Unknown

Cầu Nguyện Cho Các Gia Đình trong Giáo xứ

Hướng về Lời Cha chung của Giáo phận, Ngài đang đồng hành và hướng dẫn các gia đình trong giáo phận phải làm sao trở thành là Gia Đình của Thiên Chúa. Cộng đoàn giáo xứ và các Gia đình cả hai không phải tách rời nhau, nhưng là làm một trong đời sống đức tin, Thờ phượng Thiên Chúa và cảm nghiệm Thiên Chúa đang hiện diện một cách thật sự ngay trong đời sống của gia đình và cộng đoàn giáo xứ. từ đó mọi thành phần của gia đình, bậc cha mẹ phải là hoa tiêu hướng dẫn con cái sống và thực hành Lời Chúa dạy. Chương trình MỤC VỤ NGŨ NIÊN
mà Cha chung của giáo phận đã hướng dẫn. Dần theo dòng thời gian trở thành một cách sống thực sự của mọi Kitô hữu trở thành một chi thể sống động trong nhiệm Thể Chúa Kitô, và đích thực trở thành là Gia Đình của Thiên Chúa ngay thực tại trần gian.

Hơn bao giờ hết, thời nay người ta nhận ra vai trò quan trọng của gia đình trong đời sống Giáo hội cũng như xã hội. Gia đình là Giáo Hội tại gia, là tế bào của xã hội. Gia đình là mái trường giáo dục đời sống đức tin, là nơi mọi người cảm nhận được tình yêu linh thánh nhờ đó mọi người biết sống với và sống cho người khác.

Tuy nhiên, ngày nay thế giới cũng đang đối diện với cuộc khủng hoảng gia đình. Ly hôn, nhiều người trẻ không muốn kết hôn… là những dấu chỉ rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng này. Hậu quả của nó thì thật khó lường, vì thế Đức Thánh Cha Biển Đức đã nói như sau: vấn nạn về gia đình không chỉ đơn thuần là một vấn nạn của một xã hội cụ thể, nhưng còn là vấn vạn về chính con người, về bản chất của con người và về con đường con người phải theo để trở nên người đích thực. Như vậy, ngoài một mái ấm, người ta dường như không thể trở nên người theo ý nghĩa trọn vẹn nhất của nó.

Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này, tuy nhiên, cũng như những cuộc khủng hoảng khác mà nhân loại đang phải đối diện, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này chính là việc người ta đang dần gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời sống gia đình. Sự khước từ này không hẳn là việc người ta không còn tin vào Thiên Chúa nữa, nhưng chính yếu là Thiên Chúa không còn có chỗ trong những sinh hoạt của gia đình.

Người Kitô hữu Việt Nam vẫn giáo dục đời sống đức tin, Thiên Chúa dường như vẫn còn một vị trí đáng kể, nhưng dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa vật chất, Thiên Chúa dường như đang bị xem nhẹ. Các bậc cha mẹ thường muốn con mình học văn hóa hơn là học giáo lý. Các con em chúng ta giờ có quá nhiều thứ phải học, tin học, ngoại ngữ, học văn hóa… Các bậc cha mẹ nghĩ rằng mình thương con khi cung cấp cho con một nền giáo dục tốt. Và đối với họ, như thế là đủ để con cái của họ có thể bước chân vào đời.

Đứng trước tực trạng này Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã bài trừ về sự dốt nát về giáo lý ngay tại các cộng đoàn xứ đạo và Ngài kêu gọi nhất là các Bậc làm Cha mẹ phải làm sao cho chính mình, phải là người đầu tiên am hiểu và say mê học hỏi về giáo lý, về đời sống đức tin, về luân lý sao cho có nền tảng, từ việc lắng nghe lời Giáo huấn của các Vị Chủ Chăn và các bài giảng, nhất là bài giảng trong Thánh lễ ngày Chúa nhật. Chính Lời Chúa là kim chỉ nam hướng dẫn đời sống của mình và giúp cho các bậc làm cha mẹ có lập trường đúng đắn để hướng dẫn và giáo dục con cái mình “ Lời nói lung lay, gương bày lôi cuốn”, sao cho đi đúng với Lời của Chúa và giáo huấn Giáo hội dạy.

Đối với người Việt Nam, bữa cơm gia đình là một yếu tố quan trọng để xây dựng hạnh phúc gia đình và giáo dục con cái. Bầu khí thân mật của giờ cơm gia đình chính là nơi để mọi thành viên chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống. Đó cũng là nơi mà con trẻ học những bài học nhân bản và yêu thương. Giờ cơm gia đình cũng là lúc mọi thành viên học để tạ ơn Chúa, tạ ơn vì Ngài đã thương ban của ăn hàng ngày, tạ ơn vì Ngài đã gìn giữ và yêu mến. Đáng buồn thay, trong thời đại ngày nay, các buổi cơm như thế đang thưa thớt dần. Các bậc cha mẹ lo bận bịu với công việc, con cái thì lo học hành nhiều thứ, hay dành thời giờ cho những việc khác....

Các giờ kinh tối dường như thưa dần, hay không còn nữa. Giờ kinh cuối ngày tuy ngắn gọn và đơn sơ nhưng lại rất quan trọng. Nó chính là trường dạy đức tin quan trọng. Qua mái trường này, người trẻ được lớn dần lên trong kinh nghiệm về đức tin và đời sống cầu nguyện. Giờ kinh nguyện gia đình cho thấy Thiên Chúa chính là người chủ đích thực của gia đình và Thiên Chúa chính là điểm tựa và là niềm hy vọng vững chắc cho mọi thành viên trong gia đình.

Đặc biệt là các bậc cha mẹ không làm gương cho con cái trong đời sống nhân bản, đạo đức cũng như đời sống thiêng liêng. Qua cách hành xử của cha mẹ, con cái sẽ học được những bài học đầu tiên và quý giá nhất về đời sống nhân bản và đức tin. Qua đời sống đạo đức của cha mẹ, con cái sẽ học yêu mến Thiên Chúa và yêu thương nhau. Nếu cha mẹ không đi lễ, không biết gì về giáo lý, thử hỏi làm sao họ có thể bảo con mình đi lễ và tham dự các bí tích. Chính Chúa Giê-su đã lớn lên nhờ những bài học ở mái ấm gia đình, là mái trường đầu tiên.

Trong ngày lễ Thánh Gia Thất hôm nay, chúng ta hãy cùng cầu nguyện, nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót thương đến các gia đình hôm nay trong Giáo xứ lang minh của chúng ta. Xin Mẹ Maria là mẹ của mỗi người chúng ta, xin Ngài luôn gìn giữ và đồng hành với các gia đình.
Jos Nguyễn.


Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :