con người cũng sẽ nhận ra thân phận thụ tạo yếu hèn của mình và tình liên đới với tha nhân. “Hỡi người hãy tự biết mình”, đó là khẩu hiệu mà người hiền triết Hy Lạp là Socrate thường đề ra như bài học vỡ lòng cho các môn sinh, có lẽ cũng được Chúa nhắc lại theo một công thức khác: “hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Hãy sám hối trước tiên là nhận ra những thiếu xót sai quấy, tội lỗi của mình, để từ đó, sống cảm thông, kiên nhẫn, bao dung và tha thứ đối với mọi người.
Do đó lời Chúa hôm nay dạy chúng ta:
- Luôn thao thức học hỏi nơi Chúa bằng sự cầu nguyện suy niệm và sống lời Chúa, để mỗi ngày trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa hơn.
- Khiêm nhường kiểm điểm mình trước rồi mới kiểm điểm tha nhân; sửa lỗi mình trước để làm gương và gây uy tín trong việc sửa lỗi tha nhân.
- Cần có sự thống nhất và hòa hợp giữa cách ăn nết ở bên ngoài với tâm tình và ý hướng bên trong. Nếu không như vậy thì chúng ta là “kẻ đạo đức giả”.
Lạy Chúa, xin thương giải thoát chúng con khỏi thái độ sống giả hình, xin giúp chúng con canh tân chính mình để có thể làm chứng cho Chúa trước mặt anh em chung quanh.
THỨ BẢY TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 6,43-49
Chúa Giêsu tiếp tục dạy các môn đệ về cách đối xử. Đoạn này gồm ba lời dạy:
- Dụ ngôn cây nào trái ấy (cc.43-44) cây tốt sinh quả tốt, cây xấu sinh quả xấu.
- Kho tàng trong lòng (c.45): Chúa Giêsu so sánh cõi lòng con người như một kho tàng, nơi xuất phát những lời nói và việc làm hoặc tốt hoặc xấu.
- Thực hành lời Chúa: người nghe lời Chúa mà không đem ra thực hành thì chẳng đáng là môn đệ Chúa Giêsu: họ như một cái nhà được xây trên cát. Còn ai nghe mà đem thi hành mới xứng đáng là môn đệ Ngài, họ như cái nhà được xây trên đá vững chắc.
Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu tiếp tục dạy các môn đệ phải tỉnh thức sáng suốt phân biệt điều giả điều thực, cái tốt cái xấu và nhất là người lành người dữ. Chúa nói: “không có cây nào tốt mà lại sinh quả xấu…” cứ “xem quả thì biết cây”. Câu châm ngôn này, thánh Matthêu áp dụng vào các tiên tri giả, như tiêu chuẩn để biết họ. Còn Luca (6,43-45) thì dành cho các môn đệ của Chúa và trình bày cho họ biết đời sống luân lý của họ được minh chứng nhờ hoa trái là việc lành. Tư tưởng này cũng được thấy ở các sách giáo huấn: người lành thường được ví như những cây sinh nhiều hoa đẹp trái ngon; đang khi các cây khác, là kẻ dữ, thì không sinh hoa trái (Tv 1; 91,13-14) Cant. (2,1-3; Si 24,12-21). Người lành sinh trái tốt, vì được mưa ơn Chúa tưới gội, hoa trái của họ sẽ đặc biệt xum xuê trong thời cánh chung, những việc lành của họ sẽ có giá trị trong ngày phán xét. (Ed 47,1-12). Tuy nhiên, để sinh hoa trái thiêng liêng, người môn đệ Chúa Giêsu phải biết lắng nghe lời Chúa và đem ra thực hành. Chúa Giêsu đưa ra một hình ảnh để khuyến khích môn đệ trung tín thực hành giáo huấn của Chúa đó là việc xây nhà: môn đệ nào đưa giáo huấn của Chúa ra thực hành, ấy là xây nhà thiêng liêng của mình trên nền tảng vững chắc muôn đời. Còn kẻ không thực hành giáo huấn của Chúa là xây nhà trên cát, khi gặp thử thách hay khó khăn thì bị sa ngã, sụp đổ tan tành. Giáo huấn của Chúa Giêsu giúp chúng ta sống thánh thiện và bảo đảm sự sống đời đời, vì thế cần phải lắng nghe và đem ra thực hành.
Đời sống của người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu là phải tỉnh thức kẻo bị mắc lừa những kẻ giả hình đội lốt đạo đức, để lừa dối ta, lôi kéo ta theo đường bất chính và sai lầm; chúng ta cũng đừng lừa dối mình khi chỉ biết nói tốt mà không làm tốt. Biết nghĩ hay mà không thực hiện, biết nghe lời Chúa mà không đem ra thực hành, biết chăm lo những việc bên ngoài để tìm hư danh mà không lo cho đời sống nội tâm. Như vậy, nói tốt, chưa tốt, cần phải làm tốt mới tốt thật. Do đó, muốn có đời sống nội tâm vững chắc, muốn vượt thắng mọi thử thách đe dọa đức tin, lòng trông cậy và lòng mến Chúa, muốn bảo đảm sự sống đời đời, người môn đệ của Chúa phải biết chăm lo học hỏi, lắng nghe và sống lời Chúa mỗi ngày.
Lm. Giuse Phạm Thanh Minh
Lc 6,6-11 (Mt 12,9-14; Mc 3,1-6)
ĐỨC GIÊSU CHỮA BỆNH NGÀY SA BÁT
- Chúa Giêsu và các luật sĩ, biệt phái tranh luận với nhau về luật nghỉ làm việc ngày Sabát.
- Hôm ấy trong hội đường có một người bị bại tay, các luật sĩ và biệt phái rình xem Chúa Giêsu có chữa bệnh cho người ấy không để tố cáo Ngài.
- Chúa Giêsu biết ý của họ nên hỏi trước: “ngày Sabát, được phép làm điều lành hay điều dữ?”
- Luca (6,6-11) Mc (2,23-26); Mt (12,9-14). Đều kể chuyện này và đặt vào khung cảnh tranh luận giữa Đức Giêsu có tinh thần khoan dung, vị tha và các biệt phái có óc hẹp hòi, ích kỷ và vụ lợi, về tinh thần giữ luật ngày Sabát. Khi chống đối Chúa Giêsu các đối thủ đã dựa vào chủ trương “không làm gì cả” trong ngày Sabát, còn Chúa Giêsu cho thấy rõ luật ngày Sabát phải lệ thuộc luật yêu thương và giúp đỡ kẻ khác, vì đó là ngày giải phóng.
Leon Tolstoi nói người ta thường thấy nơi các tín hữu thay thế đạo tình thương bằng vô số những nghi lễ trống rỗng vô hồn. Người ta sẵn sàng loại trừ tha nhân và chối bỏ tình thương để tuân giữ những nghi thức và luật lệ vô hồn ấy. Thật ra đạo của Mạc Khải Do Thái Giáo cốt yếu cũng là đạo của tình thương, nhưng một số người Do Thái thời Chúa Giêsu, nhất là các thành phần lãnh đạo trong dân thường quên lãng cái cốt yếu ấy để tuân giữ những nghi thức, tập tục và luật lệ vô hồn mà chối bỏ tình yêu tha nhân.
Chúa Giêsu đã đến và đưa con người trở lại cái cốt yếu của đạo là tình thương. Tin Mừng hôm nay ghi lại việc Chúa Giêsu chữa người bị bại tay vào ngày nghỉ Sabát, mặc cho những luật sĩ và biệt phái rình mò xem Chúa Giêsu có lỗi luật ngày nghỉ Sabát hay không để có lý do ám hại Ngài.
Theo quan niệm của những người biệt phái thì làm vinh danh Thiên Chúa bằng cách giữ luật buộc nghỉ ngày Sabát. Chúa Giêsu không xét lại ý nghĩa vinh quang Thiên Chúa trên đây. Nhưng thay vì dừng lại ở việc tuân giữ luật, Ngài đi tới lý do sâu sa hơn, đó là vinh quang Thiên Chúa được tôn xưng, trước hết nhờ những việc thiện mà người ta làm cho những kẻ đáng thương nhờ đó sự sống được cứu giúp. Như vậy giải thoát được một người bệnh đáng thương khỏi tình trạng đau khổ, theo Đức Giêsu đó là cách thánh hóa ngày của Chúa đích thực hơn là để cho một người phải đau khổ chỉ vì muốn Thiên Chúa được tôn vinh hão huyền.
Chúa Giêsu đã không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn lề luật và kiện toàn lề luật chính là mặc cho luật một tinh thần và ý nghĩa của yêu thương; không có tình thương, lề luật chỉ còn là một cái xác không hồn. Chính trong ý nghĩa ấy mà Chúa Giêsu chữa lành một người có một bàn tay phải khô bại trong ngày Sabát, Chúa hỏi những người đứng chung quanh: “ngày Sabát được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay hủy diệt” rồi Chúa bảo người bại tay “anh giơ tay ra”. Lệnh truyền của Chúa Giêsu xem ra có vẻ vô lý, vì bại tay làm sao mà giơ lên được. Người bại tay này đã tin tưởng vào Chúa, và chứng thực niềm tin đó, anh đã vâng phục Chúa: “anh đã làm như vậy” vì thế hiệu quả của lòng tin vào Chúa là tay anh liền trở nên bình thường. Điều này chứng tỏ đức tin đem lại sự sống, lề luật là một thể hiện ý muốn của Chúa, và ý muốn của Chúa không gì khác hơn là con người được sống và sống dồi dào sung mãn. Như vậy chu toàn lề luật trước tiên là sống yêu thương.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lại cách sống đạo của mình. Đọc kinh, dự lễ, tham gia sinh hoạt giáo xứ mà không sống bác ái yêu thương, điều đó có thật sự là sống đạo chưa? Sống đạo đích thực là sống yêu thương, biết chia sẻ, biết cảm thông, biết tha thứ và nhân ái. Một lời kinh đích thực phải phát xuất từ cõi lòng rộng mở yêu thương, một của lễ đẹp lòng Chúa và được Chúa ưng nhận là một nghĩa cử yêu thương dành cho tha nhân, chúng ta hãy sống nương tựa vào Chúa bằng niềm tin, lòng cậy và tình mến để được bảo đảm cho sự sống đời đời. Chúng ta hãy sống trọn cho Chúa ngày Chúa nhật bằng việc thờ phượng Chúa và bằng đời sống bác ái yêu thương và phục vụ.
Lạy Chúa xin cho chúng con biết tin yêu Chúa để chúng con có thể làm mọi điều Chúa muốn và thực hành mọi điều Chúa làm.
THỨ BA TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 6,12-19
CHÚA GIÊSU TUYỂN CHỌN MƯỜI HAI TÔNG ĐỒ
Sau một thời gian thi hành sứ vụ, Chúa Giêsu đã được nhiều người biết đến, có kẻ ngưỡng mộ, có kẻ nghịch thù. Ngài cũng có nhiều môn đệ, đã đến lúc Ngài tuyển chọn một nhóm nồng cốt lãnh nhận trách nhiệm phổ biến lời Ngài.
Trước khi tuyển chọn, Chúa Giêsu đi lên núi và cầu nguyện. Ngài cầu nguyện suốt đêm, chứng tỏ việc Ngài sắp làm là hết sức quan trọng; quan trọng đối với sứ vụ của Ngài cũng như toàn thể lịch sử cứu độ. Ngài đã tuyển chọn từ số đông các môn đệ ra 12 người mà người gọi là Tông Đồ.
Lịch sử ơn cứu độ đã khởi đầu và tiếp diễn bằng những cuộc tuyển chọn. Ở khởi đầu lịch sử, từ trong đám dân du mục vô danh tại miền Lưỡng Hà Châu, Thiên Chúa đã chọn Abraham; để thực hiện cuộc giải phóng con cái Israel ra khỏi ách nô lệ Ai Cập, Ngài đã chọn Môsê làm thủ lãnh, sau khi đã chọn Israel làm dân riêng, và qua đó thực thi chương trình cứu rỗi. Thiên Chúa cũng tiếp tục một đường hướng, Ngài chọn một số người và trao cho họ một trách vụ đặc biệt. Ngài đã chọn Đavít làm Vua thay cho Saul; Ngài đã chọn một số người làm ngôn sứ cho Ngài. Tất cả những chọn lựa của Thiên Chúa đều bất ngờ, nghĩa là vượt lên trên những tiêu chuẩn chọn lựa thông thường của con người. Từ Abraham qua Môsê, đến các ngôn sứ và Đavít, tất cả đều được chọn lựa không phải vì tài năng đức độ riêng của họ, Môsê chỉ là một người ăn nói ngọng nghịu, Đavít là cậu bé kém cỏi nhất trong số anh em của mình. Giêrêmia, Isaia đều nhận ra nỗi bất lực yếu hèn của mình khi được Thiên Chúa chọn làm ngôn sứ.
Tiếp tục đường lối của Thiên Chúa, Chúa Giêsu cũng đã chọn các môn đệ của Ngài theo những tiêu chuẩn bất ngờ nhất. Mười hai tông đồ được Ngài chọn làm cộng sự viên thân tín nhất và đặt làm cột trụ Giáo hội, không phải là bậc tài ba xuất sắc, cũng không phải là thành phần ưu tú thuộc giai cấp thượng lưu trong xã hội, trái lại họ chỉ là những dân chài quê mùa dốt nát miền Galilê, có người xuất thân từ hàng ngũ thu thuế tức là những người thường bị khinh bỉ. Thánh Luca đã ghi lại một chi tiết rất ý nghĩa trong việc lựa chọn của Chúa Giêsu. Ngài đã cầu nguyện suốt đêm trước khi chọn lựa, cho ta thấy tính cách nhưng không của ơn gọi; Thiên Chúa chọn ai tùy Ngài và không dựa vào tài đức của con người.
Từ mười hai người không có gì là tài ba xuất sắc, Chúa Giêsu đã xây dựng Giáo hội của Ngài. Nền tảng của một giáo hội không phải là sức riêng của con người, mà là sứ mạng của Đấng đã hứa: “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.” Chính sự hiện diện sinh động và ơn thánh của Ngài mới có thể làm cho Giáo hội ấy đứng vững đến độ sức mạnh hỏa ngục không làm lay chuyển nổi. Thánh Phaolô, người đã từng là kẻ thù số một của Giáo hội cũng đã bất thần được Chúa Giêsu chọn làm Tông đồ cho dân ngoại. Ngài luôn luôn cảm nhận được sức mạnh của ơn Chúa: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi” hoặc “Nếu phải vinh quang, thì tôi chỉ vinh quang về những yếu đuối của tôi mà thôi, vì khi tôi yếu là lúc tôi mạnh.”
Khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta cũng được trở nên môn đệ của Chúa, là sứ giả của Ngài, chúng ta cũng được sai đi làm chứng về giáo huấn và sự sống lại của Chúa giữa thế gian. Tuy nhiên nếu không có ơn Chúa chúng ta chẳng làm được gì. Chúng ta hãy đặt niềm tín thác vào tình yêu của Ngài, đồng thời phải tự đào tạo mình cho mỗi ngày một hoàn hảo để trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa và là khí cụ đắc lực của Chúa mang sứ điệp cứu chuộc cho mọi người.
Mẹ Têrêsa là một người phụ nữ của đám đông, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội. Mẹ đã thu hút được biết bao người vì tấm lòng quảng đại và yêu thương của mẹ. Vì mẹ đã rao giảng và đã sống lời Chúa dạy.
Lạy Chúa, chúng con tin và cảm tạ Chúa vì đã thiết lập Giáo hội Chúa trên nền tảng các Tông đồ, để thông ban ơn cứu rỗi cho con người trong dòng lịch sử. Xin cho chúng con biết tín thác vào tình yêu Chúa và chỉ thực hiện những điều Chúa truyền dạy.
THỨ TƯ TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 6,20-26
BÀI GIẢNG KHAI MẠC: CÁC MỐI PHÚC THẬT
Trong Khi Thánh Matthêu ghi lại 8 lời chúc phúc của Chúa Giêsu, thì thánh Luca chỉ ghi 4 lời chúc phúc, kèm theo những lời quở trách:
* Những kẻ được chúc phúc là những người nghèo, đói khát, đang phải khóc lóc, bị bách hại.
* Những khẻ bị quở trách là những người đang giàu có, no đầy, vui cười, được tâng bốc.
Điều nên chú ý là: không phải tự thân, sự nghèo nàn khổ sở là hạnh phúc, nhưng chúng đem lại hạnh phúc vì chúng giúp người ta không dính bén với trần gian để hướng lòng về Chúa. Cũng không phải tự thân, sự giàu có sung sướng là xấu, nhưng chúng có thể trở thành nguồn bất hạnh khi chúng trói buộc lòng con người vào thế giới vật chất đời này.
Có người cho rằng tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng là những sức mạnh chống lại sự tiến bộ và phát triển của xã hội loài người. Lời cáo buộc ấy xem ra được củng cố hơn khi người ta đọc những lời chúc phúc của Chúa Giêsu mà Giáo hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay.
Thật thế, trong quan niệm thông thường của con người, dù ở đâu và ở bất cứ thời đại nào: có tiền là có tất cả. Trong khi đó Chúa Giêsu lại tuyên bố:
- Phúc cho những kẻ nghèo khó
- Phúc cho những kẻ bây giờ phải đói khát
- Phúc cho những kẻ bây giờ đang khóc lóc
- Phúc cho những kẻ đang bị oán ghét
Khốn cho những kẻ giàu có, no đầy, vui cười, được tâng bốc
- Phải chăng Chúa Giêsu không là kẻ “khác thường” đang cười cợt trên những đau khổ của nhân loại?
- Phải chăng đó không là sứ điệp cổ võ sự bần cùng, đói khổ, lạc hậu, đi ngược với tiến bộ và phát triển của nhân loại?
Quả vậy, vấn đề cơ bản của con người là gì, nếu không phải là được sống hạnh phúc; tuy nhiên, sai lầm lớn nhất của mọi thời chính là nghĩ rằng càng có nhiều tiền của, quyền bính danh vọng thì càng được hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc là một cái gì vô cùng tương đối:“Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột”. Một ổ bánh mì sẽ tạo cho các em bé trong gia đình nghèo một niềm vui lớn gấp ngàn lần niềm vui của những em bé suốt đời sống trên nhung lụa và ăn toàn cao lương mỹ vị. Một chiếc áo mới mỗi năm chỉ được mặc một lần vào dịp tết của em bé nhà nghèo có lẽ sẽ làm cho em bé đó vui hơn tất cả những em bé suốt đời chỉ biết có lụa là gấm vóc…
Khi tuyên bố: “phúc cho những kẻ nghèo khó” Chúa Giêsu không hề có ý biến thế giới thành một thế giới nghèo đói, bần cùng. Của cải vật chất là những phương tiện cần thiết để con người được sống xứng phẩm giá con người. Sự sung túc về vật chất phải đem lại sự phát triển nhân bản và tinh thần. “Có nhiều hơn để nên người nhiều hơn”: đó là khẩu hiệu người ta thường đề ra để kêu gọi giúp đỡ các nước kém mở mang… tuy nhiên, tự nó, của cải vật chất, sự giàu có, những phương tiện văn minh tiến bộ không phải là cùng đích của con người. Người tín hữu, do đó, phải luôn tỉnh thức để đánh giá đúng phương tiện vật chất họ đang sử dụng hay đang tìm cách để đắc thủ. Sự chạy đua với những phương tiện vật chất không nên làm cho họ mờ mắt, bán đứng lương tâm của mình. Hạnh phúc duy nhất và đích thực trong cuộc sống của người tín hữu phải là chính Chúa. Người tín hữu phải là người luôn tìm kiếm và sống cho những giá trị vĩnh cửu là yêu thương, quảng đại, liên đới, tình người.
Giữa những vất vả vì chén cơm manh áo từng ngày, xin cho chúng con luôn tìm kiếm nước Chúa, nhờ đó, chúng con sẽ là người hạnh phúc nhất, vì chúng con biết mình sống để làm gì và sẽ đi về đâu.
THỨ NĂM TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 6,27-38
YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
1. Những lời Chúa Giêsu dạy về cách đối xử với kẻ thù ghét mình.
- Đừng thù ghét nhưng hãy: yêu thương, làm ơn, chúc phúc và cầu nguyện cho họ.
- Đừng trả đũa nhưng hãy nhường nhịn.
2. Những lời dạy về cách đối xử với tha nhân:
- Làm ơn và cho đi mà không cần đáp trả
- Cư xử nhân hậu
- Đừng xét đoán và kết án
- Hãy tha thứ
3. Lý do của tất cả những cách cư xử trên là vì Cha trên trời:
- Các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Đâng nhân từ.
- Đừng xét đoán thì các con sẽ khỏi bị (Cha trên trời) xét đoán
- Hãy tha thứ thì các con sẽ được (Cha trên trời) tha thứ
- Hãy cho thì (Cha trên trời) sẽ cho lại các con.
Khi Chúa Giêsu bảo yêu thương kẻ thù, thì kẻ thù ở đây được hiểu là những kẻ bách hại những Kitô hữu, và hiểu nghĩa rộng là tất cả những ai gây thiệt hại cho mình hoặc tất cả những ai đang đối kháng với mình vì bất cứ lý do nào. Khi nói đến yêu thương kẻ thù. Thì sự yêu thương này không phải là:
- Vấn đề tình cảm mà người ta có đối với các phần tử trong gia đình
- Cũng không phải là tình bằng hữu với những kẻ ngang hàng.
- Càng không phải thứ tình yêu đam mê.
- Nhưng đây là việc khoan dung độ lượng, tha thứ đối với kẻ thù được biểu lộ bằng việc làm, cử chỉ và lời nói.
Thánh Gioan định nghĩa: Thiên Chúa là tình yêu, ai sống trong tình yêu là sống trong Thiên Chúa; ai sống trong hận thù, người đó cũng chối bỏ Thiên Chúa. Đã đi vào cuộc sống là đặt mình vào tương quan với Thiên Chúa: hoặc là sống cho và với Thiên Chúa hoặc là chối từ Ngài.
Chúa Giêsu đến trần gian không phải để thiết lập một hệ thống luân lý, nhưng là để mạc khải Thiên Chúa tình yêu và đặt con người vào mối tương quan với Thiên Chúa.
Vì là hình ảnh của Thiên Chúa tình yêu, nên con người cũng phải sống như Thiên Chúa tình yêu. Chỉ có một tình yêu đúng nghĩa nhất, đó là tình yêu của Thiên Chúa, và cũng chỉ có một cách yêu đúng đắn nhất, đó là yêu thương như Thiên Chúa yêu.
Qua cuộc sống, qua các quan hệ với tha nhân, và nhất là qua cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã tỏ cho con người thấy được tình yêu của Thiên Chúa. Yêu như Chúa yêu là trao ban và sẵn sàng hy sinh cuộc sống mình vì người mình yêu, yêu như Thiên Chúa yêu là yêu mọi người, ngay cả kẻ thù ghét mình.
Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta về ơn gọi cao cả của người tín hữu là yêu thương quảng đại không ngừng. Chúa nói: “Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình… làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình… cho vay mà hy vọng đòi lại được thì có ân nghĩa gì đâu!”Như vậy, nếu chúng ta làm điều gì mà chỉ vì một mối lợi nào đó và dưới bất cứ hình thức nào, dù là việc yêu thương, phục vụ và bác ái… thì chẳng có công trạng gì trước mặt Chúa, và như vậy không có giá trị gì cho sự sống đời đời.
Còn nếu chúng ta yêu thương mọi người, ngay cả kẻ thù, làm ơn và cho vay mà chẳng hy vọng đền trả, chúng ta sẽ được công phúc và phần thưởng lớn lao đời sau.
Vậy chúng ta hãy có lòng nhân từ như Cha ở trên trời vì “Cha nào con nấy”. Lòng nhân từ ở đây bao gồm sự tốt lành, tính hiền lành và lòng quảng đại khoan dung đối với hết mọi người. Vì thế chúng ta phải biết nhìn ngắm Chúa nhân từ với bản thân mình là một tội nhân để thể hiện lòng nhân từ đối với tha nhân, nhất là đối với kẻ thù trong cuộc sống hàng ngày.
Lạy Chúa, xin cho chúng con con tim của Chúa, để chúng con bao dung, yêu thương và tha thứ cho hết mọi người như chính Chúa đã yêu thương và tha thứ cho chúng con.
THỨ SÁU TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 6,39-42
CÁI RÁC VÀ CÁI XÀ
Lời Chúa hôm nay nói về sự mù quáng:
- Nếu ta mù quáng thì ta dẫn người khác đi vào sai lầm.
- Bởi thế, trước khi sửa lỗi người khác, mỗi người hãy tự sửa lỗi của mình.
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta về người môn đệ đích thực. Chúa Giêsu không những đòi buộc các môn đệ phải có lòng nhân từ mà còn đòi họ phải sáng suốt và gương sáng trong nhiệm vụ dạy dỗ và sửa lỗi tha nhân.
- Theo thánh Matthêu (15,14) Chúa Giêsu nói dụ ngôn này để tố cáo sự mù quáng của một số Luật sĩ và Biệt phái.
- Còn Luca thì dụ ngôn này áp dụng vào các môn đệ của Chúa, để lưu ý những người có trách nhiệm dạy bảo tha nhân phải sáng suốt: chính mình phải hiểu biết và xác tín về giáo lý một cách rành mạch và chắc chắn, vì đây là việc liên hệ đến số phận đời đời: “mù mà dắt mù cả hai đều sa xuống hố”.
Tuy nhiên “Trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi”. Chúa Giêsu là thầy các môn đệ phải thụ giáo với Chúa Giêsu bằng cách học hỏi và tìm hiểu Ngài: Ngài làm gương rồi mới dạy. Để sửa lỗi kẻ khác, Ngài tỏ bày tình yêu thương quảng đại và nhất là làm gương sáng để khích lệ tha nhân, ví dụ, Chúa sửa sai người phụ nữ ở bờ giếng Giacob (Ga 4,7-17); Chúa gây được cảm tình và cứu vớt ông Giakêu (Lc 19,8-10). Trong việc sửa sai tha nhân, Chúa không trách mắng, không nặng lời mà còn khen ngợi những gì có thể khen được… Chính thái độ nhân từ của Chúa như vậy, đã đưa người phụ nữ bên giếng Giacob trở lại và ông Giakêu đã tự thú lỗi và sửa mình.
Nhưng để sửa lỗi người khác, người môn đệ Chúa Giêsu phải làm gì? Chúa dạy các môn đệ trước khi sửa lỗi người khác thì hãy sửa lỗi mình trước để làm gương, vì mình có tốt hơn người mới thuyết phục được người. Chúa nói: “Sao anh thấy cái rác trong mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới?”. Thường tình người ta dễ tin cái xấu về người khác hơn cái tốt, và người ta cũng dễ cảm thấy khuyết điểm kẻ khác hơn khuyết điểm của mình: “chân mình lấm láp lê thê, còn cầm bó đuốc mà rê chân người”.
Tin Mừng hôm nay không chỉ là một bài học có tính cách luân lý. Chúa Giêsu không chỉ khuyên chúng ta không nên xét đoán người khác, Ngài còn mời gọi chúng ta tự đặt mình vào mối tương quan với Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa, Đấng thấu suốt lòng con người mới có thể xét xử con người. Nhìn nhận quyền xét xử của Thiên Chúa, con người cũng sẽ nhận ra thân phận tội lỗi yếu hèn của mình: “hãy lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã”, nghĩa là hãy nhận ra thân phận bất toàn của mình trước. Có nhận ra mối tương quan đích thực với Thiên Chúa, con người mới thấy được tương quan của mình với tha nhân. Thật thế, chối bỏ và cắt đứt mối tương quan với Thiên Chúa, con người cũng đi đến chối bỏ tha nhân. Ngược lại, nhận ra Thiên Chúa là Chúa tể, con người cũng sẽ nhận ra thân phận thụ tạo yếu hèn của mình và tình liên đới với tha nhân. “Hỡi người hãy tự biết mình”, đó là khẩu hiệu mà người hiền triết Hy Lạp là Socrate thường đề ra như bài học vỡ lòng cho các môn sinh, có lẽ cũng được Chúa nhắc lại theo một công thức khác: “hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Hãy sám hối trước tiên là nhận ra những thiếu xót sai quấy, tội lỗi của mình, để từ đó, sống cảm thông, kiên nhẫn, bao dung và tha thứ đối với mọi người.
Do đó lời Chúa hôm nay dạy chúng ta:
- Luôn thao thức học hỏi nơi Chúa bằng sự cầu nguyện suy niệm và sống lời Chúa, để mỗi ngày trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa hơn.
- Khiêm nhường kiểm điểm mình trước rồi mới kiểm điểm tha nhân; sửa lỗi mình trước để làm gương và gây uy tín trong việc sửa lỗi tha nhân.
- Cần có sự thống nhất và hòa hợp giữa cách ăn nết ở bên ngoài với tâm tình và ý hướng bên trong. Nếu không như vậy thì chúng ta là “kẻ đạo đức giả”.
Lạy Chúa, xin thương giải thoát chúng con khỏi thái độ sống giả hình, xin giúp chúng con canh tân chính mình để có thể làm chứng cho Chúa trước mặt anh em chung quanh.
THỨ BẢY TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN
Lc 6,43-49
CÂY NÀO TRÁI ẤY THỰC HÀNH LỜI CHÚA
MÔN ĐỆ ĐÍCH THỰC
Chúa Giêsu tiếp tục dạy các môn đệ về cách đối xử. Đoạn này gồm ba lời dạy:
- Dụ ngôn cây nào trái ấy (cc.43-44) cây tốt sinh quả tốt, cây xấu sinh quả xấu.
- Kho tàng trong lòng (c.45): Chúa Giêsu so sánh cõi lòng con người như một kho tàng, nơi xuất phát những lời nói và việc làm hoặc tốt hoặc xấu.
- Thực hành lời Chúa: người nghe lời Chúa mà không đem ra thực hành thì chẳng đáng là môn đệ Chúa Giêsu: họ như một cái nhà được xây trên cát. Còn ai nghe mà đem thi hành mới xứng đáng là môn đệ Ngài, họ như cái nhà được xây trên đá vững chắc.
Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu tiếp tục dạy các môn đệ phải tỉnh thức sáng suốt phân biệt điều giả điều thực, cái tốt cái xấu và nhất là người lành người dữ. Chúa nói: “không có cây nào tốt mà lại sinh quả xấu…” cứ “xem quả thì biết cây”. Câu châm ngôn này, thánh Matthêu áp dụng vào các tiên tri giả, như tiêu chuẩn để biết họ. Còn Luca (6,43-45) thì dành cho các môn đệ của Chúa và trình bày cho họ biết đời sống luân lý của họ được minh chứng nhờ hoa trái là việc lành. Tư tưởng này cũng được thấy ở các sách giáo huấn: người lành thường được ví như những cây sinh nhiều hoa đẹp trái ngon; đang khi các cây khác, là kẻ dữ, thì không sinh hoa trái (Tv 1; 91,13-14) Cant. (2,1-3; Si 24,12-21). Người lành sinh trái tốt, vì được mưa ơn Chúa tưới gội, hoa trái của họ sẽ đặc biệt xum xuê trong thời cánh chung, những việc lành của họ sẽ có giá trị trong ngày phán xét. (Ed 47,1-12). Tuy nhiên, để sinh hoa trái thiêng liêng, người môn đệ Chúa Giêsu phải biết lắng nghe lời Chúa và đem ra thực hành. Chúa Giêsu đưa ra một hình ảnh để khuyến khích môn đệ trung tín thực hành giáo huấn của Chúa đó là việc xây nhà: môn đệ nào đưa giáo huấn của Chúa ra thực hành, ấy là xây nhà thiêng liêng của mình trên nền tảng vững chắc muôn đời. Còn kẻ không thực hành giáo huấn của Chúa là xây nhà trên cát, khi gặp thử thách hay khó khăn thì bị sa ngã, sụp đổ tan tành. Giáo huấn của Chúa Giêsu giúp chúng ta sống thánh thiện và bảo đảm sự sống đời đời, vì thế cần phải lắng nghe và đem ra thực hành.
Đời sống của người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu là phải tỉnh thức kẻo bị mắc lừa những kẻ giả hình đội lốt đạo đức, để lừa dối ta, lôi kéo ta theo đường bất chính và sai lầm; chúng ta cũng đừng lừa dối mình khi chỉ biết nói tốt mà không làm tốt. Biết nghĩ hay mà không thực hiện, biết nghe lời Chúa mà không đem ra thực hành, biết chăm lo những việc bên ngoài để tìm hư danh mà không lo cho đời sống nội tâm. Như vậy, nói tốt, chưa tốt, cần phải làm tốt mới tốt thật. Do đó, muốn có đời sống nội tâm vững chắc, muốn vượt thắng mọi thử thách đe dọa đức tin, lòng trông cậy và lòng mến Chúa, muốn bảo đảm sự sống đời đời, người môn đệ của Chúa phải biết chăm lo học hỏi, lắng nghe và sống lời Chúa mỗi ngày.
Lm. Giuse Phạm Thanh Minh