THỨ HAI TUẦN III MÙA VỌNG
Mt 1,1-17
Lời Chúa:
Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô. (Mt 1,16)
Bà Rosanne Willman đã thật sự trải qua cơn ác mộng của người mẹ trước quyết định sẽ nhường thận của mình để cứu sống hai trong số bốn đứa con đang chờ chết vì một chứng bệnh thận nan y. Thật đau lòng khi việc cứu sống một người con cũng là bản án tử hình cho ba kẻ xấu số còn lại.
Với nét mặt sầu khổ đến cùng tận, người phụ nữ 51 tuổi, sống ở tiểu bang Illinois tâm sự: “Đây là quyết định đau đớn và khó khăn nhất trong đời tôi. Tôi đi hỏi Bác sĩ: có thể cho mỗi đứa con một nửa quả thận được không… nhưng không thể!”
Bốn người con của bà Rosanne bị một chứng bệnh rất hiếm: hội chứng VIIL (von hippel lindau syndrome), di truyền từ người cha. Căn bệnh này gây ra các khối u trong thận, mắt, xương sống, não và hệ thần kinh. Đôi khi khối u biến thành ung thư. Các con bà Rosanne đã trải qua 18 lần giải phẫu và hơn 100 lần tiểu phẫu mắt. Steve, con trai đầu, 32 tuổi, đã bị mù một mắt, mắt kia mờ hẳn và bị các khối u khắp cơ thể. Tuy vậy anh vẫn làm việc cho hội từ thiện thành phố với những khả năng hiện có. Kim 31 tuổi, với vẻ đẹp lôi cuốn, từng mơ ước trở thành người mẫu, nhưng giải phẫu mắt đã buộc cô phải chuyển sang nghề y tá. Lisa, 27 tuổi hiện đang hoạt động trong nghề địa ốc. Jeff con trai út, 25 tuổi, ít lận đận hơn vì 1.3 quả thận vẫn còn hoạt động tốt. Bà Rosanne sẽ nhường thận cho ai trong số họ?
Sau những đắn đo cân nhắc, bà Rosanne họp các con lại để chọn lựa quyết định cuối cùng. Mọi người nhìn nhau, mắt đẫm lệ. Lisa phát biểu: “Theo con, mẹ nên dành cho Steve. Anh ấy là người mang chứng bệnh nặng nhất”. Rosanne đã đồng ý với các con: dành phần sống cho Steve. Anh đã không kìm được xúc động trước sự hy sinh cao cả của mẹ và tình yêu thương của các em. Anh nghẹn ngào: “Làm sao tôi có thể đền đáp được công ơn của người đã sinh ra và cứu mạng sống cho tôi”.
Những người con còn lại trong gia đình Rosanne chỉ còn trông chờ vào những quả thận hiếm hoi do ai đó tự nguyện hiến tặng. Dù hàng ngàn người đã chết trong mòn mỏi đợi chờ, thất vọng vì người cho thận ngày càng ít ỏi, họ vẫn hi vọng. Niềm hy vọng giờ đây là niềm khích lệ họ sống thật trọn vẹn những ngày còn lại.
Cơn ác mộng của bà mẹ Rosanne rồi sẽ qua đi. Vấn đề còn lại là rồi đây con người có mạnh dạn chia sẻ bộ phận cơ thể như “nhường cơm xẻ áo” cho những kẻ bất hạnh?
Suy niệm:
Tin Mừng thánh Matthêu giới thiệu về gia phả Đức Giêsu để nói rằng: Đức Giêsu chính là con cháu Abraham, người được Chúa chọn. Vì thế gia phả này bắt đầu với Abraham. Đồng thời tuy là Con Thiên Chúa, nhưng Đức Giêsu cũng là người thật, có cha có mẹ, thuộc về một dòng họ rõ ràng: chi tộc Juda.
Gia phả của Chúa Giêsu có những con người mang tiếng tốt, bên cạnh đó cũng có những người tội lỗi, nhưng Chúa đã không ngần ngại đến với con người trong một gia phả như thế, để dạy mỗi người chúng ta rằng, Ngài đến trần gian bất chấp tội lỗi nhân loại, sống giữa nhân loại tội lỗi để thánh hóa nhân loại và mang con người tội lỗi của chúng ta về cho Chúa. Người mẹ trần gian trong câu chuyện trên yêu thương con mình thế nào thì Thiên Chúa còn yêu thương con người hơn bội phần như thế. Vì thế, mỗi người chúng ta cần kiên nhẫn chạy đến với lòng thương xót của Chúa, vì Người luôn yêu thương con cái Người vô vàn.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn ý thức sống tốt để xứng đáng với đức tin của tổ phụ chúng con là Abraham. Amen.
18.12.2018
THỨ BA TUẦN III MÙA VỌNG
Mt 1,18-24
Lời Chúa:
Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. (Mt 1,24)
Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau khổ , tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi.
Một hôm, ngưòi cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ông gặp một đoàn người rước đèn. Tất cả ngọn đèn đều lung linh toả sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến không được thắp sáng. Nhìn kỹ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gái bé bỏng của mình.
Ông tiến lại gần và hỏi con rằng: “Tại sao nến của con lại không cháy?”. Bé gái đã đáp rằng: “Con đã cố lắm nhưng không được cha à! Mỗi lần con thắp lên ngọn nến thì những gịot nước mắt của cha lại dập tắt hết ngọn nến của con”.
Đến đó thì người cha choàng tỉnh. Từ đó, ông lấy lại thăng bằng, lại sống vui vẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh bởi ông không muốn những giọt nước mắt của ông lại dập tắt ngọn nến hi vọng của con ông.
Nước mắt chỉ có thể xoa dịu phần nào chứ không thể làm tan biến hoàn toàn nỗi mất mát lớn lao. Hãy cứ khóc khi bạn cần, nhưng hãy đứng lên vững vàng bạn nhé! Bởi ngoài kia, đâu đó, ở một nơi nào đó, người thân của bạn đang nhìn bạn mỉm cười.
Suy niệm:
Thánh Giuse khi nhận được trọng trách của mình từ nơi Thiên Chúa, ông khiêm tốn đón nhận và sống trong âm thầm phục vụ nơi gia đình thánh. Ngài có một đức tin thật nhạy bén, và tỉnh thức ngay cả trong giấc mơ. Nhờ đó, Thánh Giuse được gọi là Đấng công chính, luôn chu toàn sứ mạng của mình trong mọi hoàn cảnh. Thánh Giuse tin dựa vào lời Chúa chứ không tin một cách cuồng tín, vì ngài đã được nghe tiên báo: Tất cả những việc nầy đã xảy ra để ứng nghiệm lời Chúa đã phán qua miệng ngôn sứ: này đây một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Ngày nay, Chúa cũng muốn mỗi người biết đọc ra ý Chúa qua mọi biến cố của cuộc đời. Muốn được như thế, chúng ta cần có một đức tin nhạy bén bằng việc tiếp xúc với Chúa, lắng nghe Lời Chúa và đón nhận thánh ý Chúa trong cuộc đời. Thay vì bỏ Maria cách kín đáo, Giuse đã đón nhận Maria về nhà. Qua đó, Chúa cũng nhắn nhủ mỗi người chúng con biết cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa bằng khả năng và sự cố gắng mỗi ngày. Và khi đó, Chúa sẽ hiện diện trong cuộc đời như Chúa đã hiện diện trong gia đình thánh khi Giuse đón nhận Maria về nhà mình. Xin Chúa cho mỗi người chúng con cũng biết dẹp bỏ những ý riêng, ích kỷ của bản thân để dành chỗ cho Chúa ngự đến trong tâm hồn.
19.12.2018
THỨ TƯ TUẦN III MÙA VỌNG
Lc 1,5-25
Lời Chúa:
“Thiên Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người thương cất nỗi hổ nhục tôi phải chịu trước mặt người đời.” (Lc 1,25)
Người Nhật Bản thường kể câu chuyện như sau: Một người đàn ông nọ đi qua một cánh đồng, thình lình bị cọp đuổi… Anh ta chạy bán sống bán chết mà vẫn không tìm ra chỗ dung thân. Anh chạy mãi để rồi cuối cùng thấy mình đứng bên bờ vực thẳm. Phía sau lưng, con cọp vẫn không buông tha. Không còn biết làm gì nữa, người đàn ông phải lấy sức để đu lên một cành cây bắc qua vực thẳm. Nhìn xuống dưới thung lũng, anh ta lại thấy một con cọp khác cũng đang nằm chờ chực. Người đàn ông đáng thương chỉ còn niềm hy vọng duy nhất: đó là nằm chờ đợi cho đến khi hai thú vật mệt mỏi bỏ đi… Chờ đợi trong lo sợ vẫn là cực hình lớn lao nhất đối với con người.
Giữa lúc anh ta đang phải chiến đấu với sợ hãi và mệt mỏi, thì tình cờ bỗng có hai con chuột bỗng từ đâu xuất hiện trên chính cành cây anh đang đu vào. Hai con vật bắt đầu gặm nhấm lớp vỏ xung quanh cành cây. Bình thường, chuột là một trong những loài thú mà anh gớm ghiếc nhất vì sự dơ bẩn của nó. Tiếng kêu của nó cũng là một âm thanh làm cho lỗ tai anh khó chịu. Thế nhưng, trong cơn sợ hãi tột cùng này, người đàn ông bỗng nhìn thấy hai con chuột thật đáng yêu. Những hàm răng mũm mĩm của chúng trông dễ thương làm sao! Tiếng kêu của hai con vật cũng trở thành một âm thanh êm dịu hơn tiếng gầm thét của hai con cọp.
Giữa lúc anh đang theo dõi từng động tác của hai con chuột, thì một con chim bỗng từ đâu bay lại, thả rớt trên cành cây một trái dâu rừng. Anh đưa tay nhặt lấy trái dâu và thưởng thức hương vị ngọt ngào của trái rừng bỗng nên thơ đáng yêu lạ lùng.
Suy niệm:
Theo quan niệm của người Do Thái, vợ chồng cưới nhau mà không có con là điều bất hạnh. Hai ông bà Dacaria và Êlisabeth ngày ngày vẫn kiên nhẫn cầu xin cho mình có được một người con. Và Thiên Chúa đã lắng nghe, cất nỗi hổ nhục nơi hai ông bà. Thời gian chờ đợi quá lâu, có lẽ ông không còn tin vào việc mình sẽ có con nên khi thiên thần báo tin có vẻ ông đã không tin; vì thế, ông đã bị câm cho tới ngày Gioan chào đời.
Mỗi người chúng ta có mặt trên đời này đều nằm trong chương trình kỳ diệu của Thiên Chúa, và mỗi người mang một sứ mạng riêng. Vì thế, chúng ta cần ý thức và chu toàn trách nhiệm của mình trong niềm hy vọng, vì đối với Thiên Chúa không gì là không thể làm được.
Lạy Chúa, xin cho con luôn tin tưởng và nhận ra rằng mỗi ngày đời con đều có sự hiện diện và ơn lành của Chúa hằng ở cùng con, để con biết cất lời ca tụng Chúa trong mọi hoàn cảnh.
20.12.2016
THỨ NĂM TUẦN III MÙA VỌNG
Lc 1,26-38
Lời Chúa:
Bấy giờ, Bà Maria nói với sứ thần: “Vâng tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).
Một nông dân trồng bụi tre nơi góc vườn. Thân tre mỗi ngày mỗi cao lớn, thẳng đuột. Ngày kia, người ấy đến nói với cây cao nhất: “Này bạn, ta cần bạn”. Cây tre nói: “Thưa ông, tôi sẵn sàng, ông cứ sử dụng tôi theo ý ông”
– Được, ta sẽ xẻ anh ra làm đôi.
Nghe thế, cây tre phản đối:
– Xẻ tôi? Sao vậy? Trong vườn có cây nào đẹp hơn tôi đâu? Xin ông đừng… Ông dùng tôi thế nào cũng được, nhưng xin đừng xẻ tôi ra…
– Nếu không xẻ anh ra thì anh chả được việc gì.
Một làn gió nhẹ thổi qua, cây tre cúi đầu thở dài: “Thưa ông, nếu chỉ còn cách đó, thì xin ông cứ làm theo ý ông”.
Người nông dân nói tiếp: “Ta sẽ tước bỏ hết các cành của ngươi”
– Ông tước cành tôi? Như vậy còn gì là vẻ đẹp của tôi ? Lạy Chúa, xin ông thương đừng làm thế…
– Nếu không tước cành, anh chả được việc gì.
Gió thổi mạnh hơn. Cây tre quằn quại trong gió và nắng. Rồi nó mạnh dạn thưa: “Thưa ông, xin ông chặt tôi đi”.
Ông chủ nói: “Bạn thân mến, thực thì ta buộc lòng phải làm bạn đau, phải tước cành, khoét đốt bạn; nếu không, ta không thể dùng bạn”.
Cây tre cúi rạp xuống đất nói: “Thưa ông, xin ông cứ việc chặt, dùng tôi theo ý ông”.
Người nông dân chặt tre, tước cành, xẻ đôi và lóc ruột làm thành cái máng chuyển nước từ dòng suối vào cánh đồng. Và sau đó, người nông dân có một vụ mùa bội thu.
Suy niệm:
Để thực hiện chương trình cứu độ, Thiên Chúa đã chọn cung lòng xứng đáng để con Chúa ngự đến. Ngài đã chọn Đức Maria, và ban cho Người những ơn vô cùng đặc biệt. Khi Mẹ chưa hiểu ý định của Thiên Chúa, Mẹ đã bối rối: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!”, và chưa hết bối rối này thì điều ngạc nhiên khác lại đến, khi sứ thần báo tin người chị họ của Mẹ là bà Êlisabeth son sẻ, già nua mà nay lại có thai. Vì thế, Mẹ tin rằng không gì mà Thiên Chúa không thể làm được.
Nhờ lòng tin tưởng và phó thác vào tình yêu Chúa, Mẹ đã dám bỏ mình, xin vâng theo thánh ý Chúa để Ngôi Lời được nhập thể trong thế giới này. Nếu cuộc đời của mỗi chúng ta nhận ra thánh ý Chúa và thực thi trong cuộc đời, thì Chúa sẽ đi vào thế giới hôm nay. Khi Mẹ xin vâng, Mẹ cũng chưa hiểu rõ con đường Chúa muốn nhưng Mẹ tin tưởng để Chúa làm chủ cuộc đời Mẹ. Nhìn vào gương Mẹ, chúng ta có dám thưa tiếng xin vâng ngay trong những lúc đen tối nhất của cuộc đời không?
Lạy Chúa, xin biến đổi trái tim chúng con để chúng con biết sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa trong mọi hoàn cảnh, nhất là những lúc cuộc đời chúng con tưởng chừng như vô vọng.
21.12.2018
THỨ SÁU TUẦN III MÙA VỌNG
Lc 1,39-45
Lời Chúa:
“Tai tôi vừa nghe tiếng em chào thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng”. (Lc 1,44)
Năm 1876, khi Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại, có một vấn đề được đặt ra là phải nói lời gì khi bốc máy trả lời điện thoại. Ông Bell đề nghị người trả lời nên chào là “Ahoy!” Tiếng này nghe hơi lạ tai! Có lẽ cũng từ tiếng “Ahoy” và Hello” phát sinh ra tiếng “Alô”?
Tiếng “Hello” sau này mới xuất hiện do Thomas Edison, người khám phá ra điện và là một người bạn thân đang giúp ông Bell cải tiến kỹ thuật điện thoại. Tiếng “Hello” đầu tiên xuất hiện trong văn chương vào năm 1880. Nhà văn Mark Twain đã gọi những thiếu nữ làm ở tổng đài điện thoại là những “hello girls”. Sau cùng, vào năm 1883, tiếng “Hello” được đưa vào tự điển. Và bây giờ, trên 100 năm sau, nó là một trong những tiếng được sử dụng phổ thông nhất trên thế giới.
Suy niệm:
Lời chào mang nhiều ý nghĩa: có thể đó là một lời chào xả giao, một lời chào thể hiện sự tôn trọng nhau… Nhưng lời chào của sứ thần khi vào nhà trinh nữ Maria mang lại một sứ điệp vô cùng quan trọng: Mẹ sẽ là Mẹ Thiên Chúa. Lời chào của Maria khi đến viếng thăm người chị họ là Êlisabeth đã làm cho người con trong bụng nhảy lên vui sướng, vì được Thiên Chúa viếng thăm.
Khi nhận lời thiên sứ truyền tin, Mẹ đã ý thức được ơn nhưng không Thiên Chúa ban, nên Mẹ đã thực hiện cuộc hành trình thăm viếng người chị họ của mình là bà Êlisabeth đang trong cảnh khó khăn, vì mang nỗi hổ nhục bị xã hội coi như Chúa không thương đến, nay niềm vui lớn đến với bà, nên Mẹ đã lên đường chia vui với người chị của mình, và giúp chị trong những ngày sinh con. Thay vì nghĩ đến mình, Mẹ đã quên mình và đã mang đến cho bà Êlisabeth niềm vui, khiến bà nhận ra sự hiện diện của Con Thiên Chúa nơi Mẹ. Nơi cung lòng thánh thiện, Con Thiên Chúa đã ngự trị, được sống bằng sự sống của Mẹ.
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con cũng là đền thờ, nơi Thiên Chúa ngự trị để mỗi ngày chúng con mang Tin Mừng, niềm vui và sự bình an của Chúa đến nhiều người nhất là những người chưa nhận biết Chúa.
22.12.2018
THỨ BẢY TUẦN III MÙA VỌNG
Lc 1,46-56
Lời Chúa:
“Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!” (Lc 1,49).
Thuở còn bé, khi tôi xoè bàn tay nhỏ xíu hứng những giọt nước mưa, những hạt nước chảy tràn ra ngoài. Tôi cảm thấy thiên nhiên thật kỳ diệu! Lớn lên, cũng với bàn tay ấy, tôi mở ra để đón nhận hồng ân của Cha, những ân huệ của Người và của đời. Không biết vì tay tôi lớn hay vì ân huệ kia quá ít mà chưa bao giờ tôi cảm thấy đủ, để nói lên lời tạ ơn. Tôi đã không nhận ra những ân huệ đang tuôn đổ trên tôi mỗi ngày.
Suy niệm:
Hạnh phúc là điều mà ai cũng mơ ước và tìm mọi cách để đạt được. Thế nhưng, khi chúng ta làm cho người khác điều tốt đẹp thì đó là hạnh phúc cho chúng ta. Những hạnh phúc mà chúng ta tìm nơi vật chất, giàu sang, thú vui sẽ mau qua và đó cũng không phải là hạnh phúc thật. Hạnh phúc mà Đức Maria cảm nhận được chỉ có nơi Thiên Chúa vì những ân huệ Chúa đã dành cho Mẹ. Và Mẹ đã dành suốt cuộc đời mình để đáp lại ân huệ đó.
Chúa nâng cao người thấp hèn, để chúng ta ý thức sự cao trọng của mình, vì Người không thể nào đổ vào chiếc ly đã đầy tràn, nhưng cần sự trống rỗng để Người tuôn đổ muôn ơn lành. Sự trống rỗng đó là sự cậy trông vào Thiên Chúa, niềm tin tưởng, cậy trông và phó thác của mỗi chúng ta.
Lạy Chúa, xin cho chúng con sự nghèo khó thật sự nơi tâm hồn, để Người rót ơn lành của Người vào trong tâm hồn và vì thế niềm vui của chúng con mới thật sự viên mãn.
Têrêsa Mai An
Mt 1,1-17
Lời Chúa:
Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô. (Mt 1,16)
Bà Rosanne Willman đã thật sự trải qua cơn ác mộng của người mẹ trước quyết định sẽ nhường thận của mình để cứu sống hai trong số bốn đứa con đang chờ chết vì một chứng bệnh thận nan y. Thật đau lòng khi việc cứu sống một người con cũng là bản án tử hình cho ba kẻ xấu số còn lại.
Với nét mặt sầu khổ đến cùng tận, người phụ nữ 51 tuổi, sống ở tiểu bang Illinois tâm sự: “Đây là quyết định đau đớn và khó khăn nhất trong đời tôi. Tôi đi hỏi Bác sĩ: có thể cho mỗi đứa con một nửa quả thận được không… nhưng không thể!”
Bốn người con của bà Rosanne bị một chứng bệnh rất hiếm: hội chứng VIIL (von hippel lindau syndrome), di truyền từ người cha. Căn bệnh này gây ra các khối u trong thận, mắt, xương sống, não và hệ thần kinh. Đôi khi khối u biến thành ung thư. Các con bà Rosanne đã trải qua 18 lần giải phẫu và hơn 100 lần tiểu phẫu mắt. Steve, con trai đầu, 32 tuổi, đã bị mù một mắt, mắt kia mờ hẳn và bị các khối u khắp cơ thể. Tuy vậy anh vẫn làm việc cho hội từ thiện thành phố với những khả năng hiện có. Kim 31 tuổi, với vẻ đẹp lôi cuốn, từng mơ ước trở thành người mẫu, nhưng giải phẫu mắt đã buộc cô phải chuyển sang nghề y tá. Lisa, 27 tuổi hiện đang hoạt động trong nghề địa ốc. Jeff con trai út, 25 tuổi, ít lận đận hơn vì 1.3 quả thận vẫn còn hoạt động tốt. Bà Rosanne sẽ nhường thận cho ai trong số họ?
Sau những đắn đo cân nhắc, bà Rosanne họp các con lại để chọn lựa quyết định cuối cùng. Mọi người nhìn nhau, mắt đẫm lệ. Lisa phát biểu: “Theo con, mẹ nên dành cho Steve. Anh ấy là người mang chứng bệnh nặng nhất”. Rosanne đã đồng ý với các con: dành phần sống cho Steve. Anh đã không kìm được xúc động trước sự hy sinh cao cả của mẹ và tình yêu thương của các em. Anh nghẹn ngào: “Làm sao tôi có thể đền đáp được công ơn của người đã sinh ra và cứu mạng sống cho tôi”.
Những người con còn lại trong gia đình Rosanne chỉ còn trông chờ vào những quả thận hiếm hoi do ai đó tự nguyện hiến tặng. Dù hàng ngàn người đã chết trong mòn mỏi đợi chờ, thất vọng vì người cho thận ngày càng ít ỏi, họ vẫn hi vọng. Niềm hy vọng giờ đây là niềm khích lệ họ sống thật trọn vẹn những ngày còn lại.
Cơn ác mộng của bà mẹ Rosanne rồi sẽ qua đi. Vấn đề còn lại là rồi đây con người có mạnh dạn chia sẻ bộ phận cơ thể như “nhường cơm xẻ áo” cho những kẻ bất hạnh?
Suy niệm:
Tin Mừng thánh Matthêu giới thiệu về gia phả Đức Giêsu để nói rằng: Đức Giêsu chính là con cháu Abraham, người được Chúa chọn. Vì thế gia phả này bắt đầu với Abraham. Đồng thời tuy là Con Thiên Chúa, nhưng Đức Giêsu cũng là người thật, có cha có mẹ, thuộc về một dòng họ rõ ràng: chi tộc Juda.
Gia phả của Chúa Giêsu có những con người mang tiếng tốt, bên cạnh đó cũng có những người tội lỗi, nhưng Chúa đã không ngần ngại đến với con người trong một gia phả như thế, để dạy mỗi người chúng ta rằng, Ngài đến trần gian bất chấp tội lỗi nhân loại, sống giữa nhân loại tội lỗi để thánh hóa nhân loại và mang con người tội lỗi của chúng ta về cho Chúa. Người mẹ trần gian trong câu chuyện trên yêu thương con mình thế nào thì Thiên Chúa còn yêu thương con người hơn bội phần như thế. Vì thế, mỗi người chúng ta cần kiên nhẫn chạy đến với lòng thương xót của Chúa, vì Người luôn yêu thương con cái Người vô vàn.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn ý thức sống tốt để xứng đáng với đức tin của tổ phụ chúng con là Abraham. Amen.
18.12.2018
THỨ BA TUẦN III MÙA VỌNG
Mt 1,18-24
Lời Chúa:
Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. (Mt 1,24)
Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau khổ , tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi.
Một hôm, ngưòi cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ông gặp một đoàn người rước đèn. Tất cả ngọn đèn đều lung linh toả sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến không được thắp sáng. Nhìn kỹ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gái bé bỏng của mình.
Ông tiến lại gần và hỏi con rằng: “Tại sao nến của con lại không cháy?”. Bé gái đã đáp rằng: “Con đã cố lắm nhưng không được cha à! Mỗi lần con thắp lên ngọn nến thì những gịot nước mắt của cha lại dập tắt hết ngọn nến của con”.
Đến đó thì người cha choàng tỉnh. Từ đó, ông lấy lại thăng bằng, lại sống vui vẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh bởi ông không muốn những giọt nước mắt của ông lại dập tắt ngọn nến hi vọng của con ông.
Nước mắt chỉ có thể xoa dịu phần nào chứ không thể làm tan biến hoàn toàn nỗi mất mát lớn lao. Hãy cứ khóc khi bạn cần, nhưng hãy đứng lên vững vàng bạn nhé! Bởi ngoài kia, đâu đó, ở một nơi nào đó, người thân của bạn đang nhìn bạn mỉm cười.
Suy niệm:
Thánh Giuse khi nhận được trọng trách của mình từ nơi Thiên Chúa, ông khiêm tốn đón nhận và sống trong âm thầm phục vụ nơi gia đình thánh. Ngài có một đức tin thật nhạy bén, và tỉnh thức ngay cả trong giấc mơ. Nhờ đó, Thánh Giuse được gọi là Đấng công chính, luôn chu toàn sứ mạng của mình trong mọi hoàn cảnh. Thánh Giuse tin dựa vào lời Chúa chứ không tin một cách cuồng tín, vì ngài đã được nghe tiên báo: Tất cả những việc nầy đã xảy ra để ứng nghiệm lời Chúa đã phán qua miệng ngôn sứ: này đây một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Ngày nay, Chúa cũng muốn mỗi người biết đọc ra ý Chúa qua mọi biến cố của cuộc đời. Muốn được như thế, chúng ta cần có một đức tin nhạy bén bằng việc tiếp xúc với Chúa, lắng nghe Lời Chúa và đón nhận thánh ý Chúa trong cuộc đời. Thay vì bỏ Maria cách kín đáo, Giuse đã đón nhận Maria về nhà. Qua đó, Chúa cũng nhắn nhủ mỗi người chúng con biết cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa bằng khả năng và sự cố gắng mỗi ngày. Và khi đó, Chúa sẽ hiện diện trong cuộc đời như Chúa đã hiện diện trong gia đình thánh khi Giuse đón nhận Maria về nhà mình. Xin Chúa cho mỗi người chúng con cũng biết dẹp bỏ những ý riêng, ích kỷ của bản thân để dành chỗ cho Chúa ngự đến trong tâm hồn.
19.12.2018
THỨ TƯ TUẦN III MÙA VỌNG
Lc 1,5-25
Lời Chúa:
“Thiên Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người thương cất nỗi hổ nhục tôi phải chịu trước mặt người đời.” (Lc 1,25)
Người Nhật Bản thường kể câu chuyện như sau: Một người đàn ông nọ đi qua một cánh đồng, thình lình bị cọp đuổi… Anh ta chạy bán sống bán chết mà vẫn không tìm ra chỗ dung thân. Anh chạy mãi để rồi cuối cùng thấy mình đứng bên bờ vực thẳm. Phía sau lưng, con cọp vẫn không buông tha. Không còn biết làm gì nữa, người đàn ông phải lấy sức để đu lên một cành cây bắc qua vực thẳm. Nhìn xuống dưới thung lũng, anh ta lại thấy một con cọp khác cũng đang nằm chờ chực. Người đàn ông đáng thương chỉ còn niềm hy vọng duy nhất: đó là nằm chờ đợi cho đến khi hai thú vật mệt mỏi bỏ đi… Chờ đợi trong lo sợ vẫn là cực hình lớn lao nhất đối với con người.
Giữa lúc anh ta đang phải chiến đấu với sợ hãi và mệt mỏi, thì tình cờ bỗng có hai con chuột bỗng từ đâu xuất hiện trên chính cành cây anh đang đu vào. Hai con vật bắt đầu gặm nhấm lớp vỏ xung quanh cành cây. Bình thường, chuột là một trong những loài thú mà anh gớm ghiếc nhất vì sự dơ bẩn của nó. Tiếng kêu của nó cũng là một âm thanh làm cho lỗ tai anh khó chịu. Thế nhưng, trong cơn sợ hãi tột cùng này, người đàn ông bỗng nhìn thấy hai con chuột thật đáng yêu. Những hàm răng mũm mĩm của chúng trông dễ thương làm sao! Tiếng kêu của hai con vật cũng trở thành một âm thanh êm dịu hơn tiếng gầm thét của hai con cọp.
Giữa lúc anh đang theo dõi từng động tác của hai con chuột, thì một con chim bỗng từ đâu bay lại, thả rớt trên cành cây một trái dâu rừng. Anh đưa tay nhặt lấy trái dâu và thưởng thức hương vị ngọt ngào của trái rừng bỗng nên thơ đáng yêu lạ lùng.
Suy niệm:
Theo quan niệm của người Do Thái, vợ chồng cưới nhau mà không có con là điều bất hạnh. Hai ông bà Dacaria và Êlisabeth ngày ngày vẫn kiên nhẫn cầu xin cho mình có được một người con. Và Thiên Chúa đã lắng nghe, cất nỗi hổ nhục nơi hai ông bà. Thời gian chờ đợi quá lâu, có lẽ ông không còn tin vào việc mình sẽ có con nên khi thiên thần báo tin có vẻ ông đã không tin; vì thế, ông đã bị câm cho tới ngày Gioan chào đời.
Mỗi người chúng ta có mặt trên đời này đều nằm trong chương trình kỳ diệu của Thiên Chúa, và mỗi người mang một sứ mạng riêng. Vì thế, chúng ta cần ý thức và chu toàn trách nhiệm của mình trong niềm hy vọng, vì đối với Thiên Chúa không gì là không thể làm được.
Lạy Chúa, xin cho con luôn tin tưởng và nhận ra rằng mỗi ngày đời con đều có sự hiện diện và ơn lành của Chúa hằng ở cùng con, để con biết cất lời ca tụng Chúa trong mọi hoàn cảnh.
20.12.2016
THỨ NĂM TUẦN III MÙA VỌNG
Lc 1,26-38
Lời Chúa:
Bấy giờ, Bà Maria nói với sứ thần: “Vâng tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).
Một nông dân trồng bụi tre nơi góc vườn. Thân tre mỗi ngày mỗi cao lớn, thẳng đuột. Ngày kia, người ấy đến nói với cây cao nhất: “Này bạn, ta cần bạn”. Cây tre nói: “Thưa ông, tôi sẵn sàng, ông cứ sử dụng tôi theo ý ông”
– Được, ta sẽ xẻ anh ra làm đôi.
Nghe thế, cây tre phản đối:
– Xẻ tôi? Sao vậy? Trong vườn có cây nào đẹp hơn tôi đâu? Xin ông đừng… Ông dùng tôi thế nào cũng được, nhưng xin đừng xẻ tôi ra…
– Nếu không xẻ anh ra thì anh chả được việc gì.
Một làn gió nhẹ thổi qua, cây tre cúi đầu thở dài: “Thưa ông, nếu chỉ còn cách đó, thì xin ông cứ làm theo ý ông”.
Người nông dân nói tiếp: “Ta sẽ tước bỏ hết các cành của ngươi”
– Ông tước cành tôi? Như vậy còn gì là vẻ đẹp của tôi ? Lạy Chúa, xin ông thương đừng làm thế…
– Nếu không tước cành, anh chả được việc gì.
Gió thổi mạnh hơn. Cây tre quằn quại trong gió và nắng. Rồi nó mạnh dạn thưa: “Thưa ông, xin ông chặt tôi đi”.
Ông chủ nói: “Bạn thân mến, thực thì ta buộc lòng phải làm bạn đau, phải tước cành, khoét đốt bạn; nếu không, ta không thể dùng bạn”.
Cây tre cúi rạp xuống đất nói: “Thưa ông, xin ông cứ việc chặt, dùng tôi theo ý ông”.
Người nông dân chặt tre, tước cành, xẻ đôi và lóc ruột làm thành cái máng chuyển nước từ dòng suối vào cánh đồng. Và sau đó, người nông dân có một vụ mùa bội thu.
Suy niệm:
Để thực hiện chương trình cứu độ, Thiên Chúa đã chọn cung lòng xứng đáng để con Chúa ngự đến. Ngài đã chọn Đức Maria, và ban cho Người những ơn vô cùng đặc biệt. Khi Mẹ chưa hiểu ý định của Thiên Chúa, Mẹ đã bối rối: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!”, và chưa hết bối rối này thì điều ngạc nhiên khác lại đến, khi sứ thần báo tin người chị họ của Mẹ là bà Êlisabeth son sẻ, già nua mà nay lại có thai. Vì thế, Mẹ tin rằng không gì mà Thiên Chúa không thể làm được.
Nhờ lòng tin tưởng và phó thác vào tình yêu Chúa, Mẹ đã dám bỏ mình, xin vâng theo thánh ý Chúa để Ngôi Lời được nhập thể trong thế giới này. Nếu cuộc đời của mỗi chúng ta nhận ra thánh ý Chúa và thực thi trong cuộc đời, thì Chúa sẽ đi vào thế giới hôm nay. Khi Mẹ xin vâng, Mẹ cũng chưa hiểu rõ con đường Chúa muốn nhưng Mẹ tin tưởng để Chúa làm chủ cuộc đời Mẹ. Nhìn vào gương Mẹ, chúng ta có dám thưa tiếng xin vâng ngay trong những lúc đen tối nhất của cuộc đời không?
Lạy Chúa, xin biến đổi trái tim chúng con để chúng con biết sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa trong mọi hoàn cảnh, nhất là những lúc cuộc đời chúng con tưởng chừng như vô vọng.
21.12.2018
THỨ SÁU TUẦN III MÙA VỌNG
Lc 1,39-45
Lời Chúa:
“Tai tôi vừa nghe tiếng em chào thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng”. (Lc 1,44)
Năm 1876, khi Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại, có một vấn đề được đặt ra là phải nói lời gì khi bốc máy trả lời điện thoại. Ông Bell đề nghị người trả lời nên chào là “Ahoy!” Tiếng này nghe hơi lạ tai! Có lẽ cũng từ tiếng “Ahoy” và Hello” phát sinh ra tiếng “Alô”?
Tiếng “Hello” sau này mới xuất hiện do Thomas Edison, người khám phá ra điện và là một người bạn thân đang giúp ông Bell cải tiến kỹ thuật điện thoại. Tiếng “Hello” đầu tiên xuất hiện trong văn chương vào năm 1880. Nhà văn Mark Twain đã gọi những thiếu nữ làm ở tổng đài điện thoại là những “hello girls”. Sau cùng, vào năm 1883, tiếng “Hello” được đưa vào tự điển. Và bây giờ, trên 100 năm sau, nó là một trong những tiếng được sử dụng phổ thông nhất trên thế giới.
Suy niệm:
Lời chào mang nhiều ý nghĩa: có thể đó là một lời chào xả giao, một lời chào thể hiện sự tôn trọng nhau… Nhưng lời chào của sứ thần khi vào nhà trinh nữ Maria mang lại một sứ điệp vô cùng quan trọng: Mẹ sẽ là Mẹ Thiên Chúa. Lời chào của Maria khi đến viếng thăm người chị họ là Êlisabeth đã làm cho người con trong bụng nhảy lên vui sướng, vì được Thiên Chúa viếng thăm.
Khi nhận lời thiên sứ truyền tin, Mẹ đã ý thức được ơn nhưng không Thiên Chúa ban, nên Mẹ đã thực hiện cuộc hành trình thăm viếng người chị họ của mình là bà Êlisabeth đang trong cảnh khó khăn, vì mang nỗi hổ nhục bị xã hội coi như Chúa không thương đến, nay niềm vui lớn đến với bà, nên Mẹ đã lên đường chia vui với người chị của mình, và giúp chị trong những ngày sinh con. Thay vì nghĩ đến mình, Mẹ đã quên mình và đã mang đến cho bà Êlisabeth niềm vui, khiến bà nhận ra sự hiện diện của Con Thiên Chúa nơi Mẹ. Nơi cung lòng thánh thiện, Con Thiên Chúa đã ngự trị, được sống bằng sự sống của Mẹ.
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con cũng là đền thờ, nơi Thiên Chúa ngự trị để mỗi ngày chúng con mang Tin Mừng, niềm vui và sự bình an của Chúa đến nhiều người nhất là những người chưa nhận biết Chúa.
22.12.2018
THỨ BẢY TUẦN III MÙA VỌNG
Lc 1,46-56
Lời Chúa:
“Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!” (Lc 1,49).
Thuở còn bé, khi tôi xoè bàn tay nhỏ xíu hứng những giọt nước mưa, những hạt nước chảy tràn ra ngoài. Tôi cảm thấy thiên nhiên thật kỳ diệu! Lớn lên, cũng với bàn tay ấy, tôi mở ra để đón nhận hồng ân của Cha, những ân huệ của Người và của đời. Không biết vì tay tôi lớn hay vì ân huệ kia quá ít mà chưa bao giờ tôi cảm thấy đủ, để nói lên lời tạ ơn. Tôi đã không nhận ra những ân huệ đang tuôn đổ trên tôi mỗi ngày.
Suy niệm:
Hạnh phúc là điều mà ai cũng mơ ước và tìm mọi cách để đạt được. Thế nhưng, khi chúng ta làm cho người khác điều tốt đẹp thì đó là hạnh phúc cho chúng ta. Những hạnh phúc mà chúng ta tìm nơi vật chất, giàu sang, thú vui sẽ mau qua và đó cũng không phải là hạnh phúc thật. Hạnh phúc mà Đức Maria cảm nhận được chỉ có nơi Thiên Chúa vì những ân huệ Chúa đã dành cho Mẹ. Và Mẹ đã dành suốt cuộc đời mình để đáp lại ân huệ đó.
Chúa nâng cao người thấp hèn, để chúng ta ý thức sự cao trọng của mình, vì Người không thể nào đổ vào chiếc ly đã đầy tràn, nhưng cần sự trống rỗng để Người tuôn đổ muôn ơn lành. Sự trống rỗng đó là sự cậy trông vào Thiên Chúa, niềm tin tưởng, cậy trông và phó thác của mỗi chúng ta.
Lạy Chúa, xin cho chúng con sự nghèo khó thật sự nơi tâm hồn, để Người rót ơn lành của Người vào trong tâm hồn và vì thế niềm vui của chúng con mới thật sự viên mãn.
Têrêsa Mai An