jos nguyen

Những thách đố trong đời sống hôn nhân của mọi thời

“Hãy trang bị đầy đủ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa hầu có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ”

(Ep 6,11)
“Ai muốn theo tôi, thì hãy bỏ mình, vác thập giá hằng ngày của mình đi theo tôi
lLà người ai cũng có thập giá phải vác, dù là hữu thần hay vô thần. Chỉ có khác một điều khác nhau là đối với người vô thần, thập giá là một gánh nặng của cuộc đời, còn đối với chúng ta người Kitô hữu thì thập giá là thánh giá, là mang lấy thập giá của mình với Đức Kitô, là mang lấy gánh nhẹ nhàng.
lMỗi người đều có thập giá của riêng mình gắn liền với con người của mình, với bậc sống và ơn gọi của mình. Đối với linh mục tu sĩ, thập giá đến từ chính từ linh mục đoàn, cộng đoàn, còn đối với chúng ta những người lập gia đình thì thập giá đến từ gia đình của mình, từ vợ chồng con cái, cha mẹ, anh chị em…
lVậy đâu là những thách đố của đời sống hôn nhân? Đâu là những thập giá trong đời sống hôn nhân?

lA.Thách đố của mọi thời
l1. Chấp nhận một cuộc sống hoàn toàn mới.
l2. Chấp nhận tha tính.
l3. Bận tâm lo âu về cuộc sống.
l4. Áp lực và căng thẳng do công việc và cuộc sống xã hội.
l5. Sự xuất hiện của con cái.
l6.. Cảm giác thu hút mất dần.
l7. Nhàm chán.
l8. Nỗi cô đơn.
l9. Những mối căng thẳng gắn liền với đời sống hôn nhân.
l10. Những ngộ nhận thường xuyên về tình yêu trong đời sống hôn nhân.
l11. Những xung đột trong đời sống hôn nhân.
l12. Những thói xấu và lầm lỗi trong đời sống hôn nhân.

1. Chấp nhận một cuộc sống hoàn toàn mới
lBước vào đời sống hôn nhân là bước vào một cuộc sống hoàn toàn mới với nhiều thay đổi đòi hỏi bản thân mỗi người phải từ bỏ những thói quen củ và học để chấp nhận và thích nghi với cuộc sống mới từ thói quen sở thích đến cách ăn nói xử sự, sinh hoạt hằng ngày.
lChính vì chưa được chuẩn bị tinh thần, chưa đủ trưởng thành và chín chắn, nhiều người bước vào đời sống hôn nhân hoàn toàn với con người củ, với chiếc áo củ xưa của thời độc thân giống như thể người đi dự tiệc cưới mà không mặc trang phục lễ cưới.
Rượu mới phải để vào bình da mới
lVì thế thất bại là chuyện dễ hiểu, nhất là đối với những cậu ấm cô tiên, quá quen được cha mẹ chìu chuộng, quá quen với cuộc sống tiện nghi dễ dãi. Họ chưa được chuẩn bị và rất khó chuẩn bị để chấp nhận thích nghi với cuộc sống mới vì thói quen củ đã bám rễ sâu vào con người họ. Càng nguy hiểm hơi nếu như thói quen lại hình thành nới họ một nếp nghĩ, một quan niệm sống vì điều này càng khó thay đổi, làm cho việc thích ứng với cuộc sống mới trở nên vô cùng nặng nề đối với bản thân họ .
Nội trợ: nhiệm vụ bất khả kháng đối với bạn gái
lNấu nướng, rữa chén, giặt giũ,... Là bổn phận hằng ngày gắn liền với người phụ nữ. Dù có đi làm, thu nhập cao có thể thuê người giúp việc thì trước tiên bạn gái vẫn phải là người biết làm những công việc này. Nhưng do lúc còn độc thân được bố mẹ cưng chìu giành làm hết nên đến khi lập gia đình, không quen, vụng về, mọi sự trở nên khó khăn vất vã, nhất là khi người chồng có óc gia trưởng phong kiến không chia sẽ, không cảm thông.
lChính vì thế các bạn gái cần phải được chuẩn bị tâm lý ngay từ đầu, và hơn hết hãy bắt tay vào việc ngay từ đầu hay ít ra phải xác định rằng thời gian dành cho bản thân không còn được như thời con gái, phải học làm nội trợ và tập thích nghi dần với việc nội trợ.
Đưa tiền cho vợ quản lý: một thách thức đối với bạn trai
lKhác với những ngày còn độc thân, bây giờ bạn phải góp tiền với một người khác, tiêu những khoản chung với một người khác, phải bàn bạc trước khi chi tiêu, thậm chí còn phải trao cả “gia tài” của bạn cho vợ quản lý theo lẽ thường...đối với bạn nam cả là một vấn đề, một thách thức quá lớn lao, nhất là đối với các cậu ấm quen xài tiền như nước, hoặc chắt chiu tiền bạc khi còn độc thân. Do đó sẽ có những vấn đề phát sinh.
lChuyện tài chính trong mối quan hệ vợ chồng thật tế nhị. Nếu ngay từ đầu không rõ ràng, công khai thì sẽ rất dễ gây ra những hiểu lầm, ngờ vực đáng tiếc giữa vợ chồng. Vì thế, tốt nhất dù là của chồng công vợ hay thế nào đi chăng nữa cũng nên rõ ràng công khai chuyện tài chánh và thống nhât chuyện quản lý để tránh sự hiểu lầm.
“Hãy cởi bỏ chiếc áo cũ và mặc lấy con người mới”
lTrên đây chỉ là hai ví dụ tiêu biểu về sự khó khăn gặp phải khi bước vào cuộc sống lứa đôi. Trong thực tế người ta còn phải đương đầu với biết bao vấn đề khác nữa.
lChính vì thế, trước khi bước vào cuộc sống lứa đôi, ta phải hạ màn với những thói quen, lối nghĩ, nếp cũ của mình. Muốn mặc chiếc áo mới, mặc lấy con người mới thì trước tiên phải cởi bỏ chiếc áo cũ, chết đi với con người trước đây của mình cũng như nghi thức vĩnh khấn của những đan tu diễn tả.
lThích nghi là quy luật sống còn. Điều này là quy luật cả cuộc sống nói chung và của đời sống hôn nhân nói riêng. Ta không thể bước vào cuộc sống mới mà vẫn khư khư bám lấy con người cũ với những thói quen, lối nghĩ xưa kia của mình, của gia đình mình.

2. Chấp nhận tha tính (chấp nhận vợ mình/chồng mình)
l“Hỏa ngục là kẻ khác” J.P.Sartre phải chăng đã có lý khi nói như thế?
lCó ai trong chúng ta khi phải lòng người nào đó lại nói với người đó: Anh là hỏa ngục của em hay Em là hỏa ngục của anh không? Không bao giờ. Vậy bắt đầu từ khi nào người ta mới nghĩ về vợ/chồng của mình như thế? Mỗi người trong chúng ta, những người đã lập gia đình  có thể trả lời. Trước hôn nhân, có ai lại nói với người mình yêu: Anh chấp nhận em. Em chấp nhận anh. Mà chỉ nghe Anh yêu em, Em yêu anh mà thôi. Nhưng sau khi lấy nhau với năm tháng dài dẳng, động từ yêu chuyển sang động từ chấp nhận, thâm chí là động từ ghét, thù, hận…
“Ôi phen này xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi… Chính người đàn bà này đã xúi giục tôi”.
lChẳng khác nào chuyện của ông bà Adam Eva. Kinh Thánh nói rằng dù Adam có muôn thú xung quanh, nhưng vẫn cảm thấy cô đơn, phòng không chiếc bóng, nhìn lui nhìn tới thấy không có gì thực sự đáp lại mong mỏi của mình: người trợ tá tương xứng. Đến khi Chúa rút từ xương sườn của ông tạo nên Eva, Adam mừng rỡ reo lên “Ôi phen này xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”. Nhưng niềm vui có được người bạn đời tương xứng chẳng kéo dài bao lâu, cũng chính Adam sau đó lại hận Eva đổ tội cho Eva: Chính người đàn bà này đã xúi giục tôi…  Vì sao vây? Tại sao cũng cái người đó, trước đây tôi lại yêu giống như bản thân mình, bây giờ lại phải đành chấp nhận như một ai đó khác với mình?
Tha tính chỉ thể hiện rõ sau hôn nhân
lAi cũng biết rằng lúc đầu mới gặp nhau do sức hút mạnh mẽ, người ta chỉ thấy cái hay cái đẹp của nhau. Hơn nữa, ai cũng chỉ thể hiện cái hay cái đẹp, làm mọi sự để chìu người kia. Sự khác biệt vẫn luôn tồn tại nhưng chưa được thể hiện mà thôi. Nói nôm người ta chưa thực sự thể hiện bản thân mình mà chỉ muốn chìu chuộng làm hài lòng người yêu mà thôi. Cho đến khi sống thành vợ thành chồng, người ta dần dần thể hiện con người thật của mình. Người ta dần dần hiện nguyên hình. Và lúc bấy giờ người ta mới khám phá ra tha tính của người bạn đời với những khác biệt với bản thân mình.
Không chấp nhận tha tính là không chấp nhận chính mình!
Không ai có thể sống cô đơn. Đó là kinh nghiệm của Adam. Ai cũng cần đến người khác. Con người được tạo ra để sống với. Tôi chỉ là tôi vì có ai đó khác với tôi. Nếu ai cũng giống tôi thì tôi đâu còn là tôi nữa. Vì thế không chấp nhận kẻ khác cũng có nghĩa là không chấp nhận chính bản thân mình. Không tôn trọng kẻ khác cũng là không tôn trọng chính bản thân mình. Không nhìn nhận tha tính cũng có nghĩa là không nhìn nhận Thiện Chúa, Đấng tạo nên những khác biệt.
Thay vì nhìn kẻ khác như là đồng loại, được tạo ra để làm phong phú hóa chính bản thân mình, bổ túc cho mình, người ta nghĩ rằng người khác trở thành như là chướng ngại của bản thân mình, làm cho mình không còn đất sống, là nguyên do của tất cả những nổi khổ đau, buồn phiền, thiệt thòi của bản thân.
Cái tôi thật đáng ghét (Pascal).
Chính vì tội lỗi làm cho con người trở thành ích kỷ, không nhìn nhận kẻ khác. Người ta chỉ nghĩ đến bản thân mình. Chính vì thế, người ta bảo khi có hai người trở lên sống với nhau là phải có luật lệ.
Tại sao bạn muốn người khác phải giống như bạn mà bạn lại không trở nên giống người khác? Thật phi lý!
“Cái tôi thật đáng ghét” (Pascal). Nhưng là cái tôi của kẻ khác kia. Còn cái tôi của tôi thật đáng thương!
Người ta lầm tưởng khi nghĩ rằng người khác là nguyên do của tất cả những nổi khổ đau, buồn phiền, thiệt thòi của bản thân nhưng quên rằng chính cái tôi của mình mới thực sự làm khổ mình.
Chấp nhận tha tính, tôn trọng kẻ khác với những khác biệt là quy luật của đời sống xã hội, đặc biệt của đời sống hôn nhân, nhưng mãi mãi là một thách thức đối với mọi cặp vợ chồng, là thước đo của sự trưởng thành .
           
3. Bận tâm lo âu về cuộc sống
lSống trên đời này chẳng được bao lâu. Lo nghĩ nhiều, tận hưởng chẳng bao nhiêu. Cuộc sống vốn đã có nhiều lo toan nhưng khổ nhất là cái bệnh hay lo. Có người đêm ngáy vo vo, người thì lo lắng đắn đo suốt ngày…
lCó những người đánh mất cả cuộc sống vì lo âu, phập phồng: Hồi nhỏ thì lo cha mẹ bỏ đói. Đi học thì lo thi rớt. Học xong lại lo thất nghiệp. Có việc lại lo bệnh tật. Chưa chồng thì sợ hổng có. Có rồi lại sợ chồng ngoại tình trăng hoa, sợ hổng có con, sợ mất chồng…
lNgồi ăn nhà hàng mà chẳng thấy ngon vì đầu óc lo toan công việc còn dang dỡ. Đang làm việc thì lại chia trí bởi lo ấu sợ chồng hẹn hò với ai đó. Lên giường nhắm mắt mà cái đầu lại nghĩ đến núi công việc chờ mình ngày mai. Thậm chí lúc ái ân cũng lo. Lo dính thai, lo mất hứng…

“Hãy xem hoa huệ ngoài đồng…Hãy xem chim trời…”


Chúa nói thì kệ Chúa, tôi lo thì tôi cứ lo.
Là người, không giống như cây cỏ, muôn thú, vì được phú bẩm một trí khôn, đương nhiên ta cần phải lo toan, tính toán, dự trù. Chúa không bảo mình sống như cây cỏ, muôn thú. Nhưng Chúa bảo mình tin tưởng phó thác vào sự quan phòng yêu thương của Ngài, và lo toan một cách hợp lý “ngày nào lo ngày nấy”.
Lo toan hợp lý là đề phòng, sắp xếp, chuẩn bị tốt mọi sự, là làm mọi sự trong khả năng Chúa ban cho mình. Còn lại để Chúa định đoạt “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. “Phaolô trồng, Apôlô tưới, nhưng Chúa cho cây mọc lên”.

“Con bận tâm bối rối về quá nhiều chuyện. Chỉ có một điều cần thiết mà thôi”

l“Anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài cuộc sống của mình thêm được một gang tấc không?...Cả đến tóc trên đầu anh em cũng đã được đếm rồi”
l“Lời lãi cả và thế gian mà mất sự sống (linh hồn) mình thì được ích gì?”
lChính vì thiếu suy nghĩ, thiếu đức tin mà con người lo lắng những chuyện đâu đâu phí công vô ích, làm hại sức khỏe của mình và ảnh hưởng đến bầu khí chung của đời sống vợ chồng, đời sống gia đình.

“Hãy đến với tôi, tất cả những ai vất vã,mang gánh nặng nề, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng”
lLàm những gì mình có thể làm trong khả năng cho phép.
lChuẩn bị dự phòng trước những gì có thể.
lChia sẽ với bạn đời mình về những lo lắng bận tâm.
lChiêm ngắm thiên nhiên, sống với thiên nhiên là một phương thuốc hiệu quả cho những lo âu bận tâm.
lĐến với Chúa, cầu nguyện với lòng tin tưởng phó thác, trao gánh nặng nề cho Chúa để ngài biến nên gánh nhẹ nhàng là phương thuốc thần kỳ.




4. Áp lực và căng thẳng do công việc và cuộc sống xã hội.
lCuộc sống ngày càng vội vã, chạy theo lợi nhuận, nhịp độ làm việc ngày càng cao ngày càng tạo ra những áp lực và cẳng thẳng đối với cá nhân, và gia đình.
lStress ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tinh thần của mỗi người. Không những vậy, đây còn là một nguyên nhân có sức “huỷ diệt” thầm lặng đời sống chăn gối vợ chồng. Stress ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp trong đời sống vợ chồng đến 40%
lMột nghiên cứu trải dài 5 năm bên cạnh 70 cặp vợ chồng cho thấy stress dẫn đến khuynh hướng li dị: Stress bào mòn mối quan hệ thân mật một cách tinh vi đến nổi vợ chồng không để ý.
lVà trong số những yếu tố gây stress, các điều làm nhức đầu hằng ngày tỏ ra gây nguy hại nhất đối với đời sống hôn nhân.
Stress, kẻ thù gặm nhắm
lĐể có được trạng thái thoả mãn trong đời sống vợ chồng cần sự tổng hoà rất nhiều yếu tố. Trong đó, ham muốn bạn đời được coi là yếu tố mang tính quyết định. Tuy nhiên, với sự len lỏi của "kẻ thù thầm lặng" mang tên stress, ham muốn tình dục ở cả vợ và chồng đều có nguy cơ tụt dốc thảm hại.
lĐối với phụ nữ, áp lực con cái và một núi các công việc không tên khác là yếu tố gây stress. Thậm chí, nỗi lo toan tiền bạc, con cái, sức khoẻ…đôi khi còn trở thành nỗi ám ảnh thường trực trong tâm trí họ. Không thể đạt trạng thái thăng bằng thoải mái về tâm lý, nữ giới thường rơi vào trầm cảm và trở nên lãnh cảm trong chuyện chiều chồng.
Stress, thủ phạm của sự mất hứng thú chăn gối
lNhiều bạn gái muốn chiều chồng, gần gũi chồng  nhưng do cơ thể đã quá mỏi mệt, họ chẳng còn sức khỏe và hứng thú để nghĩ đến chuyện ấy. Mức độ trầm trọng hơn, nhiều phụ nữ mất hẳn hứng thú với “chuyện ấy”. Không còn ham muốn, không thể hưng phấn, “cô bé” của chị em không sẵn sàng tiếp nhận chồng. Hệ quả là quá trình giao hợp rất khó khăn, cảm giác đau, rát xảy ra. Trạng thái này đối với nhiều chị em lại càng tăng thêm mức độ trầm trọng của stress do cảm giác tự ti, chưa làm tròn nghĩa vụ của người vợ.

Stress, thủ phạm của rối loạn cường dương
lĐối với nam giới, chức năng tình dục cũng không tránh khỏi tác động mạnh của tình trạng stress. Giống phụ nữ, khi stress, ham muốn bạn đời của nam giới cũng bị ức chế, suy giảm. Chức năng tình dục vì thế bị rối loạn. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến nơi những người có cường độ làm việc căng thẳng và thường xuyên lo lắng, mất ngủ. Rối loạn chức năng tình dục nghiêm trọng nhất là nam giới không thể điều khiển được “cậu bé” để đáp ứng bạn đời.
lStress thường gây ra sự rối loạn khả năng cương dương ngắn hạn hoặc dài hạn. Đây là một trong những nguyên nhân tâm lý thường gặp nhất của chứng rối loạn cương dương và chính tình trạng rối loạn cương dương lại làm tăng thêm mức độ stress.
Stress tạo mặc cảm
lNghiên cứu cho thấy có đến 29% nam giới bị rối loạn cương dương do stress, phổ biến là đàn ông tuổi 35-49 tuổi đã lập gia đình, lao động trí óc thường xuyên và giữ trọng trách lớn trong công việc. Những rối loạn này không phụ thuộc vào lứa tuổi mà phụ thuộc vào bản thân mỗi người và khả năng kiểm soát stress của họ. Trạng thái mạnh yếu về tâm lý của từng người quyết định thời gian bị rối loạn cương dương ngắn hay dài.
lMột hệ luỵ nữa của chứng rối loạn cương dương do stress là chuyện yêu đương không thoả mãn gây tâm lý nặng nề. Đa số nam giới đều có cảm giác xấu hổ, vô tích sự, nghi ngờ về "bản lĩnh đàn ông" của chính mình.
Stress gây trầm cảm
lTrạng thái tâm lý này làm stress tăng cao, lâu dần làm thay đổi tính cách của họ.  
l90% nam giới bị rối loạn chức năng cương dương có biểu hiện trầm cảm. Trầm cảm và rối loạn cương dương tạo ra một vòng luẩn quẩn tồi tệ nhất đối với nam giới. Từ đó, đời sống vợ chồng đã không thể thoả mãn chuyện “yêu” lại thêm bất đồng do không thể thông cảm, thấu hiểu nhau hoặc do không thích nghi được với sự thay đổi tâm lý của đối tác dẫn đến nguy cơ tan vỡ hạnh phúc.
Nguyên nhân gây stress
lThật ra, có nhiều nguyên nhân gây stress, nguyên nhân tâm sinh lý, xã hội và tâm linh. Nhưng thông thường xảy ra khi:
lCó con lần đầu
lViệc phân công công tác.
lBất đồng về việc giáo dục con cái.
lThiếu ngủ vì bé khóc đêm.
lBắt đầu sự nghiệp.
lTài chính bất ổn.
lThay đổi chổ ở do công việc.
lMất việc hay công việc không ổn định.
lGiờ làm việc thất thường hay việc làm ngoài giờ.
lGặp khó khăn trong đời sống vợ chồng.
lGặp khó khăn với con cái.
Phương thuốc chống stress
lĐể ứng phó với kẻ thù thầm lặng này, cả hai phía ngoài việc phải chia sẻ, thông cảm với bạn đời còn cần sự tích cực để giải quyết tận gốc nguyên nhân gây stress hoặc có cách thức phòng tránh cơ thể rơi vào trạng thái này. Các cặp hôn nhân “thỏa mãn” thường cùng nhau quản lý stress của mình bằng cách giúp đỡ lẫn nhau. Họ giúp nhiều hơn cho bạn đời mình, nhất là về mặt tình cảm.
l Đối với nam giới, cần thiết phải sử dụng trị liệu tâm lý hoặc dùng thuốc nếu bản thân họ không thể tự điều chỉnh. Dùng thuốc trị rối loạn cương dương là biện pháp khá hiệu quả trong việc phục hồi đời sống vợ chồng.
Quan trọng nhất là cảm thông, nâng đỡ lẫn nhau
lĐối với nữ giới, cần phải giảm tải áp lực công việc, suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, quan tâm hơn đến chăm sóc sức khoẻ bản thân và vẻ đẹp cơ thể, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
lĐặc biệt, khi rơi vào trạng thái căng thẳng, cả nam giới và nữ giới cần tự mình thư giãn các bắp cơ, nghỉ ngơi nhiều hơn, luyện tập khả năng tập trung của não bộ, cười vui nhiều hơn và nên tập luyện một môn thể thao ưa thích hoặc tìm một thú vui khác để tăng hưng phấn, dần đạt trạng thái thăng bằng trong tâm lý.
lNhưng phương thuốc quan trọng hơn hết đối với cả hai là sự cảm thông, nâng đỡ tinh thần, tình cảm từ người bạn đời.



5. Sự xuất hiện của con cái
lAi cũng biết rằng một gia đình bình thường, đúng nghĩa bao gồm vợ chồng và con cái. Con cái là kết quả, bằng chứng tình yêu rõ ràng nhất giữa cha và mẹ.
lĐiều này xuất phát từ ý định của Thiên Chúa, hợp với quy luật tự nhiên.
lĐương nhiên vì sự bất toàn của thiên nhiên và con người có những gia đình không có con cái. Nhưng sẽ là một bất thường nếu có một cặp vợ chồng nào từ khi lập gia đình quyết định là không sinh con vì điều đó đi ngược lại với quy luật của thiên nhiên, của tao hóa, của Thiên Chúa được thể hiện trong ý định tạo dựng của Thiên Chúa ngay từ đâu, trong ý nghĩa phong nhiêu của tình yêu, và trong chính cơ chế tâm sinh lý của con người.
Con cái, nguồn vui hay gánh nặng?
lNgười ta bảo con cái là nguồn vui, là sự sống của gia đình. Nhà nào có tiếng cười, tiếng khóc của trẻ thơ nhà đó có sự sống hiện diện.
lTuy nhiên xét về một khía cạnh nào đó, con cái cũng là một cái gánh (nặng hay nhẹ còn tùy, là một nổi bận tâm lo lắng của gia đình.
lThật éo le nếu con cái ra đời vào lúc nó không được chờ đợi (vì vỡ kế hoặch) vào lúc tài chánh eo hẹp, công việc nhà ở chưa ổn định, quan hệ vợ chồng đang lục đục.
Con cái phải chăng là cục nợ?
lChưa nói đến thể trạng, và sức khỏe của con cái. Con cái sinh ra có bình thường không, thân hình thế nào, sức khỏe ra sao… Biết bao vấn đề có thể tác động đến đôi vợ chồng nhất là khi đôi vợ chồng còn son trẻ, chưa trưởng thành, chưa được chuẩn bị để đón nhận, dưỡng dục con cái.
lVà chính vì thế sự ra đời của con cái có thể mang lại niềm vui, hãnh diện, hạnh phúc nhưng cũng có khi là nổi sầu muộn, sự tủi hổ, và những mối căng thẳng cho gia đình. Đó là chưa nói đến những nổi vất vã lo lắng mà con cái đem lại cho cha mẹ: những tiếng khóc thâu đêm, bệnh tật triền miên, tính tình ngang bướng…
Con cái chia sẽ tình cảm vợ chồng?
lHai vợ chồng quen dành thời giờ, quan tâm chăm sóc cho nhau lúc chưa có con cái giờ đây có thể hụt hẫng vì con cái xen vào giữa cha mẹ nó, dành lấy phần lớn thời gian, quan tâm chú ý và chăm sóc mà hai vợ chồng dành cho nhau.
lDù muốn hay không, sự xuất hiện của con cái tạo nên sự chuyển hướng quan tâm chú ý. Gia đình bây giờ không phải là hai như trước đây: chỉ có vợ với chồng mà là ba: cha mẹ và con.
lĐây là bước ngoặc mới trong đời sống vợ chồng có thể sẽ gây ra ít nhiều xáo trộn, thay đổi và đôi khi  còn gây bất đồng hụt hẫng.
Phải chăng vấn đề chính là con cái?
lKhông ai chối cải có con là thêm một mối bận tâm lo lắng, thêm một đối tương phải quan tâm chăm sóc.
lNhưng phải chăng con cái là thủ phạm gây ra bất đồng, chia rẽ, hụt hẫng cho vợ chồng?
lThật ra, con cái là bằng chứng, là hoa trái của tình yêu vợ chồng, là nền tảng, mối dây liên kết và hiệp nhất của vợ chồng vì nơi con cái, người ta tìm được mẫu số chung giữa hai người, không còn là tôianh/em mà là chúng ta.
lTheo lẽ thường người ta phải nói là con của chúng mình, của chúng ta, chứ không ai bảo con của tôi, con của ông/bà trừ vì lý do ích kỷ, đố kỵ hay nghi ngờ.
Điều quan trọng là xử thế
lCon cái chỉ là duyên cớ gây ra vấn đề khi người ta yêu theo kiểu ích kỷ, vị kỷ, khi người ta xử sự theo cảm tính và đam mê chứ không theo lý trí sáng suốt và khôn ngoan.
lCần phải phân biệt rạch ròi giữa tình yêu vơ chồng và tình yêu phụ tử/ mẫu tử. Tất cả tùy thuộc vào việc xử sự khôn khéo và tế nhị của hai vợ chồng làm sao cho người bạn đời mình thấy con cái ra đời không phải để chia cắt tình cảm của cha mẹ mà là vun đắp và tạo thêm sự ấm cúng cho gia đình.

6. Cảm giác thu hút mất dần
lThông thường, người ta đến với nhau bằng cảm giác thu hút của sự phải lòng, trở nên khắng khít cũng nhờ cảm giác thu hút và trở nên vợ chồng sinh con đẻ cái cũng cảm giác thu hút.
lNgười ta bảo tình yêu đích thực phải khởi đi bằng tình bạn nhưng hởi ôi, điều này xem ra lại xa vời không thực tế vì cảm giác thu hút quá mạnh.
lVậy mà …cảm giác đến rồi đi, đi rồi đến, và có khí lại biến mất dạng.
lPhải chăng cảm giác thu hút mất đồng nghĩa với tình yêu đã cạn, tình yêu đã hết, tình yêu đã chết?
Yêu người, hay yêu cảm giác?
lRất thường yêu một ai đó, là yêu cái cảm giác mà người ấy mang lại cho mình, nghĩa là yêu cái cảm giác yêu và được yêu. chứ không hẳn yêu chính con người đó tuy người ta vẫn bảo “I love you”. Và như thế yêu một người nào đó cũng chẳng khác nào yêu thích một đóa hoa.Ta nuôi dưởng, chăm sóc nó không phải vì chính nó và vì chính mình, để thụ hưởng khoái cảm mà nó mang lại cho ta qua thị giác và khứu giác.
Cảm giác, thật mà không thật
lNhưng tiếc thay có hoa nào mà lại không mất hương, úa sắc, héo tàn với thời gian. Có ai lại đi giữ lại một đóa hoa héo tàn, mất hương hết sắc chưa nói là thối rữa?
lNhư thế nó chỉ có giá trị bao lâu nó còn có khả năng mang lại cho ta khoái cảm mà thôi.
lKinh nghiệm cho ta thấy cảm giác không có thực nghĩa là lúc thế này lúc thế khác và không thể kéo dài lâu. Cho nên tình yêu theo cảm giác sẽ chết rất mau khi cảm giác không còn hay thay đổi.
Cảm giác dẫn đến tình yêu nhưng cũng có thể hủy diệt tình yêu
lCảm giác là đòn bẩy nhưng cũng là cạm bẩy của tình yêu. Chính cảm xúc là điều làm cho bạn thưởng thức được sự ngọt ngào của tình yêu, và rơi vào cái bẩy tình.
lCảm giác là kẻ thù nguy hiểm có thể hủy hoại tình yêu. Kích thích, thỏa mãn,nuôi dưỡng cảm xúc để thỏa mãn nó sẽ là tạo cơ hội cho nó lên ngôi. Và khi nó lên ngôi, nó sẽ biến ta trở thành nô lệ đáng thương của nó. Nó sẽ tự cho nó cái phép, cái quyền quyết định hạnh phúc và bất hạnh của ta dựa vào việc ta có thể đáp ứng được thỏa mãn của nó hay không. Và nếu không đạt được thỏa mãn theo yêu cầu, nó sẽ tạo ra nơi ta một sự hụt hẫng tương ứng với cái khoái cảm mà nó tạo nên cho ta trước đây. 
Cảm giác: thỏa mãn và hụt hẫng
lChạy theo việc tìm kiếm thỏa mãn cảm xúc không sớm thì muộn sẽ dẫn đến sự hủy hoại tâm hồn và thể xác. Vì nó sẽ làm cho ta rơi vào một tình trạng không bao giờ được thực sự thỏa mãn, không bao giờ đạt được khoái cảm trọn vẹn, sự viên mãn mà cứ rơi vào một chuổi bức xúc, thỏa mãn và hụt hẫng không ngừng. Bởi kinh nghiệm thực tế cho thấy cảm giác không có thực nghĩa là lúc thế này lúc thế khác, biến hóa không ngừng và không thể kéo dài, không bền vững. Cho nên tình yêu theo cảm giác sẽ chết rất mau khi cảm giác không còn hay thay đổi.


Cảm giác đến rồi đi!
lCảm giác thu hút ban đầu sẽ mất dần với năm tháng, nhanh hay chậm là tùy từng cặp, tùy mối tương quan giữa hai người và nghệ thuật yêu đương của họ và do ảnh hưởng của cuộc sống bên ngoài, thường chậm lắm cũng là sau năm năm.
lCảm giác thu hút mất càng sớm, nếu thu hút chỉ xuất phát từ thân xác, sự thu hút thuần tính xác thịt. Sự thu hút ban đầu càng mãnh liệt, và cường độ thỏa mãn khoái cảm càng nhiều lúc ban đầu thì nguy cơ hụt hẫng và mất đi cảm giác thu hút lại càng sớm và càng cao.
Mất cảm giác, thử thách quá lớn!
lViệc cảm xúc thu hút mất dần là một thách thức vô cùng lớn đối với đời sống vợ chồng vì đa số sống dựa vào, chạy theo cảm giác, yêu nhau bằng cảm giác và dựa tình yêu của mình trên cảm giác .
lVà như thế cảm giác thu hút mất đi, đồng nghĩa với tình yêu đã cạn, tình yêu đã hết, tình yêu đã chết?
lChính đây là lúc hôn nhân bị đe dọa bởi nhàm chán, lãnh cảm, sa ngã, ăn chơi sa đọa, bất trung, ngoại tình, ông ăn chả bà ăn nem…
Thanh luyện tình yêu!
lVấn đề chỉ thực sự nguy hiểm đối với những ai sống theo cảm giác, đặt nền tảng tình yêu của mình trên cảm giác thu hút.
lĐây chính là lúc tình yêu được thử thách, thanh luyện để hoặc nó sẽ tàn rụi hoặc nó sẽ lớn lên, được nâng cấp, đạt một tầm cao mới, trở nên sâu sắc hơn.
lĐiều quan trọng là phải nhận thức đó là quy luật của đời sống hôn nhân, phải thực tế, bình thản chấp nhận, và khám phá những chiều kích sâu xa hơn của tình yêu chứ đừng hụt hẫng, kỳ vọng, hay mơ tưởng viễn vông hối tiếc quá khứ hay có những suy nghĩ sai lạc.
lCảm giác chỉ là cửa dẫn đến cảm thông, tình yêu đích thực.

7. Nhàm chán
Chuyện tình ngày đó nay còn đâu.
lMới ngày nào gặp nhau, quen nhau, phải lòng nhau, người ta cứ quấn quít mãi bên nhau, mong ước ở luôn bên nhau. Không gặp nhau một ngày dài bằng cả thế kỷ. Gặp nhau cả ngày chỉ như một phút giây. Mới gặp nhau đây lại muốn gặp nữa. Không gặp được thì nôn nóng mong ngóng. Gặp được rồi thì muốn thời gian đừng trôi. Gặp nhau bao lâu cũng không lấy làm đủ. Xa nhau một ngày ăn ngủ không ngon.
Nhàm chán quy luật của cuộc sống?
lChưa lấy được nhau thì nôn nóng muốn sớm lên xe hoa để không bao giờ phải xa nhau. Lấy nhau rồi, ngày nào cũng bên nhau, chung nhà, chung bàn, chung giường ngày nay qua ngày nọ, tháng này qua tháng nọ, năm này qua năm nọ riết rồi chán. Từ khi còn bé, chưa có thì đòi, thì giành. Giành được chơi chẳng bao lâu thì quăng. Con người khi chưa có, thì mơ ước, mong đợi làm sao có được. Nhưng khi có rồi, thích chưa bao lâu lại thấy thường, rồi từ thường đến chán. Đó là quy luật của cuộc sống, là thân phân của con người. Thật nghịch lý!
Chưa lấy thì nôn, lấy rồi lại chán!
lKhi đặt câu hỏi với các cô cậu sinh viên, học sinh... trong Câu lạc bộ tiền hôn nhân quận 5: “Theo các bạn, cuộc sống hôn nhân có buồn tẻ không” ? Họ tròn mắt :”Ơ, sao lại buồn tẻ, còn gì sung sướng bằng luôn được sống bên cạnh người mình yêu”.
lThế nhưng các ông chồng, bà vợ hay lui tới các trung tâm tư vấn, lại than: “Ngày nào cũng đi làm về, trò chuyện vài câu, lặp lại các thói quen sinh hoạt hằng ngày, 1001 ngày yêu đương, sẽ đem lại 1000 ngày bớt mới mẻ hơn so với ngày đầu . Một ngày như mọi ngày” – cũ mèm.
            (Trường Sơn, Kiến thức gia đình, số 105, tr 18-19)  
Quen quá riết chán!
lNgười ta nói :”Tình yêu bị chết đi do sự nhàm chán vì người yêu bị chôn vùi bởi sự lãng quên”. Không nhàm chán sao được khi mà lúc nào cũng phải tiếp xúc với con người ấy, với tính tình ấy, với cách xử sự ấy và cuộc sống dần dần trở nên như cái máy.
lVợ chồng ăn ở với nhau quen quá riết rồi cũng có lúc cảm thấy nhàm chán, không ai có thể thoát được.
lVợ chồng cãi cọ lục đục suốt ngày thì mõi mệt nhưng nếu lúc nào cũng phẳng lặng lại có khi trở nên nhàm chán.
Hôn nhân là mồ chôn tình yêu”?
lĐây là kinh nghiệm của nhà thơ ngụ ngôn Pháp, ông La Fontaine khi ông nói:
lNơi bạn, tất cả đều tha thứ, bỏ qua.
lNơi tình nhân, tất cả đều hài lòng, hoàn hảo.
lNơi vợ chồng, tất cả đều nhàm chán, mệt mỏi.
lPhải chăng ông Chamfort có lý khi ông nói: “Hôn nhân là mồ chôn tình yêu”? Hay như người ta thường nói: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dỡ, tình hết vui khi vẹn câu thề”?
Nhàm chán, do đâu?
l      không còn gì để khám phá. Trong tình yêu có nhiều điều nghịch lý, ví dụ sự bí ẩn của đối tượng khiến người ta say mê, khao khát khám phá. Nhưng khi khám phá được rồi thì họ lại chán và do không tìm được cái mới nơi người bạn đời, người ta đi tìm cái mới ấy nơi người khác. Thật ra không bao giờ người ta có thể khám phá hết về một con người, nhưng do thành kiến.
l      phải thủy chung suốt đời với con người cũ rích không có gì thay đổi từ cách ăn mặc, đến lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xữ, thói quen sống, phản ứng, chưa nói đến những thói quen xấu thâm căn cố đế kéo dài năm nay đến năm nọ mà không có chút gì thay đổi.
l      Do tiếp xúc quá thường xuyên, gặp nhau quá thường xuyên,
l      Do sự đơn điệu của cuộc sống vợ chồng với những sinh hoạt hằng ngày lặp đi lặp lại mỗi ngày như mọi ngày.
l      Do không gian quá quen thuộc thiếu sự lãng mạn với những cách bài trí không có gì mới lạ.
l      Do không biết nghệ thuật yêu đương: cường độ quan hệ quá nhiều, không có gì mới lạ, thiếu nhạy bén, tinh tế, cảm thông trong cách thức quan hệ vợ chồng.
l      Do tiếp xúc quá thường xuyên, gặp nhau quá thường xuyên,
l      Do sự đơn điệu của cuộc sống vợ chồng với những sinh hoạt hằng ngày lặp đi lặp lại mỗi ngày như mọi ngày.
l      Do không gian quá quen thuộc thiếu sự lãng mạn với những cách bài trí không có gì mới lạ.
l      Do không biết nghệ thuật yêu đương: cường độ quan hệ quá nhiều, không có gì mới lạ, thiếu nhạy bén, tinh tế, cảm thông trong cách thức quan hệ vợ chồng.

Làm sao chống lại sự nhàm chán?
lNếu nhàm chán là so sự lặp đi lặp lại, sự đơn điệu, không có gì thay đổi, không có gì mới mẽ, thì để tránh hay chống lại sự nhàm chán thì phải tránh sự lặp đi lặp lại hay đúng ra lặp đi lặp lại theo một cách khác, là tạo nên những mới mẽ đổi thay ví dụ về không gian xung quanh, cách bài trí phòng ốc, đặc biệt là không gian riêng của hai người, phòng ngủ, thay đổi thời khóa biểu sinh hoạt về thứ tự, thay đổi về hình thức bên ngoài, tóc tai, cách ăn mặc, trang điểm, nước hoa, thay đổi cách ăn nói, ứng xử, tạo nên những bất ngờ thú vị trong đời sống vợ chồng, về thời điểm, cách thức quan hệ ái ân…
lNhiều nhà tâm lý học khuyên cần“làm mới mình” để phòng chống lại sự nhàm chán trong hôn nhân.
Nhàm chán là thân phận con người
lNhưng dù có tạo nên những thay đổi, tạo nên những bất ngờ cũng khó có thể tranh khỏi sự nhàm chán vì đó là thân phận của con người. Thâm chí, ta có thể nói điều đó phản ánh ý muốn của Thiên Chúa, là cách thế để Thiên Chúa làm cho con người không thể dừng lại, hài lòng với bất kỳ tạo vật nào mà chỉ có thể tìm thấy sự no thõa thực sự nơi Ngài, Đấng tạo dựng, mà thôi, theo cách nói hình nhân (anthropomorphique) của Kinh thánh Cựu ước, “Thiên Chúa hay ghen”.
l Đó chính kinh nghiệm của Augustino khi ngài  tâm sự: “Linh hồn con mãi khắt khoải cho đến được nghỉ yên trong Chúa.”
Điều chính yếu là đừng ảo tưởng
lThường khi nói đến nhàm chán là người ta nghĩ ngay đến sự đơn điệu, lặp đi lặp lại, không thay đổi (routine), và người ta chỉ nghĩ đến việc tạo nên những thay đổi bên ngoài. Điều này cũng tốt thôi những chưa đủ. Thật ra, trong đời sống vợ chồng để tránh sự nhàm chán, đều quan trọng nhất là phải thay đổi nội tâm.
lNgười ta nhàm chán vì người ta đến với vợ chồng như thể là đối tượng của sự thỏa mãn, chứ không phải là đối tượng của tình yêu, và vì người ta thần thánh hóa nhau. Nếu người ta nhân ra rằng chỉ có Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể lấp đầy khao khát của mình và biết nhìn người bạn đời mình không phải là đối tượng để thỏa mãn mà là đối tượng để yêu thương thì vấn đề đã được giải quyết.

8. Nổi cô đơn
lCon người sinh ra vốn cô đơn. Đó là tình trạng nguyên thủy của con người và cũng là thân phận của con người. Khi Chúa tạo dựng nên Adam. Tuy sống giữa muôn thú Adam vẫn cảm thấy cô đơn. Ăn ngủ chỉ có một mình. Đến khi Chúa rút từ xương sườn của Adam tạo thành Eva. Adam reo mừng hân hoan: “Phen này xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”, tưởng rằng từ nay sẽ hết cô đơn, có người ăn chung, ngủ chung, nhưng cuối cùng cô đơn vẫn hoàn cô đơn.
lSống một mình người ta cảm thấy cô đơn trống vắng. Tưởng rằng tìm người bầu bạn, chia sẽ, lấy vợ, lấy chồng sẽ hết cô đơn. Nhưng không phải vậy! Chẳng những cô đơn không hết mà còn tăng thêm.
lÍt nhiều, ai cũng đã từng nếm mùi cô đơn trong cuộc đời.
Cùng xương cùng thịt mà khác con tim!
lCô đơn là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trong cuộc sống hiện đại, khi con người không còn thời gian dành cho nhau ngay trong chính gia đình do ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật, duy hưởng thụ, chạy theo lợi nhuận và thành tích, chủ nghĩa cá nhân người ta không còn giờ để dành cho kẻ khác, ngay trong chính gia đình mình, không còn giờ để nói chuyện với vơ chồng con cái, và nếu có thì cũng rất hời hợt.
lHóa ra cô đơn không phải là vì sống một mình, độc thân mà ngay cả sống với người khác, có gia đình hẳn hoi. Cô đơn ngay trong chính gia đình mình, trong chính phòng ngủ của vợ chồng, ngay cả trong khi ái ân vì chỉ có mặt mà không hiện diện, có dục mà không có tình, rất gần mà lại rất xa. Người ta không được nhận ra, quan tâm, lắng nghe, chia sẽ cảm thông bởi chính người bạn đời cùng một xương một thịt với mình nhưng lại không có cùng một con tim như mình.
Làm sao cho hết cô đơn?
lNgười đời có nhiều cách giải quyết nổi cô đơn, từ những cách chính đáng (họp nhóm bạn bè, sinh hoạt câu lạc bộ, thăm viếng người thân bạn bè…) đến những cách hơi khác thường (nuôi chó, nuôi mèo làm bầu bạn…) và tiêu cực (rượu chè, cờ bạc, bia ôm, bồ bịch, tìm bạn tình mới để tâm sự…).
lĐiều chính yếu là phải tránh ảo tưởng nghĩ rằng có người nào đó có thể làm cho mình hết nổi cô đơn tận căn thuộc quy luật tự nhiên cũng như sự nhàm chán. Chỉ có Chúa mới có thể lấp đầy mà thôi. Ngoài ra cần ý thức rằng cô đơn là dấu hiệu cho ta thấy mình không thể sống một mình, tự mãn, mà luôn cần đến một ai đó. Vì thế khi cô đơn ta cần chia sẽ với những ai có khả năng lắng nghe và đồng thời tìm đên chia sẽ an ủi kẻ khác (consolate, là trở nên cô đơn cùng với họ) và đến với Chúa trong cầu nguyện.

B. Những thách đố nẩy sinh trong cuộc sông hiện đại
lChúng ta không thể nào phủ nhận những tiện ích, thuận lợi mà cuộc sống hiện đại mang lại với những tiến bộ của khoa học kỷ thuật. Nhưng do thiếu ý thức làm chủ, sử dụng sai mục đích, hay lam dụng những tiện ích và thuận lợi đó, con người đã vô tình con người góp phần tạo nên cái gọi là nền văn minh sự chết theo ngôn từ của Chân phúc Giáo hoàng Gioan Phalô II, gây ra vô vàn những thảm họa đối với đời sống tâm linh, đời sống hôn nhân gia đình: bất trung phản bội, ngoại tình, ly dị, đổ vỡ.

1. Chủ nghĩa duy vật.
lĐồng tiền càng ngày càng ngự trị, thu hút quá nhiều tâm trí sức lực của con người. Giá trị của con người gần như được đo bằng thu nhập kiếm được. Con người bỏ thời gian công sức để kiếm càng nhiều tiền càng tốt và do đó xao lảng đời sống tâm linh và đời sống gia đình. Chưa nói thu nhập dư dật mang đến cho con người bao nhiệu lợi ích tiện nghi, kích thích việc mua sắm tiêu xài hưởng thụ. Và từ đó con người nghĩ họ có thể có được mọi sự nhờ đồng tiền, có thể giải quyết mọi sự bằng đồng tiền .
Chỉ thích hưởng thụ
lMột khi đã quen với những tiện nghi dễ dãi do tiền bạc mang lại, con người nẩy sinh mong muốn hưởng thụ, thoả mãn những nhu cầu vật chất và thân xác và việc hưởng thụ cá nhân làm cho con người ngày càng khó sống từ bỏ, xao nhãng những giá trị tâm linh, ưa chuộng sự dễ dãi, khó chịu hảm mình hy sinh, dần dần trở thành ích kỷ, chỉ bo bo lo cho bản thân mình, hưởng thụ khoái lạc, từ đó gây ra những xáo trộn, rạn nức, chia rẽ trong đời sống hôn nhân. Ví dụ rõ ràng nhất là những cán bộ cộng sản, trước đây nằm gai nếm mật thì có tình đồng chí, bây giờ nếm mùi trãi nghiệm, hưởng thụ tiện nghi khoái lạc thì thoái hóa, tham ô mất đạo đức.

2. Chủ nghĩa tục hóa.
lLà kết quả của chủ nghĩa tương đối hóa. Con người chối bỏ Thiên Chúa. Nhân danh văn minh tiến bộ của khoa học và nhân danh tự do, con người loại trừ tôn giáo ra khỏi mọi cơ chế xã hội, chối bỏ nguồn gốc căn tính tôn giáo của mình. biến tôn giáo thành một điều gì đó hoàn toàn riêng tư lu mờ, thậm chí xua đuổi Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời mình, Ví dụ các nước Châu Âu Kitô giáo chối bỏ căn tính Kitô giáo của mình, thể hiện qua việc tách rời Nhà nước và Giáo hội, việc loại trừ Thiên Chúa khỏi mọi sinh hoạt xã hội, trường học, cơ sở xã hội, loại trừ mọi quy chiếu Kitô giáo. Thậm chí, người ta đã nghĩ đến kỷ nguyên hậu Kitô giáo, nghĩa là kỷ nguyên không còn Kitô giáo nữa.
Chối bỏ Thiên Chúa
lChính vì khước từ mối tương quan với Thiên Chúa, là nguồn mạch của sự sống và mọi điều thiện hảo, con người cũng phá vỡ mọi tương quan với đồng loại và tha nhân như được mô tả  trong sách Khởi Nguyên. Con người đánh mất phương hướng, đánh mất nền tảng cho mọi quy chiếu đạo đức của mình, để mình bị lôi kéo, lừa bịp bởi đủ thứ những khuynh hướng sai lạc, đánh mất cảm thức về tội lỗi, là cội rễ của mọi sự rạn nức, chia rẽ.
lVì mất niềm tin, hay không còn tin vào những giá trị thiêng liêng, phần đông các tín hữu Công giáo ngày nay coi việc cử hành Bí tích Hôn phối chỉ là một nghi thức có tính cách pháp lý. mang màu sắc tôn giáo.

3. Chủ nghĩa tương đối hóa.
lDo chối bỏ Thiên Chúa, Chân lý tuyệt đối, con người không còn tin tưởng, quy chiếu vào chân lý khách quan nữa. Mọi sự đều mang tính tương đối, tạm thời, bấp bênh. Chân lý bị tương đối hóa, không có chọn lựa chung cho mọi người, và chọn lựa chỉ có giá trị nhất thời, bị lèo lái bởi đam mê dục vọng của con người. Người ta không  còn tin vào điều gì cả, nghi ngờ về mọi điều, chủ nghĩa vô ngộ phát triển, và do đó mọi giá trị luân lý đều bị tương đối hóa, có thể được lý giải theo ngẫu hứng, ai muốn làm gì thì làm. Chọn lựa không còn là khách quan mà là chủ quan. Không có chọn lựa cho mọi người, chỉ có chọn lựa cho từng người.
Sống không có quy chiếu
lAi muốn nghĩ sao, sống sao cũng được. Mỗi người là chúa của mình. Chính vì thế mọi giá trị đạo đức nền tảng, truyền thống bị phá vỡ, xuống cấp, không  còn chổ đứng trong xã hội vì không có giá trị quy chiếu nào là chung cho mọi người, ai cũng có thể đưa ra giá trị của mình và sống theo giá trị đó, có thể biện minh mọi hành động của mình. Hệ quả của nó là biết bao thảm họa về luân lý, đạo dức xã hội: sống thử, sống chung chạ, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, ngoại tình, hôn nhân đồng tính, phá thai, nhân bản vô tính…

4. Chủ nghĩa cá nhân.
lXã hội ngày nay đề cao con người, đề cao cá nhân, và sự tự do cá nhân. Thật ra điều này tốt thôi, nhưng do sự hiểu biết sai lạc về con người, về cá nhân, về sự tự do, do ảnh hưởng nặng nề bởi chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa hiện sinh. Con người ngày này chỉ nghĩ đến bản thân mình, tìm cách thỏa mãn những nhu cầu lợi ích của bản thân, khép kín trong cái tôi hẹp hòi ich kỷ của mình, làm cho mọi tương quan đối với tha nhân bị phá vỡ hoặc lõng lẽo, hạn chế giao tiếp, mà nếu có cũng chỉ để tìm lợi ích, mua vui cho bản thân mình.
Chủ nghĩa mackeno!
lKhông biết chia sẽ, và chấp nhận khó khăn, huống gì là hy sinh quên mình. Con người chỉ nghĩ đến sở thích, ý muốn riêng tư của mình chứ không quan tâm đến lợi ích chung của xã hội, khó tìm được tiếng nói chung. Ví dụ: Đi làm về, ông một phòng, bà một phòng, ông có tivi, laptop, điện thoại di động của ông, bà cũng có tivi, laptop, điện thoại di động của bà, tiện thì ăn chung, còn không  mạnh ai nấy ăn tùy theo giờ thuận tiện của bản thân mình. Quan tâm chia sẽ mà còn không có, huống hồ gì là hy sinh, chuyện xa xỉ. Chinh vì thế quan hệ gia đình ngày càng trở nên lõng lẽo, lung lay, dễ vỡ khi gặp thử thách.

5. Chủ nghĩa nam nữ bình quyền
lKhởi đầu là một phản ứng chính đáng của những người phụ nữ sống quá lâu trong một xã hội phụ hệ, vốn bị khinh khi, coi thường như nô lệ, kỳ thị, bóc lột, lạm dụng nhằm đấu tranh giành quyền lợi và quyền bình đẳng cho người phụ nữ đối với nam giới. và dần ần trở thành một phong trào phát triển ngày càng mạnh khởi đầu tại Mỹ, lan sang Châu Âu và đền khắp thế giới, thể hiện trong mọi sinh hoạt, đặc biệt là những sinh hoạt có tính cách xã hội. Tại các nước văn minh tiên tiến, bình quyền còn được đề cao như một hình thức đạo đức xã hội. Đi đâu và ở đâu cũng “ưu tiên cho phụ nữ” (“Lady first”).
Ngộ nhận về quyền bình đẳng
lNhiều người nghĩ bình quyền là làm giống y nhau. Và theo suy nghĩ này thì không có cái gì đàn ông làm được mà đàn bà lại không làm được.
lTừ lâu đã có nữ hoàng. Ngày này càng ngày càng có nhiều phụ nữ là chính khách nổi tiếng. Người nữ làm nữ hoàng, thủ thướng, thậm chí tổng thống được, sao lại không thễ làm linh mục, giám mục như kiểu một số phe Anh giáo?
lNếu bình quyền hiểu là như thế thì chưa chắc đã có sự bình quyền giữa những người cùng giới. Đâu phải cứ đàn ông là ai cũng có thể làm phi công. Và đâu có phải cứ là phụ nữ là ai cũng nấu ăn được.
Chối bỏ giới tính
lThật ra các bà đòi bình đẳng, bình quyền, thậm chí phủ nhận khác biệt giới tính, có khuynh hướng cào bằng, xóa bỏ giới tính là vì bị các ông coi thường, coi là là thứ yếu, giành quyền trên trước, đối xử bất công mà thôi chứ ai cũng biết rằng sự khác biệt nam nữ là điều tự nhiên trong ý định tạo dựng, được lập trình trong cơ chế tâm sinh lý của người nam và người nữ để họ bổ túc cho nhau chứ không phải chỉ do xã hội tạo nên. Nếu không thì Chúa đã chẳng mất công đợi Adam ngủ say rồi rút từ xương sườn của ông để tạo nên Eva làm gì chỉ cần nhân bản Adam là được rồi.
Lạm dụng quyền bình đẳng
lBình quyền, do đó, không đồng nghĩa với giống nhau. mỗi phái tính đều có những giá trị và chức năng riêng.
lThay vì nhận ra những điểm khác biệt, những mặt mạnh và mặt yếu, những ơn thiên bẩm, thế mạnh riêng của giới mình để phát huy nhằm đảm nhận những chức năng và vai trò chuyên biệt trong đời sống xã hội, thay vì đòi quyền được nhìn nhận, tôn trọng và đối xử bình đẳng hầu có cơ hội phục vụ tốt hơn, nhiều người nữ có khuynh hướng lạm dụng quyền bình đẳng gây nên nhiều xáo trộn, chia rẽ, đổ vỡ trong đời sống hôn nhân gia đình và xã hội do háo quyền, háo độc lập, tự do, và sự tự tôn giới tính sai lạc.

5. Chủ nghĩa thành tích.
lLà kết quả của chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa cá nhân, của việc mê say lợi nhuận. Người ta bị cuốn hút bởi tham vọng đạt thành tích như thể giá trị của con người, ý nghĩa của cuộc sống con người được đo bằng khả năng tạo lợi nhuận, bằng thành công cá nhân, bằng những thành tích đạt được. Chính vì thế, người ta sẳn sàng bỏ mọi công sức, thời giờ, thờ ơ, chểnh mảng, hy sinh đời sống gia đình, thậm chí còn lợi dụng gia đình, dùng mọi thủ đoạn để đạt được thành công, thành tích bằng mọi giá, càng sớm càng tốt, trong thời gian ngắn nhất có thể, nhằm đạt được mục tiêu duy nhất: tự khẳng định chính mình bằng cách lập hết thành tích này đến thành tích khác không bao giờ có thể dừng lại.

6. Văn hóa Internet
l Không  ai có thể phủ nhận vô vàn những tiện ích tuyệt vời của Internet. Ngày nay Internet trở thành phổ biến rộng khắp và quen thuộc với hầu hết mọi người, đi vào cuộc sống như một người tình vừa hấp dẫn ngọt ngào, lại vừa luôn sẳn sàng phục vụ mọi nơi, moi lúc, một ng tình không bao giờ bị quên lãng. Quả thật, internet đã trở thành thành phần chính yếu, có thể nói không thể thiếu về mọi lĩnh vực của cuộc sống hiện nay. Nó trở thành một thứ văn hóa của cuộc sống. Người ta hít thở nó.
lTa có thể tóm tắt văn hóa Internet như sau: đa năng, tốc độ, tiện ích và hiệu quả.
Tương quan hời hợt
lChính vì ảnh hưởng văn hóa của Internet mà con người ngày nay đối xử với nhau rất hời hợt trong các mối quan hệ, không có giờ dành cho nhau, mất đi tính lãng mạn, kiên nhẫn chờ đợi và chấp nhận những giới hạn của kẻ khác. Chưa nói nó hình thành nên một thứ đam mê thế giới ảo, làm cho con người sống viễn vông, quên lãng hay khó chấp nhận thực tế của cuộc sống. Và sự đam mê Internet làm cho con người trở nên lạm thông tin, không có thời giờ để hiện diện với kẻ khác, hoặc biến mọi mối tương quan trở nên hời hợt, hoặc vụ lợi.

Kết luận: Sự mong manh của quan hệ vợ chồng


lVới tất cả những lý do trên đây, đặc biệt trong thế giới hiện đại ngày nay, với những thay đổi nhanh chóng đến chóng mặt tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội, gây nên nhiều đảo lộn  trong xã hội, quan hệ vơ chồng ngày càng trở nên mong manh. Đó cũng là lý do chính làm cho càng ngày người ta càng ít chọn lựa sống hôn nhân so với sự gia tăng những hình thức sống chung khác, vì chứng kiến ngày càng có nhiều vụ ly thân, ly dị hơn, với tuổi thọ rất yểu.
lSự mong manh này xuất phát từ những thách đố của mọi thời đặc biệt trong thời hiện đại như đã được đề cập, phân tích trên đây. Người ta đến với nhau mau chóng vội vàng, thậm chí tốc độ, hôn nhân không có nền tảng vững chắc, không được xây dựng trên tình yêu đích thực, trên các giá trị đạo đức, không có động lực ngay lành ngay từ đầu.
Đe dọa và cạm bẩy
lĐến khi bước vào đời sống lứa đôi, người ta không được hít thở bầu khí đạo đức từ xã hội, vì mọi giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn, xói mòn. Người ta chẳng những không nhận được sự nâng đỡ mà thậm chí còn bị xô đẩy vào những cạm bẩy. Đã vậy những bận tâm vì cuộc sống, những áp lực, căng thẳng của công việc làm ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống cá nhân và đời sống vợ chồng. Vợ chồng ít có thời gặp nhau, dành cho nhau, quan hệ trở nên hạn chế lõng lẽo, hời hợt. Chưa nói chủ nghĩa duy vật hưởng thụ, sự tục hóa, tương đối hóa, chủ nghĩa cá nhân ngự trị làm cho quan hệ hôn nhân ngày càng bị đe dọa trầm trọng. Cộng thêm những phương tiện kỷ thuật hiện đại : điện thoại di động, internet tạo cơ hội cho những lừa dối, bất trung, phản bội trong đời sống hôn nhân.
Đường hy vọng
“Các con đừng sợ! Thầy đã thắng thế gian!”
lThế nhưng, chính vì phải đương đầu với những thách đố, đặc biệt những thách đố nẩy sinh với cuộc sống hiện đại mà hôn nhân nói chung và đặc biệt hôn nhân Kitô giáo được mời gọi tái khám phá và đào sâu căn tính của mình, tìm ra cho mình thực sự ý nghĩa để tồn tại giữa đủ mọi cơn sóng gió và khủng hoảng của thời đại để nhờ đó tìm ra cho mình con đường hy vọng có khả năng lướt thắng mọi khó khăn, vượt qua mọi thử thách thử hoàn cảnh. Đó mới là thách đố thực sự của hôn nhân Ktô giáo trong thời đại hiện nay: nó đòi hỏi chúng ta phải lao vào cuộc để làm thay đổi thực trạng hiện nay, tái khám phá ý nghĩa thực sự, sâu xa của Hôn nhân Kitô giáo tìm ra một nguồn năng lượng mới, một linh đạo mới khả dĩ mở ra một chân trởi mới, những viễn tượng mới cho đời sống hôn nhân.

jos nguyen

About jos nguyen

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :