www.langminhnews.net

TAM NHẬT VƯỢT QUA Thứ Năm Tuần Thánh 2013

Cộng đoàn Phụng Vụ thân mến! Thánh lễ Tiệc Ly chiều nay khởi đầu với việc Dấu Thánh Giá Chúa Giêsu để đi vào phần Phụng Vụ Lời Chúa và được quảng diễn cử chỉ yêu thương qua việc Rửa chân. Phần phụng vụ Thánh Thể được nối tiếp với việc kiệu MTC qua Bàn thờ phụ.

1.Xướng Kinh: Chúa Thánh Thần

2.Dẫn:

Kính thưa cộng đoàn!
Giáo hội, Mẹ Thánh của chúng ta, dạy “Tam Nhật Vượt Qua” được bắt đầu với Thánh lễ Tiệc Ly chiều hôm nay và kết thúc vào chiều Chúa nhật Phục sinh.

Mỗi năm người Do-thái ăn mừng Lễ Vượt Qua, để tưởng nhớ lại việc Chúa giải thoát họ ra khỏi đất Ai-cập. Chúa Giêsu, mượn biến cố nầy để khai mào cuộc thương khó, khi Ngài cùng với các môn đệ dùng bữa ăn Vượt Qua. Nhưng Ngài muốn cho bữa ăn nầy trở thành bữa tiệc của một giao ước mới mà Ngài sẽ thiết lập, khi Ngài hy sinh đổ máu trên thập giá.

Mỗi lần cử hành thánh lễ, là chúng ta tham dự vào cứu độ của Chúa và tưởng niệm việc Ngài chịu chết và sống lại. Nhưng hôm nay, đặc biệt hơn những ngày khác, chúng ta sẽ tưởng niệm chính ngày Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh thể và thiết lập chức linh mục Thượng phẩm, để qua Các Ngài, Chúa trực tiếp và hiện diện luôn mãi với nhân loại cho tới ngày Chúa lại đến.

Hôm nay, Cha chủ tế sẽ làm lại những điều Thầy Chí Thánh đã thiết lập giao ước ngàn đời, và trong nghi thức đó, có phần rửa chân các tông đồ. Ý nghĩa của việc rửa chân nói lên tinh thần Chúa muốn cho các tông đồ thực hiện, đó là phục vụ anh chị em mình. Ước chi qua những sinh hoạt trong cộng đoàn giáo xứ, nhất là khi xum vầy quanh Bàn Tiệc Thánh Thể hôm nay sẽ giúp mỗi người trong giáo xứ chúng ta mỗi ngày thêm hiệp nhất yêu thương.

Đáp lại tình yêu vô cùng ấy, tham dự thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy từ bỏ tất cả, xin tình yêu Chúa ngự trên thân xác và linh hồn, cho chúng ta cùng hiệp thông với mầu nhiệm tình yêu của Ngài để những hành động yêu thương đó sẽ luôn tồn đọng và biến đổi, giúp chúng ta thành khí cụ tình yêu của Chúa.

Xác tín được tình yêu bao la của CGS đối với con người, mỗi người chúng ta khi tham dự các nghi thức chiều nay, mỗi người hãy có tâm tình biết ơn và tưởng niệm đến Đấng đã, đang và sẽ yêu thương chúng ta mãi mãi, Đấng đã quyết định chấp nhận cái chết tủi nhục trên thập giá để đem lại cho ta sự sống vĩnh cửu. Kính mời cộng đoàn đứng để giờ đây chúng ta bước vào nghi thức cách nghiêm trang và sốt sắng.

Ca đoàn hát ca nhập lễ – Đoàn rước bắt đầu

* Hát ca Nhập Lễ ( lúc hát ca nhập lễ đoàn rước tiến bước )

* Rước Chủ Tế: (Đoàn rước từ cuối Nhà Thờ)

+ Thánh Giá Nến cao

+ 12 tông đồ

+ Giúp Lễ

+Cha chủ Sự

Lưu ý: trong lúc hát kinh vinh danh (rung chuông) cho tới hát Kinh Vinh Danh đêm vọng Phục Sinh

PHẦN PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

Dẫn bài đọc 1: (Xh 12,1-8.11-14)

Lễ Vượt Qua có ý nghĩa gì với người Do Thái và vì sao Họ lại ăn mừng lễ Vượt Qua? lễ Vượt Qua của người Do thái là hình ảnh báo trước lễ Vượt Qua của Kitô giáo, trong đó Chúa Kitô, Chiên Vượt Qua của Thiên Chúa đã chịu sát tế để đem lại ơn cứu chuộc cho toàn thể nhân loại.

Dẫn bài đọc2: (1Cr 11,23-26)

Thánh Phaolô tường thuật lại việc Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly. Ngài nhấn mạnh Hy tế Thập giá của Chúa Giêsu chính là hy tế đem lại ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.Cũng vậy, ngày nay cũng nhờ Thịt Máu Chúa Giêsu đổ ra mà mọi người được sống mãi nơi Hy Tế Thánh Thể mỗi ngày trên bàn thờ dâng hiến.

Sau bài giảng cộng đoàn thinh lặng sau khi Cha Chủ sự đứng lên thì mới dẫn bắt đầu nghi thức rửa chân. Trong khi dẫn thì 12 tông đồ nhanh chân tiến lên cung thánh vào vị trí của mình. Trong thánh lễ này không đọc kinh tin kính

Dẫn:

Trong giây phút trang nghiêm và cảm động nhất của Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã quỳ gối xuống rửa chân cho các môn đệ., trước khi Chúa Giê-su rời bỏ trần gian, từ giã các môn đệ mà về cùng Chúa cha, Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ: chính vì yêu thương, phục cách khiêm hạ, Chúa Giêsu đã hạ mình xuống như một người đầy tớ, Ngài hoàn toàn từ bỏ bản thân cúi xuống rửa chân cho các môn đệ . Qua cử chỉ khiêm tốn phục vụ đầy tình yêu đó, Chúa Giêsu đã làm gương và để lại cho các môn đệ cũng như cho mỗi chúng một bài học tâm phúc: “Thầy đã nêu gương cho các con, để các con cũng làm như Thầy đã làm cho các con”.

“Các con hãy rửa chân cho nhau” đó là điều Chúa Giêsu muốn dạy bảo và nêu gương cho các tông đồ, Phần chúng ta, bài học về sự tự hạ và vâng phục của Chúa Giêsu cần thấm nhập vào chúng ta với ý nghĩa cao đẹp của nó. Cầu xin chúa cho chúng ta biết noi gương Chúa, quan tâm đến những nhu cầu của anh em và phục vụ tận tình trong tinh thần khiêm hạ của Chúa Giêsu.

Ca đoàn hát: (trong lúc rửa chân)

Sau khi rửa chân xong, Tiếp theo là lời nguyện cộng đoàn

PHỤNG VỤ THÁNH THỂ

Sau lời nguyện kết lễ

KIỆU MÌNH THÁNH CHÚA SANG BÀN THỜ PHỤ

Ca đoàn hát – Đoàn rước bắt đầu

Cha Chủ Tế xông hương Mình Thánh Chúa

+Rước Kiệu Thánh Thể

(đi đầu là Thánh Giá nến cao, đội tung hoa, đèn nến Bình hương, Cha Chủ sự mang Mình Thánh Chúa)

Dẫn: (dẫn ngay sau khi kết thúc lời nguyện hiệp lễ)

Từ giờ phút này, Chúa Giêsu thực sự dấn thân vào cuộc thương khó và tử nạn. Ngài đã khởi đầu bằng một bữa Tiệc vượt qua, chấm dứt lễ vượt qua Cựu ước, và mở đầu cho lễ Vượt qua Tân ước, bằng lễ hy sinh của chính Ngài: “Cuộc hiến tế đẫm máu trên đồi Calvê đã được tiên báo giờ đây đã được thực hiện bằng chính việc thiết lập hy tế Nhiệm tích Thánh thể, nhiệm tích mà từ nay sẽ tồn tại như một biến cố trọng đại của Ki-tô Giáo và là một lễ hy sinh thực sự mỗi khi được tái hiện trên bàn thờ mỗi ngày.


Sau khi Cha Chủ Sự xông hương thì khơng dẫn nữa m ca đoàn hát sau đó dẫn sen kẻ với ca đoàn

Chiều nay Giáo hội sống lại những giây phút cao quý tuyệt vời nhất của tình thương yêu nơi Chúa Giê-su Kitô, một tình yêu không thể đo lường hay sánh ví. Tình yêu bao la đó được thể hiện qua việc thành lập lễ hy sinh và nhiệm tích thánh thể, để rồi sẽ hoàn tất trên núi sọ. Vì thế, phụng vụ hôm nay trổi lên một điệp khúc: Chúa Kitô đã thương yêu loài người đến cùng: Ngài để lại cho chúng ta một bảo chứng tuyệt vời của tình yêu đó là “MẦU NHIỆM THÁNH THỂ”.

Kết thúc lời nguyện tạ lễ, phụng vụ chiều nay tiếp tục bằng cuộc rước kiệu Thánh Thể long trọng về nhà chầu riêng. Đây không phải là một cuộc đưa “Chúa đi trốn” , hoặc có ám chỉ Nhà Tạm là “Giệtsêmani” hay “ngôi mộ” như có người lầm tưởng.

Cuộc cất Mình Thánh Chúa chiều nay nhằm mục đích dành cho bệnh nhân và để rước lễ vào ngày mai không có thánh lễ.
ca đoàn hát
 Sở dĩ cuộc rước có tính cách long trọng, vì Hội thánh muốn đón mừng kỷ niệm ngày Chúa Kytô lập bí tích Thánh Thể, nhiệm tích tình yêu của Chúa đối với nhân loại. Ôi nhiệm tích vô cùng cao quý, chúng ta hãy khiêm cung thờ lạy. Đàng khác việc cất Mình Thánh khỏi bàn thờ chính cũng muốn nêu bật ý nghĩa của bàn thờ: bàn thờ là nơi cử hành phụng vụ, mà từ giờ phút này cho đến đêm thứ bảy không có cử hành thánh lễ nào, nên lột khăn bàn thờ đi.

(sau khi chủ tế đến nơi cất Mình Thánh Chúa)

Giờ đây, Chúa Giêsu đang hiện diện và kêu mời chúng ta hãy chọn điều thiết yếu độc nhất, phần thiện hảo không bao giờ bị sang đoạn, là điều duy nhất sẽ tồn tại trong Nước Chúa. Đó là ngồi dưới chân Chúa, lắng nghe Lời Người, yêu mến Người, chiêm ngưỡng Người, sống với Người giây phút cô đơn, thống khổ và mướt máu của đêm thứ 5 ngày thứ 6 và thứ 7 tuần thánh

Ca đoàn hát tiếp tục cho đến khi MTC được kiệu tới Nhà tạm phụ.

Khi đặt MTC tại nhà tạm phụ, chủ tế bỏ khăn choàng vai rồi quỳ gối trước MTC, ca đoàn hát bài: “ĐÂY NHIỆM TÍCH”.

Tiếp theo lời dẫn trước khi chầu phiên

Dẫn trước khi chầu phiên

“ ANH EM HÃY YÊU THƯƠNG NHAU, NHƯ THẦY ĐÃ YÊU THƯƠNG ANH EM” Lời trăn trối cuối cùng của Chúa Giêsu nói với các môn đệ trước khi vào vườn Ghết-si-ma-ni giờ đây cộng đoàn chúng ta hãy suy gẫm lời tâm sự long trọng này vì tình yêu của người thí mình vì bạn hữu.

Bây giờ bắt đầu giờ chầu của các giáo họ
Jos.Nguyễn









www.langminhnews.net

About www.langminhnews.net

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :