Tin Mừng Chúa nhật hôm nay, mời gọi chúng ta sống khiêm nhường, "bởi vì ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống". Còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên.
Người Pharisêu thường hay kiêu hãnh. Họ luôn tìm vinh dự trước mặt người đời. Họ thích được chào hỏi, thích được ca tụng.
Khiêm nhường là ý thức cách sâu xa về chính mình, là nhận ra sự thật về con người mình để thấy rằng, tôi là gì? Là ai? Là con người thế nào trong tương quan với kẻ khác? Để từ đó biết chọn cho mình một vị trí, một chỗ ngồi xứng hợp trong bữa tiệc cuộc đời nơi trần thế.
Đức khiêm tốn mang một chiều kích sâu xa và tốt đẹp hơn thế nhiều. Khiêm tốn không phải chỉ là ít nghĩ về mình, mà hơn thế nữa còn là không nghĩ gì về mình hết. Riêng với chúng ta, những người Kitô hữu, khiêm tốn cũng có nghĩa là trở nên giống hệt như Chúa, Đấng đã từng nói: Các con hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng… Và Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vu và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người.
Như vậy khiêm tốn là bắt chước sống như Chúa, không sống cho riêng mình, nhưng sống cho người khác, dùng tài năng của mình để phục vụ, không phải cho bản thân và lợi ích riêng của cá nhân, mà là cho người khác.
Trong mối liên hệ với Chúa cũng như với người khác, chúng ta hãy sống khiêm tốn, từ trong tư tưởng, lời nói đến việc làm, nhờ đó mà chúng ta sẽ được người khác yêu mến và hơn nữa được chính Chúa chúc phúc. Bởi vì càng khiêm tốn, thì chúng ta cùng trở nên cao cả và càng được Chúa yêu thương.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn ý thức rằng Càng biết Chúa, biết mình, biết người, biết đời rõ bao nhiêu càng bớt tự phụ kiêu căng. Khiêm tốn như Chúa Giêsu khiêm tốn phục vụ là một cử chỉ đầy tình yêu, một thái độ hoàn toàn tự do, cao quý. Khiêm tốn hạ mình phục vụ là thoát khỏi cái tôi chật hẹp ích kỷ để đi vào con đường tự do thênh thang của Thiên Chúa, của Nước Trời.
Người Pharisêu thường hay kiêu hãnh. Họ luôn tìm vinh dự trước mặt người đời. Họ thích được chào hỏi, thích được ca tụng.
Khiêm nhường là ý thức cách sâu xa về chính mình, là nhận ra sự thật về con người mình để thấy rằng, tôi là gì? Là ai? Là con người thế nào trong tương quan với kẻ khác? Để từ đó biết chọn cho mình một vị trí, một chỗ ngồi xứng hợp trong bữa tiệc cuộc đời nơi trần thế.
Đức khiêm tốn mang một chiều kích sâu xa và tốt đẹp hơn thế nhiều. Khiêm tốn không phải chỉ là ít nghĩ về mình, mà hơn thế nữa còn là không nghĩ gì về mình hết. Riêng với chúng ta, những người Kitô hữu, khiêm tốn cũng có nghĩa là trở nên giống hệt như Chúa, Đấng đã từng nói: Các con hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng… Và Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vu và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người.
Như vậy khiêm tốn là bắt chước sống như Chúa, không sống cho riêng mình, nhưng sống cho người khác, dùng tài năng của mình để phục vụ, không phải cho bản thân và lợi ích riêng của cá nhân, mà là cho người khác.
Trong mối liên hệ với Chúa cũng như với người khác, chúng ta hãy sống khiêm tốn, từ trong tư tưởng, lời nói đến việc làm, nhờ đó mà chúng ta sẽ được người khác yêu mến và hơn nữa được chính Chúa chúc phúc. Bởi vì càng khiêm tốn, thì chúng ta cùng trở nên cao cả và càng được Chúa yêu thương.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn ý thức rằng Càng biết Chúa, biết mình, biết người, biết đời rõ bao nhiêu càng bớt tự phụ kiêu căng. Khiêm tốn như Chúa Giêsu khiêm tốn phục vụ là một cử chỉ đầy tình yêu, một thái độ hoàn toàn tự do, cao quý. Khiêm tốn hạ mình phục vụ là thoát khỏi cái tôi chật hẹp ích kỷ để đi vào con đường tự do thênh thang của Thiên Chúa, của Nước Trời.